Ngô Vĩnh Long &
Phạm Hoàng Quân
18/06/2013
14:03 (GMT + 7)
TTCT
- LTS: Một cuộc trò chuyện giữa giáo sư Ngô Vĩnh Long (khoa lịch sử Trường đại
học Maine, Hoa Kỳ) và nhà nghiên cứu độc lập Phạm Hoàng Quân mới đây tại TP.HCM
cho ta thêm một góc nhìn thấu đáo hơn nữa về cách biên soạn và giảng dạy lịch
sử trong hệ thống giáo dục.
Nhà
nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: Theo anh, làm thế nào để giúp người đọc, người học hiểu được lịch sử một
cách đúng đắn?
Giáo
sư Ngô Vĩnh Long:
Để người đọc đọc và hiểu được lịch sử một cách đúng đắn thì người viết sử cần
viết sử một cách đúng đắn. Đây là vấn đề phẩm chất của người làm sử. Nếu người
làm sử sai từ đầu hoặc khi viết chỉ tiếp cận 1-2 nguồn sử liệu thì lịch sử sẽ
được tiếp nhận lệch lạc và thiếu hụt.
Tôi
cho rằng sách giáo khoa (SGK) nhiều lắm chỉ nên do 2-3 người viết, sau đó đưa
cho những người/nhóm khác cho ý kiến. Nhưng người viết đầu tiên phải dựa trên
nhiều nguồn khác nhau, dựa trên cách phân kỳ lịch sử hợp lý và khoa học, nêu
được những đặc trưng của từng thời kỳ với những ảnh hưởng chính trị - kinh tế -
xã hội - văn hóa thế nào. Khi 5-6 nhóm cùng viết một chương trình sử học đường
thì dễ dẫn tới thỏa hiệp và khó đưa ra những giảng giải có gốc, có ngọn.
SGK
phải để cho những người biết cách viết SGK làm. Từ đây đi đến mô hình có nhiều
SGK, các trường, các giáo viên có thể lựa chọn nhiều SGK khác nhau, người học
được đọc nhiều nguồn thì có thể đi tới tranh luận, so sánh. Điều này cũng giúp
bản thân quá trình hoàn thiện SGK về sau. Chỉ có một loại SGK là “hỏng”.
Phạm
Hoàng Quân: Để có SGK hoặc giáo trình tốt, hiện đại, phù hợp giai đoạn mới cần ứng
dụng những phương pháp luận mới về viết sử trên thế giới. Loại sách này ở VN có
thể nói rất thiếu hụt hoặc cũ. Liệu anh có từng nghĩ đến việc dịch và phổ biến
các giáo trình về phương pháp luận tại VN?
Ngô
Vĩnh Long:
Có rất nhiều cuốn sách về phương pháp luận, vừa để cho người viết sử, vừa cho
sinh viên rất cần được dịch. Nhưng tôi nghĩ cũng có thể dịch những cuốn sách
rất hay trên thế giới mà người ta viết về lịch sử của chính họ, chẳng hạn cuốn
sách của ông bạn tôi - Howard Zinn - A people’s history of America
Empire, cuốn sách được đọc ngay cả ở phổ thông trung học và đại học.
Cuốn
sách này viết về vai trò của những người dân Mỹ bình thường và họ tạo nên lịch
sử của chính mình ra sao. Cuốn sách vừa cho ta biết lịch sử, vừa cho ta biết
cách nghiên cứu lịch sử của nước Mỹ như thế nào. Những cuốn sách “lịch sử ứng
dụng” như vậy cũng quan trọng không kém những cuốn về phương pháp luận.
Phạm
Hoàng Quân: Một mảng quan trọng là truyền thông tri thức lịch sử đến người đọc. Tôi
có cảm giác hiện nay làm kiểu “mùa vụ”, nhất thời nhằm phụng sự một mục đích cụ
thể nào đó chứ không mang tính liền lạc. Phương pháp sư phạm phải là một thứ
mang tính lâu dài, hệ thống, bền bỉ để người học nói riêng, người dân nói chung
nắm được. Theo anh, có giải pháp nào cho vấn đề này?
Ngô
Vĩnh Long:
Ở Mỹ, trước khi có tivi thì có các chương trình trên radio giới thiệu về lịch
sử rất sinh động, dễ hiểu, giúp người dân tiếp cận thông tin lịch sử rất tự
nhiên, gần gũi. Họ có nhiều buổi kể chuyện lịch sử, họ làm đủ cách từ lập viện
bảo tàng (đi kèm thay đổi cách trình bày lịch sử mỗi năm mấy lần để sinh động
hơn) đến tổ chức những vở kịch lịch sử diễn cho trẻ em, trẻ em tham gia diễn
xuất (ở trường, ở câu lạc bộ) cùng giáo viên.
Tôi
thấy rằng trước hết lịch sử VN hiện nay không hẳn đã là nhồi nhét quá nhiều mà
thật ra lại quá sơ sài. Học từ thời kỳ Hồng Bàng đến năm 1945 mà cứ lặp đi lặp
lại một số chuyện, Trần Quốc Toản bóp quả cam trong sử tiểu học, lên đến trung
học vẫn thấy Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, cứ thế liệt kê mà không có cái gì
làm học sinh hứng thú.
Ở
lớp nhỏ, dạy lịch sử nên chọn vài chi tiết - câu chuyện lý thú cho học trò và
phải giải thích được tại sao lại như vậy, làm cho học trò say mê và thấy được
tầm quan trọng của lịch sử ngay từ những bài học đầu. Vì lịch sử là thực tiễn
và kinh nghiệm sống của những người đi trước, mình hiểu được những điều đó vì
mình biết những thực tiễn và kinh nghiệm sống hiện tại.
Không
biết hiện tại thì không thể biết quá khứ. Chứ cứ theo đuổi lịch sử theo dòng
với những nhân danh, địa danh mà không hiểu đặc điểm lịch sử mỗi thời kỳ thì
học trò sẽ rất chán. Tôi nghĩ lịch sử ngày nay dù không thiếu chi tiết, nhưng
tham quá mà lại “làm biếng” nên các bài học cứ tới lui vậy hoài.
Phạm
Hoàng Quân: Ý anh là lịch sử, sự kiện đưa ra quá nhiều biểu tượng mà không đưa ra
những câu chuyện, hình ảnh gần gũi để học trò có thể thông hiểu, thông cảm với
nhân vật?
Ngô
Vĩnh Long:
Đúng vậy. Cách làm hiện nay ở nước Mỹ cũng không khác ở VN nhiều lắm, nghĩa là
lớp dưới học sử theo câu chuyện, nhân vật, sự kiện, lên bậc cao hơn sẽ học theo
vấn đề. Nhưng khác biệt là bậc học cao có nhiều lớp để các em chọn: có những
lớp lịch sử đại cương nhưng cũng có nhiều lớp lịch sử theo chuyên đề kinh tế -
xã hội - văn hóa nghệ thuật. Nếu bắt tất cả học trò học cùng một thứ thì mau
chán và rập khuôn. Nhưng vấn đề chính của VN vẫn là nằm trong SGK và phương
pháp viết sử trong đó.
Viết
SGK phải để cho các nhóm, các nhà nghiên cứu độc lập tham gia, không phải công
việc hành chính của một bộ quản lý. Các trường sẽ có nhiều lựa chọn SGK cho
mình để giảng dạy, theo nhiều tiêu chí: sách rẻ, sách hay, sách đa dạng, sách
chuyên đề. Thậm chí trường có thể chọn mỗi cuốn sách để dạy trong vòng 1-2 năm
rồi thay sách khác. Lên đại học thì quyền chọn sách để dạy là của từng giáo sư,
phù hợp với vấn đề/phân tích riêng của họ, giúp sinh viên hiểu sâu và tìm được
hướng nghiên cứu mới cũng như có hứng thú để theo đuổi lối nghiên cứu riêng.
Tôi
dạy về lịch sử Trung Quốc và Đông Nam Á, lúc cần nhấn mạnh vấn đề này thì sẽ
chọn những cuốn sách cần thiết, bổ túc cho vấn đề đó, lúc khác lại chọn vấn đề
khác, cuốn sách khác.
Tôi
cho rằng dạy cho học trò cách phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử là quan trọng
nhất. Sử liệu dù nhiều mà không biết cách phân tích thì cũng vô nghĩa. Biết
phân tích là một kỹ năng rất quan trọng trong mỗi ngành. Nhiều người tưởng lịch
sử là kể lể nhưng thật ra lịch sử phải được phân tích bằng đầu óc logic. Phải
cho người học biết: học sử là học từ cách dùng sử liệu, biết so sánh để phân
định rõ cái đúng - cái sai.
Lịch
sử không bao giờ lặp lại lần thứ hai và không thực nghiệm lại được để kiểm
chứng đúng - sai, nên dù có bao nhiêu người từng phân tích thì cũng không phải
đã khép lại để kết luận ngay được. Kỹ năng phân tích và so sánh rất quan trọng
trong ngành sử. Và so sánh xong cần viết lại để người đọc hiểu vấn đề cho rõ,
cho đúng. Kỹ năng viết ở đây một lần nữa vô cùng quan trọng.
Phạm
Hoàng Quân: Đó là những gợi ý quan trọng cho việc làm SGK và kỹ năng truyền bá, dạy
trong trường. Theo tôi biết, khi viết sách sử hoặc những giáo trình sử, một
trong những xu hướng sử tiến bộ trên thế giới là dùng sử liệu để phục dựng hoàn
cảnh lịch sử, một xu hướng khác chủ trương phải giải thích sử liệu cho đúng
hoàn cảnh lịch sử và phù hợp với hiện tại.
Anh tiếp cận những trường phái, chủ thuyết, phương pháp sử nào của phương
Tây, thấy có những điểm có thể giới thiệu để ứng dụng cho VN sắp tới?
Ngô
Vĩnh Long:
Sử liệu, sự kiện rất quan trọng, nếu sử quan muốn đánh giá một vấn đề nào đó mà
có một sự kiện rất nhỏ đi ngược lại cái thuyết của anh thì anh phải nghĩ tại
sao, không thể “ém mất” được. Sử liệu và sử quan phải dung hòa. Tất nhiên, nếu
dùng quá nhiều sử liệu, có cái rất nhỏ hoặc không phù hợp hoặc cái gì cũng đưa
vào thì sẽ rối vấn đề, như vậy ta phải trở lại cái lúc nãy ta nói là biết phân
tích vấn đề thế nào, sử dụng sự kiện thế nào, dùng những sự kiện nào đúng cho
thời đó, nó có thể giải thích gì mà anh muốn giải thích cho giai đoạn đó…
Cái
này có thể dùng trong nhiều ngành khác như ngành kinh tế. Nếu cứ thu thập hàng
triệu dữ kiện khác nhau, đưa vào máy phân tích thì cũng không ra cái gì cả.
Nhưng nếu anh là một kinh tế gia giỏi biết dùng dữ kiện lịch sử, chỉ cần xem
khoảng 6-7 sự kiện là biết nó sẽ dẫn đến đâu.
Sử
gia cũng vậy. Bất cứ người làm sử nào cũng có chủ quan nhưng anh phải phân
tích, chứng minh được vì sao anh nói thế, đồng thời lắng nghe những người khác
trình bày quan điểm của họ từ nhiều góc cạnh khác nhau, từ đó dẫn tới dung hòa.
Nước Mỹ có kho sử liệu khổng lồ, nhưng vẫn cần những người có sử quan tìm hiểu
cái kho đó để giải thích cho mọi người dễ hiểu mà không sai.
Người
làm sử phải tranh luận và chứng minh đàng hoàng, sau đó người nghe sẽ đánh giá,
lựa chọn. Không thể làm theo lối thường thấy là người ta đặt vấn đề như vậy,
bảo anh viết như vậy là anh cứ thế mà viết. Sử theo quan điểm của từng người
nghiên cứu là cần có. Nhiều người nói tôi không chủ quan, không tư riêng gì là
nói không đúng, thật ra là không muốn bị chỉ trích mà thôi.
30
năm qua, càng ngày người ta càng chú trọng vào lịch sử thường dân, nhất là
những người “bên dưới”. Ví dụ ở Anh người ta chú ý đến những hiệp hội công nhân
với những ảnh hưởng từ các cuộc đình công, hay vai trò phụ nữ, những đóng góp
của môn xã hội học (vốn mới bắt đầu sau Chiến tranh thế giới thứ II nhưng nay
rất quan trọng), rồi ta có social history (*).
Nhưng
trường phái tiến bộ là trường phái nghiên cứu những vấn đề của các tầng lớp
trước giờ thường bị bỏ quên, tôi nghĩ đây cũng là vấn đề quan trọng của VN.
Đóng góp của thường dân, của phụ nữ… rất lớn và quan trọng, chứ không chỉ nghị
quyết hay sử từ trên xuống. “Sử từ dưới lên” ngày càng quan trọng hơn và đã rất
mạnh ở nước Mỹ mấy chục năm qua.
Phạm
Hoàng Quân: Nghĩa là đã mở ra một hướng tiếp cận, biên soạn sử mới cần đi theo hướng
từ dưới lên, mang tính nhân văn cao. Anh có thể lấy ví dụ về nó để hình dung
tốt hơn một mô hình mà VN hiện nay có thể đi đến?
Ngô
Vĩnh Long:
Tôi sẽ đi vào một ví dụ về “sử từ dưới lên” giúp cho việc làm chính sách thế
nào. Bên Mỹ có ngành học public history (lịch sử công cộng). Có thể nói về một
cộng đồng, một bang có lịch sử thế nào, ai có vai trò tích cực trong việc phát
triển lịch sử công cộng đó, ai đã ngăn chặn cộng đồng đó phát triển, ai đã đi
vận động cho các quỹ phúc lợi, quỹ cho phụ nữ, trẻ em… Thậm chí ai đã giúp xây
bao nhiêu cây cầu có lợi cho sự phát triển của địa phương đó, ai cố tình phá
rừng ngăn sông tư lợi, gây hại môi trường cộng đồng ở đó.
Những
người nghiên cứu sử đi theo hướng này để định hình public history, từ đây giúp
ích cho xây dựng chính sách công, nên hướng này hữu ích không chỉ cho người học
lịch sử.
Hoặc
môn sử có nhánh học về xây cất nhà cửa. Họ đi vào những sử liệu tỉ mỉ: nhà cửa,
cầu đường thế nào, giúp sưởi ấm và tăng giao tiếp giữa các thành viên ra sao,
trẻ con chạy chơi an toàn thế nào. Thứ lịch sử như thế vô cùng hữu ích. Nó cũng
có thể giúp một xã hội hiện đại tận dụng được những kinh nghiệm đó, để ngày
càng văn minh hơn. Họ cũng dùng những thứ lịch sử “từ dưới lên” như thế để
chống những thế lực muốn quy hoạch cưỡng bức, tránh được sự áp đặt từ bên trên.
Phạm
Hoàng Quân: Điều gì thúc đẩy, dẫn đến mối quan tâm của giới làm sử đối với trào lưu
đó?
Ngô
Vĩnh Long:
Nó xuất phát từ những bức xúc đối với khoảng cách, sự khác biệt quá đáng giữa
người giàu - người nghèo trong các xã hội. Nó cũng xuất phát từ sự quan tâm
ngày càng lớn hơn với con người, vì sự giao tiếp giữa con người với nhau. Nó có
nền tảng nhân văn.
Nước
Mỹ có 50 tiểu bang thì có 50 hệ thống đại học bang, tuy không được như Harvard
nhưng cũng là những trường nghiên cứu có chất lượng. Vì nước Mỹ hiểu rằng nếu
không có hệ thống đại học bang như vậy thì không bao giờ có những nơi đỉnh cao
như Harvard, vì những người ưu tú phải được chọn từ dưới lên, cái đó giúp xã
hội phát triển. Xã hội phải làm sao chọn lựa được những người giỏi từ nhiều nơi
và giúp họ phát triển.
CẦM
PHAN ghi
____________
(*):
Một nhánh nghiên cứu lịch sử chú trọng đến kinh nghiệm của những người bình
thường trong quá khứ.
No comments:
Post a Comment