Sunday 9 June 2013

VIỆT NAM: TỰ DO NGÔN LUẬN ĐI CÙNG CÁI GIÁ PHẢI TRẢ (UCA News)





Bản dịch của Luna Nguyen (Defend the Defenders)
Posted on June 9, 2013 by DtD

PHÂN TÍCH: Đàn áp khốc liệt các blogger cho thấy sự tuyệt vọng

UCANEWS.COM | 7.6.2013 | Việc bắt giữ Trương Duy Nhất vào tuần trước được kèm một chút bất ngờ từ chính phủ. Trong những ngày sau đó. Trang web của blogger nổi tiếng này đã biến thành một cái bẫy ngớ ngẩn, với phần mềm độc hại tải xuống máy vi tính những người vào trang web nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.

Đây chính là sự xâm phạm thô bạo cuối cùng của tình báo Việt Nam nhằm tạo ra một hồ sơ lớn hơn về cộng đồng người bất đồng chính kiến của quốc gia này.

Trong năm nay gần 40 blogger và nhà hoạt động bị bắt giữ tính đến thời điểm này. Các nhà quan sát nói rằng cường độ đàn áp như thế phản ánh sự bất ổn ngày càng tăng trong nội bộ Đảng cầm quyền, nơi sinh ra tệ tham nhũng tràn lan, đấu đá chính trị và một nền kinh tế yếu kém.

Trương Duy Nhất bị cáo buộc tội “lợi dụng tự do dân chủ” sau những lời kêu gọi của ông về cải tổ xã hội trong một thể chế độc đảng, lời kêu gọi làm tăng áp lực hơn bao giờ hết trước sự bất bình lan rộng của quần chúng và một nền kinh tế tiếp tục suy giảm.

Không như Trung Quốc, nơi mà sự kiểm duyệt gia tăng cùng lúc với internet, vì thế sự bất đồng có thể bị dập tắt trước khi lây lan, nhà chức trách của Việt Nam kiểm soát dòng chảy thông tin trong nước tương đối yếu hơn.

Tỷ lệ truy cập internet cùng với tỉ lệ dân số biết đọc viết cao đã châm ngòi cho sự bùng nổ viết blog online trong những năm gần đây, và lo lắng ngày càng gia tăng đối với chính phủ đã khuyến khích giới blogger tìm cách gở bỏ các giới hạn tự do ngôn luận tại đất nước này.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc trường đại học New South Wales, Úc nói rằng “thành phần cao cấp trong bộ máy chính trị của Việt Nam đặc biệt cảm thấy bị tấn công vì các blogger đã phê bình trực diện từng cá nhân như Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch nước.”
“Các blogger vừa phản ánh tư tưởng bất đồng của dân chúng, lại vừa dẫn dắt nó. Vài blogger đã tạo dựng được uy tín và có một lượng bạn đọc dõi theo.”

Khoảng 30% dân số cả nước truy cập internet đều đặn. Cũng như tại Myanmar, những nạn nhân của chế độ cũng biết cách sử dụng truyền thông bên ngoài để biết những thông tin mà những kênh chính thống bị giới hạn. Việc kiểm soát truyền thông chặt chẽ ở Việt Nam đã dẫn đến một nghịch lý khi các blog đã trở thành các công cụ chính để chính phủ đo lường tâm trạng của dân chúng.

Tuy nhiên, chủ nhân của các blog đó lại là kẻ thù của chính phủ. Hàng triệu đô la được chi ra mỗi tháng cho các cuộc theo dõi bí mật và, trong một cuộc xét xử quan trọng vào tháng 1, 14 nhà hoạt động và blogger bị kết án lên đến 13 năm.

Một phiên tòa khác vào tháng 5 cũng đi đến kết quả là 8 năm và 6 năm tù cho hai nhà hoạt động trẻ (Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên), những người đã rải truyền đơn chỉ trích chính phủ.

Nguyễn Phương Uyên (phải) và Đinh Nguyên Kha trong phiên toà xét xử tháng Năm ở tỉnh Long An. (AFP photo/Vietnam News Agency)

Trong cuộc giằng co xa hơn, họ đã kêu gọi một sự tự chủ lớn hơn đối với Trung Quốc, khi mà hàng hóa của nước này chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, và rất nhiều người Việt Nam cảm thấy sự gia tăng kiểm soát đối với đất nước của họ. Bản án khắc nghiệt đã phản ánh thêm một sự căng thẳng trong chính phủ Việt Nam đối với việc phụ thuộc Trung Quốc, Hà Nội không cho phép công dân của họ phản ánh bất cứ điều gì về những điều khoản giữa mối quan hệ hai nước.

Suy thoái kinh tế chỉ tạo nên những vấn đề tồi tệ hơn cho chính phủ. Khi mà 5 năm trước Việt Nam có một nội lực kinh tế mạnh mẽ, và phần lớn có sự hậu thuẫn của chính phủ, mà giờ đây đã thay đổi một cách đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng đã giảm từ khoảng 8% xuống gần 5%, chi tiêu xã hội cũng như các gói hỗ trợ đã bị cắt bỏ.

Thất nghiệp diễn ra cùng lúc với sự giám sát chặt chẽ tệ tham nhũng trong chính phủ và các doanh nghiệp, những thành phần đã đóng góp một nhân tố to lớn cho sự khủng hoảng kinh tế.

Các ngân hàng cũng như các công ty quốc doanh đã phải gánh chịu to lớn từ những hành động sai trái cũng như quản lý yếu kém, và tác động to lớn đối với người dân.

Vì vậy đây cũng là một thứ gì đó đánh thức chính trị vào người dân Việt Nam, những người mặc dù không được tận hưởng tự do dân chủ, nhưng cũng được sống một cách khá thoải mái. Tình hình như vậy đã cung cấp phong phú  lý luận cho các blogger để chỉ trích Đảng Cộng Sản, dẫn đến sự đáp trả là sự đàn áp hiện nay.

Shawn Crispin, đại diện cấp cao tại Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Phóng Viên cho biết “Hậu quả đáng tiếc là các blogger độc lập bị bắt vì sự đấu đá nội bộ trong Đảng và bị trừng phạt vì chỉ ra những yếu kém trong chính sách cũng như cách quản lý của chính phủ.”

Những gì mà Đảng Cộng Sản có thể lo sợ lớn nhất – vì chính họ đã đạt được quyền lực thông qua các chiến thuật mặt trận tổ quốc – chính là cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ khuyến khích dân chúng tạo thành một trong trào gắn kết và đến một ngày nào đó nó có thể nắm lấy quyền lực giống như cách mà Đảng đã thực hiện.

Bất chấp những đàn áp, những các tiếng nói ngày một gia tăng, một danh sách các chủ đề như việc sửa đổi hiến pháp, thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, tôn trọng nhân quyền, quyền sở hữu đất đai và vân vân.

Giáo sư Thayer nói rằng “chế độ độc đảng của Việt Nam không bị đe dọa bởi “Mùa Xuân Việt Nam” mà chính là sự đấu đá dữ dội giữa các thành phần cao cấp đang có sức ảnh hưởng đến việc cai trị. Với việc Đảng đang lên kế hoạch cho việc lựa chọn thành phần lãnh đạo năm 2016, thì sự đấu đá này dường như đang tăng”.

Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa rằng trừ khi có một sự thay đổi lớn lao thái độ của chính phủ hiện tại, thì nguy hiểm cho các blogger vẫn tăng theo.

Lời kêu gọi cải tổ xã hội của Trương Duy Nhất là việc mà Đảng biết rõ cần phải diễn ra không chóng thì chày, tuy vậy con số tù chính trị đang phình to cũng không báo trước điều tốt đẹp.
Sự lan truyền internet là một sự cám dỗ nguy hiểm cho các nhà hoạt động, những người thừa biết những giá phải trả rất cao cho việc thực thi các quyền mà họ đòi hỏi từ chính phủ.



Nguồn: UCA News



No comments:

Post a Comment

View My Stats