Vũ Ánh
Friday,
June 14, 2013 6:41:28 PM
Vụ
cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ chuyện nghe lén của chính phủ Mỹ không
phải là một chuyện mới mẻ gì, vì Mỹ vẫn còn một đạo luật ái quốc cho phép chính
phủ được nghe lén vì lợi ích của kế hoạch chống khủng bố toàn cầu mà tác giả
của nó là một giáo sư Mỹ gốc Việt của trường luật Georgetown khi ông làm phụ tá
cho Bộ Trưởng Tư Pháp John Ashcroft thời Tổng Thống George W. Bush.
Mới đây, ông Snowden da trắng thứ thiệt này lại còn tung ra một “chưởng” mới. Ðó là việc ông tiết lộ thêm chi tiết về chương trình theo dõi thông tin điện tử của tình báo Mỹ. Cựu nhân viên đang lẩn trốn này cho rằng từ một “hộp thư điện tử” ông có thể đọc thông tin bất cứ của ai kể cả thư của tổng thống Mỹ. Ông Snowden nói rằng dựa trên các tài liệu mà ông có, nhưng chưa được SCMP kiểm chứng độc lập, Cơ quan An Ninh Quốc Gia Mỹ (NSA) đã xâm nhập hệ thống máy tính ở Hong Kong và Trung Quốc từ năm 2009. Tuy nhiên, ông nói các tài liệu này không cho thông tin về hệ thống quốc phòng của Trung Quốc. Theo cựu nhân viên CIA, có 61,000 hoạt động xâm nhập của NSA trên toàn cầu, con số mục tiêu tấn công ở Hong Kong và Trung Quốc lên tới hàng trăm. Ðây cũng chẳng phải là điều gì mới lạ vì từ lâu người ta thừa biết rằng trong lãnh vực an ninh tình báo, các quốc gia không chừa bất cứ hành động nào để biết được những điều bí mật của nhau. Về mặt trận tình báo không anh em, không có bạn bè, đồng minh, chỉ có quyền lợi của quốc gia mình.
Các nhà phân tích quốc gia Hoa Kỳ gọi vụ rò rỉ tin tức tình báo của ông Edward Snowden là một trái “bom” tai tiếng lớn nhất về an ninh tình báo từ 1971 cho tới nay, thời điểm mà Daniel Ellsworth tiết lộ một cuộc nghiên cứu cho thấy chính phủ Mỹ tin rằng mình khó thắng trong cuộc chiến Việt Nam.
Nhưng cá nhân, tôi cho rằng đây cũng chẳng phải là một trái bom hay lựu đạn gì cả, vì trước đó Bradley Manning cũng đã làm cả nước Mỹ kinh ngạc vì những tài liệu mà chàng thanh niên này đưa cho Julian Assange của mạng WikiLeaks. Cả hai chỉ là một cách xác nhận những điều rất bẩn và đểu cáng trong hậu trường giao tiếp giữa các quốc gia với nhau mà dân chúng các nước đều đoán biết mà không thể xác nhận, nay có người xác nhận giùm họ?
Nhưng một câu hỏi được đặt ra: biết để làm được gì? Không làm được gì cũng không thay đổi được gì như Edward Snowden mô tả là “các nước lớn không thể ăn hiếp được những nước nhỏ hơn” hoặc để cho “niềm tin vào tự do ngôn luận của ông được bảo vệ”. Nếu quả thật ông Snowden tin rằng việc tiết lộ những thông tin mật liên quan đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ thuộc vào quyền tự do ngôn luận tuyệt đối mà người dân Mỹ nào cũng cần được biết hay được chuyển cho nhau biết thì nước Mỹ không còn tồn tại cho đến ngày nay và trên nước Mỹ cũng không chỉ có một vụ khủng bố 911. Thành thử, ngay cả ở mặt này, hành động chuyển những tin tức mật liên quan đến an ninh của hàng trăm triệu người Mỹ không phải là một hành động anh hùng như ông Edward Snowden đã tuyên bố ở Hong Kong. Nhưng nếu ông bảo rằng ông không có tội gì cả thì cũng là quyền của ông vì tại Hoa Kỳ luật pháp thừa nhận một tội ác quả tang vẫn có thể tuyên bố “not guilty” (không có tội) như thường. Ðiều này cũng không có gì mới.
Cái mới ở hành động cho rò rỉ tin tức tối mật liên quan đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ của một cựu nhân viên CIA cho thấy cuộc chiến về thẩm lậu tin tức tình báo ngày nay đang là một thách thức lớn lao đối với guồng máy an ninh Hoa Kỳ. Tỷ lệ 53% số người được thăm dò ủng hộ việc nghe lén hay theo dõi tất cả những người nào sống trên nước Mỹ là một tỷ lệ thấp và vẫn cho một tỷ lệ khá cao những người không chấp nhận hay không có ý kiến việc làm này của các cơ quan an ninh tình báo Hoa Kỳ. Nhưng mới đây, khi vụ nổ mới nhất trong một cuộc chạy marathon ở thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, vẫn còn âm vang và nhà chức trách an ninh tình báo ở địa phương đang phải trả lời một câu hỏi tại sao họ lại không phát giác được âm mưu của kẻ khủng bố trước khi sự việc đáng tiếc xảy ra, trong khi các giới chức lãnh đạo an ninh liên bang khi ra điều trần trước Quốc Hội đã chứng minh được rằng công việc nghe lén những phần tử khả nghi trên nước Mỹ là cần thiết và đã mang lại kết quả là họ đã giúp chặn trước nhiều vụ khủng bố. Dĩ nhiên, văn hóa của người Mỹ hiện nay coi việc nghe lén hay bất cứ dùng phương tiện nào để đánh cắp thông tin là một việc làm xấu xa, và hơn thế nữa nó đi ra ngoài giá trị Mỹ bởi vì nó xâm phạm vào luật gọi là “riêng tư” của các cá nhân đang sinh sống trên đất Mỹ.
Theo tôi, một tỷ lệ khá lớn người Mỹ có một thói xấu, đó là đổ lỗi tận tình cho các cơ quan an ninh khi một biến cố xảy ra, trong khi họ tìm mọi cách để “sống theo đạo luật riêng tư”. Luận cứ của họ là liệu việc nghe lén vì an ninh quốc gia có bị lạm dụng không? Nghĩa là những thông tin đến từ nghe lén được sử dụng ra sao? Trong buổi điều trần tại Quốc Hội cách đây vài ngày, ông Keith Alexander, giám đốc NSA, xác nhận rằng cơ quan của ông chưa lạm dụng các tin tức thu thập được và lời tuyên bố của ông cho thấy một điều rất rõ ràng: vì lợi ích của các cuộc điều tra, biên giới luật pháp của ích lợi quốc gia khi nghe lén hay trộm thông tin từ những phần tử khả nghi và sự lạm dụng rất mỏng manh. Nhưng đây là chuyện không thể tránh được vì tất cả chúng ta đều là con người và sự lạm dụng khi có quyền lực trong tay rất phổ biến từ hàng ngàn năm trước cho tới bây giờ.
Mới đây nhất có một số luồng dư luận bắt đầu đặt câu hỏi: một người như Edward Snowden, dù là người đã không hoàn tất được học vấn trung học, nhưng đã được tuyển vào làm nhân viên CIA, và sau khi không được làm ở cơ quan này nữa đã nhận được cho một việc làm trong những công ty làm khế ước cho ngành tình báo và an ninh Hoa Kỳ với số lương cao và có một người bạn gái rất xinh đẹp lại có thể hy sinh tất cả, mang những thông tin an ninh tình báo mà mình có được để gây ra một vụ tai tiếng lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế như vậy? Việc ông ta chạy sang trú ẩn ở Hong Kong, vùng đất nay thuộc Trung Quốc và lời tiết lộ mang lợi điểm chiến tranh tâm lý và chiến lược cho Bắc Kinh cũng đã đánh một dấu hỏi lớn: liệu Edward Snowden có làm gián điệp cho Hoa Lục không?
Cứ giả thử rằng những thắc mắc nói trên cũng là lời xác nhận thì một câu hỏi khác lại được đặt ra: người Mỹ thường tự hào về lá quốc kỳ của mình, từng tin vào lời tuyên thệ trước lúc chào cờ, từng đặt tay phải vào trái tim khi chào quốc kỳ, lòng ái quốc của chính họ đã bùng lên vì vụ 9-11, Quốc Hội Hoa Kỳ từng ủng hộ 99.9% việc đưa quân vào Afghanistan và Iraq để bày tỏ lòng yêu nước Mỹ, từng có một đạo luật mang tên Ðạo Luật Ái Quốc, tại sao vẫn có khá nhiều người Mỹ phản bội lại tổ quốc một cách dễ dàng như thế?
Và vấn đề cuối cùng được đặt ra là: phải chăng nguyên nhân cũng chỉ là vì tiền bạc, danh vọng hay vì đôi mắt giai nhân? Ðể có một câu trả lời tương đối tin được, chúng ta cần những thông tin mới hơn. Nhưng ngay từ lúc này người ta có thể nhìn thấy một điều là trong những chế độ độc tài, thông tin tình báo của họ ít bị thẩm lậu ra ngoài.
Lý do rất dễ hiểu là mọi cuộc hội họp của họ đều diễn ra bên các cánh cửa đóng kín như bưng và dân chúng không có quyền đòi biết những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Còn tại những nước dân chủ tự do như Hoa Kỳ chuyện này hoàn toàn ngược lại. Nhiều dân cử ủng hộ việc nghe lén để theo dõi các phần tử khả nghi, nhưng họ đòi phải được biết để báo cáo cho cử tri, và nếu điều này được thực hiện sẽ làm cho mọi chuyện đều được bạch hóa và chẳng còn gì là tin tức an ninh tình báo nữa và nền an ninh cho dân chúng Hoa Kỳ bị thách thức nghiêm trọng.
Tôi tự hỏi phải chăng việc tin tức liên quan đến an ninh dễ bị lọt ra ngoài như ở Hoa Kỳ hiện nay là cái giá phải trả của dân chủ tự do?
Mới đây, ông Snowden da trắng thứ thiệt này lại còn tung ra một “chưởng” mới. Ðó là việc ông tiết lộ thêm chi tiết về chương trình theo dõi thông tin điện tử của tình báo Mỹ. Cựu nhân viên đang lẩn trốn này cho rằng từ một “hộp thư điện tử” ông có thể đọc thông tin bất cứ của ai kể cả thư của tổng thống Mỹ. Ông Snowden nói rằng dựa trên các tài liệu mà ông có, nhưng chưa được SCMP kiểm chứng độc lập, Cơ quan An Ninh Quốc Gia Mỹ (NSA) đã xâm nhập hệ thống máy tính ở Hong Kong và Trung Quốc từ năm 2009. Tuy nhiên, ông nói các tài liệu này không cho thông tin về hệ thống quốc phòng của Trung Quốc. Theo cựu nhân viên CIA, có 61,000 hoạt động xâm nhập của NSA trên toàn cầu, con số mục tiêu tấn công ở Hong Kong và Trung Quốc lên tới hàng trăm. Ðây cũng chẳng phải là điều gì mới lạ vì từ lâu người ta thừa biết rằng trong lãnh vực an ninh tình báo, các quốc gia không chừa bất cứ hành động nào để biết được những điều bí mật của nhau. Về mặt trận tình báo không anh em, không có bạn bè, đồng minh, chỉ có quyền lợi của quốc gia mình.
Các nhà phân tích quốc gia Hoa Kỳ gọi vụ rò rỉ tin tức tình báo của ông Edward Snowden là một trái “bom” tai tiếng lớn nhất về an ninh tình báo từ 1971 cho tới nay, thời điểm mà Daniel Ellsworth tiết lộ một cuộc nghiên cứu cho thấy chính phủ Mỹ tin rằng mình khó thắng trong cuộc chiến Việt Nam.
Nhưng cá nhân, tôi cho rằng đây cũng chẳng phải là một trái bom hay lựu đạn gì cả, vì trước đó Bradley Manning cũng đã làm cả nước Mỹ kinh ngạc vì những tài liệu mà chàng thanh niên này đưa cho Julian Assange của mạng WikiLeaks. Cả hai chỉ là một cách xác nhận những điều rất bẩn và đểu cáng trong hậu trường giao tiếp giữa các quốc gia với nhau mà dân chúng các nước đều đoán biết mà không thể xác nhận, nay có người xác nhận giùm họ?
Nhưng một câu hỏi được đặt ra: biết để làm được gì? Không làm được gì cũng không thay đổi được gì như Edward Snowden mô tả là “các nước lớn không thể ăn hiếp được những nước nhỏ hơn” hoặc để cho “niềm tin vào tự do ngôn luận của ông được bảo vệ”. Nếu quả thật ông Snowden tin rằng việc tiết lộ những thông tin mật liên quan đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ thuộc vào quyền tự do ngôn luận tuyệt đối mà người dân Mỹ nào cũng cần được biết hay được chuyển cho nhau biết thì nước Mỹ không còn tồn tại cho đến ngày nay và trên nước Mỹ cũng không chỉ có một vụ khủng bố 911. Thành thử, ngay cả ở mặt này, hành động chuyển những tin tức mật liên quan đến an ninh của hàng trăm triệu người Mỹ không phải là một hành động anh hùng như ông Edward Snowden đã tuyên bố ở Hong Kong. Nhưng nếu ông bảo rằng ông không có tội gì cả thì cũng là quyền của ông vì tại Hoa Kỳ luật pháp thừa nhận một tội ác quả tang vẫn có thể tuyên bố “not guilty” (không có tội) như thường. Ðiều này cũng không có gì mới.
Cái mới ở hành động cho rò rỉ tin tức tối mật liên quan đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ của một cựu nhân viên CIA cho thấy cuộc chiến về thẩm lậu tin tức tình báo ngày nay đang là một thách thức lớn lao đối với guồng máy an ninh Hoa Kỳ. Tỷ lệ 53% số người được thăm dò ủng hộ việc nghe lén hay theo dõi tất cả những người nào sống trên nước Mỹ là một tỷ lệ thấp và vẫn cho một tỷ lệ khá cao những người không chấp nhận hay không có ý kiến việc làm này của các cơ quan an ninh tình báo Hoa Kỳ. Nhưng mới đây, khi vụ nổ mới nhất trong một cuộc chạy marathon ở thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts, vẫn còn âm vang và nhà chức trách an ninh tình báo ở địa phương đang phải trả lời một câu hỏi tại sao họ lại không phát giác được âm mưu của kẻ khủng bố trước khi sự việc đáng tiếc xảy ra, trong khi các giới chức lãnh đạo an ninh liên bang khi ra điều trần trước Quốc Hội đã chứng minh được rằng công việc nghe lén những phần tử khả nghi trên nước Mỹ là cần thiết và đã mang lại kết quả là họ đã giúp chặn trước nhiều vụ khủng bố. Dĩ nhiên, văn hóa của người Mỹ hiện nay coi việc nghe lén hay bất cứ dùng phương tiện nào để đánh cắp thông tin là một việc làm xấu xa, và hơn thế nữa nó đi ra ngoài giá trị Mỹ bởi vì nó xâm phạm vào luật gọi là “riêng tư” của các cá nhân đang sinh sống trên đất Mỹ.
Theo tôi, một tỷ lệ khá lớn người Mỹ có một thói xấu, đó là đổ lỗi tận tình cho các cơ quan an ninh khi một biến cố xảy ra, trong khi họ tìm mọi cách để “sống theo đạo luật riêng tư”. Luận cứ của họ là liệu việc nghe lén vì an ninh quốc gia có bị lạm dụng không? Nghĩa là những thông tin đến từ nghe lén được sử dụng ra sao? Trong buổi điều trần tại Quốc Hội cách đây vài ngày, ông Keith Alexander, giám đốc NSA, xác nhận rằng cơ quan của ông chưa lạm dụng các tin tức thu thập được và lời tuyên bố của ông cho thấy một điều rất rõ ràng: vì lợi ích của các cuộc điều tra, biên giới luật pháp của ích lợi quốc gia khi nghe lén hay trộm thông tin từ những phần tử khả nghi và sự lạm dụng rất mỏng manh. Nhưng đây là chuyện không thể tránh được vì tất cả chúng ta đều là con người và sự lạm dụng khi có quyền lực trong tay rất phổ biến từ hàng ngàn năm trước cho tới bây giờ.
Mới đây nhất có một số luồng dư luận bắt đầu đặt câu hỏi: một người như Edward Snowden, dù là người đã không hoàn tất được học vấn trung học, nhưng đã được tuyển vào làm nhân viên CIA, và sau khi không được làm ở cơ quan này nữa đã nhận được cho một việc làm trong những công ty làm khế ước cho ngành tình báo và an ninh Hoa Kỳ với số lương cao và có một người bạn gái rất xinh đẹp lại có thể hy sinh tất cả, mang những thông tin an ninh tình báo mà mình có được để gây ra một vụ tai tiếng lớn mang tính chất quốc gia và quốc tế như vậy? Việc ông ta chạy sang trú ẩn ở Hong Kong, vùng đất nay thuộc Trung Quốc và lời tiết lộ mang lợi điểm chiến tranh tâm lý và chiến lược cho Bắc Kinh cũng đã đánh một dấu hỏi lớn: liệu Edward Snowden có làm gián điệp cho Hoa Lục không?
Cứ giả thử rằng những thắc mắc nói trên cũng là lời xác nhận thì một câu hỏi khác lại được đặt ra: người Mỹ thường tự hào về lá quốc kỳ của mình, từng tin vào lời tuyên thệ trước lúc chào cờ, từng đặt tay phải vào trái tim khi chào quốc kỳ, lòng ái quốc của chính họ đã bùng lên vì vụ 9-11, Quốc Hội Hoa Kỳ từng ủng hộ 99.9% việc đưa quân vào Afghanistan và Iraq để bày tỏ lòng yêu nước Mỹ, từng có một đạo luật mang tên Ðạo Luật Ái Quốc, tại sao vẫn có khá nhiều người Mỹ phản bội lại tổ quốc một cách dễ dàng như thế?
Và vấn đề cuối cùng được đặt ra là: phải chăng nguyên nhân cũng chỉ là vì tiền bạc, danh vọng hay vì đôi mắt giai nhân? Ðể có một câu trả lời tương đối tin được, chúng ta cần những thông tin mới hơn. Nhưng ngay từ lúc này người ta có thể nhìn thấy một điều là trong những chế độ độc tài, thông tin tình báo của họ ít bị thẩm lậu ra ngoài.
Lý do rất dễ hiểu là mọi cuộc hội họp của họ đều diễn ra bên các cánh cửa đóng kín như bưng và dân chúng không có quyền đòi biết những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Còn tại những nước dân chủ tự do như Hoa Kỳ chuyện này hoàn toàn ngược lại. Nhiều dân cử ủng hộ việc nghe lén để theo dõi các phần tử khả nghi, nhưng họ đòi phải được biết để báo cáo cho cử tri, và nếu điều này được thực hiện sẽ làm cho mọi chuyện đều được bạch hóa và chẳng còn gì là tin tức an ninh tình báo nữa và nền an ninh cho dân chúng Hoa Kỳ bị thách thức nghiêm trọng.
Tôi tự hỏi phải chăng việc tin tức liên quan đến an ninh dễ bị lọt ra ngoài như ở Hoa Kỳ hiện nay là cái giá phải trả của dân chủ tự do?
---------------------------
Vũ Linh -
06/18/2013
Vi Anh -
06/15/2013
No comments:
Post a Comment