Wednesday 12 June 2013

NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ TƯ 12-6-2013




Posted by adminbasam on June 12th, 2013  | 132 Comments

Bài Viết Mới

Tin thứ Tư, 12-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

- Giới Bloggers nhận định về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng (RFA). “Không có một chữ nào về Trường Sa, Hoàng Sa, không một lời nào về bản đồ lưỡi bò, không một câu nào về những hành động cụ thể của phía Trung Quốc ngăn cản, bắt bớ, đánh đập, giết hại ngư dân ta trong vùng bỉển của ta. Cũng không có một lời nào nêu đích danh nhà cầm quyền Trung Quốc, tàu hải giám Trung Quốc…
- Hoài nghi hiệu quả thượng đỉnh Mỹ -Trung (RFI). Ông Chris Johnson, nguyên là chuyên gia phân tích Trung Quốc của CIA: “Phải chăng hai người đã xuất hiện như những người bạn thân thiết ? Khó nói và tôi giả định là không”.
- Triển lãm hàng hóa Quảng Tây (trung quốc) Việt Nam 2013 tại trung tâm triển lãm Giảng võ – Hà Nội: Có cái áo NO-U mà cũng sợ sốt vó! (Thành). “Khoảng 8h30′ tôi đến cổng gửi xe của trung tâm triển lãm, vừa dừng xe máy dắt vào thì bị bốn người mặc sắc phục chặn lại và không cho vào, tôi hỏi lý do tại sao thì họ không nói, tôi gặng hỏi thì họ chỉ vào cái áo T-shirt tôi đang mặc và nói không được vào. Thì ra vì cái áo có in ‘Ulie và bị gạch chéo’ nên tôi bị chặn“.
- Thế đấy, giữa chiến trường/Nghe tiếng bom rất nhỏ (Nguyễn Tường Thụy). “Thực tế thì những người biểu tình chống TQ đều vững vàng lên qua mỗi lần xuống đường. Chẳng ai đi biểu tình mà thêm sợ cả. Còn người khác nhìn vào thấy bị bắt, bị thẩm vấn, bị đánh, nhất là bị chụp mũ phản động, cứ thấy ghê ghê thế nào“.
<= Photo: Kỳ Văn Cục. – Tính mệnh TS Vũ đang lâm nguy! (BoxitVN). – Đã có 6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ (RFA). - Bắc Phong – Vì muốn thức tỉnh lương tâm (Dân Luận).  – Nguyễn Đại: “ANH PHẢI SỐNG” (Huỳnh Ngọc Chênh).  - LỜI KÊU GỌI – “HÃY TUYỆT THỰC CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ” TẠI SAN FRANCISCO, HOA KỲ (TNM). Thời gian: 10:00 sáng, thứ sáu ngày 14-6-2013. Địa điểm: 1700 California St San Francisco, CA 94109. Điện thoại: (415) 922-1707. – Lời kêu gọi đồng hành tuyệt thực 24 tiếng ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ vào cuối tuần (FB Duong Doi Soi Da). Bắt đầu thứ Sáu, thứ Bảy ngày 14-15/6/2013 tại Little Saigon, Nam California. - Đã có 6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ (CHHV). – Phạm Thị Hoài: Quét rác (pro&contra). “Giọt nước làm tràn chiếc li kiên nhẫn của tôi là những phát ngôn hạ cấp của họ về sự kiện ông Phạm Hồng Sơn bắt đầu đồng hành tuyệt thực với người tù chính trị Cù Huy Hà Vũ …”
- CHÚNG TÔI ĐỒNG HÀNH CÙNG TS CÙ HUY HÀ VŨ ĐẾN CÔNG LÝ VÀ TỰ DO CHỨ KHÔNG ĐẾN VỚI CÁI CHẾT (FB Aduku Adk). “Nhưng nếu rủi ro không mong muốn xảy ra với TS thì từ giới trí thức cho đến dân oan mất đất sẽ thực sự nổi giận“. - ÂN XÁ QUỐC TẾ: TÙ NHÂN BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VIỆT NAM TIẾP TỤC TUYỆT THỰC (Defend the Defenders). – Blogger Josef Bordat lên tiếng cho Cù Huy Hà Vũ (CHHV).
- TS CHHV tuyệt thực Ngày thứ 16 (Người Buôn Gió). “Cho dù tiến sĩ Vũ đã gửi đơn khiếu nại đến các cấp, nhưng tên cán bộ quèn đó vẫn hàng ngày nhơn nhơn đến khiêu khích anh. Không nói chúng ta cũng hiểu đằng sau tên lính quèn này là một âm mưu được chỉ đạo từ cỡ nào mới khiến hắn ngạo mạn như vậy“.
- Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: Ngày 9 Tháng 7, Việt Nam xử LS. Lê Quốc Quân (RFI). – Phạm Chí Dũng: Cánh cửa nào cho Lê Quốc Quân? (RFA). “Nhiều dư luận cho rằng vụ việc này có liên quan đến chính trị, cho dù hành vi của ông Quân bị các cơ quan tư pháp mặc định là ‘tội trốn thuế’.”
- Vũ Ánh: Có nên xin giảm án trong một vụ án chính trị không? (Sống Magazine). “… khi đã chấp nhận đưa vụ án ra tòa phúc thẩm của Việt Nam, những người đã bị kết án sơ thẩm lại phải đối phó với các công tố viên. Họ có thể áp lực để  các nghi phạm phải nhận tội và xin khoan hồng. Khi nhận tội rồi, các công tố viên tiếp tục thẩm vấn xem còn những ai cộng tác với các nghi phạm để bắt nốt. Sau khi “cộng tác” xong rồi, họ bắt các nghi phạm phải viết đơn xin khoan hồng. Đơn xin khoan hồng này sẽ là bản án tử hình cho sinh mạng chính trị của các can phạm chính trị“.
- LÁ THƯ DÂN BIỂU CHRIS HAYES GỞI NGỌAI TRƯỞNG ÚC (FB Nguyễn Quang Duy). “Là người Úc,chúng ta hết lòng với vấn đề Nhân Quyền vì nó biểu hiện giá trị quốc gia của chúng ta, nơi đây sự tự do và quyền căn bản của mỗi người được tôn trọng. Khốn thay, tôi, cùng với cộng đồng người Úc gốc Việt, cảm thấy đau đớn khi thấy hàng ngàn Công Dân Việt Nam vẫn còn sống trong sợ hãi và đàn áp của Chính Quyền Việt-Nam“.
Nhà văn & nỗi sợ (Inrasara). “Sợ dã thú, con người hợp quần để tạo sức mạnh, các bộ lạc ra đời …” Thế nhưng đến khi sợ những con người như dã thú thì … “Làm thế nào nhà văn Việt Nam hôm nay có thể thoát khỏi bóng ma sợ hãi kia?”
- Cộng đồng mạng lập biểu đồ phiếu tín nhiệm từ kết quả công bố của Quốc hội (Cu Làng Cát). – Kết quả này đưa ra số phiếu hợp lệ/ không hợp lệ và phần trăm(%) của từng kết quả:  Thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt (Chính phủ). – Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu Quốc hội (Nguyen Dinh Nguyen). – Vũ Quý Hạo Nhiên: Phép toán và lá phiếu tín nhiệm (BBC).


LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: LẠI MỘT CÁCH LÀM PHI CHÍNH THỐNG (Thùy Linh). “Quốc hội chỉ dùng thang điểm chẳng giống ai, vì chỉ có 1 chiều! Ngay cả cách soạn câu trả lời (‘Tín nhiệm cao’, ‘Tín nhiệm’, ‘Tín nhiệm thấp’) đã là bất bình thường. Cái điểm ‘Tín nhiệm’ có nghĩa là gì? Tại sao không cho đại biểu bày tỏ sự ‘Không tín nhiệm’? Đúng là những kiểu lấy ý kiến như thế này chẳng có ý nghĩa gì và rất khó diễn giải kết quả. Chẳng có ý nghĩa là vì nó không phản ảnh được tâm tình và thái độ của đại biểu. Kết quả khó diễn giải là vì thang điểm chỉ có 1 chiều“. Photo: FB Bagiai Tuxuat =>

- Chỉ số tín nhiệm quan chức: thừa giấy vẽ voi (Nguyễn Tiến Dũng). “Với sự lạm phát điểm số và lợi ích nhóm của Việt Nam, thì cần hiểu 3 mức tín nhiệm như sau:  ‘tín nhiệm cao’ = OK đối với tôi hay với các quyền lợi của nhóm tôi  ‘tín nhiệm’ = dở hơi, nhưng thay bằng người khác chưa chắc đã khá hơn ‘tín nhiệm thấp’ = củ chuối quá, thay được ngay thì tốt  Nếu hiểu như vậy, thì 1/3 quốc hội bỏ phiếu rằng thay ngay được đ/c X thì tốt, nhưng hơn 1/3 lại cho rằng đ/c X có lợi cho họ !

- Vui buồn lấy phiếu tín nhiệm (Nguyễn Tường Thụy).  – TÀI (Nguyễn Quang Vinh). “Mình phục lăn cách dùng từ. Khéo rồi, tới đây, người ta cứ thế phát huy, bỏ phiếu phân định người có năng lực hay không lại bằng 3 mức: rất năng lực, năng lực, năng lực thấp. Và dĩ nhiên, cứ thế, ai nguyên đó, vì họ vẫn là người có năng lực“. – Tám Tàng: Bức tranh Vân Cẩu–Ai tín cao. Ai tín thấp  (Người lót gạch). “Chúc mừng, chúc mừng các đại gia nhóm lợi ích, cùng toàn quan to quan đảng thắng lợi vẻ vang quyết liệt cho dù cách bán bầu 3 tín nhiệm như rứa thì 12 con giáp không giống con giáp nào.  Mọi quan nhỏ to đều biết trước việc ngụp thoát ngoạn mục của mình để lại tiếp tục làm quan!”   -  Chuyện làng Lòi: Ta vẫn làm quan (Cu Làng Cát).

- Kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm các lãnh đạo VN (RFA). Nhà giáo Phạm Toàn: “Bỏ phiếu tín nhiệm cho người có tín nhiệm mới bỏ; chứ còn bỏ cho người không có tín nhiệm gì thì bỏ cái gì? Vớ vẩn, trò đùa, trò hề hệt như chuyện đưa trưng cầu về hiến pháp đó: vớ vẩn, toàn bịp!” – Xích Tử – Lấy phiếu tín nhiệm là gì ? (Dân Luận).


<= Photo: EPA. – Hôm nay thủ tướng xuất hiện rất nhiều trên các báo nước ngoài khác, không phải xuất theo định kỳ trên báo Korea Herald, cũng không phải với tác giả Lee Moon-shik. – Tai họa cho thủ tướng trong lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên: Blow for Vietnam PM in first ever confidence vote (AFP).  - Thủ tướng Việt Nam bị cảnh báo qua việc bỏ phiếu tín nhiệm: Vietnam prime minister warned in confidence vote (AP). – Thủ tướng VN sống sót sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm nhưng chiếc ghế bị lung lay: Vietnam prime minister survives confidence vote but position weakened (SCMP). – Thủ tướng VN bị đánh trúng trong lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên: Vietnam PM takes a hit in first-ever confidence vote (Reuters). – Mọi con mắt đổ dồn về Nguyễn Tấn Dũng, một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu VN đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm: Eyes on Vietnam’s Nguyen Tan Dung as top leaders face confidence vote (SCMP). – Dung Passes Confidence Vote as Vietnam Economic Growth Slows (Businessweek).

- Các lãnh đạo Việt Nam đều « sống sót » qua cửa bỏ phiếu tín nhiệm (RFI).  – Các lãnh đạo VN sống sót sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm: Vietnamese Leaders Survive Confidence Vote (WSJ). – Phỏng vấn GS Carl Thayer: Những thách thức đối với giới lãnh đạo Việt Nam (VOA). “Tôi thực sự tin là có bất mãn sâu xa. Việt Nam không có một hệ thống đại nghị, không có một cách dễ dàng nào để có thể thay đổi chính phủ, hay ngay cả các Bộ trưởng, để giải quyết những khiếu nại của người dân”.

- Quốc hội ghi bàn 1-0 trước Đảng (BBC). – Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ‘rất tốt’ (BBC). Ông Nguyễn Sinh Hùng: “Nhìn chung, cách đánh giá của đại biểu Quốc hội là khách quan”. – Dân Choa – Ông Sinh Hùng rất hài lòng (FB DC/ Dân luận).

- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Phiếu tín nhiệm là ‘lời cảnh báo’ (BBC). “Các nhà lãnh đạo thì thường rất ít khi bị đem ra đánh giá … Chắc chắn là với xu thế này, những lần sau kết quả sẽ tiếp cận với thực tế nhiều hơn nữa”.  - Kết quả lấy phiếu tín nhiệm: “Tôi cho là được” (VnEco).  – Phỏng vấn cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng: Phiếu tín nhiệm ‘mở đầu cho thay đổi’? (BBC).
.
Lá phiếu tín nhiệm có ý nghĩa gì? (BBC). Ngoài những ý nghĩa tạm gọi  tích cực mà nhiều người đã nói, một ý nghĩa rất quan trọng, có thể mang tính “cách mạng” cho một chế độ cộng sản cực quyền, mà hiếm thấy ai nêu ra, ngoài một người nước ngoài, đó là “ông Jonathan London, nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Hong Kong”, cũng là một blogger tiếng Việt nổi lên gần đây, qua nhận xét: “‘Với một đảng vốn có truyền thống mặc định coi lãnh đạo của họ là trong sáng như pha lê và có tầm vóc hơn người thì đây là một sự thay đổi làn điệu.”
Một ý kiến thú vị khác, đáng lưu ý của Nhà báo Huy Đức (Blogger Ô sin): “Tôi nghĩ, chúng ta nên ‘đọc’ ý chí của Quốc hội một cách ‘chính trị’ hơn, tỷ lệ phiếu “tín nhiệm cao” cho thấy ai được tín nhiệm và ai đã bị Quốc hội bất tín nhiệm.” Có nghĩa là, với cái chế độ CSVN, cần hiểu nó qua lăng kính của riêng nó. Trong trường hợp này, “tín nhiệm cao” cần được hiểu là “tín nhiệm”, còn loại phiếu “tín nhiệm” phải được hiểu là “tín nhiệm thấp”, còn “tín nhiệm thấp” tức là không còn tín nhiệm nữa. Người dân hãy gắng kiên nhẫn, lượng thứ cho nó, bởi nó không dễ nhanh chóng tự lột thứ mặt nạ giả dối của mình. Thậm chí, còn phải trông đợi cả những dịp chính các thành viên của nó tự lột mặt nạ lẫn nhau trong một cuộc tỉ thí tranh giành quyền bính nào đó, mà cuộc “lấy phiếu” này thực ra mang nhiều sắc thái đó.
.
Một chi tiết mang tính kỹ thuật. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã có lý khi cho là không nên lấy phiếu tín nhiệm nhiều chức danh trong Quốc hội, mà chỉ nên làm việc này với các vị trí chủ chốt trong Chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng lại chạm vào một vấn đề “nhạy cảm” trong bản chất của những người gọi là cộng sản, nhưng mang đầy đặc tính của đám quan lại phong kiến hủ nho. Họ không muốn phải “đơn độc” khi bị “lột mặt nạ”. Hay nếu dùng một hình ảnh khác để so sánh, thì nếu cởi truồng một mình thì sẽ rất xấu hổ, nhưng có một tập thể cởi truồng thì sẽ … đỡ hơn. Vậy hãy cho họ được “cởi truồng từ từ”, “cởi truồng tập thể”.

Đừng tưởng đại biểu Quốc hội không có cách bày tỏ “bất tín nhiệm” (Đồng Phụng Việt/ Ba Sàm). “Tại sao đã có ‘tín nhiệm cao’, ‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm thấp’ mà nhiều đại biểu Quốc hội vẫn không chọn môt trong ba, để bày tỏ mức độ tín nhiệm của họ, với từng cá nhân trong số 47 vị được đưa ra ‘lấy phiếu tín nhiệm’?  Mình tin là vì những đại biểu Quốc hội đó cảm thấy ‘bất tín nhiệm’ đối với một số vị“.
.
SUY NGHĨ VỀ “KẾT QUẢ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM” CỦA QUỐC HỘI (Đào Hiếu). “Tín nhiệm cao, thấp hay trung bình thì vẫn thế. Ông Chủ tịch vẫn Chủ tịch, ông Thủ tướng vẫn Thủ tướng, ông Thống đốc vẫn Thống đốc.  Có người còn rành cả chi tiết từng số lá phiếu được bầu, trăm mấy, hai trăm mấy, ba trăm mấy… giống như nhớ mấy con số đề“.

- Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó? (RFA). Ông Lê Hiếu Đằng: “Bằng phương pháp này, anh muốn chứng tỏ cho dân anh cũng dân chủ, bằng cách bỏ phiếu để đo mức tín nhiệm này nọ. Nhưng cuối cùng là đâu vẫn hoàn đấy, không có ai bị bất tín nhiệm cả”. – KẾT QUẢ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM CHO THẤY: “QUỐC HỘI TRÍ” CAO HƠN ” ĐẢNG TRÍ ” NHỮNG CÒN LÂU MỚI BẰNG ” DÂN TRÍ “… (Phạm Viết Đào).

- Giới tranh đấu trong nước nghĩ gì về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo? (RFA). “Thực ra họ đang trong chế độ độc đảng mà họ bỏ phiếu bất tín nhiệm người này thì họ loại ra khỏi ban lãnh đạo của chính phủ thì ai sẽ là người thay thế- vẫn là người trong đảng của họ thôi”.

- Nhật ký nghị trường: Nhiều cái bắt tay trong hành lang (Đào Tuấn). “ Báo chí đã hoài công đi tìm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận. 2 vị Bộ trưởng chắc có việc bận, không thấy xuất hiện tại hành lang”.

- GHẾ NGHỊ KHÔNG THỂ AN NHÀN (Bùi Văn Bồng).
- SỰ THẬT KHÓ TIN* (WeGreen/ Thùy Linh). “Xuất phát điểm 1980 Việt Nam chỉ kém Thái Lan rất ít, 74% tức xấp xỉ 3/4 Thái Lan thôi, nhưng đến nay, năm 2012 Việt Nam chỉ còn bằng 26, 8 % tức xấp xỉ ¼ Thái Lan. Thể chế nào ưu việt hơn cho sự phồn vinh của dân tộc quả thật không cần bàn cãi. Trường hợp Thái Lan và Việt Nam là một chứng minh, cùng một trình độ tầm thường như nhau của giới cầm quyền thì thể chế dân chủ đã chiến thắng thể chế chuyên chế toàn trị độc đảng“. Mời xem lại: Thánh dạy: Vào tuổi bốn mươi không lầm lẫn nữa (BoxitVN). “Bốn thập kỷ hết đánh nhau,/ Ngẫm mình lạc hậu mà đau đớn lòng!
- Thật đáng sợ khi mất động lực để… “mở miệng”! (Hữu Nguyên). “Người ta chỉ có thể nói chuyện với những ai biết nghe và biết phân biệt được phải trái, đúng sai. Quan trọng hơn hết là với những người phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Ông Đinh Đức Lập không có tất cả những điều đó đã đành, đáng tiếc là những người có trách nhiệm trong vụ việc (giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng) cũng chẳng hơn gì“.
- Minh Diện: MỘ BÀ TRẦU (Bùi Văn Bồng). “Ông ta ký lệnh cưỡng chế, cho  công an  bắt giam những  người chống đối lệnh cưỡng chế đó. Gia đình ông ta giàu sang ít người sánh bằng nhờ tiền tham nhũng. Năm kia ông ta bị ung thư, đưa sang Singapore chữa gần một năm, tốn kém hàng chục tỷ không thoát chết. Lễ tang tổ chức trên tỉnh rất linh đình, nhưng tuyệt nhiên không có người dân làng Vọng nào, ngay cả người trong họ Lê đi viếng“.
- 3 BÀI THƠ MỚI CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM (Nguyễn Trọng Tạo). - Tặng nhà thơ Nguyễn khoa Điềm: Vần thơ cho mấy ả “Tầm thường” (David Thiên Ngọc).
- ‘Kiểm duyệt gây hại’ (BBC). “Quyết định 20 chỉ là động thái mới nhất trong một loạt các quy định khó khăn mới trong các lĩnh vực ngân hàng, lao động… đã làm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài bất mãn”. – Quyền lực thứ tư: Đâu là tinh thần cho một bước ngoặc triệt để? (hết) (Phan Ba).
Nói một đằng, làm một nẻo: Phản cảm (Thăng Long).  “Các ngươi im đi, đừng  lảm nhảm/ ‘Học tập theo gương đạo đức Bác Hồ’/ Đừng nói một đàng, làm một nẻo/ Dân chán lắm rồi, không ưng bụng chút mô !/ Các ngươi cứ tưởng dân ‘ngu’/ Họ biết cả nhưng không thèm nói…”. – Dời tượng Hồ Chủ tịch tới quận 3 (BBC). Lại bàn thêm chút về vụ này. Độc giả N.V.Đ. gửi email cho biết: “Giản yếu Hán Việt Từ điển, NXB Khoa học Xã hội 1992 của Học giả (Cụ) Đào Duy Anh giải thích : Cung : Kính cẩn. Thỉnh : Xin người trên; hỏi.; mời; cầu nguyện yết kiến. Cung thỉnh : Kính cẩn mà xin”. Vậy nếu theo nghĩa này thì từ “cung thỉnh” mà các báo dùng bữa qua lại càng sai lạc. Có lẽ họ muốn có một từ nghe có vẻ trang trọng, nhưng đã nhầm với từ “cung nghinh”, sát nghĩa hơn. 
Tuy nhiên, qua vụ “cung thỉnh”, “cung nghinh” tượng Hồ Chí Minh này, cần phải tiếp tục phê phán một thói ham muốn bệnh hoạn làm hỏng thêm hình ảnh lãnh tụ HCM của những người CSVN. Từ việc cố đem tượng của ông “ấn” vào các chùa chiền miếu mạo, cho ngồi “chung một chiếu” với Đức Phật là quá bậy bạ và ngu xuẩn. Giờ trên ngôn ngữ báo chí, cũng cố kiếm những ngôn từ dân gian thường dùng cho các hoạt động tôn giáo, để đem ra “áp” vào người cộng sản vô thần HCM, cũng thật lố lăng. Phải chăng một khi càng nhận ra chính thứ chủ thuyết mà mình theo, cũng như chính mình đã quá mất “thiêng” trong lòng người dân, nên cố bấu víu vào những hình tượng nào đó còn giữ được tình cảm trong dân, rồi kế đến là bôi sơn vẽ phấn lòe loẹt thêm cho  hình tượng đó, hy vọng nó được “thiêng” hơn nữa? Thối!
 
Đấu tranh bất bạo động vang tiếng như thế nào? (RFA). “Những người Tây tạng tự thiêu, như tôi nói lúc nãy không phải là một sự chọn lựa có tổ chức, nhưng khó có thể tính đến sự hiệu quả của nó như thế nào, nhưng chắc là họ đã để lại đằng sau một ý thức chính trị đánh thức dân tộc Tây Tạng”. - Đào Kinh Trong Ao Nhà (Dainamax).
8h40′:
- Huyện Thạch Thất, Hà Nội: Cưỡng chế tài sản của dân rồi… đổ đi (DV).
13h40‘:

KINH TẾ

- Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại (RFI). “Con số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 7,8% mà Trung Quốc công bố ngày 8 tháng 6 vừa qua có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố : lượng cầu giảm, giá thành sản xuất kém cạnh tranh do tăng lương, tín dụng bất động sản … Các chuyên gia dự đoán con số này sẽ giảm xuống 7,7% vào năm 2013”.
8h40′:
- Thị trường Myanmar: Cơ hội đang đến nhanh (SGTT).
13h40‘:

VĂN HÓA-THỂ THAO

- Trần Văn Thủy: TRÍCH “CHUYỆN NGHỀ CỦA THỦY” (Ngô Minh).
- Chu Thụy Nguyên: Tống giam một nỗi quên (Da màu).
- Bút ký của Nguyễn thị Kim Thoa: Cha tôi (Diễn Đàn).
- Ngô Tịnh Yên: Chiếc giày thủy tinh (Sống Magazine).
- “Truy xét danh hiệu” nghệ sĩ: Đằng sau “quà muộn”… (NLĐ).
- Brest, Hội nghị hợp tác phi tập trung Pháp-Việt (RFI). “Năm nay, có tổng cộng 18 tỉnh thành của Việt Nam cử đại diện đến dự hội nghị Brest”.
8h40′:
13h40‘:
Hút điếu cuối cùng (Quê Choa).
SƠN LA TẰNG CẨU (Văn Công Hùng).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- Đào tạo liên thông, liên kết: Nhiều trường ĐH, CĐ “qua mặt” Bộ GD-ĐT (PNTP).
8h40′:
13h40‘:

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

- Làm sao đối phó những bất lợi đe dọa vựa lúa ĐBSCL? (RFA). “Chúng tôi nhận thấy rằng dòng chảy trên sông Mêkong càng ngày càng giảm dần, lượng phù sa thay đổi rất nhiều rồi luợng cá đổ về hằng năm cũng ít đi và mặn xâm nhập ngày càng sâu vào”.
8h40′:
13h40‘:

QUỐC TẾ

- Tô Văn Trường viết về TT Putin: BẢN LĨNH ĐÀN ÔNG (Bùi Văn Bồng).
8h40′:
13h40‘:
* RFI: 11-06-2013




No comments:

Post a Comment

View My Stats