Tâm Don
19/06/2013
Đối với tôi, nền báo chí Việt Nam là một nền báo chí ngờ
nghệch và hèn nhát. Hàng triệu người ở
đất nước này, hàng trăm triệu người trên trái đất này cảm nhận được điều này,
nhưng tôi là người trong cuộc, tôi cảm nhận được điều này một cách rõ ràng hơn,
cụ thể hơn những người ngoài cuộc.
Rất
nhiều chuyện cụ thể cười ra nước mắt chứng minh cho sự hèn nhát và ngờ nghệch.
Quá nhiều. Kể ra chỉ thêm xát muối vào lòng tự trọng, chỉ thêm xót xa và cay
đắng. Ngay bản thân đội ngũ những người làm báo Việt Nam từ lâu cũng đã nhận
thức được sự hèn nhát của chính mình, sự áp đặt phi lý của nhà cầm quyền đối
với nền báo chí lệ thuộc vào ngân sách bao cấp và nhân sự bao cấp.
Nhiều
tổng biên tập đã thú nhận với phóng viên: “Chúng
ta ăn cơm của họ [Đảng và Nhà nước], uống nước của họ thì phải làm theo họ
thôi. Đã làm người thì không thể chặt đứt ngón tay đã giúp mình đưa bánh mì vào
miệng, hay nói theo ông cha mình, ăn cây nào phải rào cây ấy”. Lời tâm sự này đã nói lên tất cả đặc trưng
của nền báo chí Việt Nam:
nô dịch, đớn hèn và đau khổ.
Nhiều
nhà báo có lương tri đã nhận thức được điều này. Thời nhạc sĩ Trần Hoàn đảm
nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (một trong những chức năng của bộ
này là quản lý nền báo chí quốc doanh), báo chí bị o ép trăm bề. Những người
làm báo đã chế lời mới cho ca khúc Lời người ra đi của chính Trần Hoàn
để oán thán Trần Hoàn, để ai điếu cho một nền báo chí: “Nền báo chí còn Trần
Hoàn thì còn gian khổ em ơi! Bút còn đây, giấy còn đây, nghị quyết này ta chép
ra thôi...”. Than vãn chỉ để mà than vãn, không có một nhà báo nào đủ dũng
khí để hành động phản kháng.
Không
phản kháng không có nghĩa là không có nhà báo nào cựa quậy. Có rất nhiều nhà
báo đã cựa quậy. Từ năm 1967, một số nhà báo ở Hà Nội đã cựa quậy, và, họ đã bị
tù đày, quản thúc. Năm 1990, nhà báo Bùi
Tín đã cựa quậy, và, sự đào thoát của ông đã cung cấp cho nhân loại những
thông tin cay đắng về một hành tinh cô đơn. Từ thập niên 90 của thế kỷ 20, báo Tuổi
trẻ đã cựa quậy, và hậu quả là Tổng
biên tập Kim Hạnh mất chức, nhiều phóng viên và biên tập viên mất việc,
nhiều phóng viên phải chịu cảnh tù đày do những bản án mang tính dằn mặt và bỏ
túi của nhà cầm quyền. Nhà báo Huy Đức không
chỉ cựa quậy với tác phẩm Bên thắng cuộc vào năm 2012 mà trước đó đã cựa
quậy với Bức tường Berlin vào năm 2008. Nhà báo Trương Duy Nhất cũng đã cựa quậy bằng cách bỏ việc trong
một cơ quan báo chí quốc doanh để tự do hơn, để có Một góc nhìn khác, dù
biết rằng sẽ đối diện với lao tù. Khi Internet trở nên phổ biến ở Việt Nam,
làng báo Việt Nam cựa quậy và thức tỉnh nhiều hơn. Nhiều nhà báo đã viết nhiều
bài báo đúng nghĩa bằng chính danh hay ẩn danh. Trong thế giới mạng ngày càng
phát triển, họ đã góp phần làm nên những trang web lừng danh như Basam, Bauxite
Việt Nam mà theo đánh giá của tôi là hiện tượng, là đột phá của cả một nền báo
chí trong buổi giao thời đầy dông bão.
Tôi
chơi thân và kính trọng nhà báo lão thành Phan
Duy Thảo. Đối với tôi, ông là một người bạn, người anh và là một người
thầy. Ông thông minh, trung thực, tốt bụng và gàn dở như chính các ông đồ xứ
Nghệ quê ông. Có thể Phan Duy Thảo không nhận thức được rằng, chủ nghĩa cộng
sản là một quái thai ghê tởm của nhân loại, nhưng Phan Duy Thảo nhận thức được
rằng, ông và gia đình ông cũng như hàng triệu người khác trên đất nước này đang
phải sống trong một xã hội dối trá và bất an. Vào năm 1991, khi mọi người đang
hồ hởi với sự đổi mới, Phan Duy Thảo đã viết bài thơ Chuyện tếu đêm nay cãi
chày với vợ nhân dịp Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6. Ông đã khổ sở
nhiều với bài thơ này. Chỉ thị miệng đã được ban ra: sẽ không cho in trên báo,
sẽ không cho đọc trong đêm thơ của các nhà báo nếu không thay tựa của bài thơ
và sửa bỏ một số câu trong bài. Phan Duy Thảo đã phải ngậm ngùi gọt giũa đứa
con tinh thần của mình để được đọc trong đêm thơ, để bài thơ được in ấn, nhưng
với những kẻ tâm giao, ông vẫn đọc bản gốc. Tôi mạn phép trích dẫn một phần bản
gốc bài thơ của ông mà tôi nhớ được.
Chuyện
tếu đêm nay cãi chày với vợ
Em
bảo: Anh chuyên nghề làm báo
sao
suốt ngày bài viết mãi chưa ra
ngồi
vào bàn cau mày như sắp đẻ?
Dạ
thưa em, anh đâu phải đàn bà.
Các
em mang thai bao điều cực nhọc
Chín
tháng mười ngày sinh những đứa con
Còn
nghề anh cũng lắm phen thai nghén
Cũng
đẻ cho đời những sản phẩm "đứa con"
Đứa
con khôn biết dẫn dắt công việc
đứa
con ngoan biết mở cửa quét nhà
cũng
có đứa chỉ ngồi lê mách lẻo
và
suốt ngày có đứa chỉ ba hoa
Em
lại trách: Anh chỉ nghề viết lách!
-
Thì em xem cũng chưa thật là nghề
Viết
đã khó mà lách thì chưa nổi
Hứng
lên rồi còn bia bọt cà phê
Nghề
anh chọn nơi dòng đời xiết mạnh
Làm
thân cò lặn lội với bờ sông.
Nói
thật với em đời nay có nhiều loại báo
Báo
cáo - báo tường - báo ân - báo oán
Riêng
với em, anh nhận nghiệp báo cô.
22
năm trước, Phan Duy Thảo đã thức tỉnh, đã cựa quậy khi nhận thức được rằng
"đời nay có nhiều loại báo: báo cáo - báo tường - báo ân - báo oán".
Thật đáng để nghiêng mình thi lễ. Lão báo đại sư yêu mến ơi, hiện đang có nhiều
nhà báo trong một nền báo chí hèn nhát và ngờ nghệch cựa quậy và dấn thân lắm
đấy, họ cựa quậy và dấn thân thầm lặng trong bối cảnh rất nhiều nhà báo đang
gào lên như lang sói khi phải sống quá lâu giữa bầy sói lang.
T.
D.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment