Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-07-15
2013-07-15
Đợt
góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp từ ngày 2 tháng giêng cho đến ngày 31 tháng
3 vừa qua đã kết thúc và những ý kiến của những nhóm và tổ chức trong xã hội
vẫn không được lắng nghe; thế nhưng hồi ngày 8 tháng 5, một công dân đảng viên
93 tuổi, từng là một trung đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam,
một cán bộ với chức vụ cao nhất là Cục trưởng- ông Đặng Văn Việt, lại có thư
ngỏ góp ý về sửa đổi hiến pháp Việt Nam kỳ này.
Bức
thư ngỏ của ông nhận được nhiều phản hồi tích cực cả trong và ngoài nước.
Điểm
không tiến bộ của hiến pháp
Gia
Minh hỏi chuyện ông Đặng Văn Việt về một số ý chính trong thư ngỏ góp ý của
ông. Trước hết ông cho biết nhận xét về những điểm tích cực trong hiến pháp đầu
tiên của Việt Nam so với hiến pháp 1992:
Tôi
không phải là nhà chính trị, tôi không đi sâu vào vấn đề chính trị nhưng tôi có
đọc bản hiến pháp đầu tiên của Việt nam và thấy thế này: thời kỳ đó Bác Hồ và
một số người nghiên cứu soạn ra hiến pháp đó và thông qua quốc hội; hiến pháp
đó có đặt vấn đề một cách sâu sắc về vấn đề đảng can thiệp vào nội bộ của hiến
pháp. Nhưng từ năm 1992 trở đi vai trò của đảng ở trong nước càng mạnh, cho nên
những nhà lãnh đạo đảng cộng sản thêm điều 4 vào hiến pháp, và đặt quốc hội
dưới sự kiểm soát của đảng.
Điều
nghiêm trọng của hiến pháp năm 1992 có điều nghiêm trọng ở chỗ: tự nhiên hiến
pháp của một nước là luật chung cho cả một thời đại của cả một nước ở một giai
đoạn dài lại có một đảng chen vào và khống chế mọi hoạt động của quốc hội. Đó
là điểm không tiến bộ của hiến pháp sau so với hiến pháp đầu là ở chỗ ấy.Trong
bài tham luận của tôi vừa rồi tôi có nói: bỏ điều 4 đi vì điều 4 không hợp hiến
và không hợp pháp. Vì lòng thành thực đối với chế độ và tương lai của đất nước
mà tôi đã góp ý cho sửa đổi hiến pháp.
Gia
Minh:
Theo ông vì sao người ta lại đưa ra lời kêu gọi mọi người dân góp ý cho bản
dự thảo sửa đổi hiến pháp lần này?
Ông
Đặng Văn Việt:
Về mặt bề sâu tôi không rõ; nhưng theo tôi nghĩ đây là một chủ trương của đảng
và nhà nước khi mà tình hình trong nước có những thay đổi, biến động, nhiều dư
luận trong quần chúng, cho nên những người lãnh đạo nhà nước đặt vấn đề bổ sung
và sửa đổi hiến pháp. Vấn đề chính là thế thôi: vấn đề chính trị đòi hỏi phải có
những thay đổi trong hiến pháp.
Gia
Minh:
Nhưng sau một thời gian thu thập ý kiến đóng góp, bản dự thảo sửa đổi trình
cho quốc hội đợt vừa rồi không có gì thay đổi hết, thậm chí còn có những điểm
còn bị cho là lạc hậu hơn hiến pháp cũ. Vậy theo ông, chuyện thực tâm nghe
ngóng các ý kiến đóng góp là thế nào?
Ông
Đặng Văn Việt:
Theo tôi dân chủ, một đất nước có dân chủ là rất quan trọng. Dân chủ tức lấy ý
kiến của đông đảo mọi người, những trí tuệ lớn nhất của dân tộc góp ý cho sửa
đổi hiến pháp. Những người lãnh đạo phải có đầu óc sáng suốt nghiên cứu và tiếp
thu vận dụng. Còn nếu như góp hằng triệu ý kiến mà đâu lại vào đấy thì thật là
vô duyên, làm một việc lãng phí vô ích, không coi trọng cá ý kiến. Tất nhiên,
đa số những người không biết gì vẫn không biết gì; nhưng đối với thiểu số những
người có trí tuệ nhất phải suy nghĩ cái nào đáng tiếp thu, cái nào không đáng
tiếp thu.
Nếu
nói ý kiến của đa số đồng ý như cũ, mà đa số đó là những công nhân, nông dân.
Họ là những người không có kiến thức gì mấy về hiến pháp. Nếu kết luận ý kiến
đa số đồng ý như cũ; không nên làm việc này làm gì; vừa mất thì giờ, vừa tốn
tiền, tốn của, tốn sức!
Sự
tồn tại của chế độ này là có biết tiếp thu tiến bộ để sửa đổi hay không. Nếu
không tiếp thu nổi, tự mình đi vào con đường tiêu hủy, diệt vong. Xã hội có qui
luật chứ không phải ai muốn gì cũng được đâu. Những triều đại Đinh, Lê, Lý,
Trần, Nguyễn đều có những ông vua khai quốc công thần là những vị anh hùng hào
kiệt; đến cuối triều đại do những người thừa hưởng không qua rèn luyện, không
qua thử thách, rồi hưởng thụ nhiều quá, biến chất thoái hóa.
Chế
độ càng thoái hóa, càng suy sụp và đi đến chỗ sụp đổ. Như nhà Lê, nhà Lý rất
thịnh vượng, nhân dân rất sùng bái. Nhưng cuối triều Lê, Lê Chiêu Thống mời
quân Thanh sang xâm lăng đất nước; thì Quang Trung phất cờ giải phóng dân tộc;
nhân dân quay sang ủng hộ Nguyễn Huệ mà không ủng hộ nhà Lê nữa. Đó là qui
luật, và thời đại ngày nay cũng vậy. Chế độ cộng sản có nhiều công trong việc
giải phóng dân tộc; nhưng hiện nay có nhiều điều lạc hậu và thoái hóa; nhân dân
góp ý để đảng sửa đổi những điều lạc hậu để giữ được vai trò lãnh đạo; chứ
không phải tự rời vai trò, ‘ghế’ lãnh đạo. Nếu những người lãnh đạo có ý thức
muốn giữ vai trò lãnh đạo thì phải nghe những ý kiến đúng, tiếp thu những ý
kiến đúng để sửa đổi. Và là một cơ hội cho đất nước Việt Nam từ lạc hậu thành
một nước tiền tiến về chính trị và đưa đất nước tiến lên.
Gia
Minh:
Xin cám ơn ông.
No comments:
Post a Comment