12.06.2013
Thêm một nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam sắp bị đưa
ra tòa xét xử về tội danh “trốn thuế” sau các hoạt động kiên trì cổ xúy cho dân
chủ, tự do tôn giáo, và nhân quyền trong nước.
Theo Quyết định của tòa án, phiên sơ thẩm xét xử nhà hoạt động Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền được quốc tế biết đến, sẽ diễn ra ngày 9/7 tại trụ sở Tòa án Nhân dân Hà Nội.
Quyết định nói ông Quân bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội truy tố theo điều 161 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ông Quân thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam từ năm 2001 chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường.
Theo cáo buộc, công ty của ông đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 437 triệu đồng.
Ông bị bắt khẩn cấp hôm 27/12 năm ngoái sau khi bị những kẻ lạ mặt tấn công gây thương tích vài tháng trước đó trong vụ hành hung mà ông nghi là có sự tiếp tay của công an.
Một người em trai của luật sư Quân, ông Lê Đình Quản, giám đốc công ty báo cáo tín nhiệm - xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) và người em họ của ông Quân là bà Lê Thị Oanh, cổ đông của công ty, cũng bị bắt với cùng tội danh ‘trốn thuế’. Bà Oanh sau đó được tại ngoại nhưng vẫn tiếp tục bị truy tố.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai ông Quân, cho VOA Việt ngữ biết thân nhân không hề được phép thăm gặp luật sư Quân kể từ khi ông bị bắt tới nay đã hơn 5 tháng.
Ông Quyết nói:
“Dù họ truy tố tội ‘trốn thuế’ vì họ không còn cớ gì nữa, nhưng các điều tra viên hầu hết là điều tra viên chính trị, chỉ có 2 người là điều tra viên kinh tế. Trong cáo trạng ghi tên 5 điều tra viên, tôi thấy tên các điều tra viên chính trị-an ninh quen thuộc. Các luật sư đã có yêu cầu hủy và điều tra lại vì rất thiếu cơ sở trong việc cáo buộc anh Quân tội ‘trốn thuế’, nhưng cũng không được đáp ứng từ tòa. Gia đình cũng mong muốn các tổ chức hoặc các cơ quan công luận lên tiếng một cách mạnh mẽ. Bởi vì ai cũng hiểu đây là cái cớ để bắt anh Quân. Anh bị bắt không phải vì hành vi trốn thuế mà vì các hoạt động của anh nhằm thúc đẩy dân chủ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động hoặc công nhân nghèo. Rất mong các nơi lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng. Nếu không rõ ràng về vấn đề này, họ sẽ lặp lại cái cớ này đối với rất nhiều người và với các luật sư nhân quyền khác nữa.”
Ba luật sư bảo vệ ông Quân tại phiên sơ thẩm tới đây gồm luật sư Hà Huy Sơn, Trần Thu Nam, và Bùi Quang Nghiêm.
Trong thời gian bị tạm giam điều tra, nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân đã tuyệt thực để phản đối hành vi bắt giữ của chính quyền mà ông cho là phi pháp.
Vụ bắt giữ ông Quân khiến giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng. Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) nói tội danh “trốn thuế” là một biện pháp thường được Việt Nam dùng để đối phó với các nhà hoạt động nhân quyền, các blogger, và những người cổ xúy dân chủ.
Trong cuộc trao đổi trứơc đây với VOA, bà Thu Hiền, vợ luật sư Quân khẳng định:
“Việc (trốn thuế) này theo chủ trương của anh Quân, anh ấy xác định không bao giờ làm. Trước đây, anh cũng không phải làm việc gì với cơ quan chức năng liên quan đến thuế. Cũng không có một cái thanh tra gì của cơ quan thuế đối với công ty. Ngày 24/12 anh nhận được một giấy triệu tập và ngày 27 thì anh bị bắt luôn.”
Ông Quân được tổ chức Ân Xá Quốc Tế gọi là tù nhân lương tâm. Ông từng bị bắt giam 3 tháng hồi tháng 3/2007 sau khi hoàn tất xuất học bổng do Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ tài trợ.
Đích thân ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông John McCain và cựu Ngoại trưởng Madeline Albright đã viết thư phản đối và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho luật sư Quân.
Vài tháng sau, ông được phóng thích, nhưng kể từ đó ông vẫn thường xuyên bị hành hung, sách nhiễu, và câu lưu sau các bài viết và các hoạt động công khai kêu gọi dân chủ và chỉ trích nhà nước trong các chính sách đất đai, tôn giáo, và chủ quyền Biển Đông.
Việt Nam tố cáo ông Quân có các hoạt động nhằm “lật đổ chính quyền” nhưng không chính thức truy tố ông về tội danh này.
Nhiều nhà phân tích cho rằng các cáo buộc về tội “trốn thuế” dành cho nhà hoạt động Lê Quốc Quân mang động cơ chính trị nhằm đàn áp tiếng nói đối lập, phê phán chính quyền.
Tội danh này đã được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng đối với một blogger khác nổi tiếng qua các hoạt động chống Trung Quốc và kêu gọi dân chủ tại Việt Nam.
Nhà báo tự do Điếu Cày từng lãnh 30 tháng tù giam hồi năm 2008 về tội “trốn thuế” trước khi bị kêu án thêm 12 năm tù nữa về tội “tuyên truyền chống nhà nước” hồi năm ngoái.
Theo Quyết định của tòa án, phiên sơ thẩm xét xử nhà hoạt động Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền được quốc tế biết đến, sẽ diễn ra ngày 9/7 tại trụ sở Tòa án Nhân dân Hà Nội.
Quyết định nói ông Quân bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội truy tố theo điều 161 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ông Quân thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam từ năm 2001 chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường.
Theo cáo buộc, công ty của ông đã trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 437 triệu đồng.
Ông bị bắt khẩn cấp hôm 27/12 năm ngoái sau khi bị những kẻ lạ mặt tấn công gây thương tích vài tháng trước đó trong vụ hành hung mà ông nghi là có sự tiếp tay của công an.
Một người em trai của luật sư Quân, ông Lê Đình Quản, giám đốc công ty báo cáo tín nhiệm - xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) và người em họ của ông Quân là bà Lê Thị Oanh, cổ đông của công ty, cũng bị bắt với cùng tội danh ‘trốn thuế’. Bà Oanh sau đó được tại ngoại nhưng vẫn tiếp tục bị truy tố.
Ông Lê Quốc Quyết, em trai ông Quân, cho VOA Việt ngữ biết thân nhân không hề được phép thăm gặp luật sư Quân kể từ khi ông bị bắt tới nay đã hơn 5 tháng.
Ông Quyết nói:
“Dù họ truy tố tội ‘trốn thuế’ vì họ không còn cớ gì nữa, nhưng các điều tra viên hầu hết là điều tra viên chính trị, chỉ có 2 người là điều tra viên kinh tế. Trong cáo trạng ghi tên 5 điều tra viên, tôi thấy tên các điều tra viên chính trị-an ninh quen thuộc. Các luật sư đã có yêu cầu hủy và điều tra lại vì rất thiếu cơ sở trong việc cáo buộc anh Quân tội ‘trốn thuế’, nhưng cũng không được đáp ứng từ tòa. Gia đình cũng mong muốn các tổ chức hoặc các cơ quan công luận lên tiếng một cách mạnh mẽ. Bởi vì ai cũng hiểu đây là cái cớ để bắt anh Quân. Anh bị bắt không phải vì hành vi trốn thuế mà vì các hoạt động của anh nhằm thúc đẩy dân chủ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động hoặc công nhân nghèo. Rất mong các nơi lên tiếng mạnh mẽ và rõ ràng. Nếu không rõ ràng về vấn đề này, họ sẽ lặp lại cái cớ này đối với rất nhiều người và với các luật sư nhân quyền khác nữa.”
Ba luật sư bảo vệ ông Quân tại phiên sơ thẩm tới đây gồm luật sư Hà Huy Sơn, Trần Thu Nam, và Bùi Quang Nghiêm.
Trong thời gian bị tạm giam điều tra, nhà bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân đã tuyệt thực để phản đối hành vi bắt giữ của chính quyền mà ông cho là phi pháp.
Vụ bắt giữ ông Quân khiến giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng. Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) nói tội danh “trốn thuế” là một biện pháp thường được Việt Nam dùng để đối phó với các nhà hoạt động nhân quyền, các blogger, và những người cổ xúy dân chủ.
Trong cuộc trao đổi trứơc đây với VOA, bà Thu Hiền, vợ luật sư Quân khẳng định:
“Việc (trốn thuế) này theo chủ trương của anh Quân, anh ấy xác định không bao giờ làm. Trước đây, anh cũng không phải làm việc gì với cơ quan chức năng liên quan đến thuế. Cũng không có một cái thanh tra gì của cơ quan thuế đối với công ty. Ngày 24/12 anh nhận được một giấy triệu tập và ngày 27 thì anh bị bắt luôn.”
Ông Quân được tổ chức Ân Xá Quốc Tế gọi là tù nhân lương tâm. Ông từng bị bắt giam 3 tháng hồi tháng 3/2007 sau khi hoàn tất xuất học bổng do Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ NED của Hoa Kỳ tài trợ.
Đích thân ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông John McCain và cựu Ngoại trưởng Madeline Albright đã viết thư phản đối và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho luật sư Quân.
Vài tháng sau, ông được phóng thích, nhưng kể từ đó ông vẫn thường xuyên bị hành hung, sách nhiễu, và câu lưu sau các bài viết và các hoạt động công khai kêu gọi dân chủ và chỉ trích nhà nước trong các chính sách đất đai, tôn giáo, và chủ quyền Biển Đông.
Việt Nam tố cáo ông Quân có các hoạt động nhằm “lật đổ chính quyền” nhưng không chính thức truy tố ông về tội danh này.
Nhiều nhà phân tích cho rằng các cáo buộc về tội “trốn thuế” dành cho nhà hoạt động Lê Quốc Quân mang động cơ chính trị nhằm đàn áp tiếng nói đối lập, phê phán chính quyền.
Tội danh này đã được nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng đối với một blogger khác nổi tiếng qua các hoạt động chống Trung Quốc và kêu gọi dân chủ tại Việt Nam.
Nhà báo tự do Điếu Cày từng lãnh 30 tháng tù giam hồi năm 2008 về tội “trốn thuế” trước khi bị kêu án thêm 12 năm tù nữa về tội “tuyên truyền chống nhà nước” hồi năm ngoái.
No comments:
Post a Comment