Lê Mạnh
Hùng
Wednesday,
June 05, 2013 2:36:20 PM
Trong
một cuộc tấn công bất ngờ bằng dao đồ tể vào ngày 22 Tháng Năm vừa qua, hai tên
khủng bố đã giết chết một binh sĩ Anh giữa ban ngày ngay gần trại đóng quân của
anh và sau đó không những không bỏ chạy mà còn đứng tại chỗ và khoe với các
chứng nhân về hành động của mình, nói rằng làm vậy để trả thù cho việc Anh Quốc
tham gia vào cuộc chiến chống lại thế giới Hồi Giáo. Và cảnh sát Anh đã phải
dùng súng bắn bị thương mới bắt được họ.
Tuần này, hai tên sát nhân, Michael Adebolajo, 28 tuổi, và Michael Adebowale, 22 tuổi, gốc người Nigeria đã bị đưa ra tòa để bị truy tố về tội sát nhân cũng như một số tội khác như mang vũ khí bất hợp pháp trong lúc các nhà chính trị tại Anh họp để tìm cách chống lại cái mà chính phủ Anh gọi là “tiến trình cực đoan hóa độc hại của Hồi Giáo” tại Anh.
Theo thông tấn xã Reuters, các giới chức chống khủng bố của Anh “lúc gần đây đã cảnh báo rằng những cá nhân cực đoan hóa đã tạo ra một nguy cơ không kém nghiêm trọng so với những tên tổ chức thực hiện cuộc tấn công vào hệ thống xe điện ngầm tại Luân Ðôn năm 2005.”
Còn nhật báo New York Times thì viết rằng Anh quốc “đã phải chịu hơn tất cả những quốc gia khác ở Bắc Âu những âm mưu tấn công khủng bố của đám cực đoan Hồi Giáo trong những năm gần đây và đã hết sức cố gắng để ngăn chặn chúng. Các viên chức an ninh cho biết hầu như lúc nào họ cũng phải theo dõi hàng trăm thanh niên trong các mạng lưới cực đoan hoạt động tại Anh.”
Thế nhưng theo New York Times, “những cuộc tấn công ở tầm mức nhỏ khó mà bị khám phá ra kịp thời.”
Theo Reuters thì các binh sĩ Anh trước đó cũng đã là mục tiêu của các tên khủng bố khi việc tham dự của quân đội Anh vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan tạo nên những phản ứng giận dữ bên trong cộng đồng người Anh Hồi Giáo, và các giới chức Anh đã ngăn chặn được “ít nhất là hai vụ âm mưu lớn” của những tên cực đoan Hồi Giáo nhằm giết những thành viên của lực lượng vũ trang.
Nữ Nam Tước Neville-Jones, một cựu bộ trưởng lo về an ninh và hiện làm chủ tịch ủy ban tình báo lưỡng viện và Tướng Richard Kemp, cựu tư lệnh lực lượng Anh tại Afghanistan, đã kêu gọi chính phủ hãy đóng cửa các địa chỉ cực đoan trên mạng mà theo họ có thể đã là nguồn kích thích cho các cuộc tấn công khủng bố này. Bà Neville-Jones nói, “Ðiều chúng ta không nên quên là ngay cả không có ai đứng ra chủ mưu; một trong những điều xảy ra hiện nay là những kích thích phát nguồn từ những lời giảng đạo đầy thù hận và kêu gọi thánh chiến trên mạng Internet. Và đó là một vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay.”
Brooke Rogers, một giảng viên môn chống khủng bố tại trường đại học King's College Luân Ðôn thì cho đài BBC biết rằng, “Theo tôi các địa chỉ cực đoan Hồi Giáo trên mạng là một vấn đề đáng chú ý. Họ có thể tìm ra các thông tin họ muốn, và đó chính là vấn đề. Nhưng chúng ta cần phải giữ một sự cân đối giữa quyền tự do được tiếp cận thông tin và thấu hiểu bản tính của những cá nhân và những ảnh hưởng tâm lý xảy ra khi họ tiếp cận những thông tin này.”
Vụ tấn công khủng bố xảy ra ngay giữa lòng Luân Ðôn đã tạo ra nhiều phản ứng trong quần chúng. Trong lúc một số thì tổ chức những buổi thương tiếc với hàng ngàn những bó hoa được dân chúng đặt tại nơi anh lính Lee Digby bị giết, thì những người khác tổ chức những cuộc biểu tình phản đối chống Hồi Giáo và những cuộc đụng độ bạo động xảy ra tại Luân Ðôn và Edinburgh giữa những người chống Hồi Giáo và những người khác chủ trương bao dung. Hàng chục người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình này.
Ngay sau khi vụ sát nhân xảy ra, thủ tướng Anh, ông David Cameron đã cho thành lập một ủy ban bao gồm những nhà chính trị lão thành và các quan chức an ninh cao cấp để nghiên cứu các cách chống lại tình trạng cực đoan hóa của những thanh niên Hồi Giáo và để đo lường ảnh hưởng của các giáo sĩ tìm cách dụ dỗ những thanh niên tham gia các hành động cực đoan. Trong một báo cáo đưa ra hôm Thứ Hai tuần này tại Hạ Viện, ông Cameron đã mô tả việc giết anh lính Digby là “một hành động bỉ ổi tấn công vào một quân nhân vốn đứng ra bảo vệ đất nước và lối sống của chúng ta” nhưng cảnh cáo rằng cần phải cẩn thận trong việc quy trách những người Hồi Giáo tại Anh, “Ðây là một hành động phản bội Hồi Giáo, và phản bội những cộng đồng Hồi Giáo vốn đã đóng góp rất nhiều cho đất nước chúng ta.” Ông cũng đồng thời ca ngợi những lời phát biểu tự xuất lên án cuộc tấn công này từ các đền Hồi Giáo (mosque) và từ các tổ chức Hồi Giáo.
Ông thủ tướng cũng chống lại, ít nhất là một cách gián tiếp, việc vội vã lên án những cơ quan an ninh bao gồm cơ quan MI-5, cơ quan nội an của Anh và bộ chỉ huy chống khủng bố của Scotland Yard. Các viên chức an ninh đã công nhận rằng hai tên hung thủ trong vụ này đã nằm trong danh sách những kẻ cực đoan phải theo dõi từ nhiều năm nay nhưng đã kết luận rằng chúng không tạo ra nguy cơ đáng kể nào.
Ông Cameron cho biết rằng mọi kết luận về vai trò các cơ quan an ninh cần phải đợi kết quả của một cuộc điều tra của Ủy Ban Tình Báo và An Ninh Quốc Hội với quyền hạn gọi các quan chức an ninh hàng đầu ra điều trần trong những buổi họp kín của họ. Ông cho biết ủy ban sẽ báo cáo kết quả vào cuối năm.
Dựa vào một sanh sách tất cả những gì đã được làm để chống lại khủng bố Hồi Giáo, ông Cameron cho biết, năm nay đã có ba vụ xử án lớn chống khủng bố, với 18 tên khủng bố bị kết án tổng cộng 150 năm tù. Ông nói chính phủ đã “trục xuất nhiều kẻ tuyên truyền cho thù hận ra khỏi nước hơn bất cứ một lúc nào khác” kể từ khi chính phủ ông lên nắm quyền năm 2010 và đã có hành động đóng cửa các địa chỉ mạng cực đoan với “5,700 tài liệu tuyên truyền cho khủng bố.”
“Nhưng rõ ràng là chúng ta cần phải làm thêm nữa,” ông Cameron kết luận.
Tuần này, hai tên sát nhân, Michael Adebolajo, 28 tuổi, và Michael Adebowale, 22 tuổi, gốc người Nigeria đã bị đưa ra tòa để bị truy tố về tội sát nhân cũng như một số tội khác như mang vũ khí bất hợp pháp trong lúc các nhà chính trị tại Anh họp để tìm cách chống lại cái mà chính phủ Anh gọi là “tiến trình cực đoan hóa độc hại của Hồi Giáo” tại Anh.
Theo thông tấn xã Reuters, các giới chức chống khủng bố của Anh “lúc gần đây đã cảnh báo rằng những cá nhân cực đoan hóa đã tạo ra một nguy cơ không kém nghiêm trọng so với những tên tổ chức thực hiện cuộc tấn công vào hệ thống xe điện ngầm tại Luân Ðôn năm 2005.”
Còn nhật báo New York Times thì viết rằng Anh quốc “đã phải chịu hơn tất cả những quốc gia khác ở Bắc Âu những âm mưu tấn công khủng bố của đám cực đoan Hồi Giáo trong những năm gần đây và đã hết sức cố gắng để ngăn chặn chúng. Các viên chức an ninh cho biết hầu như lúc nào họ cũng phải theo dõi hàng trăm thanh niên trong các mạng lưới cực đoan hoạt động tại Anh.”
Thế nhưng theo New York Times, “những cuộc tấn công ở tầm mức nhỏ khó mà bị khám phá ra kịp thời.”
Theo Reuters thì các binh sĩ Anh trước đó cũng đã là mục tiêu của các tên khủng bố khi việc tham dự của quân đội Anh vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan tạo nên những phản ứng giận dữ bên trong cộng đồng người Anh Hồi Giáo, và các giới chức Anh đã ngăn chặn được “ít nhất là hai vụ âm mưu lớn” của những tên cực đoan Hồi Giáo nhằm giết những thành viên của lực lượng vũ trang.
Nữ Nam Tước Neville-Jones, một cựu bộ trưởng lo về an ninh và hiện làm chủ tịch ủy ban tình báo lưỡng viện và Tướng Richard Kemp, cựu tư lệnh lực lượng Anh tại Afghanistan, đã kêu gọi chính phủ hãy đóng cửa các địa chỉ cực đoan trên mạng mà theo họ có thể đã là nguồn kích thích cho các cuộc tấn công khủng bố này. Bà Neville-Jones nói, “Ðiều chúng ta không nên quên là ngay cả không có ai đứng ra chủ mưu; một trong những điều xảy ra hiện nay là những kích thích phát nguồn từ những lời giảng đạo đầy thù hận và kêu gọi thánh chiến trên mạng Internet. Và đó là một vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay.”
Brooke Rogers, một giảng viên môn chống khủng bố tại trường đại học King's College Luân Ðôn thì cho đài BBC biết rằng, “Theo tôi các địa chỉ cực đoan Hồi Giáo trên mạng là một vấn đề đáng chú ý. Họ có thể tìm ra các thông tin họ muốn, và đó chính là vấn đề. Nhưng chúng ta cần phải giữ một sự cân đối giữa quyền tự do được tiếp cận thông tin và thấu hiểu bản tính của những cá nhân và những ảnh hưởng tâm lý xảy ra khi họ tiếp cận những thông tin này.”
Vụ tấn công khủng bố xảy ra ngay giữa lòng Luân Ðôn đã tạo ra nhiều phản ứng trong quần chúng. Trong lúc một số thì tổ chức những buổi thương tiếc với hàng ngàn những bó hoa được dân chúng đặt tại nơi anh lính Lee Digby bị giết, thì những người khác tổ chức những cuộc biểu tình phản đối chống Hồi Giáo và những cuộc đụng độ bạo động xảy ra tại Luân Ðôn và Edinburgh giữa những người chống Hồi Giáo và những người khác chủ trương bao dung. Hàng chục người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình này.
Ngay sau khi vụ sát nhân xảy ra, thủ tướng Anh, ông David Cameron đã cho thành lập một ủy ban bao gồm những nhà chính trị lão thành và các quan chức an ninh cao cấp để nghiên cứu các cách chống lại tình trạng cực đoan hóa của những thanh niên Hồi Giáo và để đo lường ảnh hưởng của các giáo sĩ tìm cách dụ dỗ những thanh niên tham gia các hành động cực đoan. Trong một báo cáo đưa ra hôm Thứ Hai tuần này tại Hạ Viện, ông Cameron đã mô tả việc giết anh lính Digby là “một hành động bỉ ổi tấn công vào một quân nhân vốn đứng ra bảo vệ đất nước và lối sống của chúng ta” nhưng cảnh cáo rằng cần phải cẩn thận trong việc quy trách những người Hồi Giáo tại Anh, “Ðây là một hành động phản bội Hồi Giáo, và phản bội những cộng đồng Hồi Giáo vốn đã đóng góp rất nhiều cho đất nước chúng ta.” Ông cũng đồng thời ca ngợi những lời phát biểu tự xuất lên án cuộc tấn công này từ các đền Hồi Giáo (mosque) và từ các tổ chức Hồi Giáo.
Ông thủ tướng cũng chống lại, ít nhất là một cách gián tiếp, việc vội vã lên án những cơ quan an ninh bao gồm cơ quan MI-5, cơ quan nội an của Anh và bộ chỉ huy chống khủng bố của Scotland Yard. Các viên chức an ninh đã công nhận rằng hai tên hung thủ trong vụ này đã nằm trong danh sách những kẻ cực đoan phải theo dõi từ nhiều năm nay nhưng đã kết luận rằng chúng không tạo ra nguy cơ đáng kể nào.
Ông Cameron cho biết rằng mọi kết luận về vai trò các cơ quan an ninh cần phải đợi kết quả của một cuộc điều tra của Ủy Ban Tình Báo và An Ninh Quốc Hội với quyền hạn gọi các quan chức an ninh hàng đầu ra điều trần trong những buổi họp kín của họ. Ông cho biết ủy ban sẽ báo cáo kết quả vào cuối năm.
Dựa vào một sanh sách tất cả những gì đã được làm để chống lại khủng bố Hồi Giáo, ông Cameron cho biết, năm nay đã có ba vụ xử án lớn chống khủng bố, với 18 tên khủng bố bị kết án tổng cộng 150 năm tù. Ông nói chính phủ đã “trục xuất nhiều kẻ tuyên truyền cho thù hận ra khỏi nước hơn bất cứ một lúc nào khác” kể từ khi chính phủ ông lên nắm quyền năm 2010 và đã có hành động đóng cửa các địa chỉ mạng cực đoan với “5,700 tài liệu tuyên truyền cho khủng bố.”
“Nhưng rõ ràng là chúng ta cần phải làm thêm nữa,” ông Cameron kết luận.
No comments:
Post a Comment