Saturday 8 June 2013

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO MỘT KHOẢNG TRỐNG TRONG KÝ ỨC TẬP THỂ (Diễn Đàn Thế Kỷ)





Tại miền Nam Việt Nam trước 1975, học sinh bậc Trung học được dạy về văn chương Tự Lực Văn Đoàn, trong khi sách TLVĐ vẫn được tái bản và bán liên tục khắp xã hội trước khi được cho vào lò thiêu sau khi phe cộng sản chiếm trọn miền Nam.

Tại miền Bắc từ năm 1954 sách TLVĐ cũng đã lâm vào tình trạng đó, kèm theo một phong trào đánh phá văn đoàn này về mặt chính trị lẫn văn hóa, vì với nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa du nhập từ Liên Xô và Tàu về, nó chẳng còn tư cách gì được sống trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân Việt Nam nữa. Nhiều tài năng, nhiều tác phẩm giá trị của Việt Nam vì thế dần dần ra khỏi ký ức của quần chúng, cả một giai đoạn văn học sử có thể gọi là rực rỡ trước 1945 bị xóa đi, bị bóp méo một mảng lớn như là những gì rất bệnh hoạn, yếu hèn, không còn xứng đáng đđược tiếp tục hiện diện nữa.

Chế độ toàn trị ấy có những thứ khác để dạy dỗ trong trường học. Bài viết "Muôn thuở 'Vợ chồng A Phủ'" của nhà văn Phạm Thị Hoài trên Blog Procontra, được đăng lại hôm nay trên DĐTK, là một tiếng than dài mỏi mệt cho đề tài thi cử môn Văn cứ mãi đi trong lối mòn của nền giáo dục văn chương "theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Kết quả của nền giáo dục này là tạo ra một lỗ hổng trong sự hiểu biết của quần chúng về quá khứ văn học Việt Nam, cụ thể như Tự Lực Văn Đoàn, mà một ví dụ sinh động là bài viết từ trong nước năm 2007 kể chuyện về một chương trình thi kiến thức của truyền hình mà chúng tôi xin đăng lại dưới đây. Đăng lại, chỉ nhằm minh họa về một tình trạng xã hội, chứ không hề có ý chỉ trích diễu cợt một cá nhân nào, vì cá nhân chỉ là nạn nhân của chế độ. 

---------------------

Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Bình 

Ngày 9.1.2007, trong mục Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC k cựu Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc ghế nóng tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình (Thái Bình nay là thành phố, không còn thị xã nữa).

MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?.

Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không

- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia?

- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.

- Chị muốn gọi cho ai?

- Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

MC cho phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, cứu bồ cho cô Tâm.

- A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương trình Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ?

- Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.

- Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu

Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi: Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…”.

Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:
- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.

- Chắc chắn không anh?

- Chắc trăm phần trăm.

- Ba mươi giây của chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.

- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.

- Chị quyết định như thế?

- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.

- Sai. Đáp án của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất Linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham gia chương trình.

Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

Thưa quý bạn, một giảng viên đại học mà không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều quá đỗi bất thường, điều đó không chỉ làm chúng ta ngạc nhiên mà vô cùng thất vọng! Trong bốn tiếng Tự Lực Văn Đoàn đã có hai tiếng Văn Đoàn thì đó không thể là một gánh cải lương và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được. Nếu không biết chính xác thì ít ra cô giáo ấy phải biết suy luận chứ. Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì nguy hiểm quá! 

Một chương trình phát sóng ra toàn thế giới, có nhiều người Việt đã ra khỏi nước mấy mươi năm mà xem chương trình này, đều hỡi ơi về kiến thức của một Giảng Viên Đại Học.

Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt. 

Tương tự như vậy, trong trò chơi Rung Chuông Vàng, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? Một số thí sinh (là sinh viên) cũng không biết. Có quá ngạc nhiên không?

Dù sao tôi cũng rất cảm ơn VTV3 đã mạnh dạn phát những chương trình như thế, bởi đó không chỉ vui là chính mà còn là cách để dân ta biết được mặt bằng kiến thức của người tham gia các chương trình khi biết mình yếu, sẽ phải tìm cách đ vươn lên.

Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đã 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam, đã nói: Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công thì trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt.

THAN ( VNNET)





No comments:

Post a Comment

View My Stats