Từ Linh
Tháng
6 8, 2013
Nhân
ngày tuyệt thực thứ 13 của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ, 8/6/2013
1.
Tôi
tưởng tượng:
người
tù tuyệt thực đến ngày thứ 13 đang ngồi trước mặt tôi.
Anh
ngồi bất động
ngực
nhô lên, hạ xuống, rất chậm
hơi
thở mỏng
tôi
ngửi được cái mùi nao nao quen thuộc của người tuyệt thực.
Không
có âm thanh gì
cũng
nhiều giờ rồi anh không nói gì
có
lẽ
đây
là lúc những người yêu mến anh phải nói.
***
Tôi
tưởng tượng:
Vợ
anh lòng như lửa đốt
chị
gọi người này, hỏi người kia
chị
kêu cứu khắp nơi, mong mọi người can thiệp.
Chị
được đáp ứng chân tình
nhưng
tiếc thay
chỉ
nhỏ giọt
đếm
trên đầu ngón tay.
Chị
làm hết cách rồi
chị
viết rồi, kêu cứu rồi, gào thét rồi, tự làm khổ rồi
giờ
chị cũng không nói thêm được gì.
Sức
chị cũng yếu dần
như
hơi thở anh yếu dần.
2.
Giữa
tĩnh lặng của những ngày qua, và của ngày thứ 13, tôi tưởng tượng ra một cảnh
tượng khác, thế này:
13
trí thức thân thiết với anh quyết định
tuyệt-thực-đồng-hành-cùng-tù-nhân-lương-tâm.
Cuộc
tuyệt thực đồng hành diễn ra ở một nơi nào đó bí mật, để không bị ngăn cản,
nhưng hình ảnh sẽ được truyền hình trực tiếp trên YouTube.
Hưởng
ứng việc này, rất nhiều người khác, thoạt đầu là 7 thanh niên trong đội bóng
chống đường lưỡi bò, cũng tuyệt thực.
Một
ngày sau, 77 người khác ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, California, Sydney,
Paris, Toronto… cũng tuyệt thực.
Con
số cứ thế tăng dần, có người tuyệt thực 24 giờ, có người 12 giờ, có người 6
giờ, 3 giờ.
Và
sẽ có lúc được 1.000 giờ, 10.000 giờ, 100.000 giờ tuyệt thực cùng tù nhân lương
tâm, thu hút 1 triệu view, 10 triệu view, 100 triệu view.
Lại
có người mở blog với đồng hồ tuyệt thực đếm xuôi: ngày thứ 13, ngày thứ 14, 15…
Mỗi ngày sẽ có hàng chục, hàng trăm người lên tiếng, câu chuyện của anh được kể
lại, hình ảnh của anh được nhắc lại.
Không
có cửa cơ quan hữu trách nào trên thế giới không được gõ, không có nhà đấu
tranh nhân quyền nào không được báo động để lên tiếng cho anh, kể cả các nghệ
sĩ dấn thân, kể cả Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Tổng thống các nước tự do.
Rất
nhiều nhà thờ, chùa chiền, đền đài, thánh thất sẽ thắp nến trong những đêm
không ngủ cầu nguyện cho anh.
Tất
cả đều nói rằng:
Này
nhân loại, có một người đang vì người mà thoi thóp!
Không
cần phong thánh cho người đâu,
Người
ấy chỉ bằng xương thịt, cũng biết căm ghét, cũng giận dữ, cũng đói khát như mọi
người bình thường,
Nhưng
người ấy tin vào sự thật,
Và
người ấy sắp chết.
Chỉ
cần vậy thôi.
Chỉ
một người còn chịu bất công trong cõi ta bà này thì cũng đủ cho bồ tát từ chối
niết bàn rồi.
***
Đó
là điều tôi tưởng tượng.
Không
tưởng tượng thì thấy im ắng quá.
Chưa
nhiều người nói gì, trừ một vài cá nhân, vài bài tường trình, vài tổ chức phi
chính phủ.
Cũng
có thể thấy đàng sau người tù tuyệt thực chẳng có “thế lực thù địch” nào hậu
thuẫn, chẳng có tổ chức, đơn vị nào đỡ đầu.
Chỉ
là một người đơn độc, với vài người thân thiết, chống chọi với thần chết.
Và
thần chết đang đứng ngoài đầu ngõ.
3.
Một
điều tôi xin được chia sẻ cùng mọi người, nhỏ thôi, là chuyện này:
Người
làm kinh doanh, marketing, PR, quảng cáo, truyền thông… thường tin rằng: Chẳng
có gì hữu xạ tự nhiên hương! Tất cả phải dùng đến “PR”, marketing, quảng cáo…
gọi chung là quảng bá.
Không
quảng bá thì chẳng ai biết sản phẩm của anh, cái đẹp của em, nỗi khổ của mẹ, sự
oan ức của bà, hay cả cái chết vì lương tâm rất đẹp của anh.
Quảng
bá từ lâu đã trở thành một công nghiệp, với đầy đủ hệ thống nhân sự, quy trình
làm việc, mạng lưới các công ty khách hàng, công ty cung cấp dịch vụ, công ty
sản xuất, đơn vị tổ chức sự kiện, in ấn, phát sóng, phát hình… Người ta nói đến
kế hoạch quảng bá cho từng giai đoạn, ý tưởng sáng tạo, chất lượng nghệ thuật,
chất lượng hình ảnh và ngôn ngữ của các mẫu quảng bá, cũng có rất nhiều giải
thưởng quốc tế cho hoạt động quảng bá hàng năm.
Hợp
chung lại, đó là một lực lượng hùng hậu tạo dư luận xã hội, điều hướng tuyệt
đại đa số người dân (được xem như khán giả, thính giả, độc giả)
vào những trận khóc cười, phấn khích, thổn thức, phẫn nộ hay hành động.
Dĩ
nhiên, quảng bá cho đảng và cho đời thì lúc nào cũng vui vẻ: Quảng bá chính trị
thì tô vẽ chính khách như giáo chủ tốt lắm, tô vẽ chế độ như đất thánh sướng
lắm! Quảng bá kinh doanh thì thúc mua, kích cầu, cứ tiêu đi, thụ đi, chơi đi,
đời vẫn đẹp lắm!
4.
Vậy
thì ai sẽ quảng bá cho những người tù lương tâm?
Không
có câu trả lời, tôi chỉ xin phép nêu ra ở đây vài ý ngắn, ít nhiều chủ quan, để
tham khảo:
Việc
quảng bá luôn là quảng bá trên một kênh thông tin.
Đảng
có trên 700 tờ báo và đài khắp các địa phương chỉ đế nói một điều: Đảng là
đúng! Vậy để quảng bá cho người tù lương tâm hiện đang có kênh thông tin nào?
Tất
nhiên không thể không kể đến lực lượng hàng trăm, hàng ngàn tờ báo mạng, blog,
Facebook của những cá nhân tự nguyện lên tiếng vì sự thật, nhân quyền, dân chủ.
Họ đã hoạt động hiệu quả.
Nhưng
có lẽ chỉ hiệu quả trên mặt trận tiếng Việt, cho độc giả người Việt là chính.
Bài
báo đọc được hôm nay, 8/6/2013, trên Bauxite Vietnam của giáo sư Tương
Lai, “Những
bàn chân nổi giận / Vietnam’s Angry Feet” được dịch qua tiếng Anh đăng
trên The New York Times hôm 6/6 cũng nhắc đến một cách nhìn mới,
hướng đến độc giả nói tiếng Anh toàn cầu.
Và
đây vẫn là một thiếu sót lớn trong công cuộc vận động, quảng bá cho nhân quyền
của người Việt.
Một
thực tế nên được nhìn ra là: Hiện có 3 triệu người Việt hải ngoại, trong số có
rất nhiều người giỏi, kể cả những nhà báo quốc tế, nhưng đến nay vẫn chưa có tờ
báo tiếng Anh nào sánh được với tờ Irrawaddy
[i] của người lưu vong Miến Điện.
Đó
là tờ báo có lập trường độc lập, với phong cách làm báo chuyên nghiệp, tiếng
Anh đẳng cấp quốc tế, và tạo được ảnh hưởng toàn cầu.
Trong
khi đó, các đơn vị thông tin lớn dành cho khán giả người Việt hiện nay vẫn chỉ
là các đài Việt ngữ của chính phủ Mỹ, Anh, Pháp, Úc, không phải của “mình”.
(Đó
là chưa kể đến chuyện BBC tiếng Việt hiện đang dùng một thứ tiếng Việt “làng
xa” nào đó trong cách dịch, cách viết tựa, cách đưa tin. [ii] Thiếu hẳn tính chuyên nghiệp cần có, ít nhất tương tự như
phiên bản BBC tiếng Anh.)
***
Cũng
ngày tuyệt thực thứ 13 hôm nay, khi lướt qua các trang văn học có uy tín như
Tienve.org, Damau.org… tôi cũng thấy buồn buồn.
Rất
đông các nhà văn, nhà thơ Việt ở nước ngoài, trong nước cũng vậy, nhiều người
có tài năng, nhưng cứ như lạc loài sao ấy.
Trong
khi họ làm công việc rất chính đáng, cần được bảo vệ và cổ vũ, là sáng tác
những gì trái tim và cái đầu mách bảo, thì phần lớn những gì họ viết ra dường
như lại cho thấy họ đang ở một cõi nào đó lẻ loi lắm.
Rất
ít người cho thấy họ đang thực sự nối mạng với định mệnh của đồng bào mình, với
thực tại đau đớn từng ngày của nhiều người trong nước.
(Đó
cũng là tình trạng chung của nhiều trí thức, nghệ sĩ lưu vong Tiệp Khắc, Ba
Lan, Nga… thời cộng sản, không chỉ của người Việt.)
***
Không
chỉ những nghệ sĩ nhạy cảm, hơn 30 triệu người Việt dùng internet trong nước
cũng vậy, họ cũng chưa thực sự nối mạng với nhau.
Biết
rằng ai nấy trên thế giới đều dùng Facebook, Twitter để hẹn cà phê, hỏi thăm
sức khỏe, khen chê, tán tỉnh, mua bán… nhưng ở xứ tự do, khi có thiên tai, biến
động, nạn nhân cần trợ giúp thì lập tức Facebook, Twitter trở thành những bệ
phóng thông tin siêu nhanh.
Ở
Việt Nam khi có “biến” như chuyện người tù lương tâm tuyệt thực thì mới thấy sự
lỏng lẻo của mạng liên kết những trái tim và những cái miệng này.
Nỗi
sợ vẫn còn đó, như bức tường sừng sững.
Nhưng
sự thờ ơ, không biết mình không biết, thiếu thông tin, thiếu quảng bá
lại còn lớn hơn nhiều.
***
Quảng
bá cũng cần một nhạc trưởng.
Nhưng
nhạc trưởng ấy, trong trường hợp người tù tuyệt thực ở đây dường như chưa thấy.
(Hay
người tù lương tâm kia cũng không đáng được chú ý đến thế? Nếu đúng vậy thì tôi
và quần chúng bình thường không được biết. Nó khác hẳn với sự ủng hộ đầy ngưỡng
mộ và rầm rộ khi ông chứng tỏ sự bất khuất trước tòa, biểu tượng bằng hình ảnh
ông tay bị còng nhưng đầu vẫn ngẩng cao.)
5.
Tôi
thích Ngải Vị Vị, dù có bài báo chê ông gần đây, nhưng tôi cho đó là tiếng chê
lẻ loi, dù đáng trân trọng.
Ngải
hay ở chỗ ông rất giỏi quảng bá nỗi đau của dân mình, bằng các hình thức nghệ
thuật, và tác phẩm của ông không phải là tuyên truyền.
Tôi
tự hỏi những nghệ sĩ lớn của Việt Nam mình hiện nay, trong lẫn ngoài nước, có
ai có thể nói về nỗi đau của dân mình và khiến dư luận thế giới chú ý ở mức
tương tự như Ngải không?
Dư
luận thế giới không phải là kẻ mù mờ, không biết thế nào là nghệ thuật. Sự tự
phong không có giá trị gì trước một dư luận như thế.
Mới
nhất, tôi thích đoạn clip Dumbass [xuẩn
động] vừa post trên YouTube của Ngải, ông tự đóng vai người tù, kể lại chuyện
ăn, ngủ, tắm, vệ sinh, linh tinh gái gú 24/24 cùng hai tên cai ngục tả
hữu. [iii]
Cũng
trong clip này, Ngải tự hát lời rock do mình viết.
Trước
đây ít tháng ông cũng từng nhảy, hát, giễu nhại với cái còng số 8 trên nền nhạc
Gangnam Style, phiên bản
“Địt-Mẹ-Mày Style” (Ciaonima Style) [iv] báng bổ nhà nước cộng sản Trung Quốc.
Nếu
Ngải góp phần cải hóa hai cai tù tả hữu và giúp họ bộc lộ tính người, thì 81
ngày giam dữ cũng lại biến Ngải thành một kẻ quái gở khác, và đó là kết thúc gây
sốc của clip này.
Kể
chuyện tù bằng clip nhạc rock gây sốc rồi đăng trên YouTube và tạo hiệu ứng như
Ngải quả là không dễ!
Cũng
là chuyện người tù, nhưng câu chuyện của ông được biết đến và lan nhanh như một
cơn sốt.
6.
Một
ghi chú nhỏ: Cùng lúc với chuyện người tù tuyệt thực, cũng có một bài viết khác
trên mạng về một người tù khác bị biệt giam 10 ngày.
Nhưng,
câu chuyện 10 ngày biệt giam có kết thúc hết biệt giam này đã được kể với tất
cả sự trịnh trọng, trong khi chuyện người tù tuyệt thực thì không.
Sự
quảng bá có khác nhau.
Hữu
xạ không còn tự nhiên hương nữa, ở xứ sở có quá nhiều thông tin tranh nhau số
pixel giới hạn trong đầu người đọc.
Dân
gian đã nói lâu rồi: Con không khóc làm sao mẹ cho bú!
Nhưng
khóc ra sao cũng là vấn đề rất cần bàn.
7.
Trở
lại câu chuyện người tù lương tâm đang tuyệt thực.
Rất
có thể anh sẽ chết.
Tôi
lại tự hỏi: Liệu cái chết của anh có gây được một tác động lớn như cái chết của
Hồ Diệu Bang mà cuộc tưởng niệm đã biến thành cuộc đấu tranh cho dân chủ tại
Thiên An Môn kết thúc ngày 6/4/1989; hay cái chết của Mohamed Bouazizi mở màn
cho những cuộc xuống đường khổng lồ lật đổ nhà độc tài Ben Ali tại Tunisia năm
2011?
Rồi
tôi tự trả lời: Không nối mạng, thì dù có tin cũng sẽ không thông. Không có
người, không có phương tiện, không có bài bản thì nhiều sự kiện sẽ trôi qua mà
không có bất cứ cơn sốt nào.
Hay
mọi sự đã sẵn sàng rồi cho một mồi lửa, chỉ cần thời điểm đến?
Không
ai dám chắc điều gì.
Nhưng
có lẽ ai cũng hiểu: để quảng bá tốt cần có sự kiện tốt.
Và
sự kiện tốt chỉ xuất phát từ trái tim.
Václav
Havel từng nói rằng ranh giới của thiện ác chạy qua trái tim từng người. Nó
không nằm ngoài, không nằm nơi trái tim người khác.
Trong
tim mỗi người cũng có những dãy số 1-0, yes-no, có- không, khi “click” một
trong hai thì làn ranh thiện ác được phân định. Và điều đó diễn ra từng giây,
ngay lúc này, tại đây, trong lòng tôi, chứ không phải lòng ai khác.
Nhiều
khi lịch sử thay đổi nhờ sự đồng cảm của hàng ngàn người hành động cùng lúc.
Cũng
nhiều khi lịch sử thay đổi vì cú click trong lương tri của chỉ một người, sự
tỉnh thức hốt nhiên của một người.
Vậy
thì tôi phải làm gì, bây giờ?
Hay
là tôi tự thiêu trên YouTube?
© 2013 Từ Linh &
pro&contra
[i] Irrawaddy là tờ báo mạng, báo giấy – có phiên bản tiếng
Anh và tiếng Miến – của người lưu vong Miến Điện, đặt trụ sở tại Thái Lan. Ra
đời từ năm 1992, do những người trẻ thuộc “Thế hệ 88” thành lập, tờ báo tồn tại
đến nay, có đông đảo độc giả khắp thế giới, tạo được nhiều ảnh hưởng và điều
đáng chú ý là họ có cách làm báo chí rất chuyên nghiệp và độc lập, không lệ
thuộc đảng phái nào. Xem: Irrawaddy.org
[ii] Trong khi độc giả chờ xem Tập Cận Bình và Obama gặp nhau bàn
chuyện gì, thì trong mục “Tin hàng đầu” của BBC Tiếng Việt đọc được sáng ngày
8/6/2013, tiêu đề đầu tiên lại có tựa “Tập Cận Bình còn gặp Obama nhiều”. Bài
này cũng có một loạt các sai sót lặt vặt – ví dụ: “Dù beef ngoài có
vẻ dễ ưa” : vài giờ sau “beef” được sửa thành “bề”; “Christopher K. Johnsontừ
Viện nghiên cứu CSIS”: quên khoảng cách trước chữ “từ” – và những cách dịch
tối nghĩa – ví dụ:“Dù có vẻ dễ gần, ông Tập đã cho thấy xu hướng dễ gây căng
thẳng …”: “xu hướng” này là của ông Tập hay của Trung Quốc?; “Ông Tập
phải tỏ ra là ông sẽ không chịu để Hoa Kỳ kiềm chế Trung Quốc, hay coi một
công dân hạng hai. Ông Obama thì phải tỏ ra là ông tấn công Trung
Quốc mạnh mẽ về chuyện tội phạm trên mạng và bệnh bảo hộ mậu dịch” [gạch
dưới và in đậm là của người viết]
[iii] Đọc thêm bài “81
ngày giam giữ của Ngải Vị Vị tại Triểm lãm Venise”, của Trọng Thành, trên
RFI Tiếng Việt, ngày 1/6/2013
[iv] Ciaonima: Thảo-Nễ-Mã: Cỏ- Bùn-Ngựa. Âm của cụm từ này nghe
như câu chửi trong tiếng Hoa, tương đương “đ-mẹ-mày” (nễ: nị; mã: mẹ). Biểu
tượng của nó là hình con “ngựa cỏ” nhìn giống con lạc đà không bướu Lama Nam
Mỹ. Mỗi lần nguyền rủa, thay vì nói thẳng “ĐM mày Trung Quốc!” thì chỉ cần nói
“Thảo-nễ-mã Trung Quốc!” Cụm từ tiếng Việt tương đối gần về âm có thể là
“đèo-mạ-mi/ đèo-mã-mây”.
No comments:
Post a Comment