Nếu
ngày xưa, ông cha ta từng khuyên con cháu rằng hãy quên đi quá khứ lịch sử dân
tộc, chắc chắn rằng hai chữ Việt Nam đã không được tồn tại đến hôm nay. Nó
chính là sự tích lũy kinh nghiệm quý giá nhất của một dân tộc để soi gương vươn
lên. Thì tại sao "phải chống lại quá khứ" như Tiến sĩ NH Quốc viết
rằng: "Nhưng không ai thay đổi được quá khứ. Càng không cần phải
chống lại quá khứ." Có phải chăng vị Tiến sĩ muốn nói rằng:
"Hiện tại, Việt Nam đã thuộc về đảng Cộng sản rồi. Thì càng không nên
chống lại cái gì đã là thế"...
*
Trong
bất kỳ lằn ranh của sự phân chia nào cũng rơi vào 3 trường hợp: 2 mặt đối cực,
và một mặt trung gian. Đó là một định luật tự nhiên, không chỉ riêng đối với
vấn đề chính trị hoặc quân sự, mà ngay cả trong thiên nhiên, tính chất đó cũng
được biểu hiện rất cụ thể. Một vấn đề rất thực tế là --luôn luôn phải có, và
phải vậy, vì tự nó cũng đã là một định luật tự nhiên - cả ba mặt đều hiện hữu.
Bởi lẽ, nếu không có mặt đối cực kia, thì sẽ không cái gì tồn tại để biểu hiện
sự đối cực. Và giữa hai đối cực, phải tồn tại một khoảng cách - nếu không có
khoảng cách, thì không bao giờ có sự tồn tại của đối cực - chính là nơi biểu
hiện tính chất mạnh mẽ, vượt trội hơn của một trong hai đối cực - được gọi là
trung gian. Nó cũng nơi giao tiếp, chuyển đổi, biểu hiện một sức mạnh tiềm ẩn
hầu làm biến sắc thái của đối cực khác.
Đặc
thái đó, trong vấn đề chính trị, nếu được ứng dụng vào tình hình Việt Nam,
chúng sẽ có tên gọi là: Cộng sản, Quốc
gia (chống cộng) và hòa giải (trung gian). Và những người Việt Nam dù muốn
dù không, qua lăng kính chính trị mà họ nhìn vào, sẽ được phân loại theo cách
tự nhiên đó. Và thành phần "hòa giải" luôn nắm yếu tố sức mạnh tiềm
năng giữa hai đối cực. Đó chính là vấn đề mà những người Cộng sản luôn lưu tâm
qua những kinh nghiệm từng trải của họ. Đó cũng chính là nơi biến hóa đa hình
vạn trạng như khoảng giữa của hàng hà màu sắc pha trộn trước khi chuyển biến về
hai đối sắc. Đó là một vùng nguy hiểm nhất, như vùng "Không thuộc về
Ai" (No man Land) trong Thế Chiến thứ I, nhưng nếu bên nào chiếm được, sẽ
xem như một chiến thắng gần kề. Chính vì thế, Cộng sản luôn dùng mọi hình thức
"hòa giải" để trung hòa hay nói đúng hơn là trung hóa đối cực Quốc
gia. Chắc chắn rằng, trong số chúng ta cũng lắm khi trở thành một trong những
phần tử trung hòa hữu dụng đó của Cộng sản mà không hay biết, trừ khi chính
mình có đủ can đảm bước ra khỏi nó hay không.
Qua
những loạt bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (theo như VOA giới thiệu) trên
trang voatiengviet.com. Xét chung, có những lý luận sâu sắc, cụ thể, và cả trừu
tượng theo lối phân tích vào từng tiêu điểm trong sự nối kiết liên tục như
những cơn mưa ào ạt bất chợt nhẹ nhàng, lại ào ạt - tưởng chừng không dứt--
khiến người dưới mưa phải chịu ướt người, không lối thoát. Trong đó, có một vài
vấn đề mà tôi xin góp ý hầu làm sáng tỏ hơn những quan điểm chung và thế đứng
trên một trong hai đối cực hơn là nằm giữa trung hòa. Và hoàn toàn không có
thành kiến với cá nhân tác giả mà tôi chưa bao giờ quen hay biết.
1.
Chụp mũ:
Không
biết từ bao giờ, mỗi khi nghe, thấy đến danh từ nầy, người ta luôn liên tưởng
đến hai chữ "Cộng sản" hoặc "Việt cộng." Và điều đáng ngạc
nhiên hơn là không ai kết liền hai chữ "chụp mũ" với "Quốc
gia."
Người
"bị" chụp mũ lại luôn tỏ ra một cảm giác khó chịu, giận dữ, và cay cú
như thể họ bị xem là người mang chứng bệnh truyền nhiễm đáng ghê sợ. Dù là đúng
hay không khi "bị" chụp mũ, họ luôn luôn có phản ứng ngay tức thời
bằng một thái độ rất khác thường lệ: thường là tỏ ra quyết liệt hơn trong việc
từ chối nó hoặc chối bỏ nó.
Tại
sao? Điều gì khiến người ta có cảm xúc mãnh liệt đến thế khi "bị"
chụp mũ? Có phải chăng hai từ ngữ "Cộng sản" khiến người ta ghê sợ
đến độ từ chối nó hoặc lo sợ đến phải sẵn sàng chối bỏ nó ngay lúc đó? Và đối
với ngay cả những người "Cộng sản" thực sự, khi "được" chụp
mũ, họ cũng không thích "đội" hai chữ "Cộng sản" trên đầu
giữa mọi người. Tại sao? Mà đáng lý ra, khi họ chọn lý tưởng đó, họ phải cảm
thấy hãnh diện mới đúng!
Nếu
thay đổi hai chữ "Cộng sản" trên cái mũ được chụp xuống là "Quốc
gia," chắc chắn là người "bị" chụp mũ sẽ cảm thấy thích thú và cười
to sảng khoái. Tại sao?
Giữa
hai phản ứng nầy, có thể đi đến một kết luận không hoài nghi là hai chữ
"Cộng sản" luôn mang lại một ấn tượng khủng khiếp đối với mọi người
--thậm chí, không cần xét đến việc người đó là Cộng sản thực sự hay không. Vì
hai chữ đó chính là biểu tượng của một chế độ, chủ nghĩa Cộng sản, mặc nó được
những người thiên cộng ca tụng đến như thế nào và cho dù những người ca tụng nó
là dân Tây phương hay nào đó, nhưng khi nó "được chụp" lên đầu họ,
thì luôn luôn có vấn đề bực tức, hung hăng, cãi vã xảy ra. Nghĩ cũng lạ và buồn
cười!
2.
Chống Quốc gia:
Cũng
tương tự thế, khi người ta nói đến chữ "chống" thì lại nghĩ ngay đến
hai chữ "Cộng sản" theo sau, hơn là hai chữ "Quốc gia."
Trong khi đó, không ít người - không cần nói đến những người Cộng sản thực sự--
thiên cộng luôn luôn ca ngợi, ủng hộ đầy dẫy trong sách họ viết, trong lời họ
tuyên truyền, nhưng cũng không thể nghĩ ra được cách nào phá vỡ tâm lý đó trong
chữ "chống." Cũng có lẽ là, không một ai, không người nào, từ đó đến
nay, viết ra hay nói là "Chống Quốc gia." Dù sao đi nữa, họ không thể
dám tự nhận là mình "chống Quốc gia" của chính đất nước mình giữa
những người đồng bào mình, trừ khi họ âm thầm, mờ ám rĩ tai vào kẻ thù của đất
nước mình.
Điều
nầy cũng phải là một định luật tự nhiên gì cả, nhưng nó được mặc nhiên hiểu là
vậy. Có lẽ, nơi bản chất của chữ "chống" luôn luôn kèm theo một cái
gì đó không hay, không tốt, cần được loại bỏ theo ý nghĩ tự nhiên của con
người. Là một sự ngẫu nhiên chăng khi nó luôn đi kèm theo sau là hai chữ
"Cộng sản" hơn là "Quốc gia"?
Điều
đáng nói là, người ta có thể dùng chữ "chống" kèm theo sau là bất kỳ
thứ gì, ngoại trừ "Quốc gia." Thậm chí, những người miền Nam Việt Nam
theo chủ nghĩa Quốc gia, là đối thủ không đội trời chung của những người Cộng
sản, nhưng họ vẫn không thể nào dám nói là "chống Quốc gia," nên họ
phải nặn ra một chữ khác nào đó thay thế cho nó --được gọi là "ngụy
quyền," dù rằng chẳng có cái gì gọi là "chủ nghĩa... ngụy quyền"
trên thế giới.
3.
Chống cộng là điều có hại (?):
Tiến
sĩ Nguyên Hưng Quốc (NH Quốc) có nhắc đến câu: "chống cộng là điều có
hại" trong bài viết "Tôi
không chống cộng," trên voatiengviet. Chỉ rất tiếc là ông ta đã
không nói rõ "điều có hại" đó. "Hại" có nghĩa gần gũi là bị
hại, tai hại, ngoài ra cũng có hàm ý là thất bại. Xét ra, ý nghĩa thứ hai dường
như thích hợp theo ý ông ta hơn: "chống cộng là điều thất bại" theo
tư tưởng của toàn bài viết đó.
Từ
đó, có thể hiểu theo nghĩa phủ định theo cách hành văn là: "không chống
cộng là điều thành công." (?) (cũng như khi người ta nói: "có
tiền thì uống cafe," khi được chuyển qua thể phủ định, nhưng không làm đổi
ý câu nói, là: "không có tiền thì không uống cafe.")
Và
ước mơ "không chống cộng là điều thành công" đó được thể hiện rõ ràng
qua tựa bài viết "Tôi không chống cộng." Và cũng có lẽ ông ta luôn e
ngại khi phải nhớ đến câu nói của một "nhà thiên tả nặng ký"(1) Jean
Paul Sartre: "Các tên chống cộng đều là chó," vốn là người
từng nhận giải Văn chương năm 1964 mà ông ta nhắc đến trong bài "Từ
chống cộng đến chống toàn trị." Câu nói của ông Sartre được hiểu
theo nghĩa phủ định là: "Các tên không chống cộng đều không phải là
chó." Và quả thật, Tiến sĩ NH Quốc đã vượt thoát ra khỏi câu nói
nguyền rủa, "đầy tiếng tăm" đó khi tuyên bố "Tôi không chống
cộng." Đồng thời, có nghĩa rằng, bao gồm những người thiên cộng, tả
khuynh, và những đảng viên Cộng sản còn lại trên thế giới nầy, được ông Sartre
thay mặt Thượng Đế chứng nhận rằng: "họ không phải là chó." Hàm ý
rằng, đại đa số cái gọi là nhân loại đó, trong mắt của ông Sartre là chó hết;
trong đó bao gồm cả những giáo phái, đoàn thể xã hội, những vị Tổng thống (kể
cả Tổng thống Hoa Kỳ) v.v. Thậm chí, giả như ông bà, cha mẹ của ông Sartre có ý
tưởng chống cộng, thì cũng là... chó, không hơn không kém. Nhưng, "chắc
chắn là" ông ta không thể nào là chó! Cũng vì thế, có hai nhân vật tiêu
biểu, nổi tiếng, đồng thời, của Mỹ muốn có được giấy chứng nhận của ông Sartre
là: "Tôi không phải chó" nên bày tỏ sự cảm thông, gắn bó với chế độ
Cộng sản Hà Nội.
Tiến
sĩ NH Quốc có nhắc đến cây viết nặng ký của Mỹ, Susan Sontag, gốc Do Thái, vì
thế bà ta có khuynh hướng ủng hộ những ai chống Phát-xít là điều dễ hiểu, và bà
ta chưa hề sống qua dưới chế độ Cộng sản, ngoại trừ cuộc thăm viếng qua loa ở
Hà Nội vào năm 1968 --như trường hợp minh tinh điện ảnh Mỹ, Jean Fonda, đồng
thời lúc bấy giờ, đến Hà Nội vào năm 1972-- Sau khi về nước, bà ta viết lại
chuyến đi đó qua một đoạn văn ngắn (không phải là cả cuốn sách, chỉ khoảng 69
trang (2)) trong sự cảm thông hoàn cảnh khốn khổ của người dân miền Bắc và nhà
nước Hà Nội khi còn một nhân vật thiên cộng. Nhưng sau nầy, vào năm 1982, bà ta
ý thức được và chỉ muốn lật đổ nó. Chính sự kiện ý thức nầy cũng từng xảy ra
tượng tự đối với nữ tài tử Jean Fonda qua sự hối tiếc cho những hành động nông
nổi của mình khi hiểu ra được sự lợi dụng để tuyên truyền của Cộng sản Hà Nội,
vào năm 1988.
Đáng
ngạc nhiên thay! Bao năm qua được hãnh diện biết bao với tờ giấy chứng nhận của
ông Sartre: "Tôi không là chó bởi vì tôi không chống cộng" và được
nhà nước Hà Nội ca tụng đến vượt khỏi những tầng mây xanh xa tít mắt nhìn.
Nhưng cuối cùng, họ lại thích... "làm chó" hơn là "làm
người" như một Jean-Paul Sartre mà Thượng Đế ưu ái ban cho ông tài năng
vượt trội đến độ ông ta tưởng mình có quyền thay mặt Thượng Đế ban phát giấy
chứng nhận "làm người."
Hai
sự kiện trên cho thấy rằng, chẳng qua Susan Sontag và Jean Fonda là những người
quá nhẹ dạ, cả tin, và chưa từng biết đến bề trái chủ nghĩa Cộng sản như thế
nào, nên dễ dàng sa bẫy tuyên truyền của Cộng sản Hà Nội khi tinh thần thiên
cộng của họ men nhúm từ quê nhà ấm êm của mình mà cứ ngỡ mình là một nhân vật
quan trọng tả khuynh trong tình hình rối loại lúc đó. Hiện nay, thông tin, tin
tức, tài liệu tràn lan trên mạng, và cả những mật liệu của Cộng sản Liên Xô,
Trung cộng, và nhiều nước khác được phơi bày, đó là chưa kể đến những thất bại
quá rõ của chủ nghĩa Cộng sản trên những nước Đông Âu, đã cho dân Tây phương
những bài học thức tỉnh đáng giá đối với những phong trào tả khuynh, thiên cộng
trên lý thuyết.
Điều
nầy có nghĩa là, hầu hết người dân trên thế giới đã quá rõ về chủ nghĩa Cộng
sản. Hiện tại, không phải còn một cuộc chống cộng mơ hồ trong sự lo ngại về ý
thức của người dân trên thế giới. Không cần phải biến đổi cục diện chống cộng
theo một chiều hướng khác, vì những cuốn sách lên án chế độ đó còn in đậm hai
chữ "Cộng sản" hiển hiện. Nếu thay đổi chiều hướng, cũng đồng nghĩa
là xóa bỏ tất cả những mật liệu, sách vở lên án chế độ Cộng sản, mơ hồ theo
đuổi một cục diện mới, mà chắc chắn rằng, những người cộng sản dễ dàng chối bỏ
hoặc khỏa lấp. Điều mà những người Cộng sản hôm nay không thể nào che đậy được
nữa chính là tử huyệt của chế độ của họ khi mà hai chữ Cộng sản đang phản ảnh
ngược lại chính họ và trở thành cơn ác mộng, ám ảnh từng ngày họ có thể níu
kéo. Sự bế tắc đó là tất yếu. Như một khi dòng nước đã khai thông, từng vách
ngăn bị phá vỡ, thì chắc chắn rằng dòng nước sẽ cuốn phăng hết những vách ngăn
non yếu phía sau. Vậy có lý nào, người ta lại muốn đổi hướng dòng nước để phải
phân chia sức mạnh hiện có của nó nhưng lại những mong phá vỡ vách ngăn cuối?
Trừ khi nào, ý định đó ước muốn được thực hiện bởi một số người còn thiên cộng
vì lý do cá nhân nào đó hầu kéo dài thêm thời gian còn lại của chủ nghĩa Cộng
sản được lúc nào hay lúc đó.
Tóm
lại là "chống cộng không phải là điều có hại" trong
hiện tình thời đại hôm nay, khi mà tuyến phòng cuối của nó bắt buộc phải tự phá
vỡ mới mong cứu lấy vài mảnh gỗ hoặc phải chịu sự phá hủy toàn diện. Đó là con
đường bắt buộc phải là vậy!
Chắc
chắn rằng chúng ta sẽ tự hỏi, nếu là vậy, tại sao chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam
chưa bị phá vỡ? Điều nầy sẽ lần lượt được phơi bày theo những vấn đề tiếp theo.
Một lý lẽ rất đơn giản mà ai ai trong chúng ta cũng biết là: không hành thì
không đạt. Để lần nữa khẳng định rằng câu nói "không chống cộng là điều
thành công" vốn tự nó thiếu đi một xung lực chủ động thì không bao giờ
có sự thành công như một người ngồi chờ sung rụng.
4.
Độc tài khác Cộng sản (?):
Cũng
trong bài viết "Tôi
không chống cộng," của Tiến sĩ NH Quốc có đoạn: "Chế độ
Việt Nam hiện nay đáng bị phê phán không phải vì nó là Cộng sản. Mà vì nó là
độc tài. Cộng sản chỉ là nhãn hiệu. Độc tài mới là thực chất." Và theo
"tư tưởng mới" của ông ta, Tiến sĩ NH Quốc khẳng định là: "Tôi
không nghĩ là tôi chống cộng. TÔI CHỈ CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI." (theo như
nguyên văn và cách dùng kích thước chữ in)
Có
phải chăng "độc tài" khác "Cộng sản"? Từ quan điểm nhìn
nhận đó, có thể tạm kết luận rằng, chế độ cộng sản không có vấn đề độc tài, mà
nó là một chế độ "na ná" tư bản; có đầy đủ quyền cho người dân (mà
thậm chí, như một bà Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Thị Doan, từng "hãnh
diện" với câu nói đầy "tiếng tăm" là: "Dân chủ ở nước ta
cao hơn gấp vạn lần dân chủ tư bản.")
Bên
cạnh đó là sự trái ngược, khi vị Đại sứ Thụy Sỹ Jean-Hubert Lebet thay mặt cho
Canada, Na Uy và New Zealand và nước mình, nhấn mạnh về "tầm quan trọng
của việc đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin không nên
bị cản trở trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi dần sang nền kinh tế tri
thức"(3)
Đã
trực tiếp nói lên rằng, Việt Nam dưới chế độ Cộng sản thực sự rất thiếu nhiều
và nhiều dân chủ. Hay nói đúng hơn là không có vấn đề dân chủ! Như Hồ Chí Minh
từng có quan niệm về dân chủ nhưng phải có một điều kiện tất yếu khác đi kèm là
sự chuyên chính vì ông ta cho rằng: "Dân chủ là của quý báu nhất
của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá
hoại."(3) Trong sự lo ngại "bọn thù địch sẽ làm hại dân chủ của
nhân dân,"(3) cướp đi cái quý báu "gấp vạn lần đó" mà những nước
tư bản phương Tây văn minh, tiến bộ mãi cho đến nay cũng còn đang rất thèm muốn
có được từ một nước thứ ba, nghèo nàn, lạc hậu Việt Nam.
Dân
chủ luôn đối nghịch với độc tài. Nước Việt Nam hiện nay vẫn còn theo chủ nghĩa
Cộng sản, và theo như trên cho thấy rằng dân chủ của nó rất nghèo nàn đến mức
số không; như vậy người ta cuối cùng phải đi đến kết luận rằng Cộng sản là độc
tài. Không cách gì khác hơn!
Xét
ra câu nói trên của vị Tiến sĩ ("Tôi không nghĩ là tôi chống cộng. Tôi chỉ
chống lại độc tài") mang đầy sự mâu thuẫn trong đó. Nếu được diễn dịch
theo cách xác định (đối nghịch của phủ định) là: "Tôi nghĩ là tôi theo
cộng." Và theo cách phủ định cho câu sau: "Tôi không bao giờ chống
lại dân chủ." Đây chính là ý tưởng mà bà Phó Quốc hội, Nguyễn Thị Doan nêu
ra ("Dân chủ gấp vạn lần") để muốn chứng minh là những người Cộng sản
luôn luôn "không bao giờ chống lại dân chủ." Dù nói theo kiểu nào
cũng được nhưng hiện nay, khi người ta nhắc đến hai chữ Cộng sản, nó luôn luôn
được đi kèm ý nghĩa độc tài như theo cách rất tự nhiên khi người ta nhắc đến
hai chữ Phát-xít. Vì đó là cứu cánh duy nhất để Cộng sản tồn tại, và cuốn sách
nổi tiếng "Animal Farm" ("Trại Súc Vật") vào năm 1945 mà
phần đông ai cũng biết đến của tác giả Anh, George Orwell (hoặc tên chính thức
là Eric Arthur Blair) đã hùng hồn chứng minh rằng Cộng sản không thể không có
độc tài và chính ông ta là người chống độc tài, và là người theo chủ nghĩa xã
hội dân chủ (democratic socialism) và từng là một cây viết thân cộng trước đó
(1928). Ông ta cũng không ngại gì khi thích thú vận phục theo kiểu dân Bohemia
--vùng đất chiếm khoảng 2/3 Tiệp Khắc xưa kia-- để bày tỏ ông ta là một người
Cộng sản.(4)
Đó
là thời kỳ nở rộ của chủ nghĩa xã hội trên vùng đất Âu Châu (bao gồm Đông,
Tây), nhưng chúng không phải là cái bánh nguyên thủy chủ nghĩa xã hội của Cộng
sản Liên Xô, mà chúng mang nhiều màu sắc, hương vị hoàn toàn khác biệt, dù bề
ngoài hình thức trông như một cái bánh giống nhau. Đó chính là giai đoạn mà con
người muốn đi tìm sự phúc lợi cho xã hội bằng cách thử nghiệm mọi lý thuyết mà
họ có được từ trước đến nay. Sự kiện nầy được phe phái Cộng sản thổi phồng lên,
cho là thời kỳ vàng son nhất của chủ nghĩa Cộng sản. Tuy nhiên, dần dà theo
thời gian thử nghiệm, vỡ ra rằng chủ nghĩa xã hội nguyên thủy của Liên Xô chính
thật là thứ chủ nghĩa Cộng sản độc tài, man rợ nhất với những cuộc thảm sát,
hãm hại lan tràn, bao trùm 15 quốc gia phía tây của nó. Và không những thế,
Liên Xô còn sát nhập luôn 15 quốc gia chiếm được đó vào chính nó, chưa kể đến
những quốc gia Đông Âu phải chịu quyền điều khiển của Liên Xô.
Cái
mà ông Orwell nhìn tận tường bản chất Cộng sản vừa khi chấm dứt Thế Chiến thứ
II, có lẽ đã khiến ông rất thất vọng. Trong sự cố gắng cuối cùng sau 4 năm khép
kín từ cuốn tiểu thuyết phản thực "Trại Súc Vật," ông ta đã cho ra
đời cuốn tiểu thuyết "1984" vào năm 1949 trước khi qua đời trong vòng
6 tháng sau của năm 1950. Ông ta chỉ ra một chế độ độc tài trong tương lai ắt
sẽ có; đó là kinh nghiệm về Cộng sản mà ông ta thu nhận được từ 1945 đến 1949,
dù rằng ông chưa có cơ hội sống lâu thêm chút để hiểu rõ hơn.
Đây
là một hình ảnh có lẽ rất gần với ý tưởng "Tôi không chống cộng" của
Tiến sĩ NH Quốc, mà chính ông Orwell đã có bước hụt hẫng cách đây hơn nửa thế
kỷ rồi. Và lùi xa hơn nữa là hơn 2/3 thế kỷ trước, người ta cũng đã thử qua.
Bởi thế, có lẽ nào, hôm nay, chúng ta lại phải bước lui lại hơn 2/3 thế kỷ để
nói rằng: "Tôi không chống cộng"? Mà nó cũng tự hàm chứa ý nghĩa là:
"Tôi nhìn nhận nó." Như ông Orwell đã từng hãnh diện là một người
Cộng sản mà ông cứ nghĩ là những người Cộng sản cũng như ông, đang theo đuổi
chủ nghĩa xã hội dân chủ hơn là chủ nghĩa Cộng sản chuyên chính mà chính Hồ Chí
Minh đã từng khẳng định ở trên.
Riêng
vấn đề mà Tiến sĩ NH Quốc khẳng định rằng "Chế độ Việt Nam hiện nay
đáng bị phê phán không phải vì nó là Cộng sản" sẽ được đề cập
đến ở phần sau.
5.
Quá khứ khác Lịch sử (?):
Quá
khứ có khác lịch sử chăng? Khi mà quá khứ đó không phải đơn thuần là một quá
khứ của riêng cá nhân nào, mà chính là quá khứ của một dân tộc. Thì khi đó, dù
ai đó, cố biện minh, thay từ khác vào, thì nó đã vẫn là một lịch sử. Lịch sử
của một dân tộc.
Người
ta không thể nào xóa bỏ lịch sử dân tộc của chính mình, cho dù nó tồi tàn, bẩn
thỉu đến thế nào, cho dù nó là một vết nhơ của dân tộc, nhưng đó là lịch sử. Đó
là bài học cho hàng hàng thế hệ mai sau, để chúng phải học lấy mà tiến lên hơn
là cứ nghĩ lịch sử của dân tộc chúng quá hoàn hảo, tuyệt vời đến độ chúng mơ hồ
rằng không một dân tộc nào trên giới vượt hơn chúng được. Trong khi, thực chất
rất trái ngược đến buốt tim khi chúng hiểu ra sự thật.
Vậy,
có nên chăng, theo như Tiến sĩ NH Quốc viết: "Tất cả đều đã thuộc quá
khứ"? Ngắn gọn đến độ hàng bao năm xương máu đổ xuống đó, thảm khốc đó,
oan ức đó, v.v. chỉ được gói gọn trong 7 chữ đó! Tất cả cứ như xong! Cứ quên
đi! Vì khoảng gian đoạn đó được Tiến sĩ NH Quốc xét là nó không đáng được mang
tên "lịch sử" mà chỉ là "quá khứ" (?)
Có
phải chăng cái quá khứ đó xấu xa đến mức vị Tiến sĩ phải đưa một định kiến dứt
bỏ như thế? Giả như đó là quá khứ của gã ma cô, từng giết người cướp của. Có
nên chăng hắn ta phải quên đi bằng mọi cách những gì đã xảy ra trong quá khứ
của hắn là hắn sẽ trở nên một người dân bình dị? Chắc chắn là không thể nào!
Hắn cần một cái gì đó để soi gương cho từng bước chân mới của mình. Và cái
gương phản ảnh đó không gì khác hơn chính là cái quá khứ của hắn. Nhờ sự so
sánh đó, tương phản đó, hắn mới hiểu hơn nên phải làm gì. Vì không ai có thể
nhìn thấy chình mình hơn hắn. Gương không cần phải là trong sáng mà cái đáng
cần là nó có khả năng phản ảnh sự thật, không giả tưởng, hay thêm bớt.
Hơn
nữa, ở đây không phải chỉ là một quá khứ cá nhân, mà là quá khứ của hơn triệu
người --một nhóm dân tộc-- và trong đó chứa đựng hàng hàng trường hợp khác
nhau. Nó không chỉ đứng riêng ra là một khối quá khứ mà nó còn dính liền với
thời điểm lịch sử. Nó là lịch sử!
Nếu
ngày xưa, ông cha ta từng khuyên con cháu rằng hãy quên đi quá khứ lịch sử dân
tộc, chắc chắn rằng hai chữ Việt Nam đã không được tồn tại đến hôm nay. Nó
chính là sự tích lũy kinh nghiệm quý giá nhất của một dân tộc để soi gương vươn
lên. Thì tại sao "phải chống lại quá khứ" như Tiến sĩ NH Quốc viết
rằng: "Nhưng không ai thay đổi được quá khứ. Càng không cần phải chống
lại quá khứ." (trong bài viết "Tôi
không chống cộng").
Có
phải chăng vị Tiến sĩ muốn nói rằng: "Hiện tại, Việt Nam đã thuộc về đảng
Cộng sản rồi. Thì càng không nên chống lại cái gì đã là thế." (?)
Xin
thưa rằng đó là một sự thiển cận không khác gì loại thiển cận kiểu côn đồ của
những người Cộng sản thường hay tuyên truyền như thế. Giả như, có một kẻ xâm
nhập nhà người nào đó và lấy đi chiếc xe; sau đó hắn ta ném tờ giấy vào nhà với
dòng chữ: "Thôi chuyện qua rồi. Bỏ đi, đừng chống lại chuyện xưa."
Hắn ta muốn ngụ ý rằng: "Liệu hồn mầy đó, thứ đồ ngu, nếu mầy dám báo cảnh
sát!" Trong trường hợp nầy, chắc chắn rằng người bị mất xe đành phải
"không nên chống lại chuyện xưa" và chịu mang tiếng ngu vì không cách
nào lựa chọn dù có được cảnh sát bảo vệ cho lẽ phải.
Trong
trường lịch sử dân tộc thì hoàn cảnh còn thảm thương hơn thế. Không có một lực
lượng nào bảo vệ cho họ, và nếu đương đầu thì chính là họ phải nhận chịu hậu
quả nào đó. Tuy thế, họ chấp nhận và sẵn sàng bảo vệ lịch sử đó. Vì nó chính là
sự phản ảnh của ngày mai cho những thế hệ sau, cho sự vươn lên cả dân tộc -
không phải cho bất kỳ đảng phái nào, cá nhân nào - Vì nó thuộc về dân
tộc.
___________________________________
Chú
thích:
1.
Brian C. Anderson --cây viết người Mỹ, và là chủ bút của của tạp chí City-- tố
giác Jean-Paul Sartre là người biện hộ cho chế độ độc tài và khủng bố bởi vì sự
ủng hộ của ông Sartre cho chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao, và chế độ Castro ở
Cuba. Và Paul Johnson --nhà báo, sử gia, nhà soạn diễn văn, tác giả người Anh--
lên án những ý tưởng của ông Sartre cho ảnh hưởng của chúng trên Khmer Đỏ về
vấn đề thảm sát chính những người dân của mình. (theo bài viết "Jean-Paul Sartre"
trên en.wikipedia).
2.
Đoạn văn "Trip to Hanoi" nằm trong cuốn sách "Style of Radical
Will" bao gồm nhiều đoạn văn khác, được xuất bản vào năm 1969.
3.
Qua bài viết "Dân
chủ tại Việt Nam" trên vi.wikipedia.
4.
Qua bài viết "George
Orwell" trên en.wikipedia.
5.
Qua bài viết "Tôi
không chống Cộng" của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc trên
voatiengviet.
6.
Graeme Gill, Democracy and Post-communism, p201--202.
7.
Qua bài viết "Từ
chống Cộng đến chống Toàn trị" của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc trên
voatiengviet.
No comments:
Post a Comment