Wednesday, 24 July 2013

CHUYẾN THĂM VIỆT - MỸ LÀ "MỘT QUYẾT ĐỊNH THIẾU KHÔN NGOAN" (Elle Bork - U.S.News)




Elle Bork, U.S.News

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
24/07/2013

Ngày 25 tháng Bảy, Tổng thống Barack Obama sẽ đón tiếp ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Nhà trắng. Trong khi đó, tại Việt Nam thì nhiều nhà hoạt động nhân quyền, các blogger, người Công giáo, dân tộc thiểu số và các luật sư đang trải qua các cuộc đàn áp ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.

Trong số các tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam bao gồm tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – người đã từng kiện chính phủ và đang trong tình trạng sức khoẻ suy kém, và luật sư Lê Quốc Quân – một blogger và là cựu nghiên cứu sinh tại Quỹ Quốc gia vì Dân chủ của Hoa Kỳ ở Washington. Và họ không chỉ là những người duy nhất [bị giam giữ]. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] thì riêng trong năm tháng đầu năm 2013 đã có nhiều người bị kết án liên quan đến các cáo buộc chính trị – con số này hiện lên hơn 50 người, nhiều hơn so với cả năm 2012.

Chuyến thăm Nhà trắng của ông Sang là một phần trong trong chính sách “trục châu Á” của chính quyền Obama, một chính sách nhằm chống lại sự ảnh hưởng quân sự, kinh tế và chính trị ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Tổng thống Obama khẳng định chính sách sẽ tăng cường và duy trì sức mạnh của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt nguồn từ tầm nhìn dân chủ cho cả khu vực. Khi đề cập đến vấn đề này trước Quốc hội Úc rằng Hoa Kỳ đã “dồn hết sức” vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông ám chỉ quá trình dân chủ hóa ở Hàn Quốc, Philippines và Indonesia (loại trừ Đài Loan) trong một thế kỷ qua. Ông nói chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít đã thất bại bởi vì “họ đã bỏ qua quyền lực chính đáng và hợp pháp cuối cùng – đó là ý chí của nhân dân.

Trong khi tổng thống và các quan chức cao cấp của chính quyền Obama nhận xét những điều nêu trên trước những khán giả thân thiện tại Canberra thì tại các hội nghị dân chủ và cả trên Capitol Hill, họ đã không đặt nặng vấn đề dân chủ và tầm quan trọng chiến lược trong cuộc họp trực tiếp với các nhà lãnh đạo như ông Sang. Thậm chí, Tổng thống Obama cũng đã không theo đuổi những lời nói hoa mỹ của mình bằng các hành động cụ thể.

Tổng thống Obama nên làm gì để sát nhập chính sách vào lời lẽ hoa mỹ của ông? Về trường hợp Việt Nam, các hành động như những chuyến thăm các cấp nhà nước, thương mại và những tiến bộ trong quan hệ quân sự chỉ nên diễn ra sau khi, chứ không phải đặt trước, những cải cách chính trị và các nhượng bộ về nhân quyền do đo Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Mặc dù chính quyền Obama lâu nay vẫn thích trích dẫn Miến Điện như một thành công của chính sách trục châu Á, nhưng kết quả vẫn còn quá sớm để kết luận. Việc này có thể thấy rõ qua việc chính quyền Obama gỡ bỏ các lệnh cấm vận và trao đổi các chuyến thăm cấp cao trong khi Miến Điện vẫn chưa thực hiện sửa đổi hiến pháp cũng như cải cách quân sự toàn diện.

Châu Á hiện là nơi có nhiều người sống dưới chế độ dân chủ nhiều hơn trong bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, không chỉ là nơi dành riêng cho nhà nước chuyên chế Trung Quốc.

“Chúng ta cần nắm bắt nhiều lợi thế chiến lược này trong khi đối phó với các sức mạnh khác đang trỗi dậy”, ông Gary Schmitt thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết.
“Thực tế là dân chủ cuối cùng sẽ giúp cho ‘trục châu Á’ thành công, chứ không phải các cuộc trao đổi ‘thực tế’ với một quốc gia như Việt Nam”.

Trên tất cả, Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng thách thức của Trung Quốc là một thách thức chính trị cuối cùng cần đối mặt. Sự kết hợp của chế độ độc tài và thành công kinh tế tại Trung Quốc là một mô hình cho các nước đang phát triển noi theo và đó là cái cớ để che đậy trước các quốc gia khác. Bỏ qua các diễn tiến đàn áp chính trị tại Trung Quốc và sự cại trị độc quyền của Đảng Cộng sản nước này cho thấy Hoa Kỳ không thành thật, yếu kém hoặc cả hai.

Một chính sách châu Á-trục không kèm theo giá trị dân chủ “sẽ gia tăng chủ nghĩa dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo đó Hoa Kỳ đang có những âm mưu ích kỷ với các đồng minh trong khu vực nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc, cản trở sự gia tăng của họ như một cường quốc thế giới”, Tyler Roylance tại Tổ chức Freedom House lập luận.
“Làm thế nào để giải thích một cách khác đi về việc Hoa Kỳ tỏ vẻ thân thiện với một chố độ Cộng sản trong khi lại buộc một chế độ Cộng sản khác phải trả giá chịu đựng?”.
“Bạn không thể là một diễn giả giỏi trừ khi bạn là một người hành động tuyệt vời”, Walter Russell Mead đã viết trên tờ Wall Street Journal gần đây, dẫn lý do rằng Tống thống Obama đã không hành động để bảo vệ Syria và Iran sau khi kêu gọi các chế độ độc tài đề cao những giá trị phổ quát.

“Đừng nghĩ đến việc diễn giải như thế nào”, ông Mead kêu gọi tổng thống, “mà bắt đầu suy nghĩ về chúng bằng các hành động cụ thể”.

Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Vì cuộc gặp sẽ được diễn ra nên việc yêu cầu Tổng thống Obama chia sẻ công khai và rõ ràng với Chủ tịch Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ là vồ cùng cấp bách. Và sau đó Tổng thống Obama nên hành động cụ thể như những gì ông đã nói.

Ellen Bork hiện là Giám đốc về Dân chủ và Nhân quyền tại Trung tâm Sáng kiến ​​Chính sách Nước ngoài (Foreign Policy Initiative) ở Washington, DC.





8 comments:

  1. có vẻ như những người này coi mình là biết tất thì phải, không ai giỏi băng mình sao, chuyến thăm này đã được tính toán hết sức kỹ lưỡng bởi hai quốc gia với bao nhiêu con người có tâm huyết phát triển mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, vậy mà dám nói rằng đó là quyết định thiếu khôn ngoan thì không thể hiểu nổi

    ReplyDelete
  2. ai nói đây là quyết định thiếu khôn ngoan vậy, đây la chuyến thăm đã được lên kế hoạch và sắp xếp từ lâu rồi, nó đã được sự thống nhất của cả hai quốc gia, đây là sự kiện có ý nghĩa đối với cả hai nước, những người nào nói đây là quyết định thiếu khôn ngoan thực ra không hiểu gì cả

    ReplyDelete
  3. Thời báo U.S.News hôm nay đăng tải bài của phóng viên Elle Bork. Chắc phóng viên này cố tình tìm cách bịa đặt tình hình nhân quyền ở Việt Nam nên mới viết: "Trong số các tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam bao gồm tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – người đã từng kiện chính phủ và đang trong tình trạng sức khoẻ suy kém". Clip Cù Huy Hà Vũ trắng trẻo, khỏe mạnh được đăng tải lên cả youtude. Nếu là người dùng Internet để viết báo thì chắc chắn phóng viên Elle Bork phải nắm được điều này chứ. Đọc bài này, tôi thấy rằng tờ báo U.S.News chỉ muốn làm vu vạ cho chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền, muốn làm xấu quan hệ Việt - Mỹ.

    ReplyDelete
  4. Một hành động chuyến thăm ngoại giao giữa chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tổng thống Barrac Obama nhưng vẫn bị nhiều lực lượng chính trị ở Mỹ tìm cách ngăn cản. Các tờ báo theo đường lối của đảng Cộng Hòa không muốn tạo quan hệ thân thiện với Việt Nam. Vì vậy, họ viết: "Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam". Tôi đọc bài báo này thấy rằng, lời lẽ đầy cay độc, nhuốm nặng màu sắc của định kiến. Toàn những từ ngữ lấy lại của các tờ báo chống cộng khác ở đất Mỹ.

    ReplyDelete
  5. chả có một quyết định nào được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng của những bộ óc tài ba lại là quyết định thiếu khôn ngoan cả, đó là điều ai cũng hiểu cả, ai cũng biết rằng việt nam và mỹ đãng có những động thái để nâng tẩm mối quan hệ của hai nước lên tầm đối tác chiến lược, đó là quyết định có lợi cho cả hai quốc gia

    ReplyDelete
  6. Tổng thống Obama mời chủ tịch nước Việt Nam – ông Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ. Những tay làm việc cho chế độ Việt Nam cộng hòa, chưa dứt bỏ hằn thù với chế độ ở Việt Nam, không muốn Việt Nam phát triển, muốn Việt Nam nghèo khó, tụt hậu so với thế giới nên luôn tìm cách phá hỏng chuyến thăm này của ông Trương Tấn Sang. Nhưng Obama vẫn cứ mời. Chúng nghĩ ra một cách phá hoạt khác là gửi thỉnh nguyện thư để yêu cầu tổng thống Mỹ có lời đề nghị Việt Nam thả những tên phản loạn như Lê Quốc Quân, Phương Uyên, Nguyên Kha, … ra. Nhưng Obama không phải là con bù nhìn của mấy tay chống cộng cực đoan này. Trong những cuộc hội đàm, Obama không nhắc đến vấn đề “nhân quyền” nên làm cho lũ chống cộng tức giận, mắng cả Obama: “Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam”. Trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, những tờ báo chống cộng chỉ là thiểu số, phần lớn nhận tiền của các tổ chức phản động chống Việt Nam. Lời nói của chúng chỉ có chúng nghe mà thôi.

    ReplyDelete
  7. thật nực cười khi nói rằng đây là một quyết định thiếu không ngoan thiếu khôn ngoan là thiếu khôn ngoan thế nào được, hai nước việt nam và mỹ đang có nguyện vọng đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác, chính vì thế những chuyến thăm thế này là rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng

    ReplyDelete
  8. thật lạ là có những người hiện nay có đủ khả năng nhận thức cũng như là có đủ thông tin về sự việc vẫn không nhận thức đúng về vấn đề, một điều dễ nhận ra là những thái độ của họ thường là rất hằn học và không có tính thiện chí và xây dựng, đó là vấn đề mà nhiều người thắc mắc

    ReplyDelete

View My Stats