6/06/2013
Ngày
3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm
1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với
bạn đọc.
Bauxite
Việt Nam
----------------------------------------------
Chúng tôi, những
người soạn thảo và ký bản Kiến
nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người
(thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi
Hiến pháp (UBDTSDHP) ngày 4-2-2013, cùng với những người đã nêu những ý kiến
khác với bản Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội công bố để lấy ý kiến của nhân dân từ ngày
2-1-2013, kiên quyết phản đối bản Dự
thảo Hiến pháp ngày 17-5-2013 (DTHP) do UBDTSĐHP trình tại kỳ họp thứ 5,
Quốc hội khoá XIII, vì
những lý do sau đây:
1- Về nội dung, trong
khi nhân dân mong đợi một sự đổi mới thể chế chính trị theo hướng thật sự dân
chủ, tạo sức mạnh cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, thì bản DTHP mới
này hầu như không thay đổi so với Dự thảo lần đầu đưa ra lấy ý kiến nhân dân,
mà còn có điểm kém hơn, thậm chí thụt lùi rõ nét so với Dự thảo đã trình Ủy ban
Thường vụ Quốc hội trong tháng 4-2013.
DTHP
vẫn khăng khăng bám giữ thể chế toàn trị của một đảng gắn với ý thức hệ và con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, một học thuyết tuy đã
có vai trò lịch sử nhất định trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc
nhưng nay đã bị thực tế chứng minh rõ là không tưởng và có nhiều sai lầm được
coi là nguyên lý xây dựng xã hội mới, dẫn tới sự sụp đổ chế độ chính trị-xã hội
ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa cách đây hơn hai mươi năm, và vì vậy đã bị loài
người tiến bộ bác bỏ.
Việc
hiến định sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với xã
hội và nhà nước là biểu hiện rõ nét nhất của tinh thần phản dân chủ; tự nó đã
khiến cho những điều ghi trong DTHP về quyền lực của nhân dân và của các tổ
chức do dân bầu cũng như các quyền cơ bản của con người và của công dân chỉ là
cái vỏ, không có thực chất, như đã thể hiện rõ trong thực tế nước ta nhiều năm
qua.
Duy
trì sự độc quyền toàn trị của giới cầm quyền nhân danh ĐCSVN chi phối toàn bộ
quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị là nguyên nhân cơ bản khiến cho đất
nước lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và đang bị thách thức trầm trọng về
nhiều mặt như hiện nay. Sự độc quyền toàn trị cũng là nguyên nhân gốc hủy hoại
vai trò lãnh đạo của ĐCSVN.
DTHP
đi ngược lại xu thế tiến bộ của loài người về những quan điểm cơ bản của thể
chế chính trị trong thời đại ngày nay như quyền lập hiến thuộc về nhân dân, nhà
nước tam quyền phân lập, đa sở hữu tư liệu sản xuất kể cả đất đai… Việc giải
trình DTHP nhằm phản bác những quan điểm ấy đều theo lối mòn, dựa vào những lập
luận giáo điều, khoác cái áo gọi là sự đồng thuận của đông đảo nhân dân.
Trải qua nhiều thập kỷ không nề hy sinh, gian khổ đấu
tranh giành độc lập, thống nhất để xây dựng xã hội tự do, dân chủ, dân tộc ta
không thể chấp nhận một Hiến pháp phản khoa học, phản tiến bộ và phản dân chủ
như vậy.
2- Quá trình tổ chức
lấy ý kiến của nhân dân, như UBDTSDHP trình bày trước Quốc hội, được đánh giá “thực
sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong các tầng lớp
nhân dân và cả hệ thống chính trị; đã có hơn 26.091.000 lượt ý kiến góp
ý của nhân dân với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức;
ý kiến của nhân dân đã được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, khách quan,
trung thực”. Nhưng trong thực tế, ai cũng thấy cuộc sinh hoạt chính trị
kiểu này mang nặng tính hình thức, áp đặt và quá tốn kém. Mọi ý kiến về những
điều cốt yếu khác với quan điểm hoặc ý muốn của cơ quan lãnh đạo đều không được
chấp nhận, thậm chí không được công bố và thảo luận công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng, mà chỉ bị phê phán, quy kết một chiều. Không những
các ý kiến hợp lý mang tính xây dựng của các tầng lớp nhân dân, mà cả một số
quan điểm sát thực tế, hợp lòng dân từ phía Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cũng đều bị bỏ qua.
Tóm lại có thể nói rằng: Sự bảo thủ đến ngoan cố của một
bộ phận trong giới lãnh đạo đang biến công việc hệ trọng về sửa đổi Hiến pháp
thành một màn kịch chính trị.
Chúng
tôi mong các đại biểu Quốc hội thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về những
điều quan trọng của Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau, yêu cầu UBDTSĐHP và Ủy
ban Thường vụ Quốc hội cùng với lãnh đạo ĐCSVN và Chính phủ tôn trọng các ý
kiến khác với Dự thảo, thẳng thắn công bố các ý kiến ấy trên các phương tiện
thông tin đại chúng, tổ chức thảo luận thật sự dân chủ, bình đẳng, công khai
trên các diễn đàn, qua tranh luận mà xác định chân lý và tạo sự đồng thuận, từ
bỏ cách lấy ý kiến theo kiểu áp đặt tư duy, quy kết tùy tiện.
Chúng
tôi đề nghị Quốc hội làm mọi việc cần thiết tạo ra sự đồng thuận lớn nhất trong
nhân dân theo tinh thần dân chủ về những vấn đề trọng đại cần phải đạt được
trong Hiến pháp sửa đổi lần này và sớm quyết định tổ chức trưng cầu ý dân về
những vấn đề cốt lõi của Hiến pháp để có thời gian chuẩn bị và làm tốt công
việc quan trọng và mới mẻ này. Đất nước đang rất cần một hiến pháp dân chủ để
sớm thoát khỏi tình trạng bế tắc đầy nguy hiểm hiện nay, mở ra một thời kỳ phát
triển mới vì một Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc. Vì thế không nên câu
thúc về thời gian, mà cần bảo đảm thật sự quyền quyết định của nhân dân đối với
Hiến pháp. Nếu làm vội chỉ cốt thông qua DTHP như đã trình Quốc hội thì sẽ là
tai họa cho đất nước. Nhân dân trông đợi các đại biểu Quốc hội hãy đại diện cho
nguyện vọng của cử tri, nói lên tiếng nói của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến
pháp.
Chúng
tôi tin tưởng đồng bào trong và ngoài nước nhận rõ việc sửa đổi Hiến pháp lần
này là cơ hội thuận lợi để cải cách thể chế chính trị, đòi hỏi phải kiên trì
đấu tranh để từng bước dân chủ hóa xã hội, xây dựng một nhà nước pháp quyền thật
sự của dân, do dân, vì dân, bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ. Quá trình đấu tranh này cũng là quá trình hòa giải, hoà hợp dân tộc,
khép lại quá khứ, vượt qua mọi định kiến, hướng tới tương lai của đất nước và
dân tộc. Mỗi người chúng ta, tùy theo cương vị và hoàn cảnh của mình hãy góp
sức một cách thiết thực và hiệu quả vào quá trình vận động dân chủ bằng các
hình thức đấu tranh ôn hòa, công khai, minh bạch.
Chúng tôi mong đợi mọi người có lương
tri trong hệ thống chính trị hiện nay nhận rõ sự thật, đứng về phía nhân dân,
ủng hộ nhân dân trong sự nghiệp vinh quang và khó khăn này.
DANH
SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
1.
Nguyễn
Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2.
Huỳnh
Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
3.
Nguyễn
Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
4.
Tống
Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
5.
Lê
Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải,
nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
6.
Hoàng
Dũng, PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TP HCM
7.
Lê
Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân
tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
8.
Nguyễn
Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
9.
Phan
Hồng Giang, TSKH, nhà nghiên cứu văn hoá, Hà Nội
10.
Lê
Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố
(Saigontourist), TP HCM
11.
Chu
Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên
Viện IDS, Hà Nội
12.
Phạm
Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành
viên Viện IDS, Hà Nội
13.
Phaolô
Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
14.
Hà
Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
15.
Tương
Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ
tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
16.
Phạm
Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn
Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
17.
Cao
Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
18.
Hồ
Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,
Hà Nội
19.
Nguyễn
Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TPHCM, TP HCVM
20.
Huỳnh
Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên
Sài Gòn trước 1975, TP HCM
21.
Huỳnh
Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
22.
Kha
Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
23.
Nguyên
Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
24.
Hạ
Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc
Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
25.
Trần
Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải,
nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
26.
Hồ
Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo
Tin sáng, TP HCM
27.
Hoàng
Xuân Phú, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
28.
Đào
Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành
viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
29.
Tô
Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
30.
Nguyễn
Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
31.
Trần
Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
32.
Phạm
Toàn, nhà giáo, Hà Nội
33.
Nguyễn
Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM
34.
Nguyễn
Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện
IDS, Hà Nội
35.
Vũ
Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
36.
Hoàng
Tuỵ, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
37.
Nguyễn
Hữu Vinh (anhbasam), luật sư, doanh nhân, Hà Nội
38.
Nguyễn
Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên cựu Đại sứ Việt
Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
39.
Lưu
Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
40.
Tô
Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
No comments:
Post a Comment