Trọng
Nghĩa - RFI
Chủ nhật 21 Tháng Bẩy 2013
Bắt đầu từ ngày mai, 22/07/2013, Phó Tổng thống Mỹ Joe
Biden lên đường công du Châu Á với hai chặng dừng chính là Ấn Độ và Singapore.
Nhà Trắng Mỹ không hề che giấu, mục tiêu chuyến đi lần này của ông Joe Biden
còn nhằm khẳng định lại quyết tâm « xoay trục » sang Châu Á của chính
quyền Obama.
Chặng ghé Singapore của Phó
Tổng thống Biden không phải là ngẫu nhiên vì quốc gia Đông Nam Á này, cùng với Philippines,
đang càng lúc càng giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống bố trí lực lượng
của Mỹ quanh Biển Đông, nhằm dự phòng mọi bất trắc đến từ tranh chấp chủ quyền
giữa Trung Quốc và các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là với Philippines và
Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, tình hình
Biển Đông ngày càng căng thẳng với việc Trung Quốc công khai đòi hỏi chủ quyền
trên hầu như toàn bộ diện tích, và càng lúc càng tung thêm lực lượng quân sự và
bán quân sự đi tuần tra trong khu vực để áp đặt yêu sách chủ quyền, sắn sàng dùng
võ lực xua đuổi, sách nhiễu tàu thuyền các nước khác tại những nơi mà Bắc Kinh
cho là của Trung Quốc.
Về bề nổi, các cuộc thảo luận
của Phó Tổng thống Mỹ với ba lãnh đạo Singapore cao cấp nhất - Tổng thống Tony
Tan Keng Yam, Thủ tướng Lý Hiển Long và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu – sẽ đề cập
đến tình hình Biển Đông và nỗ lực của khối ASEAN- mà Singapore là một thành
viên quan trọng - muốn tiến tới một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc nhằm ngăn
ngừa xung đột.
Trọng tâm này đã được chính ông
Biden gợi lên hôm 18/07 vừa qua, khi Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc và ASEAN
đẩy mạnh đàm phán trên trên các quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Tuy nhiên, ngoài hoạt động
ngoại giao trên đây, chuyến thăm Singapore của nhân vật lãnh đạo số hai Hoa Kỳ
còn có một mục tiêu khác không được quảng bá rộng rãi. Đó là thị sát việc tái
bố trí lực lượng quân sự Mỹ trong khuôn khổ chiến lược xoay trục qua Châu Á đã
được chính quyền Obama quyết định và đang từng bước thực hiện, với Biển Đông
được xem là một trọng tâm.
Theo một quan chức Mỹ cao cấp
xin giấu tên, tại Singapore, Phó Tổng thống Biden sẽ ghé thăm một căn cứ hải
quân Mỹ và chiến hạm USS Freedom, một chiếc tàu chiến thế hệ mới nhất vừa được
Mỹ triển khai tại vùng Biển Đông, đặt bản doanh tại Singapore. Đây là chiếc tầu
cận chiến duyên hải LCS (Littoral Combat Ship) đầu tiên trong số 4 chiến hạm mà
Hoa Kỳ đã quyết định cử đến hoạt động trong khu vực.
Tàu cận chiến duyên hải USS Independence của Mỹ
(nguồn: www.navy.mil)
Vừa đến Đông Nam Á vào tháng Tư
vừa qua, chiếc USS Freedom đã bắt đầu tham gia tập trận với các đối tác của Mỹ
trong vùng – mà cụ thể là với Malaysia - để thích nghi với địa bàn hoạt động,
tăng cường hiệu năng chiến đấu khi cần thiết.
Trên trang mạng của tờ báo
Philippine Daily Inquirer ngày 18/07/2013, nhà báo Bernie Lopez đã nêu bật hỏa
lực hùng hậu và tính chất cực kỳ hiện đại và linh hoạt của loại chiến hạm đời
mới này của Mỹ, hầu như có thể thay thế các loại khu trục hạm và tuần dương hạm
lớn hơn nhưng di chuyển chậm hơn.
Đây là loại vũ khí được cho là
có khả năng đối phó hữu hiệu với chiến lược chống tiếp cận được Trung Quốc áp
dụng, và không phải là ngẫu nhiên mà ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã thuyết phục được
Singapore cho sử dụng cảng tại chỗ để làm bản doanh cho loại chiến hạm này, sẽ
chủ yếu hoạt động tại vùng Biển Đông.
Ngoài Singapore, Mỹ cũng đang
đàm phán với Manila để cho tàu chiến và phi cơ của hạm đội Thái Bình Dương được
dễ dàng ra vào và lưu lại các căn cứ quân sự, hải cảng và sân bay trên lãnh thổ
Philippines. Mục tiêu của Hoa Kỳ được cho là không phải sử dụng bất kỳ cơ sở
nào, mà chủ yếu là các căn cứ nhìn ra Biển Đông, chẳng hạn như căn cứ hải và
không quân của Mỹ trước đây ở vịnh Subic gần Manila.
Các nguồn thạo tin mới đây đã
tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Washington đã xác định được khoảng một chục
cơ sở quân sự và dân sự tại Philippines mà quân đội Mỹ muốn sử dụng, và đa số
các cơ sở này đều nhìn ra Biển Đông.
Đàm phán Mỹ - Philippines vẫn
đang tiếp diễn, nhưng các ví dụ từ Singapore cho đến Philippines, đều chứng tỏ
rằng, dù không rầm rộ tuyên bố công khai, những rõ ràng là Hoa Kỳ đang từng
bước thực hiện chiến lược xoay trục qua vùng châu Á – Thái Bình Dương, với khu
vực quanh Biển Đông là một trong những ưu tiên.
----------------------------------------------
NHỮNG
TIN KHÁC :
NHẬT BẢN - BẦU CỬ
TRUNG QUỐC - XÃ HỘI
TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC
HÀN QUỐC - CHÍNH TRỊ
ÚC - TỴ NẠN
VIỆT NAM - ÚC
IRAK - BẠO LỰC
ẤN ĐỘ - TƯ PHÁP
ẤN ĐỘ - XÃ HỘI
BỈ - HOÀNG GIA
ĐIỆN ẢNH
QUỐC TẾ - XÃ HỘI
TẠP
CHÍ THỂ THAO
việc này cũng là điều dễ hiểu thôi mà, hoa kỳ rất quan tâm tới tình hình ở biển đông, bởi ho có nhiều lợi ích ở vùng biển này, không những thế tình hình biển đông có nhiều diễn biến phức tạp có ảnh hưởng tới đồng minh của mỹ thì mỹ phải quan tâm thôi
ReplyDeletekín đáo mà cũng có người biết được cơ à, hơi bị mâu thuẫn đấy, tuy nhiên theo tôi thì đây là một việc làm có thể hiểu được của mỹ ,họ cũng như đồng minh của họ có rất nhiều lợi ích ở trên biển đông, với tình hình căng thẳng như hiện nay thì họ làm vậy cũng là cần thiết
ReplyDeletenếu thực sự như vậy thì trong thời gian tới biển đông sẽ có rất nhiều vấn đề đáng chú ý, dù gì thi nó cũng đem lại sụ thay đổi nhất định ở biển động, vấn đê là tích cực hay tiêu cực mà thôi, việt nam cần phải hết sức lưu ý trước những thay đổi này trên biển đông
ReplyDeletenếu hoa kỳ mà bố trí lực lượng trên biển đông thì thực sự tình hình sẽ có nhiều biến đổi, chăc chắn là như vậy, bởi hiện nay thì dường như là trung quốc đang chiếm thế độc tôn ở khu vực này, nếu có một cường quốc nữa xuất hiện thì họ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
ReplyDelete