Anthony Byrne MP of Holt
Blog
CÔNG DÂN
Thursday,
June 20, 2013
Bài
phát biểu của Dân Biểu Anthony Byrne tại Quốc Hội Úc ngày 17/6/2013
Anthony
Byrne MP of Holt
DB Anthony Byrne
Hôm nay tôi rất hân hạnh được nói về cuộc vận động của vị dân biểu đơn vị Fowler, người nổi tiếng là một nhà vận động nhân quyền cho Việt Nam. Tôi đã đọc nhiều văn bản mà ông đã chuẩn bị cho buổi điều trần ngày hôm nay. Tôi xin chúc mừng ông (cho việc hình thành) cuộc vận động này. Tại đây, tôi cũng xin nêu lên cảm xúc của tôi , và từ cái viễn kiến rõ rệt của tôi, những mối quan tâm của cộng đồng người Việt tại địa phương thuộc đơn vị bầu Holt của tôi, về những sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Khi
nhìn vào các báo cáo chính thức, chúng ta được biết nước Úc có được một quan hệ
song phương vững chắc với Việt Nam kể từ khi mối liên hệ ngoại giao được thiết
lập vào năm 1973. Chúng ta cũng được biết nước Úc đã trở nên địa điểm thu hút
hàng đầu cho các du học sinh Việt Nam, với hơn 23,000 du sinh đã ghi danh vào
các cơ sở giáo dục của Úc và khoảng 10,000 sinh viên đang theo học hệ giáo dục
Úc và các khoá huấn luyện ngay tại Việt Nam. Viện đại học RMIT hoạt động ngay
tại Vìệt Nam kể từ 2001, được coi là viện đại học đầu tiên tại Vìệt Nam do
ngoại quốc hoàn toàn làm chủ. Đó là những gì chúng ta được biết.
Tại nước Úc này, tôi hãnh diện để nói rằng chúng ta có một cộng đồng Việt Nam tuyệt vời với hơn 150,000 người. Văn bản thống kê của DFAT đưa con số lên tới 210,000 người. Cho dù là con số nào thì đây cũng là một cộng đồng tuyệt hảo đã đóng góp đáng kể cho đất nước chúng ta. Tôi tin rằng đây là cộng đồng lớn lao hàng thứ tư ở bên ngoài Việt Nam. Kể từ 1975, những di dân Việt Nam đã có những đóng góp sâu rộng cho nước Úc qua nền văn hoá của họ, lịch sử của họ và cả những gì họ mang đến cho đất nước này. Họ là những người tự hào về việc luôn quan tâm một cách sâu sắc đến quê hương của họ. Vì vậy, tôi xin lập lại, trong khi Nước Úc có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, nhiều người Việt tại Úc rất lo lắng đến những chuyện vi phạm nhân quyền trắng trợn trước đây, cả trong quá khứ và ngay lúc này tại Việt Nam.
Cộng
đồng Việt Nam, những người đã chọn nước Úc làm quê hương mới đã đang sống và
thụ hưởng những ưu điểm của một nền dân chủ với những nguyên tắc nhân quyền căn
bản toàn cầu. Họ có tự do tư tưởng. Tuy vậy, họ mong ước bà con thân thuộc của
họ tại quê nhà cũng được thụ hưởng những quyền tự do tương tự. Dưới chế độ Cộng
Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đương thời, những tự do như thế đối với nhiều
người không hề hiện hữu. Thay vào đó, như chúng ta đã nghe từ những bản
điều trần của hai vị dân biểu đáng kính vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam liên
tục trấn áp một cách có hệ thống các quyền tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do
tập họp một cách hoà bình.
Tôi
có nghe nói về cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc lần thứ 9 mà dân biểu đơn vị
Fowler muốn tham dự. Đó là một cơ hội để chúng ta trình bày, nhưng cũng không
thể ngăn cản tôi, thay mặt cộng đồng người Việt tại khắp các nơi trên nước Úc,
cất lên một tiếng nói thật to, thật dõng dạc tại nơi này, tôi đây, và dân biểu
Luke Donellan của đơn vị Narre Waren North, người bạn đồng viện tiểu bang
Victoria của tôi đã từng đặt chân đến Việt Nam trước đây, cùng với vị dân biểu
đơn vị Fowler và những báo cáo đồng lòng khác, chúng tôi sẽ tiếp tục tường
trình những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam lên Quốc Hội. Và chính phủ Việt Nam
phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi
xin được cám ơn tiến sĩ Kiều Tiến Dũng, giám đốc chương trình tiếng Việt của đài
truyền hình 31, người đã tự tìm đến văn phòng của tôi để bàn thảo về những vi
phạm nhân quyền đã và đang xảy ra tại Việt Nam. Ông đã đặc biệt lưu ý tôi về
trường hợp hai nhà hoạt động trẻ đã bị bắt giữ trước đây và bị kết tội “chỉ
trích chính quyền”. Quý vị hãy tưởng tượng nếu chúng ta làm như thế trên đất
nước này: có lẽ chúng ta sẽ phải bắt giữ hầu như cả nước. Nói gọn một cách cơ
bản, ở Việt Nam, nếu quý vị chỉ trích chính phủ, quý vị sẽ phải vào tù. Điều
này không thể chấp nhận được. Cho dù có là một chế độ cộng hoà xã hội chủ nghĩa
đi chăng nữa cũng không thể chấp nhận được.
Như
chúng ta đã được biết, trong tháng vừa qua, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và
chuyên viên máy vi tính Đinh Nguyên Kha đã bị buộc tội lật đổ chính quyền. Thật
khôi hài khi nghe những sinh viên trẻ bị kết tội lật đổ chính quyền. Theo báo
chí truyền thông nhà nước, tổ chức tự mệnh danh tự do, độc lập và đáng
tôn trọng tường thuật, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt giữ vì rải
các truyền đơn mang nội dung xuyên tạc đảng và các chính sách của nhà nước liên
quan tới tôn giáo và chủ quyền đất đai, đồng thời đưa ra một quan điểm bóp méo
sự thật về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề biên giới giữa Việt Nam
và Trung Quốc.
Đây
là hai người sinh viên trẻ. Một lần nữa, cũng chính truyền thông nhà nước, tổ
chức tự xưng độc lập đã tố cáo hai người này về việc kêu gọi và xúi giục nhân
dân chống đối đảng CSVN và nhà nước CHXHXNVN.
Như
tôi đã nói, đối với các quốc gia dân chủ khác, nếu có người bị đưa ra toà xử án
chỉ vì đã phát tán truyền đơn chỉ trích chính quyền, có lẽ chúng ta sẽ có một
cuộc cách mạng ngay trong tầm tay. Tôi thấy đây là một điều không thể tin được.
Và nhờ cộng đồng Việt Nam của chúng ta ở đây đã phản ảnh lại mà tôi biết điều
đó. Họ xót xa cảm nhận rằng, chỉ với một phiên toà kéo dài một ngày trong tháng
Năm 2013, người nữ sinh trẻ Nguyễn Phương Uyên bị tuyên án 6 năm tù giam trong
khi Đinh Nguyên Kha nhận bản án 8 năm. Phiên toà chỉ một ngày? Hệ thống công lý
của một quốc gia kiểu gì thế?
Theo
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Right Watch), Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, ở
tại Bắc Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận là một nữ sinh. Công an bắt giữ cô ngày
14-10-2012 tại quận Tân Phú và dẫn cô đến giam giữ tại đồn công an Tây Thanh mà
không hề thông báo cho gia đình cô biết. Quý vị thử tưởng tượng, nếu tại đất
nước này, con trai hoặc con gái của quý vị vì phản đối một cách hợp pháp
mà bị giam giữ và quý vị không được cho biết nơi chúng bị giam giữ chỗ nào, gia
đình và bạn hữu của Phương Uyên đã lao vào một cuộc tìm kiếm quy mô với sự yêu
cầu đòi hỏi đồn công an, đồng thời họ cũng cấp báo dư luận công khai qua các
phương tiện truyền thông ngoài nước như các đài BBC, Radio Free Australia. Mãi
cho đến 8 ngày sau đó, xin nhắc lại 8 ngày sau, một nhân viên công an của đồn
công an Tân Thanh mới cho mẹ cô biết cô đã bị chuyển tới đồn công an thuộc tỉnh
Long An. Ngày 23-10-2012, công an Long An xác nhận rằng Phương Uyên bị buộc tội
có hành động tuyên truyền chống nhà nước, chiếu theo điều 88 của bộ luật hình
sự. Đó là cái tự do ngôn luận có được ở Việt Nam. Theo bản cáo trạng, Nguyễn
Phương Uyên bị chính thức bắt giữ vào ngày 10-10-2012, có nghĩa là 5 ngày bị
bắt trước đó không được tính tới. Theo các bản báo cáo, mẹ Phương Uyên tuyên bố
rằng, trong lần viếng thăm con gái ngày 26-04-2013, bà thấy nhiều vết tím bầm
trên cổ, ngực và tay của con gái. Mẹ cô bảo con gái bà cho biết đã bị đánh đập,
bị đá vào bụng rất nghiêm trọng trong thời gian bị giam giữ. Chỉ đến khi cô bất
tỉnh, đám cai ngục mới ngừng tay đưa cô đến bác sị. Nhân quyền ở Việt Nam như
thế đó.
Cũng
theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền, Đinh Nguyên Kha, cư ngụ tại Long An. Ngày
10-10-2012, anh bị tố cáo đi rải truyền đơn chống chính quyền ở tại An Sương,
một địa điểm thuộc ngoại ô thành phố. Ngày 29-10-2012, toà án nhân dân thị xã
Tân An đã kết tội và tuyên án Đinh Nguyên Kha 2 năm tù giam cho tội “cố ý rải
truyền đơn”. Theo chính quyền nhà nước CHXHCNVN, không được phép phát tán
truyền đơn, bởi vì ở Việt Nam, đặc biệt khi nói về chủ đề tự do, điều đó có thể
gây thương tổn người khác. Anh Kha cũng bị buộc tội khủng bố chiếu theo điều
luật 84, một điều luật thật quá tương xứng với định nghĩa trên của họ.
Chính
quyền nước Úc phải tiếp tục lên án mạnh mẽ những vi phạm nhân quyền này bởi vì
chẳng có gì tệ hơn việc vi phạm nhân quyền. Thay mặt cho cộng đồng người Việt,
chúng ta cần phải nêu lên những vấn nạn trên cho đến khi nhà cầm quyền VN thay
đổi lập trường, cho đến khi họ đối xử với chính người dân của họ một cách tôn
trọng, cho đến khi họ để cho nhân dân họ có những quyền lợi mà cộng đồng người
Việt ờ đây đang có.
Trong
thời hạn còn lại của cuộc điều trần, tôi cũng muốn nêu lên một cách ngắn gọn về
tình thế đương thời của cha Tađeo Nguyễn Văn Lý, một linh mục công giáo đã được
hai dân biểu quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith và Zoe Lofgren đề cử cho giải Nobel
hoà bình năm 2013. Chúng ta đã biết chuyện của cha Lý, nhưng có thể quý vị
không biết rằng vào năm 2006, người bạn đồng viện quốc hội Luke Donellan của
tôi, dân biểu thuôc vùng Narrwe Warren North, ông đã từng đến thăm cha Lý vào
tháng Ba 2006 để thảo luận về việc cha bị đối xử ra sao trong tay giới chức
chính quyền. Sau lần thăm viếng đó, Ông Donellan, người bạn đồng viện của tôi,
một vị dân cử của chính quyền tiểu bang đã bị chính quyền VN cấm không cho vào
VN trong 5 năm. Hành động cấm cửa này của nhà cầm quyền CHXHCNVN đối với một vị
dân biểu quốc hội, ít nhất phải nói là, thật đáng thất vọng. Và đó là tôi đã
dùng ngôn ngữ ngoại giao. Ông Donellan là người luôn đứng lên đấu tranh để bảo
vệ những quyền căn bản toàn cầu của con người.
Một
lần nữa, xin cám ơn ngài dân biểu đơn vị Fowler cho cuộc vận động này. Chúng ta
sẽ cùng tiếp tục nêu lên những vấn đề đương thời cùng những vi phạm đang tiếp
diễn. Các sinh viên trẻ phải có quyền phản đối mà không bị cầm tù, đánh đập,
không thể bị bắt bớ vô cớ. Những điều này đang tiếp diễn tại Việt Nam. Chính
quyền Úc không thể cứ bàn thảo đối thoại với Việt Nam mà không tiếp tục nêu lên
những vấn nạn trên. Ngày nào tôi còn có mặt tại nghị trường này, chúng ta sẽ
còn tiếp tục phải làm như vậy.
Xin
cám ơn
Anthony Byrne
Phương Duy lược dịch
No comments:
Post a Comment