Đàm Mai Đạo
14/06/2013
Khi tôi viết “Nhìn nhận về vụ
bắt Trương Duy Nhất” [1], tôi thật bất ngờ vì được nhiều trang dẫn bài về và
một số tác giả tiếng tăm chú ý để trích dẫn, tranh luận với một người viết
không hề có chút tên tuổi. Tôi cho đó là điều may mắn đối với tôi – một người
viết rất ít, chỉ buồn vì nhiều người đã dùng những lời lẽ không phải đạo cho
lắm và đặc biệt không có căn cứ cũng như phân tích rạch ròi mang tính khách
quan, thay vào đó là cảm tính (không phải tình cảm) khi đánh giá vụ bắt giữ
Trương Duy Nhất. Dù tình cảm dạt dào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên tỉnh táo,
đặc biệt trong chính trị – nơi mà tình cảm chân thật (đúng với nghĩa của nó)
xem ra thật xa lạ khi nói về “tình yêu”, dù nghĩa hẹp hay nghĩa rộng trên xứ sở
độc đảng toàn trị này.
Bài viết nêu trên gây ra tranh
cãi quá nhiều, trong đó, một hướng xem nó như là một “góc nhìn méo mó” thiếu
khoa học, kém thiện cảm và thật lạc lõng đối với blogger Trương Duy Nhất. Tôi
buồn nhưng không vì thế mà tôi bỏ viết, một khi cần phải viết để góp thêm cái
nhìn cho phong trào dân chủ, tự do Việt Nam.
Chính trường Việt Nam – không
phải là chiến trường không tiếng súng, với những sách lược sáng tạo, khoa học,
chính quy, độc đáo; thay vào đó, nó là nơi của cà chua, trứng thối, mắm tôm
cùng những thủ đoạn làm rùng mình thiên hạ về sự dơ dáy và tất cả cặn bã thải
loại của những thứ “tư tưởng” Mác – Lênin, Mao hay Hồ. Nó bẩn thỉu nhất trong
tất cả các cuộc đấu đá, thanh trừng, chém giết (không có máu) và nó bần tiện,
đốn mạt nhất vượt lên cả sự trả thù tiểu nhân, hèn hạ, như vua Minh Mạng đã
hành xử với Tả quân Lê Văn Duyệt bằng cách san bằng nấm mộ song thân của ngài
và xiềng xích ngay cả mộ người đã khuất mà người đó có công trạng lớn lao đối
với dân tộc; hay Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày trong lõa lồ dưới
thời vua Gia Long: (trích Wikipedia)
<em>Đứa con gái trẻ của
bà (Bùi Thị Xuân) bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến đến. Cô gái biến
sắc rồi mặt trắng bệch như tờ giấy. Nàng ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà
Xuân nghiêm mặt trách: Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta!…Đến
lượt bà, nhờ lớp vải ở bên trong quấn kín thân thể, nên tránh khỏi sự lõa lồ.
Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi
giật mình lùi lại. Bọn lính phải vội vàng bắn hỏa pháo,đâm cây nhọn sau đít con
vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới, giơ vòi quấn lấy bà tung lên
trời…Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp phạm nhân như mọi bận mà bỏ
chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn
người xem hoảng hốt theo.
Chính trường Việt Nam – nơi cần
phải thải loại hết tất cả những đầu óc bẩn chật, khốn nạn và ti tiện nhất của
cái thứ “văn hóa cộng sản”. Tôi muốn nói về NHÂN QUYỀN – nhân quyền của ngay
những kẻ gọi là “đồng chí” với nhau (!). Cái chết trong tức tưởi của Hồ Đức
Việt mới đây là điều để chúng ta nghiền ngẫm về điều này.
Trở lại với vụ bắt giữ ông Phạm
Viết Đào, một lần nữa, tôi vẫn giữ vững quan điểm của mình – không nên gọi ông
Đào là “nhà bất đồng chính kiến” như tôi đã từng đề nghị về ông Trương Duy Nhất,
dù cả hai ông đều bị bắt theo điều 258 Luật hình sự.
“Nhà bất đồng chính kiến”là
gì”, xin mời quý độc giả xem lại định nghĩa của tôi trong bài viết trước.
Trong khi ông Nhất bị dư luận
nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng
100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử
trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính
líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào, cũng như không làm việc cho bất cứ ai
với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách
để bàn chuyện “văn chương thế sự” như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân.
Ông Phạm Viết Đào, một nhà văn
61 tuổi, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy
chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần – thứ mà bản thân ông cũng
như tất cả người cộng sản hiểu rõ – khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ
“quản” được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với “phong thái” “bắt người
định tội” của chính thể này.
Trường hợp ông Đào, tôi cũng
nhất quán không đề cập đến Luật pháp để tránh sa lầy trong phân tích.
Trong nhiều bài viết của nhà
văn này, tôi chú ý đến hai bài viết vói quan điểm khá rõ:
- Con cái Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm gì ở đâu [2]
- TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐANG CAN
THIỆP ĐỂ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT ĐƯỢC THẢ… [3]
Nếu quý độc giả gắn kết việc
bắt ông Phạm Viết Đào với kỳ lấy phiếu tín nhiệm vừa xong như tôi đã từng đề
nghị gắn kết việc Trương Duy Nhất bị bắt với kỳ bầu vào Bộ Chính Trị cách đây
không lâu, sẽ thấy vấn đề “tuy hai mà một” dù hơi khác một chút, (xin nhấn
mạnh) theo quan điểm của tôi, ông Phạm Viết Đào không cho thấy rõ tính chất như
ông Nhất (nhiều người nghi ngờ là thân tín của ông Nguyễn Bá Thanh), thay vào
đó, ở người đàn ông gốc Nghệ An này – âm hưởng có vẻ vẫn nặng văn hóa theo kiểu
“phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” và có thể xem ông như “lão ngoan đồng” ngứa
miệng, gai mắt, thấy thì nói và đó cũng là phong cách kiểu “cụ lý”, “ông bá hộ”
của làng xã thời phong kiến kèm thói gia trưởng họ tộc với phương châm “bênh
vực anh em đồng hội đồng thuyền” nên sảy lời quá đà.
Ngoài ra, chúng ta nhớ lại,
nhiều tác giả xem kỳ lấy phiếu tín nhiệm Quốc hội của ông Nguyễn Tấn Dũng với
số phiếu “tín nhiệm cao” chỉ nhỉnh hơn 42% như là một thất bại cho uy tín và
địa vị của mình. Đó là nhận định hời hợt với cặp mắt của “nhà khoa học” theo
phép “cộng trừ nhân chia” khi chỉ đề cập đến con số. Đánh giá về tình hình
chính trị không thể chỉ dựa vào những số liệu khô khan.
Gần 500 vị đại biểu Quốc hội,
trong đó trên 90% là đảng viên với những chức phận, lĩnh vực quan trọng và cao
thấp khác nhau, cũng như sự cát cứ lớn nhỏ tại từng địa phương hoàn toàn khác
nhau. Không thể xem 498 vị đại biểu, vị nào cũng “cân nặng 50kg” như nhau khi
so sánh từng lá phiếu trên tay của họ.
Trên cách nhìn này, quý độc giả
hãy nghĩ 210/498 phiếu “tín nhiệm cao” dành cho ông Dũng, nếu tuyệt đại đa số
là những “đầu sỏ” thuộc nội các chính phủ và những địa phương quan trọng, trong
đó có: nhiều nhân vật quan trọng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Bộ Tài Chính,
Ngân hàng nhà nước, Tp.HCM v.v… cùng những vị trí quan trọng khác, thì thử hỏi
số còn lại (288 phiếu) mà “kiểu” Hoàng Hữu Phước, Đỗ Thị Huyền Tâm, Đặng Thành
Tâm v.v…(nghĩa là những chiến binh bại trận và tiếng nói của họ chẳng có trọng
lượng là mấy) hay khá hơn tí chút là “kiểu” Dương Trung Quốc, hoặc “kiểu”
Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông (trước đây) thì con số 288 làm sao áp đảo nổi
so với 218 vị kia, toàn là những “ngọa hổ tàng long”: Nguyễn Chí Vịnh, Phùng
Quang Thanh, Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện
Nhân, Lê Thanh Hải, Đinh Tiến Dũng (Bộ trưởng Tài chính mới) v.v…???
Khi chỉ nhìn con số 218/498,
các tác giả đã sai lầm nghiêm trọng với cặp mắt “khoa học kỹ thuật” thuần con
số mà cho rằng qua cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đang
mất dần uy thế của mình(!).
Do đó, phải chăng việc bắt Phạm
Viết Đào như là một lời khẳng định: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nguyên
đó! Không một ai được phép lờn mặt, hỗn xược mà đả phá ông ta?! Những đám tàn
quân lao nhao dưới trướng kẻ khác hay những kẻ ngồi lê đôi mách như mụ hàng xén
lắm lời cần phải được dạy cho bài học nhớ đời để biết thế nào là lễ độ hơn?!
***
Người Cộng sản
với thói gia trưởng, khệnh khạng cố hữu, họ chưa bao giờ chấp nhận sự bình đẳng
và tôn trọng lẫn nhau, chưa dám nói tôn trọng người dân, do đó dù đơn giản
nhất, họ không bao giờ chấp nhận khái niệm Quyền Con Người, để đối xử với nhau
với tư cách là Người, trong mắt họ chỉ là: “hoặc mày chết (chịu thua) hoặc tao
chết (chịu thua)”. Họ đối đãi với nhau với tất cả sự giả dối cố nhiên mà họ hấp
thụ bao năm qua, bất chấp tuổi đời ngày càng chồng chất. Họ – những kẻ không có
nhân cách làm Người, điều này đã thể hiện qua rất nhiều vụ, mới nhất là vụ ông
Hồ Đức Việt chết trong uất hận nhưng qua đám tang vẫn đầy những khuôn mặt cao
cấp với vẻ buồn rầu giả tạo (!).
Dù Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào có thoát tù trong tư
thế nào đi nữa, họ cũng chỉ là những “người Cộng sản” cố chấp, bảo thủ và không
hề có một chút gì nghĩ về nhân quyền, dân chủ cho người Việt Nam.
Đừng lầm lạc, tôi thành thật
khuyên những ai đang đấu tranh Nhân Quyền và Dân Chủ cho Việt Nam mà thay vào
đó hãy hướng tất cả tư duy và tấm lòng cho những TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM đang chịu
đày đọa trong lao tù!
Càng bày tỏ tin tưởng cải sửa được chế độ, càng chứng
minh phải dùng luật pháp thì người Cộng sản càng không tin, càng không tin họ càng tìm
mọi cách tiêu diệt. Nên nhớ, một nguyên tắc bất di bất dịch nữa của “người Cộng
sản”: Không một chỉ dấu nào được phép xuất hiện như là họ tỏ ra nhân nhượng hay
yếu thế – họ không bao giờ cho phép MỘT TIỀN LỆ như vậy xảy ra trong bất kỳ
tình huống nào, bởi họ chưa bao giờ tự coi bản thân họ và tổ chức của họ là
nhằm phục vụ nhân dân.
Họ háo thắng và ngạo mạn; họ tàn ác và hiểm độc; họ thực
dụng đến bẽ bàng hơn nhiều người tưởng.
Có thể xác quyết như đinh đóng cột điều đó! Vụ Tiến Sĩ Cù
Huy Hà Vũ là một minh chứng. Bất chấp trăm lá đơn, bất chấp ngàn người ủng hộ
tuyệt thực, đối với họ chỉ là con zéro to tướng về “tính nhân đạo” mà họ rêu
rao, trừ phi một mối nguy hại khổng lồ và cận kề áp sát vào họ, may ra họ mới
chịu ngồi xuống để thỏa hiệp trong thế “chiếu dưới”. Khả năng này chỉ có thể
đến trong tình thế “nội công ngoại kích” của tất cả người Việt Nam với tinh
thần đoàn kết chặt chẽ trong ngoài nước, với sự hỗ trợ lớn lao của những lực
lượng yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới bằng những biện pháp kinh tế –
chính trị cần thiết.
.
ĐMĐ
___________
Bài viết với những dẫn chứng
khách quan và phân tích khoa học, không nhằm công kích, bôi nhọ hay “đá đểu”
ông Phạm Viết Đào.
Bài viết được gởi tới: Blogger
Nguyễn Tường Thụy, Dân Làm Báo và blogger Nguyễn Ngọc Già, tùy nghi sử dụng và
đăng tải.
No comments:
Post a Comment