Việt-Long-Thanh Quang-Nguyễn Khanh
2013-06-13
2013-06-13
Dư luận
nổ tung
Chuyện
đào thoát của Edward Snowden và việc anh tố giác hoạt động của an ninh tình báo
quốc gia Hoa Kỳ nhằm do thám điện thoại, điện thư của công dân Mỹ đã làm nổ
tung công luận Hoa Kỳ và thế giới trong mấy ngày qua.
Gương
mặt hiền lành của anh xuất hiện nhiều ngày liền trên mọi trang nhất của các tờ
báo lớn của mọi thứ tiếng trên thế giới. Báo chí quốc tế tặng anh danh hiệu
“Người thổi còi” báo động cho tự do, dân chủ.
Vẫn
đang ở Hồng Kông, hôm thứ năm anh còn tố cáo thêm vụ 61 ngàn hackers của Mỹ tấn
công các mục tiêu không gian ảo trên khắp thế giới, kể cả hằng trăm mục tiêu ở
Trung Quốc và Hồng Kông. Anh tuyên bố:
”Tôi
chẳng phải là anh hùng hay kẻ phản bội. Tôi là một người Mỹ"
Cùng
ngày, Giám đốc Cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ, ông Robert Mueller, tuyên bố
trước quốc hội rằng đã mở cuộc điều tra hình sự và dùng mọi biện pháp để truy
tố người này về tôi tiết lộ những bí mật của chương trình giám sát điện thoại,
điện thư của Cơ quan An ninh Hoa Kỳ.
Cũng
trước quốc hội, Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ, tướng Keith
Alexander, tuyên bố chuyên viên Hoa Kỳ đã nhờ vào chương trình theo dõi điện
thoại điện thư mà phát hiện và phá vỡ từ trong trứng cả mấy chục cuộc tấn công
khủng bố. Kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh Bộ Chỉ Huy không gian ảo của Hoa Kỳ, tướng
Alexander xác định rằng chương trình theo dõi đó của chính phủ là hợp pháp, và
được thi hành dưới sự giám sát tư pháp.
Rời bỏ
“thiên đàng”
Người
chuyên viên vi tính 29 tuổi từng làm việc cho cơ quan tình báo trung ương Mỹ
CIA và đang làm cho Cục An Ninh quốc gia NSA, bất ngờ từ nhiệm sở ở Hawaii bay
sang Hồng Kông nơi anh đã hẹn trước với phóng viên báo The Guardian
của Anh quốc. Nơi đây anh đã tiết lộ những chuyện động trời liên quan đến
chương trinh của FBI gọi là PRISM, là chương trình nằm trong kế
hoạch chống khủng bố, nhằm buộc cho các công ty điện thoại và thông tin của Mỹ
theo dõi chặt chẽ và khi có lệnh toà án thì phải giao nạp cho chính phủ nội
dung mọi liên lạc điện thoại, email, trang giao tế xã hội của tất cả mọi người
sử dụng những phương tiện của các công ty đó trên thế giới, và cả các công dân
Hoa Kỳ ở trong và ngoài nước.
Ai hợp
pháp, ai không hợp pháp?
Liệu
trên khía cạnh hiến pháp và luật pháp, một chương trình như vậy có hợp hiến hợp
pháp không, trong khi hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền tự do cá nhân bao gồm các
nhân quyền, là quyền tối thượng của mọi công dân Hoa Kỳ, trong đó quyền riêng
tư thường được biện hộ và đề cao?
Thuần
tuý pháp lý, hành động đó của chính phủ có thể bị coi là xâm phạm quyền riêng
tư của người Mỹ. Phía chính phủ nói đó là kế hoạch cần thiết cho nền an ninh và
phúc lợi của người dân Hoa Kỳ. Câu trả lời của Tổng thống Barrack Obama là
chính phủ không thể bảo đảm 100% tránh được nạn khủng bố cho người dân và cũng
không thể bảo đảm 100% cho quyền tự do cá nhân, mà người dân trong bối cảnh bị
đe doạ hiện nay phải chịu đựng một chút những điều bất tiện, vì nền an ninh của
quốc gia.
Mặt
khác, hành vi của Edward Snowden là tiết lộ bí mật về hoạt động của chính phủ,
là vi phạm luật pháp. Hoạt động của chính phủ có hợp pháp hay không là
điều phải tính tới về sau, nhưng dù sao anh cũng không được phép tiết lộ ra bên
ngoài.
Toà Bạch
ốc dưới búa rìu dư luận
Trong
khi đó lời giải thích của Tổng thống Hoa Kỳ khiến nhiều người ngạc nhiên. Quyền
tự do cá nhân được xem là “quyền tự do căn bản và quan trọng nhất của người dân
Mỹ” là điều ông từng nói khi ra tranh cử để phê bình chính phủ George W. Bush,
đi kèm với những lời chỉ trích nặng nề về những điều ông Bush đã làm, vi phạm
đến quyền căn bản quan trọng đó và những quyền căn bản khác. Trước những chỉ
trích đó, Tổng Thống George W. Bush có lần phải lên tiếng nói rằng đừng quên
trong cương vị của một nhà lãnh đạo, hàng ngày ông được nghe báo cáo về an ninh
quốc gia, và “có những lần nghe xong mà thấy rợn cả người”. Trước khi
rời Tòa Bạch Ốc, Ðệ Nhất Phu Nhân Laura Bush cũng nói điều tương tự, cho rằng
những điều người khác chỉ trích chồng bà là “những điều hoàn toàn không đúng”,
giải thích: “Tất cả những gì nhà tôi làm đều nhắm vào mục đích phục vụ người
dân, đảm bảo không cho khủng bố có cơ hội” như chúng đã làm hôm 11 Tháng
Chín 2001.
Ðó cũng là lời giải thích được các viên chức thân cận nhất của Tổng Thống Barack Obama đưa ra để trả lời câu hỏi tại sao chính phủ vi phạm dân quyền khi xin trát tòa để thu thập hồ sơ điện thoại và hồ sơ Internet của cả triệu người dân. Một trong những người thân tín của tổng thống là cựu cố vấn David Axelrod bảo:
“Khi
là tổng thống Hoa Kỳ, ngày làm việc của bạn sẽ bắt đầu bằng báo cáo về an ninh.
Tôi biết và hiểu rất rõ là Tổng Thống Obama ngày nào cũng phải đối đầu với thực
tế vì những hiểm họa có thể xảy đến cho quốc gia, đương nhiên là ông có trách
nhiệm phải làm những gì có thể làm để phá vỡ những âm mưu phá hoại đó”. Ông
cựu cố vấn Tòa Bạch Ốc nói thêm “Ðó là điều ai cũng phải làm khi ở trong cương
vị của một nhà lãnh đạo”.
Lưỡng
đảng đồng tâm hiếm thấy
Về
phía đối thủ chính trị của Tổng thống là đảng Cộng hoà, điều ông Obama làm đã
được sự ủng hộ của đối thủ chính trị, nghị sĩ John McCain, người từng đại diện
đảng Cộng Hòa tranh chức tổng thống hồi 2008.
Trong
cuộc phỏng vấn trưa Chủ Nhật của đài CNN, ông McCain nói rằng “Nếu chuyện này
xảy ra hôm 12 Tháng Chín 2001 (tức 1 ngày sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ), chắc
chắn sẽ chẳng ai nói gì cả”. Vị nghị sĩ Cộng Hòa nói thêm chuyện này “nổ lớn”
vì xảy ra cùng lúc với những thắc mắc của người dân về những việc làm sai trái
Cơ Quan Thuế Vụ Hoa Kỳ, về chuyện từ năm ngoái Tòa Bạch Ốc vẫn tìm cách che
giấu sự thật xảy ra ở Benghazi, cho đến chuyện nhà báo của hãng thông tấn AP và
FOXNews cũng bị FBI thu tóm hồ sơ điện thoại xem họ gọi cho những ai và những
ai gọi cho họ.
Trong
khi đó nhiều vị dân cử khác tỏ ra cứng rắn hơn, như nghị sĩ Rand Paul, con của
người ra tranh cử Tổng thống năm 2008, dân biểu Ron Paul. Vị nghị sĩ trẻ tuổi
cho rằng kế hoạch của CIA “vi phạm hiến pháp” và ông đang suy nghĩ xem có nên
yêu cầu Tối Cao Pháp Viện nhập cuộc hay không.
Đồng
minh chính trị phẫn nộ
Công
luận nhận xét ra sao về việc Tổng thống Obama đã duy trì và áp dụng đạo luật mà
chính ông từng phản đối gay gắt?
Những
tổ chức ủng hộ hết lòng cho ông Obama tranh cử Tổng thống đã cho rằng Thượng
Nghị Sĩ Obama và Tổng Thống Obama là hai con người chính trị khác nhau. Và khi
thành Tổng hống thì ông Obama cũng chẳng khác gì ông Bush.
Nhưng
phụ tá cố vấn An Ninh Quốc Gia của ông Obama trả lời sự so sánh đó, và nhắc lại
tháng trước Tổng Thống Obama đã đọc bài diễn văn quan trọng nói về chính sách
mới mà ông đưa ra để chống khủng bố hữu hiệu hơn. Ông Rhodes nhắc lại là Tổng
thống Obama đã kết thúc cuộc chiến Iraq và sắp rút quân khỏi Afghanistan, và
như vậy không phải bỏ đi những biện pháp khác, vì phải bảo vệ cho người dân
trong tình thế an ninh như hiện nay.
Hôm
thứ tư Tổng thống Nga nói có thể cho Edward Snowden tị nạn chính trị. Liệu
Edward có đi Nga không?
Một
người yêu nước
Edward
Snowden đã tình nguyện nhập ngũ để chiến đấu tại Iraq, nhưng bị gãy hai chân
trong thế giới huấn luyện, nên quay về đi học thêm vi tính, chiếm được việc làm
cho CIA rồi tới NSA, được làm ở Hawaii, nơi anh ở với bạn gái, và là nơi mọi
người Mỹ coi là thiên đường hạ giới, với mức lương trên 100 ngàn đô la
một năm. Nhưng anh đã bỏ hết cả sự nghiệp tình báo đầy hứa hẹn, bỏ cả người yêu
ở lại Hawaii, để làm công việc mà anh gọi là tố giác một hành vi phi pháp phản
dân chủ của chính quyền Mỹ.
Con
người như vậy phải là một công dân yêu nước và dám hy sinh vì những giá trị dân
chủ tự do của quê hương xứ sở Hoa Kỳ của anh. Nếu đi Nga tị nạn thì đúng là đã
chống lại tổ quốc, và sẽ gây tai hại khôn lường cho Hoa Kỳ, vì anh ta có thể
nắm giữ được những tài liệu tình báo vô giá, trong đó có danh sách những người
làm việc cho CIA trên khắp thế giới. Kho tàng thông tin ấy sẽ giúp ích cho
người Nga rất nhiều.
Một
con người yêu nước và dám hy sinh vì quyền tự do của người dân nước mình sẽ
không phản quốc.
Nhưng
bây giờ anh đang ở Hồng Kông, Trung Quốc có thể hành động ra sao về anh, qua tay
chính quyền Hồng Kông?
Bắc Kinh
đắc lợi mọi bề
Một
kho tàng về tình báo như vậy thì Nga hay Trung Quốc cũng muốn thủ đắc. Nhưng
Bắc Kinh có thể có lợi hơn thế nhiều, khi nhẫn tâm giao nạp Edward Snowden cho
Hoa Kỳ như một hành động tỏ thiện chí cao nhất trong công cuộc hợp tác hoà
bình, hợp tác chống khủng bố, để có thể đổi lại và được Hoa Kỳ dành tặng những
lợi lộc to tát hơn nhiều.
Ngược
lại, Hồng Kông là một lãnh thổ với quy chế tự trị về hành chánh công quyền và
pháp lý, mà Bắc Kinh đã nhiều lần cam kết tôn trọng. Trung Quốc không thể xen
vào nền pháp lý của Hồng Kông để buộc Hồng Kông giải giao người này cho Bắc
Kinh hay Washington, dù nếu người Mỹ có yêu cầu.
Vũ khí
bằng vàng
Trước
hết Trung Quốc đã được một món quà tặng vô điều kiện, một quân bài mạnh để
khống chế Hoa Kỳ trong trận đấu khẩu về vấn đề an ninh mạng. Tổng thống Mỹ
nhiều lần nghiêm khắc yêu cầu Trung Quốc có hành động nghiêm chỉnh để chặn đứng
cuộc tấn công trên không gian ảo nhắm vào Hoa Kỳ trên những lãnh vực thiết yếu
của quốc gia, từ quốc phòng đến điện lực, đến sản xuất, kinh tế, thương mại.
Chủ
tịch Tập Cận Bình mới trả lời báo chí tại California rằng chính Trung Quốc cũng
là nạn nhân chịu nhiều tổn thất khi các hackers nỗ lực tấn công vào mạng
internet của họ.
Tại
thượng đỉnh California hai nhà lãnh đạo đã không thoả thuận được điều gì trong
lãnh vực an ninh không gian ảo. Nay Edward Snowden lại hiến tặng Trung Quốc một
vũ khí bằng vàng để khiến đối tác Hoa Kỳ phải im tiếng, không thể nói thêm một
lời nào thống trách Trung Quốc về vấn đề này.
No comments:
Post a Comment