Được đăng ngày Chủ nhật, 28
Tháng 7 2013 23:33
Nếu Hà Nội không có chính sách
đúng đắn với Campuchia, công lao đánh đuổi Khmer Đỏ với những thiệt hại lớn về
nhân mạng thanh niên Việt Nam trên lãnh thổ xứ Chùa Tháp sẽ bị lãng quên một
cách tức tưởi.
*
Kết quả cuộc bầu cử quốc hội
ngày 28/07/2013 được ông Khieu Kanharith, người phát ngôn của chính phủ
Campuchia, cho biết Đảng Nhân Dân Campuchia (CPP-Cambodian People’s Party) của
thủ tướng Hun Sen chiếm 68 trên tổng số 123 ghế quốc hội và Đảng Cứu Nguy Dân
Tộc Campuchia (CNRP-Cambodia National Rescue Party) của ông Sam Rainsy
được 55 ghế. Như vậy thủ tướng Hun Sen, năm nay 62 tuổi, sẽ đảm nhiệm thêm một
nhiệm kỳ 5 năm nữa trong chức vụ thủ tướng, tổng cộng 33 năm, từ 1985 đến 2018,
và là nhà lãnh đạo tại vị lâu năm nhất Đông Nam Á.
Diễn tiến cuộc bầu cử
Xét về mặt thắng lợi, Đảng Nhân
Dân Campuchia tuy chiếm đa số trong quốc hội nhưng ở vào thế yếu : mất 22
ghế đại biểu quốc hội nếu so với kết quả cuộc bầu cử năm 2008 chiếm đa số
tuyệt đối với 90 ghế. Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia tuy không có đa số trong
quốc hội nhưng đã thắng lớn trong cuộc bầu cử này, từ 29 dân biểu năm 2008 lên
55 đại biểu trong cuộc bầu cử năm 2013 này. Như vậy bắt đầu từ nay, đảng cầm
quyền của thủ tướng Hun Sen không thể tự tung tự tác những trước mà phải thương
lượng với đảng đối lập nếu muốn thông qua một đạo luật liên quan đến quyền lợi
của đất nước.
Thắng lợi của phe đối lập có
thể sẽ cao hơn nếu những tố cáo gian lận bầu cử của phe cầm quyền được xác
nhận. Theo tố cáo của phe đối lập, đãcó khoảng gần một triệu cử tri không có
tên trong danh sách để được đi bầu và đảng cầm quyền mua chuộc cử tri để bỏ
phiếu ủng hộ đảng Nhân Dân Campuchia. Trong khi đó tổ chức bảo vệ nhân quyền
Human Rights Watch ghi nhận thái độ thiên vị của cảnh sát và quân đội Campuchia
tạo ra một bầu không khí đe dọa tại nhiều khu vực trên lãnh thổ xứ Chùa Tháp.
Riêng tại thủ đô Phnom Penh,
theo lời phóng viên của hãng thông tấn Reuters, các biện pháp an ninh được tăng
cường, ngay sau khi các phòng phiếu vừa đóng cửa. Cảnh sát và quân đội chặn
đường dẫn vào khu nhà riêng của thủ tướng Hun Sen, vào trụ sở đảng Nhân Dân Cam
Bốt và trụ sở của Ủy ban bầu cử.
Một ngày trước cuộc bầu cử, phe
đối lập và những tổ chức dân sự tố cáo một số những thiếu sót trong việc lập
danh sách cử tri, dẫn tới việc gần 1 phần 10 cử tri không có tên trong danh
sách đi bầu. Một nghi ngờ gian lận khác, do tổ chức quan sát bầu cử mang tên Ủy
ban bầu cử tự do và công bằng Cam Bốt, Comfrel cho biết mực được dùng để lấy
dấu tay những cử tri đã đi bầu bị phai. Điều này có nghĩa là một cử tri có thể
đi bầu nhiều lần.
Về ông Sam Rainsy, 64 tuổi, một
cựu nhân viên ngân hàng được đào tạo ở Pháp, lãnh tụ phe đối lập, tuy không đủ
tư cách ra ứng cử vì vừa được quốc vuơng Campuchia ra lệnh ân xá sau một
thời gian tự sống lưu vong ở Pháp, nhưng sự hiện diện của ông ngay trong
nước đã củng cố thêm sức mạnh cho chiến dịch tranh cử của phe đối lập. Ông
Rainsy, đã đào thoát vào năm 2009 để tránh bị ra tòa với những cáo buộc mà ông
cho là có động cơ chính trị.Năm 2010,ông Rainsy bị kết án vắng mặt 11 năm
tù với một loạt cáo buộc mà ông cho là có động cơ chính trị, như
kích động phân biệt chủng tộc, phao tin thất thiệt.
Đảng Nhân Dân Campuchia của ông
Hun Sen được sự ủng hộ lớn của dân chúng ở vùng nông thôn. Thành tích của ông
Hung Sen trong suốt gần 30 năm cầm quyền là đã có công giúp kinh tế
Campuchia tăng trưởng sau một thời gian đất nước này bị tàn phá dưới
thời Khmer Đỏ trong những năm 1970.
Đảng Cứu Nguy Dân Tộc
Campuchia đối lập mới thành lập của ông Sam Rainsy, hứa sẽ thay đổi
chính trị, được sự ủng hộ của dân chúng thành thị và trí thức trong nước.
Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia là do hai Đảng Sam Rainsy và Đảng Nhân
quyền sát nhập lại. Chiêu bài để thu hút sự ủng hộ của phe đối lập của Sam
Rainsy là tố cáo những hành vi ức hiếp của người Việt và những lờ kêu gọi bài
Việt Nam.
Trước ngày bầu cử,Sứ quán Việt
Nam ở Phnom Penh bày tỏ lo ngại về khẩu hiệu "phân biệt sắc tộc" của
đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia trong cuộc tranh cử. Khi nói đến người
Việt, phe đối lậpsử dụng từ "Yuon" (Duôn) để tỏ ý khinh bỉ người
Việt.
Hun Sen là ai ?
Sinh năm 1951, Hun Sen tham gia
phong trào cộng sản năm 1965 và trốn vào rừng năm 1968 sau những vụ lùng bắt
của chế độ Lon Nol. Nam 1972, Hun Sen chính thức tham gia vào lực lượng Khmer
Đỏ và đảm nhiệm nhiều vai trò chỉ huy quân sự. Bị thương đui một mắt năm 1975,
Hun Sen mất jkhà năng chiến đấu và bị Khmer Đỏ tinh nghi thân với Hà Nội nên đã
bỏ trốn sang Việt Nam năm 1977 và được trọng dụng cùng với Heng Samrin và Chea
Sim để thành lập một lực lượng Khmer chống lại Khmer Đỏ do Hà Nội đỡ đầu, Mặt
trận Thống nhất dân tộc Khmer để giải phóng đất nước .
Sau khi Khmer Đỏ bị bộ đội cộng
sản Việt Nam đánh đuổi ra khỏi lãnh thổ năm 1979, Hun Sen đã lần lượt đảm nhiệm
nhiều chức vụ cao cấp trong chính quyền mới : bộ trưởng ngoại giao, dân
biểu tỉnh Kompong Cham, phó chủ tịch Hội đồng lãnh đạo quốc gia và năm 1985 đảm
nhiệm chức vụ thủ tướng chính phủ cho tới nay, lúc đó mới 33 tuổi. Sau khi
thương lượng sự rút quân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ, ông đã cùng cố quốc vương
Norodom Sihanouk ký Hiệp địng hòa bình Paris năm 1991 và tổ chức tổng tuyển cử
năm 1993. Thất bại liên tiếp trong hai cuộc bầu cử quốc hội năm 1993 và 1997,
ông đã được Hà Nội ủng hộ để loại trừ những đối thủ chính trị (Norodom
Ranariddh, Khmer Đỏ và Sam Rainsy) nắm giữ chức vụ thủ tướng.
Trong suốt thời gian cầm quyền,
Hun Sen đã tạo riêng cho mình một vòng đai quyền lực gồm những người thân tín,
trong đó Hun Sen đang chuyển giao quyền lực cho con cái trong đảng và
trong quân đội : Hun Manet, Hun Mana, Hun Manith, Hun Mani…
Đặc biệt, người con trai cả,
được Hun Sen thương mến nhất, tướng Hun Manet, tốt nghiệp trường sĩ quan West
Point của Hoa Kỳ hiện đang là phó chỉ huy lực lượng vệ sĩ cho cha và đứng đầu
đơn vị chống khủng bố quốc gia.Người con trai thứ hai, tướng Hun Manith, làm
phó lãnh đạo đơn vị tình báo quân đội. Người con trai út, Hun Many, 30 tuổi,
đang ra tranh cử quốc hội lần đầu tiên, và đang đứng đầu phong trào sinh viên
quốc gia.Trưởng nữ của Hun Sen, bà Hun Mana kết hơn với Dy Vichea, con trai của
bộ trưởng nội vụ Hok Lundy, hiện là tổng giám đốc đài truyền hinh Bayon TV
lớnnnhhất Campuchia.
Dưới thời ông Hun Sen,
Campuchia đã chuyển đổi từ quốc gia bị chiến tranh tàn phá thành một trong
những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên tăng trưởng cũng
đi kèm với căng thẳng xã hội, tại vùng nông thôn, vốn là nền tảng ủng hộ cho
đảng cầm quyền, ngày càng có thêm giận dữ vì việc dành đất cho các công ty nước
ngoài và đem lại lợi nhuận cho các đồng minh của ông Hun Sen.
Hiện nay, Hun Sen đang tách dần
khỏi quỹ đạo Việt Nam để xáp gần với Trung Quốc. Bắc Kinh đang xúc tiến những
cuộc đầu tư qui mô trên lãnh thổ Campuchia nhằm xây dự-người con đường xuyên
Vân Nam đến cảng Sihanoukville (Kompong Som). Trong những hội nghị thượng đỉnh
khu vực, chính quyền Hun Sen đã không ngần ngại đưa ra những lập luận có lợi
cho Bắc Kinh trong những vấn đề khu vực như chủ quyền trên các hải đảo đang có
tranh chấp trên Biển Đông, hay cản trở những thảo luận về qui tắc ứng xử trên
biển...
Nếu Hà Nội không có chính sách
đúng đắn với Campuchia, công lao đánh đuổi Khmer Đỏ với những thiệt hại lớn về
nhân mạng thanh niên Việt Nam trên lãnh thổ xứ Chùa Tháp sẽ bị lãng quên một
cách tức tưởi.
Nguyễn Văn Huy
No comments:
Post a Comment