Thiên Trường
Jun 1st, 2013
Miến Điện hết sức quan trọng đối với Tàu trên nhiều
phương diện. Tàu ý thức rất rõ rệt điều này nhưng không cộng tác chân thành với
Miến mà chỉ trục lợi bằng đủ mánh khóe xảo quyệt.
TÀU ĐỎ PHẢN BỘI
Tháng 8.1939, Thakins Soe thành lập Đảng Cộng Sản Miến
Điện (CPB = Communist Party of Burma). Năm 1941, từ trong khám đường Insein,
ông và Than Tun ra Tuyên ngôn Insein kêu gọi tạm thời hợp tác với người Anh để
chống phát xít Nhật.
Mặt khác, tháng 9.1940, đại tá Suzuki Keiji tiếp xúc với
sinh viên Aung San. Hai người cùng đi Tokyo và được bộ Tổng Tham Mưu Hoàng Gia
tiếp. Aung San cùng một nhóm thanh niên gọi là “Ba mươi đồng chí” bí mật rời
khỏi Miến Điện để được huấn luyện quân sự trên đảo Hải Nam và, ngày
28.12.1941, thành lập Quân đội Độc lập Miến Điện (BIA = Burma Independence
Army), mùa xuân 1942 đổi tên thành Quân đội Quốc phòng Miến Điện (BDA = Burma
Defence Army) và tháng 8.1943, sau khi Nhật ban cho Miến Điện độc lập, lại đổi
thành Quân đội Quốc gia Miến Điện (BNA = Burma National Army) và Aung San vinh
thăng thiếu tướng, tổng tư lệnh BNA kiêm bộ trưởng Quốc Phòng.
Ngày 8.3.1942, ĐCSM có trụ sở tại Mandalay do Bohmu Ba
Htoo chỉ huy phát động cuộc khởi nghĩa. Ngoài ra, còn Đảng Cách mạng nhân
dân (PRP = People’s Revolutionary Party) do Aung San đồng sáng lập. Từ 1942,
BNA quy tụ các đảng phái, kể cả ĐCSM rút vào rừng. Tháng 8.1944, tại Pegu,
BNA, CPB và PRP hợp tác thành lập tổ chức chống phát-xít (AFO = Anti-Fascist
Organisation) do Thakins Soe lãnh đạo, tháng 12, tiếp xúc với Đồng Minh xin hợp
tác để đuổi Nhật đi. Ngày 27.3.1945, tướng Aung San chỉ huy BNA lãnh đạo cuộc
nổi dậy quốc gia, tuyên chiến với Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng, AFO đổi thành
Liên Minh Tự do Nhân dân Chống phát-xít (AFPFL = Anti-Fascist People’s Freedom
League) do Than Tun làm tổng thư ký và tiếp tục đấu tranh chống Anh đòi độc
lập. Tháng 2.1947, tướng Aung San ký hiệp ước Panlong với lãnh tụ các dân
tộc thiểu số về thống nhất đất nước và hòa hợp dân tộc.
Từ tháng 3.1948, do đói nghèo sau chiến tranh, hàng nghìn
nông dân ở miền Nam Miến Điện khởi nghĩa vũ trang chống lại chính phủ, cuộc
khởi nghĩa kéo theo các cuộc nổi dậy của một số đơn vị quân đội có nhiều binh
lính là dân tộc thiểu số. Cuộc nội chiến khốc liệt nhất là cuộc chiến giữa quân
đội chính phủ Liên bang với lực lượng vũ trang của Đảng Cộng Sản Miến Điện
(ĐCSM) có căn cứ ở bang Nam Shan vùng Đông Bắc Miến Điện giáp biên giới Tàu. Từ
năm 1968, ĐCSM được Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) của Mao Trạch Đông tích cực hỗ trợ
nên rất mạnh. Đầu thập niên 1970, ĐSCM muốn chiếm quyền cai trị khu vực dọc
biên giới để kiểm soát mậu dịch với Tàu.
Năm 1978, Tàu lùn Đặng Tiểu Bình, với chủ trương
thực dụng nổi tiếng “mèo trắng mèo đen”, tuần thú Miến, nhìn ngay thấy làm thân
với quân phiệt Miến mới có lợi, không ngần ngại bỏ rơi ĐCSM. Tháng 11.1985, ĐCSM đánh bại quân đội chính phủ Liên bang tại
khu vực Hxi Hxi Wan bang Shan. Chính phủ phải huy động 2 sư đoàn bộ binh, sử
dụng oanh tạc cơ Pilatus và tên lửa 4 nòng 122 mm của Liên Xô mới đẩy lui
được, thừa thắng đánh chiếm Kyubok – vùng lãnh thổ rộng lớn do quân đội ĐCSM
kiểm soát, vượt sông Thalwin tấn công vào tổng hành dinh Panghsang (nay là
Pangkang) của ĐCSM gần biên giới Tàu, cuối năm 1986, mở chiến dịch
Panghsang truy quét căn cứ Kokang phía Bắc Bang Shan của ĐCSM, tiêu diệt hoàn
toàn lực lượng quân đội ĐCSM. Tàn quân và một số lãnh tụ ĐCSM phải chạy trốn
sống lưu vong ở nước ngoài.
Tháng 4.1989, nội bộ ĐCSM bị phân hóa. Ngày 17.4, quân
đội Bang Wa, vốn lệ thuộc ĐCSM, trở mặt đột kích đại bản doanh ĐCSM tại thủ phủ
Panghsang. ĐCSM kêu cứu Tàu nhưng không được đáp ứng. ĐCSM tan rã thành 4 lực
lượng vũ trang: 1/ UWSA (United Wa State Army) của sắc tộc Wa; 2/ MNDAA
(Myanmar National Democratic Alliance Army) của sắc tộc Kokan; 3/ ESSA (Eastern
Shan State Army) của sắc tộc Shan, và 4/ NDA–K (New Democratic Army–Kachin) của
sắc tộc Kachin. Nhờ sự phản bội của các đồng chí Tàu, ĐCSM cáo chung sau gần 50
năm tồn tại.
Lợi dụng cơ hội này, quân đội chính quy điều đình ngay,
đạt được hưu chiến với bốn lực lượng này, đến năm 1997, lại đạt được hưu chiến
với 17 lực lượng võ trang của các sắc tộc thiểu số khác. Các sắc tộc thiểu số
được ban quyền tự trị rộng rãi và kiểm soát vùng biên giới Miến-Tàu. Thế nhưng
Tàu áp dụng chính sách chia để trị.
ĐÒN XÓC HAI ĐẦU
Miến Điện gồm 14 bang, 7 bang là của người Miến (Burman
hay Mang), 7 bang còn lại là của các sắc tộc thiểu số tọa lạc ở hai khu. Ở phía
đông, bang Kachin và bang Shan trên biên giới
Miến-Tàu; các sắc tộc Wa và Kokan sống trên
miền bắc lãnh thổ của bang Shan; phía nam bang Shan là bang Karen tức
Kayah trên biên giới Miến-Thái; phía tây nam bang Karen là bang Kayin;
giữa bang Kayin và biển Andaman là bang Mon. Sang miền tây,
dọc duyên hải có bang Rakhine tức Arakan và bang Chin ở
miền bắc Rakhine.
Tác giả Hà Nhân Văn nhận định: “Trải qua nhiều thập
niên nội chiến (từ 1949), phong trào dân thiểu số ở bang Kachin, Miến Điện vẫn
chưa dẹp nổi. Thứ nhất do Bắc Kinh bắt cá hai tay, bí mật dung dưỡng phong
trào, bao trùm vùng biên giới Bắc Miến Điện”(”Tầu mất Miến Điện Hoa Nam
loạn to!”. 18.12.2011).
Phần lớn tài nguyên Miến nằm trong lãnh thổ của các sắc
tộc thiểu số. Tàu ủng hộ và hậu thuẫn họ, đặc biệt là các sắc tộc Kachin, Wa và
Kokang, cung cấp kinh viện, vũ khí và các tiện nghi căn bản như điện, nước,
viễn thông và buôn bán qua biên giới.
Theo Nhóm Khủng Hoảng Quốc Tế (International Crisis
Group), Tàu muốn duy trì quân bình giữa các sắc tộc thiểu số và chính phủ Miến
để bảo vệ ổn định ngõ hầu bảo đảm được việc khai thác các nguồn tài nguyên này.
Chính sách “hai mặt” (“two-face” policy) này của Tàu không phải không có rủi
ro.
Tại bang Kachin, Tàu đầu tư rất nhiều trong kỹ nghệ khai
mỏ khoáng sản, thủy điện, canh nông và tiểu thương. Để bảo vệ những quyền lợi
này, Tàu một mặt cho quân chính quy đi bọc qua biên giới sang lãnh thổ Tàu để
tấn công KIA (Kachin Independent Army = Quân Đội Độc Lập Kachin). Mặt khác, Tàu
cung cấp vũ khí hạng nặng cho quân Cộng Sản UWSA của sắc tộc Wa. Theo Jane’s
Intelligence Review, thiết vận xa do Tàu sản xuất trang bị súng liên thanh được
thấy ở đại bản doanh Panghsang của UWSA sát biên giới Tàu. Tuy UWSA đã ký thỏa
ước hưu chiến với chính phủ Miến từ 1989 và Tàu cũng không muốn có chiến tranh
ở vùng biên thùy này nhưng Tàu vẫn cung cấp vũ khí cho UWSA để đe dọa chính
quyền Miến đừng giở trò với Tàu.
Dĩ nhiên chính phủ Miến không ưa cái trò đòn sóc hai đầu
của Tàu vì nó làm suy giảm quyền uy của họ. Do đó họ hết tin vào Tàu, cố hạn
chế ảnh hưởng Tàu trong các chính sách đối nội và đối ngoại.
Bertil Lintner giải thích chính sách đòn sóc hai đầu của
Tàu:
Tháng 12.2012, nhiều cuộc họp kín diễn ra ở Bắc Kinh, tại
đó các học giả từ Vân Nam lập luận rằng chính phủ Tàu nên đóng cửa biên giới và
chỉ cộng tác với nhà cầm quyền Miến để đè bẹp KIA, do đó cải thiện quan hệ căng
thẳng với Naypyidaw. Các quan chức Bộ Ngoại Giao cảnh giác rằng quan điểm
một chiều như thế có thể dẫn đến dòng người tỵ nạn Kachin tràn vào Vân Nam và
có thể xảy ra những cuộc tấn công vào các doanh nghiệp và cá nhân Tàu. Hơn nữa,
Tàu phải xét đến sự kiện tỉnh Vân Nam có hơn 130,000 dân tộc Kachin. Khi KIA bị
trực thăng võ trang, chiến đấu cơ phản lực và trọng pháo tấn công khốc liệt vào
tháng giêng, nhiều ngàn người Kachin Tàu đi bằng xe tải và xe buýt đến biên
giới để tỏ lòng đoàn kết với anh em của họ bên kia biên giới. Nhiều người
Kachin Tàu khác bị chặn lại ở các trạm kiểm soát trước biên giới. Cứ xét tính
nhạy cảm của Tàu trong việc giải quyết vấn đề sắc tộc ở các vùng như Tây Tạng
và Tân Cương, Bắc Kinh không thể tự cho phép gây thù chuốc oán với một dân tộc
thiểu số khác, dù nó bé nhỏ (”Powers Seek
Influence in Burma’s Conflict”. YaleGlobal.18.3.2013).
TÀU XANH THỔ PHỈ
Sau khi đại thắng quân Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới
Thạch, ngày 1.10.1949, “vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ
đại đà thủ” Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Tàu, tháng
12-1949, “giải phóng” tỉnh Vân Nam, tàn quân QDĐ gồm 1600 lính thuộc Quân đoàn
8 và quân đoàn 26, do Lý Mật cầm đầu, chạy từ Vân Nam sang Miến Điện kết hợp
với Sư đoàn 93 lưu lại phía bắc Miến Điện từ Đệ Nhị Thế Chiến. Lực lượng vũ
trang tại chỗ của Chính phủ Miến Điện yêu cầu giải giới không được bèn tấn
công. Chúng trụ lại tại Mông Dương, gần biên giới Miến-Thái, tuyển thêm binh
lính địa phương, nâng quân số lên 12,000, được Mỹ dùng máy bay C.46, C.47 bay
từ Đài Loan đến thả dù tiếp tế vũ khí, trang thiết bị quân sự, nhu yếu phẩm
nhằm ngăn cản “làn sóng cộng sản” tràn xuống Đông Nam Á. Lý Mật được Tưởng Giới
Thạch phong tặng danh hiệu thống đốc Vân Nam, được QDĐ trả lương, xây sân bay
dã chiến ở Mong Hxat, trực tiếp nhận tiếp tế Đài Loan, mở rộng phạm vi hoạt
động, kinh tài bằng cách trồng và sản xuất thuốc phiện. Tháng 9.1952, Lý Mật ký
hiệp ước tương trợ giữa QDĐ và tổ chức quốc phòng Karen, thành lập “Quân đội
hợp nhất các dân tộc tự do Đông Nam Á”, lợi dụng lúc quân đội Miến tập trung
đánh lực lượng của ĐCSM, mở rộng quyền kiểm soát, thu thuế, bắt lính ở thượng
nguồn sông Thanlwin nửa phía đông bang Shan. Chính phủ Miến Điện cố đẩy họ ra
nhưng không được bèn kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp. Năm 1953, Mỹ áp lực yêu
cầu QDĐ rút hết quân ra khỏi Miến Điện. Cuối năm 1954, gần 6.000 binh lính đã
rời khỏi Miến Điện và Lý Mật tuyên bố giải tán quân đội của ông. Tuy nhiên, vẫn
còn hàng ngàn người ở lại và được Đài Loan tiếp tục chỉ huy và tiếp tế bằng
đường hàng không. Quân đội Miến mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhưng không
tiêu diệt được họ. Tàn quân QDĐ tồn tại và hoạt quấy phá suốt ba thập niên
1950, 1960, 1970, cho đến ngày 1.1.1979 Mỹ và Tàu thiết lập quan hệ ngoại giao
mới không được viện trợ nữa, tan rã dần, một số trở về Đài Loan, một số thành
thổ phỉ buôn bán thuốc phiện ở vùng Tam giác vàng và đi ăn cướp các nơi, một số
chuyển thành dân địa phương được gọi là Hoa Kiều.
Sự hiện diện của tàn quân QDĐ làm thay đổi toàn bộ sinh
hoạt của các sắc dân trong vùng và biến nơi đây thành một trong những trung tâm
sản xuất thuốc phiện lớn nhất và khó bài trừ nhất thế giới như sẽ trình bày
dưới đây.
TÀU XANH TÀU ĐỎ THI NHAU TÀM THỰC
Tại nội địa Miến, các nhóm sinh viên, học sinh và các
phần tử quá khích Hoa Kiều ở nhiều địa phương Miến bị ảnh hưởng mạnh của cuộc
Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16.5.1966,
muốn thực hiện “cách mạng văn hóa vô sản” tại Miến, thành lập các đội “Hồng vệ
binh”, tuyên truyền tư tưởng cách mạng vô sản, đập phá, phóng hỏa các cửa hàng
cửa hiệu, nhà máy, gây đình trệ sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp ở các
bang, vùng phía Bắc Miến, tiến hành các hoạt động “tạo phản” tại một số thành
phố lớn và nhiều khu vực miền Bắc Miến. Họ hoạt động quá khích, đe
dọa an ninh chính trị của Miến. Miến yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về
những tổn thất này. Hai bên khẩu chiến kết tội lẫn nhau. Làn sóng chống Tàu tại
Miến nổi lên trên toàn quốc. Năm 1967, chính quyền Miến phải huy động quân đội,
cảnh sát và tốn nhiều công sức mới có thể dẹp yên các cuộc nổi loạn của Hoa
Kiều, hàng trăm người trong bọn họ bị thiệt mạng trong các cuộc xung đột, nhiều
người bị bắt giam và bị trục xuất về Tàu. Miến chủ động đoạn giao với Tàu từ
1967 đến 1970.
Năm 1971, Mao Trạch Đông đón Nixon tại Bắc Kinh. Năm
1972, Tàu Cộng thay Đài Loan làm thành viên Hội đồng Bảo an LHQ. Tàu Cộng làm
thân, hợp tác với Miến chặn tàn quân QDĐ chạy trốn sang Vân Nam; đồng thời giảm
dần ủng hộ ĐCSM, tăng cường giao thương với Miến.
Năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý
Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm
khai thác gỗ trong nước, doanh nhân Tàu liền vượt biên sang Miến Điện và Lào
khai thác gỗ còn bừa bãi hơn nhiều.
Các công ty Tàu được quyền tự do ra vào Miến Điện khai
thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên
vật liệu. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện,
doanh nhân Tàu còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong tiểu
bang Kachin và Shan. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá
quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Tàu xâm nhập bất hợp pháp vào
khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.
Nguy hiểm là tại các công trường, doanh nghiệp Tàu đem
công nhân của họ từ Tàu sang làm việc, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào
những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Sau khi được quyền hoạt động
trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Tàu ồ ạt vào các thị trấn và
thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, họ tìm mọi
cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao: khu vực trung tâm, các
trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng
đồi núi và đồng bằng, Tàu thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng
cây công nghiệp.
Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một
số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay Hoa Kiều. Họ cũng
gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn
đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sãi phải
xuống đường chống đối năm 2007.
Khi việc buôn bán thuốc phiện ở vùng Tam Giác Vàng phát
triển và bị người Tàu lũng đoạn, dọc các trục lộ xuyên biên giới Vân Nam-Miến
Điện, nhà cửa, hàng quán, sòng bạc và khách sạn của người Tàu mọc lên như nấm
để thu hút tiền bạc của những nhóm áp tải thuốc phiện kiếm được.
NHA PHIẾN CHIẾN TRANH MIẾN ĐIỆN
Làm gì cũng không kiếm tiền nhanh và nhiều bằng trồng,
buôn và áp tải thuốc phiện. Giá thuốc phiện năm 2002 cho một kilogram là $300 ở
nơi sản xuất, $800 bán cho con buôn và $16,000 cho khách tiêu dùng.
Vùng Tam Giác Vàng hiểm trở nằm trên bờ sông Mekong (Cửu
Long) thơ mộng là điểm hội tụ của biên giới ba quốc gia Miến Điện, Thái Lan và
Lào, sản xuất thuốc phiện nhiều chỉ sau A Phú Hãn, mỗi năm cung cấp trên 4,000
tấn thuốc phiện, hay 335 tấn nha phiến tinh chế tức bạch phiến (heroin), trong
năm 1990 chỉ riêng Miến Điện đã sản xuất gần phân nửa số thuốc phiện tiêu thụ
trên toàn thế giới: 2.365 tấn nha phiến hay 197 tấn bạch phiến. Thuốc phiện
vùng Tam Giác Vàng có phẩm chất cao nhất nên rất được giới tiêu thụ quốc tế ưa
chuộng. Chính vì thế mà khu Tam Giác Vàng trở thành nơi tranh chấp quyền lợi
giữa các phe nhóm buôn lậu. Các sắc tộc thiểu số Miến Shan và Kachin nằm trong vùng
Tam Giác Vàng đã từ lâu có truyền thống trồng cây anh túc để chế biến thành
thuốc phiện. Người Karen và Môn tuy không sản xuất thuốc phiện nhưng là những
nhóm áp tải và vận chuyển thuốc phiện có thế lực nhất xuống vịnh Martaban và
sang Thái Lan để sau đó xuất cảng sang các quốc gia khác. Quan trọng nhất là
các nhóm người Miến gốc Tàu tại Kokang ở phía bắc bang Shan, tuy chỉ có trên
dưới một triệu người nhưng từ khi liên kết với lực lượng QDĐ đã trở thành nhóm
chủ chốt trong việc phân phối thuốc phiện từ miền rừng núi xuống đồng bằng. Năm
1950, Tàu Cộng giúp người Kachin thành lập Mặt Trận Nhân Dân, trang bị hơn
6.000 tay súng chống lại tàn quân QDĐ. Ai ngờ, được vũ trang, Kachin hợp tác
với QDĐ sản xuất và áp tải thuốc phiện. Những nhóm nhỏ hơn như người Pao
(200.000 dân), người Wa (500.000 dân), người Paluang (200.000 dân), người Lahu
(100.000 dân) cũng được Tàu trang bị vũ khí và tất cả đều trở mặt theo QDĐ và
người Shan để được chia phần.
Cùng với chiến dịch loại trừ tàn quân QDĐ, chính quyền
Miến muốn chiếm luôn địa bàn sản xuất thuốc phiện bằng cách hạn chế thế lực của
các lãnh chúa (sahopa) người Shan, đồng minh của QDĐ.
Sao Gnar Kham, một tướng người Shan, cùng những lãnh chúa
Shan khác, thành lập quân đội riêng và tiếp tục quản trị vùng đất rộng lớn miền
Đông Bắc và liên kết với các lực lượng QDĐ, được Bangkok đỡ đầu, chống lại
Rangoon. Làng Ban Hin Taek, tỉnh Chieng Rai (Thái Lan) trở thành đại bản doanh
của quân đội Shan. Năm 1962, các nhóm võ trang QDĐ và Shan tôn Mạc Hằng (Moh
Heng), một người Tàu tại Kokang, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thay vì chống lại
Rangoon, năm 1964, những nhóm này kết hợp lại tại tỉnh Chieng Mai, Thái Lan,
thành hai đạo quân lớn do tướng Lý Văn Huân (Li Wen Huan) và tướng Đoạn Sử Văn
(Duan Shi Wen) lãnh đạo, để bảo vệ các vùng canh tác và áp tải thuốc phiện
xuống đồng bằng.
Ăn chia không đều, các nhóm vũ trang thường xuyên xung
đột lẫn nhau. Năm 1964, Sao Gnar Kham bị QDĐ ám sát tại Thái Lan. Năm 1966, Mặc
Hằng rời lực lượng võ trang Shan để thành lập lực lượng cách mạng thống nhất
dưới quyền điều động của tướng Lý Văn Huân; La Thành Hán (Lo Hsing Han, sản
xuất heroin 999 tinh chất nhất Đông Nam Á) dẫn lực lượng Kokang theo phò tướng
Đoạn Sử Văn; người Lahu theo tướng Naw Seng vùng Đông Bắc… Giá cả, thị trường
và dịch vụ phân phối nha phiến và bạch phiến tại Tàu và Đông Nam Á đều do các
băng đảng xã hội đen, được QDĐ hải ngoại đỡ đầu, định đoạt. Các trùm xã hội đen
già yếu hay chết, quyền hành chuyển sang một thanh niên bố Tàu mẹ Shan tên là
Trương Tư Phú (Chang Chi-fu: 1934-2007) được QDĐ huấn luyện. Hắn
lấy biệt danh là Khun Sa nghĩa là “ông hoàng thịnh vượng”. Ban đầu, hắn tuyển
được vài trăm người thành lập quân đội riêng, đến năm 1963 đổi thành đội dân
phòng người sắc tộc (Ka Kwe Ye) thần phục chính phủ Ne Win, nhận tiền, quân
phục và vũ khí của chính phủ để cạnh tranh với những đội áp tải người Shan do
QDĐ đỡ đầu, rất có kết quả. Hai bên ăn chia rất sòng phẳng. Khun Sa tăng quân
số lên 800 và không cộng tác với chính phủ Miến nữa, thống trị hai bang Shan và
Wa, bắt đầu sản xuất thuốc phiện. Năm 1967, hắn đụng độ với tàn quân QDĐ ở bang
Shan, bị thảm bại, năm 1969 lại bị chính phủ Rangoon bắt và đem ra tòa xử tử
hình về tội phản quốc. Năm 1973, phó tướng của hắn bắt cóc hai bác sĩ Nga đòi
chuộc hắn ra. Ra rồi, hắn đổi các đội dân phòng người sắc tộc thành các đội dân
quân du kích (Pyi Thu Sit), tuyển mộ người Lahu, Wa và Pao và cả ĐCSM, nhất là
từ khi thu phục được những biệt kích Hmong từ Lào sang Thái Lan tị nạn, thế lực
của hắn tăng nhiều. Cơ quan CIA giúp hắn tổ chức những cuộc đột kích vào đất
Lào tìm kiếm người Mỹ mất tích và móc nối với những người Hmong khác. Với lực
lượng hùng hậu như vậy, năm 1976 hắn tái tục nghề buôn lậu thuốc phiện và đóng
đô ở làng Ban Hin Taek, miền bắc Thái Lan. Quân đội của các chính quyền Rangoon
và Bangkok chỉ bao vây hoặc canh chừng từ phía xa các căn cứ địa của hắn, không
dám đến gần. Lợi tức của hắn dĩ nhiên là đồ sộ, cho phép hắn mua chuộc gần hết
chính giới và quân đội Thái Lan và Miến Điện để việc áp tải hàng xuống đồng
bằng được dễ dàng. Hắn thừa tiền để mua những vũ khí tối tân nhất (máy bay trực
thăng, hệ thống radar, truyền tin, phòng không, chống chiến xa và các phòng y
tế dã chiến) từ các kho vũ khí của Thái Lan và Đài Loan. Các tổ chức buôn lậu
khác cung cấp vũ khí cá nhân mua trực tiếp từ Tàu. Dưới trướng của hắn có trên
30,000 binh lính, chưa kể gần một triệu người gồm đủ mọi sắc tộc được che chỡ
và nuôi dưỡng.
Tháng 1.1982, quân đội và cảnh sát Thái đuổi được hắn
sang bên kia biên giới về Miến. Về Miến, hắn kết hợp với các nhóm võ trang
Kachin và ĐCSM (hai lực lượng này cung cấp 70% lượng thuốc phiện tại Miến), đổi
tên nhóm của hắn thành Quân Đội Thống Nhất Shan (SUA = Shan United Army),
công khai chống lại chính phủ Miến, đòi độc lập cho bang Shan, tiếp tục kiểm
soát vùng biên giới Miến-Thái và lãnh đạo các sắc tộc vũ trang Miến để áp tải
thuốc phiện, phân chia quyền lợi. Hắn mở rộng địa bàn sản xuất tại Lào do người
Hmong phụ trách. Hắn được Mã Trân Văn (Ma Zhengwen), một người Panthay tức Tàu
theo Hồi giáo ở Miến, giúp bán thuốc phiện ở miền bắc Thái Lan.
Năm 1984, tất cả các tổ chức lớn nhỏ liên quan đến việc
buôn bán hay áp tải thuốc phiện trong khu Tam Giác Vàng đều đặt dưới quyền của
hắn. Mặc dù buôn bán và vận chuyển thuốc phiện bị cấm trên toàn lãnh thổ Miến,
các nhóm sắc tộc chuyển hàng xuống vùng biển vẫn được yên ổn, chỉ cần đóng tiền
mãi lộ, rất cao, khi đi ngang qua các trạm kiểm soát. Giới buôn bán thuốc phiện
và giới quân phiệt Miến giữ hòa khí cho đến đầu thập niên 1990, chính quyền Vân
Nam kêu gọi thành lập Khu Kinh Tế Tứ Giác (Quadrangle Economic Zone) gồm Côn
Minh (Vân Nam), Kengtung (tiểu bang Shan, Miến Điện), Chiang Mai (Thái Lan) và
Luang Prabang (Lào), để cạnh tranh với các nhóm áp tải thuốc phiện. Những nhóm
sắc tộc sinh sống trong khu vực biên giới, đặc biệt là những nhóm sắc tộc gốc
Tàu, được cung cấp vũ khí để chuyển thuốc phiện sang Vân Nam. Khun Sa được
chính quyền Vân Nam trọng đãi và mời tham dự những chương trình phát triển Khu
Tứ Giác. Sự “cạnh tranh bất chính” này xâm phạm đến quyền lợi của giới quân
phiệt Miến Điện.
Năm 1988, một nhà báo Úc từ Thái lén vào Miến gặp Khun Sa
và được hắn nhờ chuyển đề nghị bán toàn bộ thu hoạch thuốc phiện của hắn cho
chính phủ Úc trong 8 năm, mỗi năm lấy 50 triệu Úc kim. Dĩ nhiên, chính phủ Úc
từ chối đề nghị “rộng rãi” này, lấy cớ là chính phủ Úc không có nghề buôn nha
phiến. Năm 1989, hắn lại đề nghị chính phủ Hoa Kỳ mua thuốc phiện của hắn, nếu
không hắn sẽ tung ra bán trên thị trường quốc tế. Cơ quan DEA (Drug Enforcement
Administration) của Mỹ ra giải thưởng $2 triệu cho ai bắt được hắn. Năm 1996,
hắn đầu hàng chính phủ Miến và về cư ngụ tại một lâu đài ở Rangoon với 4 bà vợ
trẻ ngưới Shan, sống yên ổn cho đến khi mãn phần ngày 26.10.2007.
Con trai của Khun Sa, Tun Myint Naing (Steven Law), một
trong hai người giầu nhất Miến Điện, là giám đốc công ty Asia World Company
thành lập ngày 5.6.1992. Trong dự án xây con đập thủy điện vĩ đại Myitsone ở
Miến Điện, công ty này giữ một vai trò trọng yếu trong việc chấp thuận dự án và
xây dựng hạ tằng kiến thiết chuẩn bị cho việc thi hành dự án, như một trại trên
đỉnh đồi cách vị trí đập 4.8 km để cho các thanh tra Tàu ở và trắc đạc vùng
trong 5 tháng. Công ty cũng được Tàu giao quyền vận chuyển “vật tư”, thật ra là
thuốc phiện, vàng và đá quí sản xuất trong tiểu bang Kachin, từ Miến Điện sang
Vân Nam bằng hơn 100 con voi.
Tổng thống Thein Sein bỗng nhiên vào tháng 9.2011 ra lệnh
đình chỉ dự án xây đập thủy điện Myitsone tại bang Rachin, thành thử “trăm voi
không được bát nước sáo”.
MIẾN NÉ XA TÀU
Việc đình chỉ dự án Myitsone là dấu hiệu rõ nhất và mạnh
nhất của nhà cầm quyền dân sự Miến Điện muốn tách dần ra khỏi ảnh hưởng độc hại
của Tàu. Trước đó, năm 2004, như một cảnh cáo gửi cho Tàu, chính quyền Miến đã
bắt tướng Khin Nyunt, nhân vật số 3 của tập đoàn quân nhân, về tội bán đứng
quyền lợi quốc gia cho Tàu.
Sự bất mãn đối với Bắc Kinh càng gia tăng năm 2009 khi
chính quyền Miến khám phá Tàu đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Tàu, đặc
biệt là người Pao, người Wa và người Kokang, sinh sống dọc vùng biên giới, để quấy
rối và làm suy nhược quyền lực của chính quyền trung ương.
Chính quyền dân sự dân chủ non nớt của Miến Điện đang
phải đối phó với vấn đề sắc tộc gần như nan giải do Tàu gây ra và để lại. Ngay
thần tượng dân chủ Suu Kyi cũng đang mất dần uy tín vì cố gắng giúp TT Thein
Sein trấn an các sắc tộc thiểu số để duy trì an ninh, ổn định và thống nhất
quốc gia.
C. S. Kuppuswamy nêu ra những bằng chứng cho thấy quân
dân Miến đã ý thức được hiểm họa Tàu:
Với hồ sơ trước đây về việc Tàu ủng hộ ĐCSM nay đã giải
tán và hiện nay đang cung cấp vũ khí cho UWSA và KIA (qua cổng hậu), chính phủ
và nhất là quân đội Miến Điện ngày càng đề phòng Tàu hơn nữa, sau khi mở cửa
cho các quốc gia Tây phương.
Bertil Lintner, một người quan sát Miến lâu năm, viết
“Các báo kiểu bác học ở Tàu đã chạy nhiều bài phân tích cái gì trục trặc trong
chính sách Miến Điện của Bắc Kinh và có thể và phải làm gì để chấn chỉnh nó.
Một biện pháp đề nghị là tung ra một chiến dịch giao tế nhân sự trong Miến Điện
nhắm vào việc sửa sang toàn bộ hình ảnh tiêu cực của Tàu hiện có tại quốc gia
này (Asia times trên mạng ngày 6.10.2012).
Ngày 20.11.2012, Hoàn Cầu Thời Báo — một tờ báo quốc
doanh – phổ biến một bài nhan đề “Đừng suy đoán nhiều quá về chuyến thăm (của
Obama)” tranh luận rằng “Các cải cách dân chủ và mở cửa cho Tây phương của Miến
Điện không chỉ thỏa mãn Hoa Thịnh Đốn mà còn cả các quyền lợi của Tàu trong
trường kỳ. Các quan hệ Tàu-Miến phải trải qua vài thay đổi để thích nghi vào
việc này. Nhưng những thay đổi sẽ bị hạn chế” – Michele Penna (The
Irrawaddy-24 January 2013).
Một cuộc thăm dò dân ý mới đây của mạng web Hoàn Cầu Thời
Báo đề ngày 19.1.2013 cho biết 53% độc giả của nó cho rằng “Tàu phải tham gia
vào tranh chấp sắc tộc ở Bắc Miến” trong khi 63% bảo họ tin rằng tranh chấp ảnh
hưởng lên quan hệ song phương giữa Miến và Tàu…
Tiếng nói Dân chủ Miến Điện ngày 21.1.2013 công bố một
báo cáo rằng Tàu đã chuyển súng phá thiết giáp đặt trên xe PTL02 cùng với các
hệ thống phòng không người mang (MANPADS) cho UWSA (United Wa State Army) có
thể coi là ý định của Bắc Kinh muốn dùng nhóm hùng cường như là một đòn bẩy ở
Miến. “Bằng cách khiến cho việc tăng cường người Wa được dễ dàng, họ đã gửi một
thông điệp rõ ràng cho Tatmadaw [quân đội Miến] rằng sự kiên nhẫn của họ có
giới hạn”.
Bằng cách gửi đặc sứ Phó Anh cùng với một
phái đoàn quân sự ngày 19.1.2013 đến Yangon, chính phủ Tàu đã chuyển quan tâm
của nó về tranh chấp ở Kachin, khiến cho vài viên đạn rơi vào lãnh thổ Tàu và
một đoàn đông người tỵ nạn. Có phúc trình cho biết chính phủ Miến đã đơn phương
tuyên bố hưu chiến ngày 19.1.2013 theo lệnh của phái đoàn Tàu (Paper No. 5380. “Myanmar-China Relations – Post Myitsone Suspension”. 28
Jan 2013).
Cộng tác với Tàu, nhận viện trợ của Tàu… là đem những
trái bom nổ chậm đặt trong lòng quốc gia. Sức tác hại của nó kinh khủng và kéo
dài không biết đến bao giờ mới dứt.
No comments:
Post a Comment