02:56:pm
08/06/13
Chần
chừ những hơn 20 năm, cuối cùng rồi cũng phải đến Orange County một chuyến.
Đến, nơi mà người VN gọi là Thủ đô của người tỵ nạn, Quận Cam!
Đáp
chuyến bay đêm từ miền Đông Hoa Kỳ đến San Jose, anh Đỗ Nguyên ra đón lúc nửa
khuya. Về đến nhà có được một tô phở gà đi bộ. Chập chờn chỗ lạ, năm giờ sáng
anh lên lầu, khẽ khàng đánh thức: “Đi cho mát và đỡ kẹt xe”! Xuống dưới nhà,
anh chị đã sẵn sàng. Cà phê và thêm một tô phở gà đi bộ nữa. Chị có tài nấu phở
nên tô thứ hai vẫn rất ngon. Thịt gà dai và ngọt. Nước lèo trong vắt! Lo cho
một người bạn ở xa đến như thế là thừa đủ.
Lúc
vừa bị đánh thức, giữa cái chập chờn, không hiểu tại sao cứ có cảm tưởng như
“chuyển trại”! Bóng đêm, trời lạnh giữa rừng núi thâm u, bất ngờ lại phải gom
gọn đồ đạt thật nhanh, tập trung ra sân trại tù với giàn nhạc côn trùng ngàn
đời giữa khuya… Ấn tượng đó vẫn còn! Và sẽ tồn tại cho đến bao giờ?
Tiếng
cửa garage cuốn lên lớn hơn tiếng người trao đổi, tiếng xê dịch, sợ làm phiền
hàng xóm. Đêm hãy còn sâu. Lạnh.
Cái
thú mê trà của Đỗ Nguyên vẫn còn nguyên. Trong xe đã có ly trà lớn pha đậm, đậy
nắp, thêm tách cà phê trên tay, dự trù sẽ không Mc Donald’s dọc đường. Thỉnh
thoảng anh cứ nhắc, chiết trà ra chén nhỏ để thấm giọng. Chất trà 403, tuyệt.
Đêm
lạnh, trời trong. Xe lao đi. Quận Cam, cái đích của cuộc hành trình, không phải
chỉ 7 tiếng lái xe, mà hơn 20 năm ngày tôi đến Hoa Kỳ!
Chị
Xuân không chịu ngồi ghế trước: “Có cái gối, nằm phía sau ngủ thích hơn”! Câu
chuyện xoay vần. Tiếp nối. Lẩn lộn. Hành trình với núi, đồi, biển, nông trại,
vườn tỏi, cherry, cây trái lần lượt hiện ra hai bên đường. Cùng với hành trình
là của ký ức. Tuổi thơ, tuổi già, bạn tù, con cháu, bè bạn bây giờ, ngày xưa..
đủ loại tạp nhạp cứ theo nhau đến khản cổ.
Ghé
đổ xăng, nghỉ xả hơi, chị Xuân ra ngoài ngúc ngoắt, co duỗi. Tôi ngồi vào ghế
lái. Đến đoạn đường đèo mấy chục dặm, lên xuống quanh co, Đỗ Nguyên nói “lên
đèo” còn tôi nghĩ, chắc phải “xuống đèo” nhưng tình thật không biết là lên hay
xuống, thế đất phía nào cao hơn? Chỉ thấy hai bên sườn núi đồi có nhiều cây
đứng chơ vơ, tán lá xanh đậm nổi bật trên thảm cỏ khô vàng mà bầu trời thì xanh
ngắt. Lạ và đẹp như tranh vẽ!
Nhận
phone từ Caubay. Tôi trả lời thoải mái nhưng không biết vợ chồng Đỗ Nguyên đang
lên ruột. Dứt phone chị thở phào: “Ở đây lái xe mà nói điện thoại nó phạt
chết!”
Trời
trưa, đường 6 lane, nhưng vào thứ Bảy nên xe không nhiều lắm. Tấm bảng chỉ dẫn
Exit Little Saigon đã hiện ra. Tấm bảng nhỏ, đứng khiêm nhường bên đường, nhưng
hành trình của nó thì vô cùng lớn. Nếu không có biến cố 30 tháng Tư năm 1975
chắc chắn người ở đây không mấy ai biết đến địa danh Sài Gòn. Và hiện tại tên
Sài Gòn cũng không còn nữa ngay trên chính quê hương! Chế độ đương quyền đã
thay tên thành phố Hòn ngọc Viễn Đông bằng một danh xưng lạ lẫm. Một danh xưng
mà người miền Nam không mấy ai muốn gọi. Chính chế độ đã tự chối bỏ di sản quê
hương! Thế mà họ ra rả kết án người khác. Kết án người từ bỏ chế độ cộng sản để
tìm tự do là “ôm chân đế quốc”!
Bây
giờ thì bảng Little Saigon đứng đó. Sừng sững. Đứng để làm chứng nhân cho cuộc
hành trình của di dân Việt, vẫn nặng tình ôm ấp hình bóng quê hương!
Sài
Gòn Nhỏ!
Phải
theo tiếng nàng GPS liên tục chỉ đường, quẹo trái, phải nên tôi không thể định
hướng. (Ơ hay, tiếng của nàng GPS chứ đâu phải là tiếng gọi của tình yêu mà
mình mất phương hướng?)
Đến
nhà bạn chị Xuân, bụng đã đói. Ngôi nhà không có gì đặc biệt nhưng ra sau vườn
thì tuyệt. Cả một công trình! Gia chủ chắc đã bỏ không ít thời gian chăm sóc.
Cảnh, cây, trái, rau thơm và bóng mát của cái ao cá Koi với lá sen xanh thẫm.
Chim lồng kêu tíu tít. Thêm mấy chú se sẻ bên ngoài đang nhảy lòng vòng trên
nền đất, nơi tôi đang ở không hề nhìn thấy.
Có
cái gì đó rất quê nhà!
Bữa
trưa muộn, thịt heo cuốn bánh tráng với rổ rau xanh tươi tắn. Chị chủ nhà khoe:
“Thịt heo tươi mới mua đó!” còn rổ rau thì hái sau vườn! Từ lâu tôi chỉ ăn thịt
đã bỏ trong tủ lạnh, bây giờ bỗng dưng được nếm lại mùi vị thịt tươi, thật
ngọt. Thêm cái mi/tau giòn tan giữa hai chị bạn nên bữa ăn như buổi sum họp của
gia đình.
Vừa
xong bữa trưa, Đỗ Nguyên vội vã chở đi ngay vì không có nhiều thời gian. Ghé
thăm anh Phạm Phú Minh, cựu chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Thế Kỷ 21 đã một
thời vang bóng, anh cũng từng có vai vế ở báo Người Việt và đài phát thanh. Từ
ngày ra khỏi trại tù Thanh Cẩm, hơn 20 năm, anh và tôi mới gặp lại. Cái vui là
chúng tôi không hề nhắc gì về chuyện cũ, vì câu chuyện trước mắt vẫn đang hấp
dẫn. (Thường người ta thích kể lại kỷ niệm khi không còn thấy con đường phía
trước!) Đó là chương trình triển lãm công trình văn hóa của nhóm Tự Lực Văn
Đoàn, ra đời 80 năm trước, với những tên tuổi lẫy lừng trong văn học như Khái
Hưng, Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thạch Lam… Anh cho xem những bìa sách của 2 tờ báo
Phong Hóa và Ngày Nay được phóng lớn, cũng như vài sách của Tự Lực Văn Đoàn đã
được các nước Nhật, Pháp, Nga dịch ra tiếng mẹ đẻ của họ từ đời nào, mà mãi đến
nay người Việt mình vẫn chưa hề biết.
Anh
Phạm Phú Minh cho biết đây là lần triển lãm “đầy đủ nhất” về nhóm Tự Lực Văn
Đoàn!
Rồi
lan man chuyện nền văn học miền Nam đã bị miền Bắc tìm cách hủy diệt nhưng bất
thành! 38 năm sau 1975 giá trị văn học miền Nam đang sừng sững đội mồ sống dậy.
Bên ngoài, có nhóm Trần Hoài Thư lục tìm di cảo văn chương miền Nam để in lại.
Trong nước thì nạn in và phát hành chui tràn lan. Nạn nhân trực tiếp trong vụ
án Nhân Văn và Giai Phẩm, nhà báo Phan Khôi, đang được phục hồi ngôi vị. Tác
phẩm dày cộm Nắng Được Thì Cứ Nắng của Phan An Sa, con trai cụ, chứa nhiều dữ
kiện về người cha tài năng lỗi lạc, đã một thời từng bị trù dập tả tơi dưới chế
độ miền Bắc, được xuất bản ngay tại Hà Nội, đang để trên bàn. Câu chuyện về cái
tên Lang Sa cụ đặt cho con trai, bây giờ sửa lại thành An Sa, trùng vào thời
điểm Pháp vừa quay lại VN đã là cái cớ cụ bị đem ra đấu tố…
Chụp
với nhau vài tấm ảnh căn nhà có giàn hoa tím của anh chị Phạm Phú Minh. Thường
thì hình ảnh nầy nói về tình yêu tuổi đôi mươi, có người đẹp hong tóc mây,
buông thả, mộng mơ… nhưng ở đây là hình ảnh một ông hơi lớn tuổi còn ôm được
cây mandolin nhỏ bé, rung phím, nhả tơ!
Bất
chợt nghe lại tiếng đàn mandolin, kỷ niệm cũ chợt ùa về. Những đêm văn nghệ ở
làng xưa với tiếng đàn mandolin huyễn hoặc, với ánh đèn manchon treo cao hai
bên sân khấu, loại sân khấu dã chiến, tạm bợ. Đèn sáng trưng, kêu o o, thỉnh
thoảng phải lấy xuống bơm thêm dầu và đầy côn trùng mê ánh sáng lao vào! Những
giọng hát, những lời ngâm thơ, không loa kèn, sáo đệm, những vở kịch mộc mạc
giữa trăng đêm, trời sao, gió mát…
Những
người muôn năm cũ đó đã lưu lạc về đâu? Còn sống sót được bao nhiêu sau cuộc
dâu bể huynh đệ tương tàn?
Chia
tay, anh Phạm Phú Minh nói: “9 giờ sáng mai gặp nhau ở cà phê Factory”
Nguyễn
Nhự lại léo nhéo: “Mi đến đâu rồi, sao chưa kêu tau ra đón?” Gặp lại hắn cứ như
gặp ông tiên da đen tóc bạch kim! Dáng dấp trước kia cứng cáp, vững vàng, bước
đi chắc nịch bây giờ thì đôi vai so lại, chậm chạp: “Bác sĩ nói mấy cái khớp
xương của tau khô hết trơn chất nhờn rồi nên đành chịu thôi. Nhiều khi trời trở
lạnh đau nhức chịu không nỗi!” Trong tù, lúc ở Hoàng Liên Sơn, chúng tôi chung
toán đi rừng lấy măng! Ngày đó hắn khỏe như gấu, lủi rất nhanh vô các bụi dang,
bẻ măng quăng ra cho thằng khác ngồi lột vỏ, để sau đó kéo nhau xuống suối mò
tôm cá “cải thiện”!
“Mi
ngủ khách sạn làm chi, cứ ở đây với tau. Vợ tau bận mấy cháu nhỏ không nấu
nướng chi được nhưng có tiệm lo rồi. Các món ăn quê hương đủ cả. Mi muốn món
chi tau dắt đi. Còn nhà chật, chật đâu.. bằng ở tù?”
Tôi
ở lại nhà vợ chồng Nguyễn Nhự. Chuyện đời tám hoánh thuở học trò cứ theo nhau,
không bao giờ dứt!
Chín
giờ sáng hắn quăng tôi ở cà phê Factory: “Chỗ ni là chốn giang hồ, tau bận. Mi
vô cho biết!”
Được
gặp khá nhiều những khuôn mặt nổi tiếng trong giới viết văn làm báo tại đây. Có
thể vì là lần đầu tiên đến nên chưa hơi hướm được “chốn giang hồ” là như thế
nào. Cũng không nghĩ là quen hay lạ, tôi tự nhiên hòa vào không khí chung. Mỗi
người mỗi vẻ. Chuyện thì lang bang, rề rà, nhàn tản. Điều ấn tượng là không
thấy ai “đầu bù tóc rối”, ngậm “pip” và rất ít người hút thuốc! Chung chung bề
ngoài thì phong thái văn nghệ sĩ hôm nay đã thật sự khác ngày trước rất xa!
Ngồi lê la một lúc thì Caubay từ San Diego lên đến. Mặc khá lịch sự. Cũng dày
dạn, viết phiếm linh tinh trên các trang webs nhưng dáng dấp vẫn còn nhiều nét
rất thư sinh!
Tôi
vẫn có ý định mời tất cả mọi người bữa sáng nay nhưng vì chân ướt chân ráo lớ
ngớ nên lỡ dịp, đến khi biết được Thi sĩ Thành Tôn làm khổ chủ thì đã muộn!
Bữa
trưa, hai anh Đoàn Ngọc Nam và Đỗ Xuân Trúc đãi điểm sấm. Cũng đồng hương
Quảng-Đà.
7
giờ tối vợ chồng Đỗ Nguyên, Caubay và tôi đến tham dự trình diễn văn nghệ 10
bài Đạo ca của Phạm Duy do nhóm VAALA tổ chức. Vé “sold out” nhưng chương trình
bắt đầu chậm hơn 15 phút! Từ xa tôi có biết sinh hoạt của nhóm VAALA, là một
nhóm trẻ, tài năng và đầy triển vọng. Chỉ tiếc là cũng chưa vượt được câu “danh
ngôn” “Không bột không Mễ, không trễ không VN”!
Không
khí văn nghệ thật đúng nghĩa! Ca sĩ và khán giả hoàn toàn cùng đắm mình vào
dòng nhạc mà không cần ngoại cảnh. Như Khánh Ly “chân đất” hát nhạc Trịnh Công
Sơn thuở nào! Đó là giai đoạn bắt đầu cho trào lưu nhạc du ca. Nhạc đêm nay
không có chủ đích “tìm lại” nhưng tự nó đi vào tính hoang sơ bẫm sinh, thuần
chất văn nghệ, đâu dễ gì tìm được trong thời buổi nầy?
Y
Sa, cố ý xúng xính trong chiếc áo dài, rất dễ thương. Còn Đinh Quang Anh Thái
lại chừng mực nhưng cũng có chút hớ hênh! Như khi anh giới thiệu bài hát Nắng Chiều
Rực Rỡ! Anh ca ngợi tài nghệ Phạm Duy qua cách dùng chữ “nghe nắng chiều” thay
vì “thấy”. Thế nhưng lời hát thì chỉ “thấy nắng chiều” chứ không “nghe”!
Nếu
ai đó hỏi tôi, có ấn tượng gì nhất sau chuyến đi, tôi sẽ chẳng ngại ngùng gì
khi trả lời: Là được tham dự đêm văn nghệ của nhóm VAALA!
Xin
cám ơn người thực hiện, Bác sĩ Ca sĩ Bích Liên và nhóm VAALA.
Hết
phần nhạc Phạm Duy chúng tôi ra về dù còn phần tranh của họa sĩ Cao Bá Minh.
Caubay đưa đi dạo một vòng phố đêm. Sinh hoạt cũng khá nhộn nhịp. Vào phở Lú,
kêu tô nhỏ nhưng khi phở đem ra cứ ngỡ kêu lộn! Thì ra tô nhỏ ở đây lớn hơn cả
tô lớn nơi tôi ở! Và giá rẻ hơn!
Đường
đi San Diego về đêm, đẹp. Đồi núi chập chùng với muôn ánh đèn như sao lấp lánh,
khác với thành phố của tôi, phẳng.
Thức
dậy khá sớm. Lấy máy ảnh lặng lẽ ra bên ngoài ngắm cảnh. Nhà ở lưng chừng đồi
nên tầm nhìn thật đẹp. So với Đà Lạt thì khung cảnh ở đây thoáng đãng hơn
nhiều. Sang trọng hơn nhiều. Đà Lạt trở thành thật nhỏ bé nhưng là cái nhỏ bé
của riêng tôi. Của chiếc nôi kỷ niệm.
Ghé
thăm hai bạn tù cũ, Nguyễn Ngọc Thành và Nguyễn Đình Dương. Phông độ của chàng
pilot Nguyễn Ngọc Thành năm xưa không còn nữa. Bây giờ anh có thú tiêu khiển
trồng trọt. Cây khế ngọt, hình như hiếm và rất khó trồng (?) đang nhiều trái.
Anh chị hiếu khách, hái tặng không tiếc. Còn Nguyễn Đình Dương, dân nhảy dù,
phông độ hơn. Không biết phông độ từ chính anh hay nhờ hình ảnh cô vợ trẻ đẹp
bên cạnh? Anh bảo tôi chọn món ăn sáng. Vào tiệm mì, có cái gì đó thật bất ngờ,
thích thú: Rất “Tàu chợ Lớn”!
Chia
tay có chút níu kéo, bùi ngùi!
Nếu
làm Tourist guide thì Caubay phải được xếp hạng! Những gì đặc biệt và đáng ghi
nhớ của thành phố nầy tôi đều được viếng.
Old
Town San Diego, State Historic Park, gìn giữ dấu tích sinh hoạt của những người
Mexico đầu tiên, như còn nguyên vẹn. Khi ngồi trên thành miệng cái giếng nước
tôi sực nhớ lại cái giếng ở quê ngoại gần 60 năm về trước, nơi các thôn nữ vui
đùa, gánh nước đêm đêm mà vì biến cố thời cuộc đã quên bẵng!
Maritime
Museum với những con tàu biển thời xa xưa, còn đó. Mới hơn, là Hàng không mẫu
hạm Midway, một chứng cứ lịch sử gắn liền với chiến tranh VN. Nhìn chiếc mẫu
hạm đã trở thành museum cứ bùi ngùi. Không phải chỉ đơn giản là con tàu mang
chứng tích lịch sử mà mình cưu mang lịch sử của con tàu!
Bức
tượng vĩ đại, tại museum Midway, được thực hiện từ một bức ảnh chụp cảnh một
thủy thủ ôm hôn nồng nàn một cô gái trẻ đẹp, không quen biết, ra đón người về
sau chiến thắng, tôi nghĩ tới ngày trở về lặng lẽ của những người lính Mỹ sau
chiến bại tại VN! Cũng may là lịch sử cận đại kịp chứng minh tội ác của chủ
nghĩa cộng sản nên họ đã được phục hồi danh dự!
Đặt
bức tượng đó ngay tại museum nầy phải chăng là một cách đền bù của lịch sử?
Chiến
tranh là chết chóc. Nhưng chết để giành sự sống tự do cho người khác thì phải
được vinh danh. 58 ngàn tử sĩ Hoa Kỳ trong chiến tranh VN là chứng tích thời
đại. Hàng không mẫu hạm Midway giờ đây cũng đã yên nghỉ cùng với mộ phần của
các tử sĩ hy sinh cho tự do!
Hai
ngày rong chơi phố biển San Diego là hai ngày thật khó quên. Buổi sáng, trước
khi rời thành phố, cô vợ đảm đang của Caubay may mắn, dẫn đi ăn bún bò Huế.
Quán bún có tên Miền Trung, Vietnamese Food To Go, đúng là một quán cóc 100%
nhưng ngon tuyệt vời! Nếu không phải là người sành ăn tại địa phương chắc khó ai
có thể biết! Ai đến San Diego, thèm bún với đầy đủ hương vị Huế, cứ thử một
lần, gọi số phone nầy: 576-0962!
Trở
lại quận Cam, bất ngờ được chị của vợ Nhự, mới từ VN qua thăm, đãi một tô Câu
Lầu mà nguyên liệu chính gốc từ Hội An, thật vô cùng đặc biệt. Đây cũng là lúc
chuẩn bị chia tay Thủ Đô Của Người Tị Nạn! Tôi nhờ Chủ bút Việt Báo để tìm cách
viếng thăm mộ phần Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện. Rất cám ơn anh Phan Tấn Hải về sự
sốt sắng, dù không thành! Lúc sống Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện là khuôn mặt của cộng
đồng, là biểu trưng của khí tiết chống cộng sản nhưng khi về cõi lại nằm riêng
lẻ, người hâm mộ, như tôi, cũng không thể viếng thăm! Một câu hỏi mà tự tôi
không thể trả lời: Tại sao vậy?
Đến
thì lúc nào cũng vui. Đi thì không thể không vương mang. Vì vợ chồng Đỗ Nguyên
bận việc đã về trước nên tôi lên chuyến Xe Đò Hoàng mà lòng cứ ngổn ngang.
Ngổn
ngang vì một nỗi rất người!
June
5th, 2013
©Hồ Phú Bông
No comments:
Post a Comment