Wednesday, July 10, 2013 3:35:48 PM
Sinh
hoạt văn hóa quận Cam trong Mùa Xuân này xem ra có chút rộn ràng, với một hai
cuộc họp mặt có công phu tổ chức, những vấn đề đem ra thảo luận đòi hỏi sự tìm
tòi suy luận, một vài cuốn sách mới xuất bản thể hiện sự chăm sóc kỹ càng,
trong đó có cuốn tác giả đã mất ít nhất tới 6 năm để viết và thực hiện in ấn,
không kể đã ấp ủ tháng ngày tuổi trẻ, mộng mơ và ký ức thanh xuân, suy tư chiêm
nghiệm nghệ thuật, thao thức ý nghĩa sống và sáng tác, đó là Huỳnh Hữu Ủy và cuốn Mấy Chân Dung Văn Nghệ
Hiện Ðại.
Người
viết bài này đã chờ đợi cuốn sách từ lâu, và càng mong mỏi khi tác giả cho
biết, anh viết về chân dung văn nghệ của những Tuệ Sỹ, Nguyễn Ðức Sơn, Bùi
Giáng, Ðỗ Long Vân, Quang Dũng, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Phan Khôi, Yên Thao,
Nguyễn Ðình Thi, Chính Hữu.
Cuốn
sách dày 300 trang, vừa do Văn Mới Los Angeles phát hành, với tranh ảnh và sự
trình bày mỹ thuật của những tên tuổi nội ngoại như Marc Chagall, Eugène
Delacroix, Bùi Quang Ngọc, Ðinh Cường, Nguyễn Ðồng-Nguyễn Thị Hợp.
Huỳnh Hữu Ủy có tiểu luận, nhận định văn nghệ đăng trên tạp chí Văn ở Sài Gòn từ năm 17 tuổi, gần nửa thế kỷ qua anh vẫn chỉ viết tiểu luận nhận định văn nghệ, trên những tờ báo danh tiếng, như Vấn Ðề, Tân Văn, Văn Học, Khởi Hành ở trong nước trước 1975, và ở hải ngoại anh viết cho những tạp chí có tầm vóc, được nhiều người coi là có chủ trương rõ ràng nghiêm chỉnh, hay có ảnh hưởng tới một số độc giả chọn lọc, như Văn, Khởi Hành, Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21; nhất là anh đã xuất bản những cuốn sách lớn: Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Ðại (VAALA, 2008), những ấn phẩm giá trị, có nền móng căn bản để hiện diện lâu dài trên các tủ sách, các thư viện, như Nghệ Thuật Tạo Hình Dân Gian Việt Nam (Hồng Lĩnh, 1993), Mấy Nẻo Ðường của Nghệ Thuật và Chữ Nghĩa (Văn Nghệ, 1999).
Tôi đã biết đã thấy và đã đọc Huỳnh Hữu Ủy khi anh còn rất trẻ, cho tới hiện nay. Anh là tác giả nói gần như viết, viết đương nhiên trầm tĩnh hơn nói, song quả là anh nói gần như viết, không lỡ lời, mà chọn chữ, và thẳng thắn, không bao giờ có chuyện nói để chiều lòng, hay nói để hòa hài, nói đề ầm ừ; anh nói thẳng, nhất là những việc anh không đồng ý, những việc phải phản đối, chẳng hạn khi thấy những thứ phi nghệ thuật trong nghệ thuật, phản ứng của anh, nói như nhan đề một bài viết của Tuệ Sỹ: “Trí thức phải nói.”
Tôi không lạ khi Huỳnh Hữu Ủy quí Tuệ Sỹ - nhà thơ, giáo sư đại học, tác giả Tô Ðông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng -, một trong những “chân dung hiện đại” của cuốn sách, đúng ra là chân dung đầu tiên của cuốn sách. Bài về Tuệ Sỹ dài tới 40 trang, trong có đoạn viết về thiền sư lúc còn trẻ:
“Vài ba người bạn, chúng tôi và Tuệ Sỹ thường gặp nhau ở mấy quán café quen biết... Một tăng sĩ trẻ ngồi trong quán café với bạn đúng là một hình ảnh không bình thường trong khung cảnh Huế cổ kính [...]Tuy nhiên đối với Tuệ Sỹ, dường như các bậc trưởng lão cũng dành nhiều phần đặc biệt, lơi lỏng, vì biết thầy phóng dật mà bản lãnh, sống lang bạt mà biết tự chế. Lúc ấy, Tuệ Sỹ còn rất trẻ, khoảng chừng trên dưới 25 tuổi, vậy mà đã để lộ ra cái dị thường và uyên bác của một tâm hồn và trí tuệ mênh mông, kiệt xuất [...]Công trình học thuật và tư tưởng của Tuệ Sỹ là một giá trị đồ sộ điều đó đã rõ ràng, nhưng sáng tác thực sự của Tuệ Sỹ thì phải là những bài thơ được viết từ bên kia chấn song sắt của nhà tù, đó mới chính là tinh huyết của nhà thơ [Tuệ Sỹ bị chế độ hiện hành lên án tử hình, nhờ quốc tế can thiệp, được thả sau 14 năm ở tù]. Thơ trong tù của Tuệ Sỹ viết bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ, nhưng những bài thơ viết bằng chữ Hán mới thực là toàn bích.” (HH Ủy, Mấy Chân Dung Văn Nghệ Hiện Ðại, Ðọc thơ Tuệ Sỹ). Ðoạn trích dẫn cho thấy lối viết của Huỳnh Hữu Ủy: Có quan sát, chứng nghiệm, mô tả, phân tích.
Về chân dung một trí thức trẻ yểu mệnh là Ðỗ Long
Vân, nhà văn, giáo sư Ðại Học Văn Khoa Huế, Huỳnh Hữu Ủy vẽ lại khá sinh động:
“Tôi lớn lên giữa một thành phố hiền hòa nhưng lại gặp một thời kỳ đầy giông
bão của lịch sử. Chính giữa thời kỳ ấy tôi được gặp ông Ðỗ. Và đối với tôi, đó
là một hình ảnh đầy biểu tượng của thời đại [...]Tôi đã có nhiều dịp gặp ông
Ðỗ... ngồi quán Café Dung, quán Bạn, quán Lạc Sơn, những buổi chiều mưa gió của
Huế. Ông Ðỗ là giáo sư ở trường Văn Khoa, nhưng không như các vị khác thường
nghiêm nghị ở giảng đường, ông dễ la cà với chúng tôi chẳng có chút ranh giới
nào cả [...]thỉnh thoảng ông viết bài khảo cứu và phê bình về mỹ học và văn học
cho tạp chí Ðại Học [...]sử dụng những phương pháp bình luận quả là khá mới vào
thời kỳ đó như hiện sinh, hiện tượng luận và cấu trúc quả đã mang lại nhiều
sinh khí mới cho nhu cầu tư tưởng và học thuật bấy giờ [...]Ðã hơn 30 năm trôi
qua, vậy mà tôi vẫn còn nhớ vài câu thơ [ông Ðỗ dịch từ thơ của Bertold Brecht
in trên tuần báo Nghệ Thuật] dù không được chính xác lắm:
-Ăn bát cơm trong tay, tôi thấy như giật từ tay người đói.
-Uống ly nước trong tay, tôi thấy như giật từ tay người khát.
Và có một câu mà tôi rất thích:
-Nói chuyện với cỏ cây cũng là một điều tội lỗi.
Một cõi hỗn mang pha trộn giữa thi ca, triết học, cách mạng, bạo động, bất bạo động đè nặng trên ông.” (HH Ủy, Mấy Chân Dung Văn Nghệ Hiện Ðại, Ðỗ Long Vân, một con người cô độc)
Huỳnh Hữu Ủy dành 40 trang để viết về “Tình tự Dân tộc và dòng thơ Kháng chiến,” thời mà anh gọi là “thơ đi theo nỗi đau của xứ sở bị xâm lăng, (trang 241),” qua đó anh đọc và bình thơ của Quang Dũng, Nguyễn Ðình Thi, Hoàng Cầm, Chính Hữu, Yên Thao, Hữu Loan và có nhắc đến Phan Khôi. Phần này sẽ kết thúc cuốn sách.
Nhìn lại từ cuối tới đầu, các tác giả được nói đến người nào cũng được nhận định, phê bình, trích dẫn và được đăng nguyên một hay vài bài viết của họ, và một số thơ của mỗi người, kèm theo một hoặc hai tấm hình chụp, cộng với một hoặc hai tấm chân dung do họa sĩ vẽ mỗi người. Tiểu sử các tác giả được nói đến in chung vào phần chú thích và thư tịch, không nhiều song có những nét chính. Tất cả có 12 chân dung, thật ra, xét tổng quát, là 12 tác giả có làm thơ, nhiều khi thơ là chính. Các tác giả được bình phẩm chỉ có 4 người đang tại thế, còn 8 đã qua đời, và xếp theo thứ tự như sau: Tuệ Sỹ, Viên Linh, Nguyễn Ðức Sơn, Bùi Giáng, Ðỗ Long Vân, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Ðình Thi, Hoàng Cầm, Yên Thao, Phan Khôi, Chính Hữu. Câu chót trong “Lời Ðầu Sách” của Huỳnh Hữu Ủy có thể dùng để kết thúc bài này, vì câu đó nói ra được mong ước của tác giả: “Tan rã vào đời sống xa lạ chung quanh, nhưng vẫn còn muốn gìn giữ chút tâm ý của mình, hy vọng [cuốn] Mấy Chân Dung Văn Nghệ Hiện Ðại sẽ góp được một cách nhìn hay chính là nỗi lòng của người viết trong một tình cảnh đặc biệt của chúng ta ngày nay, trên những bước chân phiêu bạt thất tán nơi đất khách quê người.”
-Ăn bát cơm trong tay, tôi thấy như giật từ tay người đói.
-Uống ly nước trong tay, tôi thấy như giật từ tay người khát.
Và có một câu mà tôi rất thích:
-Nói chuyện với cỏ cây cũng là một điều tội lỗi.
Một cõi hỗn mang pha trộn giữa thi ca, triết học, cách mạng, bạo động, bất bạo động đè nặng trên ông.” (HH Ủy, Mấy Chân Dung Văn Nghệ Hiện Ðại, Ðỗ Long Vân, một con người cô độc)
Huỳnh Hữu Ủy dành 40 trang để viết về “Tình tự Dân tộc và dòng thơ Kháng chiến,” thời mà anh gọi là “thơ đi theo nỗi đau của xứ sở bị xâm lăng, (trang 241),” qua đó anh đọc và bình thơ của Quang Dũng, Nguyễn Ðình Thi, Hoàng Cầm, Chính Hữu, Yên Thao, Hữu Loan và có nhắc đến Phan Khôi. Phần này sẽ kết thúc cuốn sách.
Nhìn lại từ cuối tới đầu, các tác giả được nói đến người nào cũng được nhận định, phê bình, trích dẫn và được đăng nguyên một hay vài bài viết của họ, và một số thơ của mỗi người, kèm theo một hoặc hai tấm hình chụp, cộng với một hoặc hai tấm chân dung do họa sĩ vẽ mỗi người. Tiểu sử các tác giả được nói đến in chung vào phần chú thích và thư tịch, không nhiều song có những nét chính. Tất cả có 12 chân dung, thật ra, xét tổng quát, là 12 tác giả có làm thơ, nhiều khi thơ là chính. Các tác giả được bình phẩm chỉ có 4 người đang tại thế, còn 8 đã qua đời, và xếp theo thứ tự như sau: Tuệ Sỹ, Viên Linh, Nguyễn Ðức Sơn, Bùi Giáng, Ðỗ Long Vân, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Ðình Thi, Hoàng Cầm, Yên Thao, Phan Khôi, Chính Hữu. Câu chót trong “Lời Ðầu Sách” của Huỳnh Hữu Ủy có thể dùng để kết thúc bài này, vì câu đó nói ra được mong ước của tác giả: “Tan rã vào đời sống xa lạ chung quanh, nhưng vẫn còn muốn gìn giữ chút tâm ý của mình, hy vọng [cuốn] Mấy Chân Dung Văn Nghệ Hiện Ðại sẽ góp được một cách nhìn hay chính là nỗi lòng của người viết trong một tình cảnh đặc biệt của chúng ta ngày nay, trên những bước chân phiêu bạt thất tán nơi đất khách quê người.”
CÁC TIN KHÁC :
No comments:
Post a Comment