Friday 14 June 2013

ĐÔI LỜI VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ HIỆN NAY (Tam 8X - Danlambao)




15.6.13            94 Comments

Trong bài viết Chúng Ta cần làm gì để Phong trào Dân Chủ không đi vào ngõ cụt?” , tôi có nhận được nhiều phản hồi. Nay xin hồi đáp một số ý như sau:

Thứ nhất, tôi cho rằng, chúng ta đã có được những thắng lợi cơ bản trên mặt trận tuyên truyền. Điều này phản ảnh một bước phát triển trong con đường đấu tranh dân chủ. Tuy nhiên, sự thực thi dân chủ trong đời sống xã hội còn khá chậm chạp và giăng ra nhiều bẫy, còn mang tính trông cậy nhiều hơn là đấu tranh mang tính độc lập. Tính trung dung trong đấu tranh vẫn còn hiện hữu (như bloger Trương Duy Nhất) hay tìm cách trông chờ, chờ đợi sự thỏa hiệp từ phe nhóm trong đảng cộng sản thông qua sự tự diễn biến trong đảng.

Khi chế độ càng mục rữa, thì các cá nhân trong đảng cộng sản càng khắc ghi nhớ về bài học Đông âu, Nga Xô… hay bài học về Trần Xuân Bách, Trần Độ… để bám víu quyền lực và tìm mọi cách để khống chế, loại trừ nguy cơ đó. Do vậy, sự đấu tranh phải đi từ quần chúng đi lên, để tạo cơ hội cho các cá nhân trong đảng thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của đảng cộng sản. Tránh đấu tranh theo đường lối “trung dung” cũng là tránh tâm lý cầu vọng, trông chờ vào sự hồi tâm, hay ban phát tình thương từ chính quyền cộng sản. Vì điều này nó khiến cho phong trào đấu tranh đi vào giai đoạn “trông chờ” thay vì sự kiên quyết cần có của một lực lượng đối lập trong tương lai. Đấu tranh để xác lập một chính quyền hoàn toàn mới (đa nguyên, đa đảng) mà trông chờ vào “lương tâm” của các quan chức, bộ máy cộng sản thì đó chỉ là kiểu đấu tranh nửa vời. Bạn có muốn một nhà nước được xác lập kiểu tổng thống chuyên chế trong tương lai không? Nếu không, thì tâm lý đấu tranh này ngay lập tức cần phải loại bỏ ngay lập tức. Khi tôi viết bài này, thì tôi đọc được bài của blogger Nguyễn Văn Dũng, và tôi chết lặng khi đọc đến dòng “Điểm quan trọng cuối cùng cần lưu ý: Chúng ta đồng hành cùng TS Cù Huy Hà Vũ đến công lý và tự do chứ không bao giờ cổ vũ TS tuyệt thực đến chết. Nhưng nếu rủi ro không mong muốn xảy ra với TS Cù Huy Hà Vũ - con của bậc "khai quốc công thần của chế độ" Cù Huy Cận - thì từ giới trí thức cho đến dân oan mất đất sẽ mất nốt chút hy vọng cuối cùng vào một chút tính người còn sót lại nơi các lãnh đạo đảng cộng sản”… Tôi không biết anh Dũng có tiếp xúc nhiều với cộng sản hay không? Nhưng những kẻ nắm quyền sinh sát thực sự (Bộ chính trị) thì chỉ giao tiếp với nhau bằng nghị quyết, mệnh lệnh mà thôi. Đừng đấu tranh bằng sự trông chờ “rũ lòng thương” của chính quyền Cộng sản bài học về Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ, Lê Đình Mạnh… vẫn còn nóng hổi.

Thứ hai, tôi cho rằng, quá trình đấu tranh dân chủ là quá trình tập hợp tiếng nói chung đi đến quy kết lực lượng. Trong cả quá trình đó, chúng ta cần một chất keo dính là sự thống nhất về mặt tư tưởng và mục đích đấu tranh để có thể đánh động, và thu hút sự ủng hộ lẫn gia tăng lực lượng (bao gồm các tầng lớp trong xã hội), nếu không có chất keo này, quá trình đấu tranh chỉ là quá trình cầm hơi, chờ đợi sự thay đổi từ trên xuống mà thôi. Vì thế, việc chúng ta quá chìm sâu vào màu sắc lá cờ khiến chúng ta đang tự bẫy chúng ta, nó không những làm chậm hướng quá trình đấu tranh mà ngược lại, nó là một yếu tố khiến cho lực lượng đấu tranh dân chủ đi vào ngõ cuộc bởi sự đấu tranh vì màu cờ (dưới chiêu bài đấu tranh dân chủ) thay vì mục đích lớn nhất là dân chủ. Nó cũng khiến cho quá trình thu hút, tập trung lực lượng và thống nhất về tư tưởng trở nên không thể thực hiện được. Khi nào, cờ vàng và cờ đỏ chưa thể chấm dứt thì mãi mãi, quá trình đấu tranh dân chủ cũng sẽ bước đi những bước rất chậm và cơ hội để tận dụng trong đấu tranh vì thế sẽ bị bỏ qua. Lá cờ không phải mục đích đấu tranh, lá cờ là sự tập trung & lời hiệu triệu để đấu tranh. Do vậy công hay tội của cờ vàng/ cờ đỏ thì hãy cho nó được ghi chép trong sách lịch sử hậu đấu tranh thay vì tranh cãi, bàn luận dẫn đến sự nghi kỵ, đánh đố nhau trong quá trình đấu tranh. Và dĩ nhiên, các cuộc tranh luận cờ vàng, cờ đỏ chỉ khiến cho lực lượng dân chủ bị phân tán, bị tách ra và bẻ gãy nhanh chóng chứ không phải để cho phong trào phát triển vững mạnh đi lên. Cộng sản tất nhiên sẽ thích điều này, cái cách đấu tranh “khoét sâu vào hàng ngũ của địch, lợi dụng điều đó để làm tan rã tổ chức, phong trào địch” của chính quyền cộng sản vẫn còn đang và sẽ gia tăng sử dụng trong thời điểm hiện nay, sắp tới. Xin các bạn nhớ cho.

Thứ ba, “đừng để người Việt Nam chịu đơn độc khi họ tranh đấu cho một đất nước Việt Nam cởi mở, dân chủ. Một đất nước mà ở đó các quyền con người được tôn trọng và bảo vệ”. Điều này cho chúng ta thấy, muốn sự đấu tranh cho một tương lai dân chủ đi đến thành công thì ít nhất ta phải đảm bảo cho sự đấu tranh cho từng cá nhân tranh đấu cho quá trình đó không phải lạc lõng, cô độc. Ít nhất là khi một tổ chức thu nạp các cá nhân đấu tranh ra đời. Sự nghi kỵ với diễn giải mơ hồ đi đến sự phán xét khi bằng chứng chưa có gì trong tay đang giết chết những cá nhân đấu tranh, nhất là khi bản thân – gia đình họ gặp khó khăn với những chiêu trò lẫn thủ đoạn của an ninh – công an sở tại. Vấn đề chia sẻ trong đấu tranh giữa nhóm người với cá nhân được xem xét như là một sự “hiệp thông”cần thiết trước khi chúng ta bàn đến một niềm tin về một tổ chức lực lượng đối lập lớn mạnh để đối phó với chính quyền cộng sản (dù tham nhũng, thối nát) vẫn còn khá mạnh. Đừng bao giờ để một bài viết đặt nghi vấn về nhóm boxitvn là của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Nguyễn Văn Thạnh & Trương Duy Nhất là đàn em, là bồi bút của Nguyễn Bá Thanh mà khiến cho lực lượng đấu tranh dân chủ trong giai đoạn hiện nay vốn còn yếu lại càng dễ dàng bị phân rã bởi sự mất mát niềm tin lẫn nhau. Sự đấu tranh chính trị là trò chơi bẩn thỉu mà nghi kỵ và sự gieo rắc nghi kỵ là một thủ đoạn trong đó, vì vậy, tránh sa vào cái bẫy và tránh là người gián tiếp gieo bẫy trên là góp động lực lớn cho phong trào đấu tranh của cá nhân dân chủ. 700 phương tiện và truyền thông báo chí, 1 VTV gieo rắc nghi kỵ, bịa đặt trắng trợn và cắt ghép lời để mưa đồ riêng cho chính quyền là quá đủ rồi. Thưa các bạn! 

Thứ tư, hiện nay phương pháp đấu tranh tựu chung là đấu tranh trên mặt trận thông tin – truyền thông và biểu tình (trong có dịp). Tất cả đi đến một điểm chung về phương pháp, đó là sự đấu tranh bất bạo động trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc (CĐPTVN, Thông Luận). Đây cũng được xem là phương pháp đấu tranh trong thời điểm hiện tại và thực tiễn tại Ai Cập, Syria hay Lybia… cho thấy tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, đặt trong một chính quyền độc tài mang tính chất cộng sản mà nói, nếu chỉ có tiến hành các phương pháp bất bạo động, nhấn mạnh đến biểu tình thì nó sẽ dẫn đến một Syria hay một vùng Thiên An Môn lần hai trên nước Việt, trong đó sự giúp đỡ bàn tay cố vấn mang tên Trung Quốc nhằm bảo vệ chính quyền cộng sản Việt Nam (với các điều khoản được nhượng) không phải là không có trong tình trạng tính tương đồng ý thức hệ vẫn còn được nhấn mạnh trong hàng ngũ đảng (Đại tá, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh). Thứ nữa, chưa nói đâu xa, nếu tiếp tục tiến hành các đợt đấu tranh- biểu tình theo “lộ trình” như hiện nay thì phương pháp đấu tranh bất bạo động sẽ không chết ngay lập tức mà ngày càng rệu rã theo thời gian. Lý do, chính thể hiện nay đủ sức để đưa cuộc biểu tình đó đi vào ngõ cuộc thông qua việc chặn bắt, vai bắt các yếu nhân; phân tán người biểu tình và tìm cách đe dọa người biểu tình thông qua các phương tiện như công an – truyền thông – các tổ chức xã hội… Cho nên, tôi cho rằng, ngoài đấu tranh trên mặt trận thông tin, biểu tình thì buộc phải sử dụng thêm các phương pháp mang tính bạo lực khác, ít nhất là đảm bảo tính dè chừng của chính quyền với các phong trào dân chủ. Việc truy tìm, tố cáo, vạch trần và tìm cách trừ khử các viên công an đàn áp, các viên quan hành vi tham nhũng, chà đạp với dân… được xem là một phương cách vừa tạo tính răn đe, hiệu quả trong quá trình đi lên của phong trào dân chủ, vừa tạo tính đa dạng trong phương pháp, vừa thu hút thêm sự ủng hộ của người dân bị áp bức… Vì bất bạo động chủ yếu để tìm kiếm sự hòa giải, nhưng để dẹp tan bạo người, mở đường cho nền chính trị tương lai thì cần phải có yếu tố bạo lực.

Cuối cùng, nhiều người có liên tưởng tôi là CAM, tôi không giải thích, chẳng biện minh bất cứ điều gì cả. Tôi viết bài và tham gia các hoạt động dân chủ vì tôi mong muốn mình sẽ góp phần xóa bỏ thể chế ăn hại hiện tại. Tôi muốn đời con, đời cháu của tôi không phải è mình ra để nộp các loại thuế, phí vớ vẩn như thời phong kiến; không phải vào đồn công an bằng chân và ra bằng cáng; không phải học trong nền giáo dục đậu 100% hay nhìn tài nguyên quốc gia bị xâm hại và bán với giá rẻ mạt nhằm mưa cầu cho lợi ích của một nhóm người nhân danh lãnh đạo… Và trên cả, tôi không muốn tương lai tôi – con tôi – cháu tôi giao quyền điều hành đất nước cho đảng cộng sản để một lúc nào đó nhìn “1 đạo quân nhỏ của Trương Phụ đã đánh tan được toàn bộ đạo quân đông đào và hùng hậu của quân Hồ” [Tổ Quốc ăn năn] và đất nước rơi về phiên thuộc.







No comments:

Post a Comment

View My Stats