Bản
dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)
Posted
on July 3, 2013 by DtD | Leave
a comment
Baroness
Catherine Ashton
Đại
diện Cao cấp Liên minh Châu Âu phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh
Phó
Chủ tịch Ủy ban châu Âu
200,
rue de la Loi
B-1049
Brussels, Bỉ
Email:
Nabila.MASSRALI@ec.europa.eu
Ngày
1 tháng 7 năm 2013
V/v: Ông Lê Quốc
Quân và phiên tòa xử ông sắp diễn ra vào ngày 9 tháng 7 năm 2013
Thưa
Bà,
Các
tổ chức ký tên ở đây trân trọng yêu cầu Bà dành sự quan tâm đặc biệt cho trường
hợp bắt giữ một luật sư, blogger và là người đấu tranh cho nhân quyền nổi tiếng
ở Việt Nam – ông Lê Quốc Quân.
Như
Bà hẳn đã biết, ông Lê Quốc Quân hiện đang bị giam giữ một cách tùy tiện vì đã
thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp và lập hội ôn hòa, cũng
như vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền của ông.
Ông
Lê Quốc Quân là một luật sư có trình độ và là một blogger tích cực. Trên trang
blog nổi tiếng của mình, ông đã phơi bày các vụ vi phạm nhân quyền mà các
cơ quan truyền thông của Nhà nước Việt Nam thường bị phớt lờ. Trước khi bị tịch
thu giấy phép hành nghề luật sư năm 2007, ông Lê Quốc Quân đã các vụ án nhân
quyền tại tòa. Ngay sau khi từ Hoa Kỳ trở về Việt Nam năm 2007, ông đã bị bắt
giam trong 100 ngày. Vào tháng 4 năm 2011, ông bị bắt giữ một lần nữa và
sau đó được trả tự do mà không bị buộc tội. Vào tháng 8 năm 2012, ông Lê Quốc
Quân bị thương nghiêm trọng trong một vụ hành hung có thể có liên quan đến các
nhân viên Nhà nước. Ngày 27 tháng 12 năm 2012, ông Lê Quốc Quân lại bị bắt và
bị buộc tội “trốn thuế”.
Những
lời buộc tội này được xem là không có căn cứ và được đưa ra chỉ vì mục đích
ngoài luật pháp nhằm buộc ông Lê Quốc Quân phải im lặng. Việc giam giữ ông chờ
ngày xét xử đối với các lời buộc này đã vi phạm những điều khoản về quyền tự do
trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Ủy ban Nhân
quyền Liên Hợp Quốc đã cam kết việc tuân thủ Công ước này. Điều 9 của Công ước
quy định rằng việc giam giữ trước khi đưa ra tòa chỉ được sử dụng trong những
tình huống đặc biệt khi những nguy cơ chắc chắn đối với an ninh công cộng
và/hoặc đối với tính toàn vẹn của hệ thống pháp lý không thể được ngăn chặn một
cách thích đáng bằng các phương tiện khác (ngoài việc phải bắt giữ). Chúng ta
biết không có bằng chứng hay bất cứ mối nguy hiểm nào đối với công chúng hoặc
đối với tính toàn vẹn của hệ thông pháp lý Việt Nam khi ông Lê Quốc Quân được
tại ngoại.
Hơn
nữa, ông Quân đã bị biệt giam trong vòng hai tháng đầu tiên và hiện vẫn đang
ngồi tù. Phiên tòa xét xử ông sẽ diễn ra tại Tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 9
tháng 7 năm 2013. Chúng tôi hiểu rằng phiên tòa sẽ được xử công khai.
Nhiều
thông tin chi tiết hơn về ông Lê Quốc Quân và sự can thiệp bất hợp pháp đối với
các quyền con người của ông được trình bày trong bức Thư Tố Cáo kèm theo đây,
bức thư gần đây đã được các tổ chức ký tên ở đây gởi đến những Báo cáo
viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc. Ông Lê Quốc Quân nằm trong danh sách các tù
nhân cần được quan tâm của Liên Hiệp Âu Châu.
Sự
hiện diện của những nhà quan sát quốc tế có thể khuyến khích chính quyền Việt
Nam tôn trọng những nghĩa vụ nhân quyền quốc tế. Vì thế chúng tôi trân trọng
yêu cầu Bà gởi một phái đoàn cấp cao đến tham dự phiên tòa ngày 9 tháng 7 sắp
tới. Thêm vào đó, chúng tôi hối thúc Bà lên tiếng bày tỏ sự quan ngại của Bà
với chính quyền Việt Nam và yêu cầu họ phải trả tự do ngay lập tức và vô điều
kiện cho ông Lê Quốc Quân.
Xin
hãy liên lạc với chúng tôi nếu Bà có câu hỏi gì hoặc cần thêm thông tin.
Trân
trọng,
Tổ
chức L4L (Luật sư Bảo vệ Luật sư)
Adrie
van de Streek
Giám
đốc điều hành
PO
box 7713, 1007 JC Amsterdam, Hà Lan
Tổ
chức Article 19 (Điều 19)
Agnes
Callamard
Giám
đốc điều hành
ASF
Network (Mạng lưới ASF)
Anne
LUTUN
Điều
phối viên mạng lưới ASF
Electronic
Frontier Foundation (Quỹ Giới tuyến Điện tử)
Eva
Galperin
Nhà
phân tích chính sách cao cấp
English
PEN (Văn bút Anh)
Jo
Glanville
Giám
đốc
Tổ
chức Front Line Defenders (Những người bảo vệ tiền tuyến)
Mary
Lawlor
Giám
đốc điều hành
Tổ
chức Index on Censorship (Chỉ số Kiểm duyệt)
Kristy
Hughes
Giám
đốc điều hành
Liên
đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH)
James
Lin
Trưởng
văn phòng phụ trách Đông Nam Á
Tổ
chức Lawyers’ Rights Watch Canada (Giám sát Quyền lợi Luật sư Canada)
Gail
Davidson
Giám
đốc điều hành
Tổ
chức Media Defence – Đông Nam Á
HR
Dipendra
Giám
đốc
Tổ
chức Media Legal Defence Initiative(MLDI)
Nani
Jansen
Trưởng
ban cố vấn pháp lý
Tổ
chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Without Borders)
Benjamin
Ismail
Trưởng
ban phụ trách châu Á Thái Bình Dương
Nguồn: Lawyers’ Rights Watch Canada
No comments:
Post a Comment