Đào Hiếu
11-6-2013
Vừa rồi anh bạn Nick Vujicic đến VN đã làm dấy lên đủ thứ
thông tin, đủ thứ bàn tán ồn ào. Tôi thì chỉ thấy anh ta là một người có nghị
lực đáng khâm phục như hàng ngàn người khuyết tật khác của VN. Vậy thôi. Chỉ
khác vì anh ta là người da trắng và có nhiều tiền.
Bây giờ người ta lại ồn ào về chuyện “bỏ phiếu tín nhiệm”
của quốc hội. Cũng giống như trường hợp Nick, lần này tôi cũng chỉ thấy đó là
chuyện cũ rích mà xưa nay quốc hội vẫn làm.
Quốc hội thì có lạ gì! Xưa nay cũng vẫn cái quốc hội ấy.
Thế thì việc họ làm có gì là hay ho đâu? Sao phải quan tâm đến làm gì? Thậm chí
còn bàn tán, dòm ngó xem kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ấy ra sao? Vị nào được
bao nhiêu phiếu, vị nào có phiếu tín nhiệm cao, vị nào vừa vừa, vị nào thấp?
Trời ạ! Bộ hết chuyện để quan tâm rồi sao?
Đã không muốn quan tâm, nhưng vì người ta “bình luận” tùm
lum nên mình cũng phải đọc cho biết.
Tín nhiệm cao, thấp hay trung bình thì vẫn thế. Ông Chủ
tịch vẫn Chủ tịch, ông Thủ tướng vẫn Thủ tướng, ông Thống đốc vẫn Thống đốc.
Có người còn rành cả chi tiết từng số lá phiếu được bầu,
trăm mấy, hai trăm mấy, ba trăm mấy… giống như nhớ mấy con số đề.
Còn có cả một ông Tây tên là Jonathan London nào đó viết
trên blog của mình bằng một thứ tiếng Việt khá lủng củng:
”Đó là một sự phát triển đáng kể. Nó chứng tỏ rằng mặc dù
Việt Nam vẫn là một nền chính trị độc đoán thì cũng là một hệ thống chính trị,
mà về một số mặt, đang tiến triển theo một cách đáng khích lệ nếu không xác
định gì về tương lai. Sự bỏ phiếu tín nhiệm là mới ở Việt Nam và một quá
trình tương đương sẽ là không thể tưởng tượng trong Trung Quốc.
Những kết quả này là tương đối so sánh được với những gì
chúng ta có thể thấy trong một hệ thống chính trị đa nguyên, như Hàn Quốc,
chẳng hạn. Vì thế, dù kết quả bỏ phiếu có lẽ không đáng ngạc nhiên, nó bao hàm
chính trị ở Việt Nam đang diễn biến.”
Nhưng cho dù có ông Tây nhảy vô bình luận thì cũng không
quan trọng. Điều quan trọng là BẢN CHẤT của việc “bỏ phiếu tín nhiệm”.
Đó chỉ là những kỹ xảo đánh lừa quần chúng với mục đích
khoe rằng: ta đây Quốc Hội cũng có quyền, có chính kiến.
Các đại biểu quốc hội kia thừa biết rằng cho dù ông
Trương Tấn Sang được 330 phiếu tín nhiệm cao và chỉ có 28 phiếu tín nhiệm thấp,
trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ được 210 phiếu tín nhiệm cao và 160 phiếu tín
nhiệm thấp nhưng không vì thế mà ông Sang sẽ có nhiều quyền hơn ông Dũng, sẽ có
uy hơn ông Dũng, sẽ thôi không sợ phạm húy ông Dũng nữa.
Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình có đến 209 phiếu tín
nhiệm thấp nhưng không vì thế mà mất chức Thống đốc ngân hàng. Còn bà Kim Ngân
có số phiếu tin nhiệm cao nhiều nhất là 372 phiếu thì được cái tích sự gì?
Hóa ra anh bạn da trắng mũi lõ Jonathan London, nghe nói
là giáo sư tiến sĩ chuyên gia gì đó ghê gớm lắm, cũng chỉ là một nhà trí thức
hồn nhiên mà thôi.
ĐÀO HIẾU
-----------------------------------------
Chỉ số tín nhiệm quan chức: thừa giấy vẽ voi
(Nguyễn Tiến Dũng)
Vui
buồn lấy phiếu tín nhiệm (Nguyễn Tường Thụy)
Xích
Tử – Lấy phiếu tín nhiệm là gì ? (Dân Luận)
No comments:
Post a Comment