Phạm Văn Hải - Sea Free Blog
May
25, 2013
Ngoài
những lỗi hệ thống đã nêu, có một trong những sai lầm mà các nhân viên hành
pháp thường mắc phải, đó là thường xuyên lên giọng với công dân: - Đây là cơ
quan công an, các anh (chị) phải thế này phải thế kia!
Cần phải hiểu cho rõ rằng, cơ quan công an là đơn vị thừa hành luật pháp. Vì thế, yêu cầu bắt buộc đầu tiên là phải TÔN TRỌNG luật pháp cái đã. Họ thường nghĩ mình là người "đại diện" cho luật pháp, nên muốn làm gì thì làm. Chẳng hạn, đối với những công dân họ MỜI về để hợp tác điều tra vụ việc, họ tưởng mình mặc nhiên có quyền lục soát xem xét những tất cả những vật dụng cá nhân riêng tư.
Các anh có quyền nghi ngờ và mời chúng tôi cùng hợp tác điều tra. Công dân cảm thấy đó cũng là trách nhiệm nên nhận lời tham gia. Nhưng càng lúc các anh lại có xu hướng muốn đẩy họ vào vị trí của kẻ phạm tội bằng những câu hỏi thiếu khách quan và có phần xâm phạm riêng tư cá nhân. Rồi xa hơn nữa là việc ép công dân phải viết bản tường trình. Các anh suy nghĩ xem, mình MỜI công dân về hợp tác điều tra. Họ đã hợp tác hết mình bằng việc khai báo sự việc, xong rồi thôi tại sao lại ép họ phải viết tường trình?
Họ không vi phạm pháp luật, họ cũng không phải là người tự đến trình báo sự việc... mà tại sao buộc họ viết tường trình?
Khi công dân từ chối, lẽ ra các anh nên xem đây là việc bình thường, là giới hạn của sự giúp đỡ mà công dân dành cho cơ quan công an trong quá trình hợp tác điều tra. Đằng này, cái TÔI của các anh quá lớn, các anh lại xem đấy như là một sự thất bại, một hành động khiêu khích của công dân. Và dẫn đến những ngôn từ, hành vi mang tính bạo lực. Khi quạt tường hất tung mấy tờ giấy A4 để viết tường trình, mà tôi ngồi yên bất động, thì các anh lập tức quát to và suýt có hành vi võ lực, thì tôi chợt hiểu phần nào nguyên do gây nên những cái "tự chết trong đồn công an".
Tôi từ chối viết và nói cần phải được ăn tối cái đã, là một cách tế nhị để muốn chấm dứt quá trình hợp tác mà về nhà. Các anh không hiểu lại mang cơm hộp đến và ép tôi phải "hợp tác" tiếp!?
Có những điều riêng tư không muốn public, nhưng khi đã bị ghi thành biên bản thì tôi cũng chia sẻ luôn, mong Mẹ Nấm Gấu & Binh Nhì cảm thông:
- Anh quen biết blogger Như Quỳnh trong trường hợp nào?
- Tôi thấy Mẹ Nấm mặc chiếc áo GIỮ MÀU XANH & AN NINH CHO VIỆT NAM và bị bắt giữ, tôi khâm phục người phụ nữ đã có con nhỏ mà vẫn dành thời gian hoạt động xã hội nên gọi điện thoại hỏi thăm và quen biết từ đó.
- Còn với Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam?
- Tôi biết Nguyễn Tiến Nam khi thấy anh ta tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Tôi có cảm tình với anh chàng thanh niên này, ở thế hệ 8x mà có những hành động như vậy thì rất đáng khích lệ. Ghi trong đó là từ "cảm tình" bình thường thôi nhé, đừng để người ta hiểu lầm chúng tôi là gay thì tiêu... (Cả 2 phía cùng cười, có lẽ đó là một trong những giây phút thư giãn hiếm hoi trong suốt quá trình "hợp tác điều tra")
Cuối cùng, tôi rất vui khi cảm nhận được không phải tất cả các nhân viên an ninh đều làm việc với tinh thần "CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH", ở lãnh vực nào cũng có người tốt kẻ xấu, có thể đó là món quà đáng giá nhất mà tôi nhận được trong mùa Phật Đản này.
Bây giờ, nếu hỏi mong muốn cụ thể của tôi là điều gì, chỉ đơn giản là nhìn thấy một ngày nào đó các sản phẩm MADE IN VIETNAM có thể cạnh tranh ngang ngửa với đồ Nhật, Hàn, Thái... Muốn được như thế thì Con Người Việt Nam phải được tôn trọng trước đã, đó là lý do tôi đã, đang và sẽ phổ biến Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. .
Cần phải hiểu cho rõ rằng, cơ quan công an là đơn vị thừa hành luật pháp. Vì thế, yêu cầu bắt buộc đầu tiên là phải TÔN TRỌNG luật pháp cái đã. Họ thường nghĩ mình là người "đại diện" cho luật pháp, nên muốn làm gì thì làm. Chẳng hạn, đối với những công dân họ MỜI về để hợp tác điều tra vụ việc, họ tưởng mình mặc nhiên có quyền lục soát xem xét những tất cả những vật dụng cá nhân riêng tư.
Các anh có quyền nghi ngờ và mời chúng tôi cùng hợp tác điều tra. Công dân cảm thấy đó cũng là trách nhiệm nên nhận lời tham gia. Nhưng càng lúc các anh lại có xu hướng muốn đẩy họ vào vị trí của kẻ phạm tội bằng những câu hỏi thiếu khách quan và có phần xâm phạm riêng tư cá nhân. Rồi xa hơn nữa là việc ép công dân phải viết bản tường trình. Các anh suy nghĩ xem, mình MỜI công dân về hợp tác điều tra. Họ đã hợp tác hết mình bằng việc khai báo sự việc, xong rồi thôi tại sao lại ép họ phải viết tường trình?
Họ không vi phạm pháp luật, họ cũng không phải là người tự đến trình báo sự việc... mà tại sao buộc họ viết tường trình?
Khi công dân từ chối, lẽ ra các anh nên xem đây là việc bình thường, là giới hạn của sự giúp đỡ mà công dân dành cho cơ quan công an trong quá trình hợp tác điều tra. Đằng này, cái TÔI của các anh quá lớn, các anh lại xem đấy như là một sự thất bại, một hành động khiêu khích của công dân. Và dẫn đến những ngôn từ, hành vi mang tính bạo lực. Khi quạt tường hất tung mấy tờ giấy A4 để viết tường trình, mà tôi ngồi yên bất động, thì các anh lập tức quát to và suýt có hành vi võ lực, thì tôi chợt hiểu phần nào nguyên do gây nên những cái "tự chết trong đồn công an".
Tôi từ chối viết và nói cần phải được ăn tối cái đã, là một cách tế nhị để muốn chấm dứt quá trình hợp tác mà về nhà. Các anh không hiểu lại mang cơm hộp đến và ép tôi phải "hợp tác" tiếp!?
Có những điều riêng tư không muốn public, nhưng khi đã bị ghi thành biên bản thì tôi cũng chia sẻ luôn, mong Mẹ Nấm Gấu & Binh Nhì cảm thông:
- Anh quen biết blogger Như Quỳnh trong trường hợp nào?
- Tôi thấy Mẹ Nấm mặc chiếc áo GIỮ MÀU XANH & AN NINH CHO VIỆT NAM và bị bắt giữ, tôi khâm phục người phụ nữ đã có con nhỏ mà vẫn dành thời gian hoạt động xã hội nên gọi điện thoại hỏi thăm và quen biết từ đó.
- Còn với Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam?
- Tôi biết Nguyễn Tiến Nam khi thấy anh ta tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Tôi có cảm tình với anh chàng thanh niên này, ở thế hệ 8x mà có những hành động như vậy thì rất đáng khích lệ. Ghi trong đó là từ "cảm tình" bình thường thôi nhé, đừng để người ta hiểu lầm chúng tôi là gay thì tiêu... (Cả 2 phía cùng cười, có lẽ đó là một trong những giây phút thư giãn hiếm hoi trong suốt quá trình "hợp tác điều tra")
Cuối cùng, tôi rất vui khi cảm nhận được không phải tất cả các nhân viên an ninh đều làm việc với tinh thần "CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH", ở lãnh vực nào cũng có người tốt kẻ xấu, có thể đó là món quà đáng giá nhất mà tôi nhận được trong mùa Phật Đản này.
Bây giờ, nếu hỏi mong muốn cụ thể của tôi là điều gì, chỉ đơn giản là nhìn thấy một ngày nào đó các sản phẩm MADE IN VIETNAM có thể cạnh tranh ngang ngửa với đồ Nhật, Hàn, Thái... Muốn được như thế thì Con Người Việt Nam phải được tôn trọng trước đã, đó là lý do tôi đã, đang và sẽ phổ biến Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. .
No comments:
Post a Comment