Thứ
ba, ngày 25 tháng sáu năm 2013
Tôi
đi không nhiều nơi, không gặp nhiều người lắm. Nên bài viết này không khái quát
hết toàn bộ người Việt ở Châu Âu. Chỉ một góc hẹp trong số những người tôi gặp.
Người Việt sang Châu Âu rất đa dạng , đi học, đi làm, và di tản.
Người di tản thường là người miền Nam đi hồi năm 1975 bằng con đường vượt biển, họ được tàu Châu Âu cứu và theo tàu của nước cứu về định cư tại nước đó. Có nước dùng riêng cả một con tàu lang thang ngoài biển Đông xem có người Việt vượt biên không để cứu vớt. Cá biệt có số người miền Nam VNCH đi học thời đó và khi chiến tranh xảy ra họ ở lại luôn không về nữa.
Nhiều gia đình người Việt di tản là người gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954. Ở những gia đình này tiếng Việt thuần khiết cũng như các phong tục, lề thói được giữ gìn một cách trang nghiêm, nền nếp đến đời thứ ba. Ở Bremen tôi được ăn những bát bún thang của một bà mẹ hơn 80 tuổi,người phố Hàng vải cũ. Bát bún của bà làm tôi ngạc nhiên bởi nước dùng trong vắt và ngọt thơm, một bát bún hương vị đặc biệt của Hà Nội không lẫn tạp. Chỉ tiếc điều sợi bún làm từ bún khô chứ không phải bún tươi. Những người trong gia đình này đối xử với nhau ân cần, lễ độ , trên dưới một cách rất Hà Nội cũ.
Rất nhiều người Việt già di cư năm 1975 vẫn đi làm, ở tuổi 80 hay thậm chí hơn họ vẫn chăm chỉ kiếm việc nào phù hợp với mình. Ở Oslo tại một nhà đôi vợ chồng già người Bắc di cư năm 54, thức dậy lúc 7 giờ sáng tôi ngạc nhiên thấy trong nhà không có ai. Cả hai ông bà đều đi từ lúc nào, chỉ có mảnh giấy ghi lại lời dặn thức ăn để trong tủ lạnh và chìa khóa nhà nằm trên mẩu giấy.
Những đôi vợ chồng gia đã sống qua bao nhiêu biến động, chia ly, tù đày, vượt biển ấy sống rất ân cần với nhau. Nhìn cái cách mà họ nói chuyện, cư xử với nhau tôi không hình dung được ở họ đã có những quãng thời gian chia ly đầy khắc nghiệt mà giờ khó có đôi vợ chồng nào ở Việt Nam có thể chịu đựng được. Những người đàn ông đi cải tạo bao nhiêu năm dài đằng đẵng xứ Bắc. Người vợ ở miền Nam vừa tần tảo nuôi con, vừa tiếp tế cho chồng nơi xa tít tắp. Ở nơi đây họ sống yên bình, đi làm, về nấu nướng chăm sóc nhà cửa, nghe tin tức Việt Nam với vẻ buồn da diết vì những chuyện thương tâm xảy ra liên miên.
Người già miền Nam dù rất tế nhị, nhưng tôi vẫn thấy sự khó chịu của họ với tôi khi họ thấy tôi là người Bắc . Chỉ một số ít đọc những gì tôi viết thì họ không thế. Còn lại đa số họ có vẻ không ưa tôi. Thậm chí gặp những lời khá gay gắt tôi cúi đầu nhẫn nhịn vâng dạ chịu trận, họ nói tôi như chính tôi là những người đã tiến vào miền Nam năm 1975 và đẩy họ phải ly hương. Tôi không có thói quen giới thiệu về mình, mà có giới thiệu tôi thường nói mình là một tay lưu manh. Bởi vậy tôi thích gặp người Việt gốc Bắc di cư năm 54 hơn, vì ở họ tôi thấy gần gũi, thấy thân thiết và dễ đồng cảm hơn. Những người là quân nhân của quân lực VNCH vẫn tha thiết với chế độ mà họ đã sống, thế nhưng họ hầu như chẳng đọc tin tức gì về Việt Nam ngày nay. Sinh hoạt của họ một năm gặp nhau vài lần, ôn chuyện cũ, gói gọn chỉ có vậy. Ở một số người miền Nam khác thì họ có đọc đôi chút, nhưng họ chỉ nhắc tới, quan tâm tới những người đấu tranh dân chủ là người miền Nam. Còn đâu họ không biết gì về những người đấu tranh miền Bắc, hoặc có thể họ không tin, không thích nhắc đến.
Những người Việt gốc Bắc đi học trước năm 1990 cũng khá dễ chịu, họ là những người hiểu biết, có kiến thức, có cái nhìn tương đối chính xác về thực trạng hiện tại ở quê hương. Sống với họ thật dễ chịu hơn cả những gia đình người Việt gốc Bắc đi năm 54. Đơn giản chỉ vì họ trẻ hơn, mình có thể tuềnh toàng văng một câu chửi bậy, nói to một chút mà không phải e ngại. Người Việt gốc Bắc đi học trước 1990 có cái hay là ở vị trí của một người trí thức, nhưng họ rất hiểu đời sống Việt Nam, kể cả cách sống của giới giang hồ. Cho nên họ đối xử rất khoáng đạt không cần câu nệ lắm.
Còn người Việt đi lao động, đi học sau này thì thật hiếm hoi tìm thấy người có quan tâm đến đất nước theo kiểu '' lề trái''. Hầu hết tất cả trong số họ đều còn rất nhiều thứ liên quan ở Việt Nam, liên đới với đại sứ quán. Một số hiếm hoi trong họ còn sự phẫn nộ với hành động Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam, đa còn lại phần chỉ chăm chút kiếm tiền, vun vén cuộc sống gia đình. Ở những người này thì tình trạng cũng y hệt giới tương tự với họ ở Việt Nam.
Một lứa trẻ hơn những thanh niên ở tuổi 20 đến 30 người Việt gốc Bắc, họ bê nguyên xi lối sống ở Việt Nam sang đây, co cụm lại ở một nơi như chợ Đồng Xuân, Sa Pa. Những cô gái vùng quê giờ nhuộm tóc, xăm hình, mỹ phẩm cong cớn bê đồ cho khách. Những chàng trai xăm trổ rồng phượng, đầu tóc đủ loại ngỗ ngược nói chuyện bằng những câu văng tục, họ kể về cuộc ăn chơi tối qua thác loạn ra sao, hết mấy nghìn đồng. Cái cách họ kể đầy tự hào như một chiến tích về cuộc thác loạn rượu, gái, thuốc lắc một cách sôi nổi tự nhiên.
Một số sinh viên đi học sống hiền lành và khiêm nhường , họ chăm chỉ vào việc học và kiếm thêm tiền để chi tiêu, những người này sống khá trầm lặng bởi chương trình học của họ.
Hóa ra mấy triệu người Việt ở hải ngoại, không phải tất cả là những người quan tâm đến đất nước như ta gọi tế nhị là '' 'lề trái ''. Cũng như ở Việt Nam, nhiều người trong số họ sống hưởng thụ, ăn chơi, kiếm tiền gửi về cho người thân, thỉnh thoảng tham gia vài chương trình do sứ quán kêu gọi để lấy quan hệ thân thiện. Chẳng có gì khác biệt với trong nước. Thậm chí là cả những người Việt tị nạn năm 1975, nhiều người trong số họ giờ sống an phận né tránh những điều gì khiến chính quyền Việt Nam không hài lòng, và tranh thủ có những dịp gì khiến chính quyền hài lòng thì tham gia. Y hệt trong nước, những người có tiền được khuyến khích từ đại sứ là thôi giờ đất nước đã ổn định rồi, có lòng với quê hương thì đóng góp từ thiện, quan tâm ba cái chuyện chính trị làm gì. Đại khái là đừng tham gia những chuyện mà chính quyền Việt Nam không ưa, cứ kiếm tiền rồi về Việt Nam tiêu, gửi về cho người thân, đóng góp từ thiện là cách hay nhất, an toàn nhất. Số người Việt ở Châu Âu đa phần theo xu hướng sống này, nó cũng là bản chất chung của người Việt mấy chục năm gần đây ở trong nước.
Thế mới biết không đi thì không biết, trước đây cứ nghĩ người Việt hải ngoại '' lề trái '' nhiều lắm. Giờ mới biết con số đó không nhiều. Và những người đó chẳng giàu có gì, các đại gia có tiền thì họ chả tham gia hay quan tâm đến chính trị làm gì, họ lấy quan hệ tốt với đại sứ để còn về nước ăn chơi, tậu đât đai. Những người hải ngoại quan tâm đến '' lề trái '' thường là những người bình thường, cặm cụi đi làm quần quật, họ dành dụm phần tiền nào đó để giúp đỡ cho gia đình những người bị bắt trong nước, hay những người bị khó khăn vì có hành vi , lời nói mà nhà nước Việt Nam gọi là '' phản động''. Một điều cảm động là họ có khi chả nằm trong tổ chức, đảng phái nào. Chỉ vài gia đình sống gần nhau, cuối tuần gặp nói chuyện quê nhà, thấy ai ở trong nước khó khăn, mỗi người họ bỏ ra vài chục đồng gom lại gửi trực tiếp về. Họ cứ làm âm thầm ròng rã như vậy từ năm này qua năm khác mặc dù họ chả giàu có gì, ở tuổi ngoài 80 họ vẫn cặm cụi đi làm vệ sinh ở nhà hàng, rửa bát quán ăn.
Tóm lại thì chuyện đấu tranh, dân chủ thì bên ngoài hải ngoại, chẳng phải ai cũng quan tâm đến. Phần lớn cũng muốn an phận, giữ hòa khí với chính quyền, thậm chí nhiều người dù ở bên ngoài vẫn còn sợ chính quyền Việt Nam, thỉnh thoảng mon men ra đại sứ quà cáp, biếu xén lấy tình cảm.
Dân Vệ chỉ thế thôi, đi đâu cũng vẫn thế.
Người Việt sang Châu Âu rất đa dạng , đi học, đi làm, và di tản.
Người di tản thường là người miền Nam đi hồi năm 1975 bằng con đường vượt biển, họ được tàu Châu Âu cứu và theo tàu của nước cứu về định cư tại nước đó. Có nước dùng riêng cả một con tàu lang thang ngoài biển Đông xem có người Việt vượt biên không để cứu vớt. Cá biệt có số người miền Nam VNCH đi học thời đó và khi chiến tranh xảy ra họ ở lại luôn không về nữa.
Nhiều gia đình người Việt di tản là người gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954. Ở những gia đình này tiếng Việt thuần khiết cũng như các phong tục, lề thói được giữ gìn một cách trang nghiêm, nền nếp đến đời thứ ba. Ở Bremen tôi được ăn những bát bún thang của một bà mẹ hơn 80 tuổi,người phố Hàng vải cũ. Bát bún của bà làm tôi ngạc nhiên bởi nước dùng trong vắt và ngọt thơm, một bát bún hương vị đặc biệt của Hà Nội không lẫn tạp. Chỉ tiếc điều sợi bún làm từ bún khô chứ không phải bún tươi. Những người trong gia đình này đối xử với nhau ân cần, lễ độ , trên dưới một cách rất Hà Nội cũ.
Rất nhiều người Việt già di cư năm 1975 vẫn đi làm, ở tuổi 80 hay thậm chí hơn họ vẫn chăm chỉ kiếm việc nào phù hợp với mình. Ở Oslo tại một nhà đôi vợ chồng già người Bắc di cư năm 54, thức dậy lúc 7 giờ sáng tôi ngạc nhiên thấy trong nhà không có ai. Cả hai ông bà đều đi từ lúc nào, chỉ có mảnh giấy ghi lại lời dặn thức ăn để trong tủ lạnh và chìa khóa nhà nằm trên mẩu giấy.
Những đôi vợ chồng gia đã sống qua bao nhiêu biến động, chia ly, tù đày, vượt biển ấy sống rất ân cần với nhau. Nhìn cái cách mà họ nói chuyện, cư xử với nhau tôi không hình dung được ở họ đã có những quãng thời gian chia ly đầy khắc nghiệt mà giờ khó có đôi vợ chồng nào ở Việt Nam có thể chịu đựng được. Những người đàn ông đi cải tạo bao nhiêu năm dài đằng đẵng xứ Bắc. Người vợ ở miền Nam vừa tần tảo nuôi con, vừa tiếp tế cho chồng nơi xa tít tắp. Ở nơi đây họ sống yên bình, đi làm, về nấu nướng chăm sóc nhà cửa, nghe tin tức Việt Nam với vẻ buồn da diết vì những chuyện thương tâm xảy ra liên miên.
Người già miền Nam dù rất tế nhị, nhưng tôi vẫn thấy sự khó chịu của họ với tôi khi họ thấy tôi là người Bắc . Chỉ một số ít đọc những gì tôi viết thì họ không thế. Còn lại đa số họ có vẻ không ưa tôi. Thậm chí gặp những lời khá gay gắt tôi cúi đầu nhẫn nhịn vâng dạ chịu trận, họ nói tôi như chính tôi là những người đã tiến vào miền Nam năm 1975 và đẩy họ phải ly hương. Tôi không có thói quen giới thiệu về mình, mà có giới thiệu tôi thường nói mình là một tay lưu manh. Bởi vậy tôi thích gặp người Việt gốc Bắc di cư năm 54 hơn, vì ở họ tôi thấy gần gũi, thấy thân thiết và dễ đồng cảm hơn. Những người là quân nhân của quân lực VNCH vẫn tha thiết với chế độ mà họ đã sống, thế nhưng họ hầu như chẳng đọc tin tức gì về Việt Nam ngày nay. Sinh hoạt của họ một năm gặp nhau vài lần, ôn chuyện cũ, gói gọn chỉ có vậy. Ở một số người miền Nam khác thì họ có đọc đôi chút, nhưng họ chỉ nhắc tới, quan tâm tới những người đấu tranh dân chủ là người miền Nam. Còn đâu họ không biết gì về những người đấu tranh miền Bắc, hoặc có thể họ không tin, không thích nhắc đến.
Những người Việt gốc Bắc đi học trước năm 1990 cũng khá dễ chịu, họ là những người hiểu biết, có kiến thức, có cái nhìn tương đối chính xác về thực trạng hiện tại ở quê hương. Sống với họ thật dễ chịu hơn cả những gia đình người Việt gốc Bắc đi năm 54. Đơn giản chỉ vì họ trẻ hơn, mình có thể tuềnh toàng văng một câu chửi bậy, nói to một chút mà không phải e ngại. Người Việt gốc Bắc đi học trước 1990 có cái hay là ở vị trí của một người trí thức, nhưng họ rất hiểu đời sống Việt Nam, kể cả cách sống của giới giang hồ. Cho nên họ đối xử rất khoáng đạt không cần câu nệ lắm.
Còn người Việt đi lao động, đi học sau này thì thật hiếm hoi tìm thấy người có quan tâm đến đất nước theo kiểu '' lề trái''. Hầu hết tất cả trong số họ đều còn rất nhiều thứ liên quan ở Việt Nam, liên đới với đại sứ quán. Một số hiếm hoi trong họ còn sự phẫn nộ với hành động Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam, đa còn lại phần chỉ chăm chút kiếm tiền, vun vén cuộc sống gia đình. Ở những người này thì tình trạng cũng y hệt giới tương tự với họ ở Việt Nam.
Một lứa trẻ hơn những thanh niên ở tuổi 20 đến 30 người Việt gốc Bắc, họ bê nguyên xi lối sống ở Việt Nam sang đây, co cụm lại ở một nơi như chợ Đồng Xuân, Sa Pa. Những cô gái vùng quê giờ nhuộm tóc, xăm hình, mỹ phẩm cong cớn bê đồ cho khách. Những chàng trai xăm trổ rồng phượng, đầu tóc đủ loại ngỗ ngược nói chuyện bằng những câu văng tục, họ kể về cuộc ăn chơi tối qua thác loạn ra sao, hết mấy nghìn đồng. Cái cách họ kể đầy tự hào như một chiến tích về cuộc thác loạn rượu, gái, thuốc lắc một cách sôi nổi tự nhiên.
Một số sinh viên đi học sống hiền lành và khiêm nhường , họ chăm chỉ vào việc học và kiếm thêm tiền để chi tiêu, những người này sống khá trầm lặng bởi chương trình học của họ.
Hóa ra mấy triệu người Việt ở hải ngoại, không phải tất cả là những người quan tâm đến đất nước như ta gọi tế nhị là '' 'lề trái ''. Cũng như ở Việt Nam, nhiều người trong số họ sống hưởng thụ, ăn chơi, kiếm tiền gửi về cho người thân, thỉnh thoảng tham gia vài chương trình do sứ quán kêu gọi để lấy quan hệ thân thiện. Chẳng có gì khác biệt với trong nước. Thậm chí là cả những người Việt tị nạn năm 1975, nhiều người trong số họ giờ sống an phận né tránh những điều gì khiến chính quyền Việt Nam không hài lòng, và tranh thủ có những dịp gì khiến chính quyền hài lòng thì tham gia. Y hệt trong nước, những người có tiền được khuyến khích từ đại sứ là thôi giờ đất nước đã ổn định rồi, có lòng với quê hương thì đóng góp từ thiện, quan tâm ba cái chuyện chính trị làm gì. Đại khái là đừng tham gia những chuyện mà chính quyền Việt Nam không ưa, cứ kiếm tiền rồi về Việt Nam tiêu, gửi về cho người thân, đóng góp từ thiện là cách hay nhất, an toàn nhất. Số người Việt ở Châu Âu đa phần theo xu hướng sống này, nó cũng là bản chất chung của người Việt mấy chục năm gần đây ở trong nước.
Thế mới biết không đi thì không biết, trước đây cứ nghĩ người Việt hải ngoại '' lề trái '' nhiều lắm. Giờ mới biết con số đó không nhiều. Và những người đó chẳng giàu có gì, các đại gia có tiền thì họ chả tham gia hay quan tâm đến chính trị làm gì, họ lấy quan hệ tốt với đại sứ để còn về nước ăn chơi, tậu đât đai. Những người hải ngoại quan tâm đến '' lề trái '' thường là những người bình thường, cặm cụi đi làm quần quật, họ dành dụm phần tiền nào đó để giúp đỡ cho gia đình những người bị bắt trong nước, hay những người bị khó khăn vì có hành vi , lời nói mà nhà nước Việt Nam gọi là '' phản động''. Một điều cảm động là họ có khi chả nằm trong tổ chức, đảng phái nào. Chỉ vài gia đình sống gần nhau, cuối tuần gặp nói chuyện quê nhà, thấy ai ở trong nước khó khăn, mỗi người họ bỏ ra vài chục đồng gom lại gửi trực tiếp về. Họ cứ làm âm thầm ròng rã như vậy từ năm này qua năm khác mặc dù họ chả giàu có gì, ở tuổi ngoài 80 họ vẫn cặm cụi đi làm vệ sinh ở nhà hàng, rửa bát quán ăn.
Tóm lại thì chuyện đấu tranh, dân chủ thì bên ngoài hải ngoại, chẳng phải ai cũng quan tâm đến. Phần lớn cũng muốn an phận, giữ hòa khí với chính quyền, thậm chí nhiều người dù ở bên ngoài vẫn còn sợ chính quyền Việt Nam, thỉnh thoảng mon men ra đại sứ quà cáp, biếu xén lấy tình cảm.
Dân Vệ chỉ thế thôi, đi đâu cũng vẫn thế.
Bieu xen dau bui ay .
ReplyDelete