Saturday 4 May 2013

VIỆT NAM : TRẬN CHIẾN GIÀNH SỰ THẬT LỊCH SỬ (Richard Botkin - WorldNetDaily)




Richard Botkin - WorldNetDaily

DCVOnline lược dịch

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 38, xác định lại sự thật về cuộc chiến Việt Nam.

Ba mươi tám năm trước đây, hôm nay, cuộc chiến tranh Việt Nam, đối với người Mỹ, đã chính thức kết thúc trong ô nhục và không vẻ vang. Đối với hàng triệu người Việt Nam yêu chuộng tự do bị bỏ lại, kết thúc của “chiến tranh chống Mỹ” đơn giản là sự bắt đầu của một chuỗi thời gian dài gần như vô tận, đầy tăm tối, và đau khổ.

Những người trong chúng ta đủ tuổi để biết đến ngày 30 tháng Tư năm 1975, sẽ mãi mãi nhớ những bản tin cuối cùng từ Sài Gòn bị át đi vì đoàn quân bộ binh và thiết giáp của Cộng sản Bắc Việt, với hình ảnh của đám đông vô vọng, cố gắng len chân vào các chuyến tản cư của Mỹ, hình ảnh của tàu hải quân Mỹ ngoài khơi đầy người tị nạn, và trên sàn tàu tràn ngập máy bay trực thăng đang được đẩy xuống biển sâu – hình ảnh nhũng chiếc trực thăng chìm dần trong biển cả được so sánh với sự phí lạm lớn lao máu xương và của cải của người Mỹ. Và kể từ buổi hoàng hôn hôm đó những vết thương chiến tranh Việt Nam đã không bao giờ hoàn toàn lành lặn hay đã được ghi lại trong tiềm thức bằng những quan điểm thích đáng.

Đánh giá tình hình, nhiều năm sau đó, là một chính khách đã nghỉ hưu từ lâu và một phần đã được phục hồi danh dự, Richard Nixon, người sẽ cho chúng ta một nhận định chỉ có hai dòng, có thể xem đây là một nhận xét có ý nghĩa nhất, về kinh nghiệm của chúng ta tại Việt Nam khi ông nói:

“Không có s kin nào trong lch s nước M b hiu lm hơn so vi chiến tranh Vit Nam. Nó đã được đưa tin sai lc lúc đó, và gi đây nó li được biết đến mt cách sai lm.

Chúng ta đang mất nhanh dần đi thế hệ của những người đã chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam. Họ lần lượt qua đời – và trong nhóm này cũng phải kể đến hàng triệu người Việt Nam tị nạn cộng sản đến sống trên đất nước này – những nhân chứng lịch sử ngôi thứ nhất, và khả năng nói lên sự thật, để thảo luận về những thiếu sót nghiêm trọng về lịch sử hoặc bác bỏ vô số những huyền thoại, một nửa sự thật và những lừa dối trắng trợn về cuộc chiến tranh đang tràn lan khắp nơi và phần lớn không gặp một thách đố nào và hiện đang được xem như là những sự thực. Lịch sử loại đó đã được viết bởi những tác giả, những người chống lại sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh, nhiều người đó đã ngồi trong tháp ngà ở đại học, trốn quân dịch – là những người hiện nay đang giữ vai trò kiểm soát các ngành lịch sử ở các trường đại học trên toàn quốc và cũng là những người có ảnh hưởng lớn với các phương tiện truyền thông .

Ít người có thể tranh cãi rằng thế hệ của những người đem lại chiến thắng của Mỹ trong Thế chiến II – đã được mô tả là thế hệ vĩ đại nhất – đã làm được một việc tuyệt vời. Tuy nhiên, điều khó hiểu được là “Thế hệ Việt Nam” đã không được định nghĩa bởi những chiến sĩ đã lặng lẽ và vinh dự đứng lên đáp lời sông núi, nhưng lại do những người đàn ông và đàn bà đã tham gia tích cực trong phong trào phản chiến và, trong khá nhiều trường hợp, thực sự họ là cái loa cho kẻ thù của chúng ta mà không phải chịu một hậu quả nào.

Và lịch sử đã nói nói hay biết gì về những đồng minh Việt Nam của chúng ta? Là người Mỹ, chúng ta có thể đến Washington, DC, để đọc và chạm tay vào tên của mỗi người trong số 58.187 chiến binh và tám phụ nữ đã hy sinh tại Việt Nam. Trong khi các con số có thể không chính xác lắm, bạn đồng minh Nam Việt Nam của chúng ta đã hy sinh ít nhất gấp năm lần số tử vong của Mỹ, và Việt Nam khi đó là quốc gia chỉ có một phần mười dân số so với Hoa Kỳ. Hàng chục ngàn người khác – đa số là sĩ quan quân đội trước đây – đã không thoát nổi những gì cộng sản mỹ từ hóa gọi là “Trại Cải tạo”. Những con số này không kể hàng trăm ngàn thường dân vô tội đã chết cũng như hàng triệu người ly tán không nhà cửa, hầu hết họ bị đầy đoạ dưới bàn tay hung bạo của cộng sản. (Thí dụ tồi tệ nhất là những cuộc pháo kích vào thường dân ở tỉnh Quảng Trị trong cuộc tấn công Mùa Hè đỏ lửa năm 1972 và sau đó một lần nữa trên một phạm vi quy mô, và lớn hơn nhiều trong cuộc tấn công cuối cùng vào mùa Xuân năm 1975 tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam.) Thêm vào đó, có khoảng 250.000 người đã thiệt mạng trên đường vượt biển chạy trốn thiên đường cộng sản sau năm 1975. Và những con số này chỉ riêng cho dân quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Không kể đến hàng triệu người đã bị Khmer Đỏ sát hại dã man tại Campuchia, hoặc hàng trăm ngàn người thiểu số vùng cao nguyên của Lào và Thái Lan. Đám quần chúng vô danh đó không được kể đến cùng những hy sinh to lớn của họ hầu hết đã, một cách thuận lợi, bị gạt ra ngoài các trang lịch sử.

Chắc chắn là điều vô ích để hâm lại câu hỏi “Nếu …?” trong lịch sử – Nhưng điều quan trọng là mọi người cần hiểu rằng đồng minh Nam Việt Nam của chúng ta đã cận kề với chiến thắng, hoặc ít nhất là cũng giữ được chân kẻ xâm lược miền Bắc, sau khi cuộc rút quân của Mỹ đã hoàn tất. Nhiều người Mỹ hẳn còn nhớ cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 khi đó lực lượng đồng minh đã gây ra thương vong đáng kể cho lực lượng của Hồ Chí Minh. Trong khi Tết Mậu Thân 68 là một chiến thắng chiến thuật cho khối đồng minh thì cộng sản đã thành công trong việc phá vỡ ý chí chính trị của người Mỹ để tiếp tục chiến tranh mở ngỏ. Điều này đã dẫn đến chương trình “Việt Nam hóa” chiến tranh và sau cùng là cuộc rút lui của Mỹ.

Trong khi chính khách, tướng lĩnh và quân nhân Việt Nam, trong suốt cuộc chiến và sau đó, hầu như đều được miêu tả là những con hạm tham nhũng, vô hiệu và không muốn chiến đấu, là một điều kỳ lạ đã xảy ra trên đường Việt Nam hóa chiến tranh. (Nếu ai đã từng đặt vấn đề về ý chí chiến đấu của đồng minh Việt của chúng ta thì con số thương vong của họ đã nói lên tất cả những gì cần để nói về chương trình “Việt Nam hóa” chiến tranh.) Những điểm này đã được ghi nhận sâu rộng trong giới lãnh đạo quân sự của Mỹ, từ Tướng Creighton Abrams (Abrams là sĩ quan cao cấp của Mỹ – MACV – trong Việt Nam 1968–72) xuống cấp cố vấn cơ sở rằng khả năng quân sự của Việt Nam Cộng Hòa cải thiện rõ rệt trong quá trình rút quân của Mỹ. Không có ai thấy sự cải thiện đó rõ ràng và lo ngại hơn là những người vẽ kế hoạch chiến tranh tại Hà Nội.

Thử thách lớn nhất của chương trình Việt Nam hóa là cuộc tổng tấn công Mùa Hè đỏ lửa năm 1972. Với số quân ít nhất nhiều gấp hai lần số quân chính quy đã có trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, cùng một số lượng lớn xe bọc sắt, pháo binh và súng phòng không mới nhất do Xô Viết viện trợ, cuộc tấn công ba mũi nhọn nhằm đánh ngón đòn trực tiếp cuối cùng. Cuộc tấn công thất bại. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa, sau khi lãnh những cú sốc ban đầu, phản công mạnh. Trong các mặt trận đẫm máu kẻ xâm lược bị đánh dội trở lại. Ngoại trừ phần phía bắc lãnh thổ VNCH, gần vùng phi quân sự, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã lấy lại tất cả các phần lãnh thổ bị chiếm đóng trước đó.

Giữa cuộc tấn công Mùa Hè đỏ lửa năm 1972 đến cuối năm 1973, rất nhiều trận chiến đã diễn ra giữa hai phe quốc cộng. Hiệp định Paris, bảo đảm cho Mỹ sẽ được đón tù binh chiến tranh, và một ngõ thoát “danh dự”, là một trò hề. Mặc dù sự xảo trá của cộng sản và họ vi phạm hiệp ước từ ngày đầu, triển vọng cho Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn khá tốt. Vào cuối năm 1973, chiến thắng của phe cộng sản không phải là một việc đã rồi. Những cố vấn Mỹ, trong số những người cuối cùng rời khỏi Việt Nam, phần lớn đều tin tưởng rằng Việt Nam Cộng Hòa có thể một mình đứng vững miễn là họ được viện trợ đầy đủ.

Buồn thay, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng bị thua không phải trên chiến trường nhưng tại phòng họp của Quốc hội Mỹ. Vào giữa năm 1973 Quốc hội thông qua luật hạn chế khả năng Tổng thống của Nixon để đối phó với hành vi vi phạm hiệp ước của phe cộng sản và có thể tôn trọng các cam kết cá nhân của ông như đã hứa với Tổng Thống Thiệu. Ngoài ra, viện trợ quân sự và tài chính năm 1974, trực tiếp cho đồng minh của chúng ta đã bị cắt giảm 32 phần trăm so với mức của năm 1973, và, cũng thế, bị cắt một lần nữa cho năm tài chính 1975. Sức mua tương đương thực tế (cần nhớ lại các lệnh cấm vận dầu Ả Rập và lạm phát do giá nhiên liệu tăng cao trong năm 1973 và 1974), làm việc cắt giảm trở nên khắc nghiệt hơn. Phía cộng sản Bắc Việt không có những hạn chế đó vì Liên Xô và Trung Quốc thực sự đã tăng gấp đôi viện trợ CSVN trong cùng giai đoạn. Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975, các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã ra chiến trường với những hạn chế về hậu cần khiến họ chắc chắn sẽ gặp thất bại. Trong khi chúng ta không thể nói chắc chắn rằng nếu họ đã được tiếp vận đầy đủ họ sẽ thắng hoặc ít nhất là tăng nâng cao giá của chiến thắng vượt quá khả năng chi trả của Hà Nội, chúng ta biết chắc chắn rằng bằng cách cắt đứt viện trợ cho miền Nam Việt Nam, chúng ta đã đảm bảo sự sụp đổ của VNCH.

Rất ít người ngoài cộng đồng người Mỹ gốc Việt quan tâm nhớ lại hoàn cảnh đưa đến sự bại trận là một điều chắc chắn. Có lẽ đó là câu chuyện quan trọng nhất chưa bao giờ được thực sự kể lại về sự kết thúc của cuộc chiến Việt Nam.


Kết thúc của chiến tranh … cuộc chiến giành lại sự thật lịch sử

Chúng ta đang mất đi những chiến binh thuộc “Thế hệ Việt Nam” tại một mấu chốt đáng lo ngại, và cách người Mỹ sẽ nhớ về cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn còn bất định. Khi họ “ra đi” thì người ta cũng mất những cơ hội để nói thật, nói thẳng về sự ngăn cản chủ nghĩa cộng sản và việc chống đỡ các quân cờ domino ở châu Á. Sự quyết tâm chung của Mỹ và Nam Việt Nam đã mua được đoạn thời gian quan trọng cho phần còn lại của Châu Á đang phát triển, và có thể ở những nơi khác, để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường tự do. Và đây không chỉ là quan điểm riêng của Mỹ, nhưng còn là nhận xét từ những người như Lý Quang Diệu ở Singapore, khó có thể nói là một tay sai của Mỹ. Những hạt giống của nỗ lực đó, nằm yên vào cuối tháng Tư năm 1975, đã đưa đến một vụ mùa bội thu tự do và thịnh vượng, gần 40 năm sau đó.

Ở Việt Nam hôm nay, dù vẫn là một quốc gia cộng sản, đi dạo xung quanh trung tâm thành phố Sài Gòn người ta dễ dàng tìm thấy hình ảnh tiệm thịt gà chiên Kentucky hơn là thấy băng rôn Hồ Chí Minh hô hào công nhân đi làm cách mạng. Chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do đang rõ ràng tiến lên cao. Đó chính là bằng chứng cho thấy những nỗ lực của chúng ta để đưng về bên phải của lịch sử.

Cuộc chiến giành lấy con tim và trí tuệ vẫn chưa kết thúc. Đã quá lâu, sự mô tả những nỗ lực của chúng ta để ngăn chặn làn sóng đỏ là viển vông, đơn giản, lỗi thời. Những chiến binh Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam đã bị gạt ra ngoài lề xã hội, xem như kẻ bị lừa, bị trì độn, và là những nạn nhân, chứ không phải là những người danh dự, hào hùng và thắng trận. Chân dung của người đồng minh Nam Việt của chúng ta đã, đang và phần lớn vẫn hoàn toàn bị làm cho sai lạc đi, bị ghi chép không đúng cách trong vô số sách vở và phim ảnh – nghệ thuật và tiểu thuyết được trình bày như thực tế qua các cuốn phim thái quá như “Deer Hunter”, “Apocalypse Now”, “Platoon” và ngay cả “Rambo”. Hiển nhiên, những người chiến sĩ Hoa Kỳ đáp lời sông núi và đồng minh Nam Việt kiên quyết của chúng ta phải có một vị trí xứng đáng và tốt hơn trong lịch sử.


Richard Botkin là tác giả của “Cưỡi Sấm: Câu chuyện chiến tranh Việt Nam – Danh dự và Chiến thắng”, mà hiện nay đang được thực hiện thành một phim tài liệu dài đầy đủ. Mục đích của dự án này là để thay đổi cách thế giới nhớ lại cuộc chiến Việt Nam, đơn giản bằng cách nói lên sự thật.

Video :


© 2013 DCVOnline

Nguồn: VIETNAM: THE BATTLE FOR HISTORICAL TRUTH. On 38th anniversary, seeks to set record straight about war. By Richard Botkin © Copyright 1997–2013. All Rights Reserved. WND.com.


---------------------------------

Vietnam: The battle for historical truth
Exclusive: Richard Botkin, on 38th anniversary, seeks to set record straight about war
By Richard Botkin
Tuesday, April 30, 2013

Thirty-eight years ago today, the war in Vietnam, for Americans, came to its inglorious, ignominious official conclusion. For many millions of freedom-loving Vietnamese left behind, the end of the “American War” would simply be prelude into a longer, near-endless period of darkness and suffering.

Those of us old enough to recall the date April 30, 1975, will forever remember those final newscasts from Saigon being overwhelmed by invading North Vietnamese infantry and armor, images of multitudes futilely attempting to join the American exodus, shots of U.S. Navy ships steaming offshore crowded with refugees and flight decks awash in helicopters being pitched into the abyss of the South China Sea – the sinking aircraft a metaphor to many for the tremendous waste of American blood and treasure. And since that dark sunset on that day the wounds that were the Vietnam War would never quite heal or be remembered in proper perspective.

Assessing the situation years later it was a long-retired and partially publicly restored Richard Nixon who would give us, arguably, the greatest two-line observation on our experience in Vietnam when he said:

“No event in American history is more misunderstood than the Vietnam War.
“It was misreported then, and it is misremembered now.”

We are rapidly losing that generation of men who fought the Vietnam War. With their passing – and in this group are also included the millions of Vietnamese immigrants who came to this country fleeing communist rule – goes the first-person historical accounting and ability to tell the truth, to discuss the egregious historical omissions or rebut the myriad myths, half truths and outright lies regarding the prosecution of the war so pervasively spread and largely unchallenged, lies that are currently left to stand as fact. That history has been authored mostly by folks opposed to America’s involvement in the war, many of whom sat it out in graduate school, avoiding service – people now in control of history departments at universities across the nation and who exercise great influence with the mainstream media.

Few will argue that the generation of people who engineered America’s victory in World War II – the well-described Greatest Generation – did a superb job. What is difficult to fathom however is that the “Vietnam Generation” has been defined not by those men who quietly and honorably answered their nation’s call to serve, but much more by those men and women who took an active part in not serving and who, in quite a number of cases, were, without consequence, actually mouthpieces for our enemies.


And what does history say or recall of our Vietnamese allies? As Americans we are able to travel to Washington, D.C., to read and touch the names of every one of the 58,187 men and eight women who died serving in Vietnam. While the numbers are a bit imprecise, our South Vietnamese allies lost at least five times as many soldiers as we did, and this from a nation with then one-tenth our population. Tens of thousands more – former military officers mostly – would succumb in what the communists euphemistically referred to as “re-education camps.” These numbers do not include the many hundreds of thousands of innocent civilians who died nor the millions displaced, most of them at the hands of communist aggression. (The worst examples were the directed, observed artillery shellings of civilians in Quang Tri Province during the Easter Offensive of 1972 and then again on a far greater scale during the final invasion in the Spring of 1975 at numerous places around the country.) Add in also the estimated 250,000 who perished at sea escaping the post-’75 communist paradise. And these figures are for the former Republic of Vietnam (RVN) only. They do not include the millions brutally murdered by the Khmer Rouge in Cambodia or the hundreds of thousands of Laotian and Thai hill people. These uncounted masses and their tremendous sacrifices have been mostly written out of history in any favorable way.

It is certainly futile to rehash the historical “What ifs?” – and yet it is crucial that people understand how close our Vietnamese allies were to victory, or at least keeping the northern invaders at bay, after the withdrawal of American troops was complete. Many Americans remember the Tet Offensive of 1968 during which time allied forces inflicted significant casualties against Ho Chi Minh’s forces. While Tet of ’68 was a tactical victory for the allies, the communist effort succeeded in breaking the American political will to continue the war in any sort of open-ended way. This gave way to “Vietnamization” and ultimately American withdrawal.

While South Vietnamese politicians, generals and soldiers were, throughout the war and after, almost universally portrayed as corrupt, effete and unwilling to fight, a curious thing happened on the way to Vietnamization. (If anyone ever challenges the will of our Vietnamese allies, their casualty numbers say all there is to say about “Vietnamizing” the war.) It has been widely documented by American military leadership from Gen. Creighton Abrams (Abrams was the senior American officer – MACV – in Vietnam from 1968-72) on down to the junior adviser levels that RVN military capabilities improved markedly in the period during the American drawdown. Nowhere was that improvement more apparent and worrisome than for the planners in Hanoi.

The greatest test of Vietnamization would be the communist-launched Easter Offensive of 1972. Mustering at least twice the conventional forces as they did in Tet of 1968, along with massive amounts of the latest Soviet-supplied armor, artillery and air-defense weapons, the three-pronged invasion was meant to deliver the final knockout blow. It did not. RVN forces, after absorbing the initial shock, rallied strongly. In costly battles the hated invaders were beaten back. Except for the northern most portion of the country near the DMZ, RVN forces regained all territory earlier lost.

Between the launch of the Easter Offensive in March 1972 and the end of 1973, a great deal of combat took place between the two opposing countries. The Paris Peace Agreement, which secured for America the release of POWs and an “honorable” exit, was a sham. In spite of communist perfidy and treaty violations from day one, prospects for the struggling Republic of Vietnam were still reasonably good. At the end of 1973 a communist victory was not a fait accompli. Those American advisers among the last to depart were largely of the belief that RVN could hold its own as long as they were amply resupplied.

Sadly, RVN forces would ultimately be compromised not on the field of battle but in the halls of the U.S. Congress. In mid-1973 Congress passed laws that restricted President Nixon’s ability to respond to communist treaty violations and honor the personal commitments he had made to President Thieu. In addition, direct military and financial aid to our ally was cut by 32 percent from 1973 levels in 1974 and again for fiscal year 1975. In real purchasing power (recall that the Arab oil embargo and the resulting inflation caused fuel prices to soar in 1973 and 1974), the cuts were even more draconian. The communist north suffered no such constraints as the Soviets and Chinese actually more than doubled their aid in the same period. In late 1974 and early 1975, RVN military units went to the field with logistical constraints that guaranteed their defeat. While we cannot say for certain that had they been adequately supplied they would have prevailed or at least raised the cost of victory beyond Hanoi’s willingness to pay, we do know for certain that by cutting off their aid we assured their demise.

Very few people outside the American Vietnamese community care to remember the circumstances that made defeat a certainty. It is perhaps the most important story never really told about the end of the Vietnam War.

The end of the war … the battle for history

We are losing the fighting members of the Vietnam Generation at a disturbing clip, and the way America will remember the Vietnam War is still up for grabs. As they pass, so go the opportunities to set the record straight about dulling the spread of communism and propping up the dominoes in Asia. That combined American and South Vietnamese resolve purchased critical time for the rest of developing Asia, and likely elsewhere, to establish and grow free-market economies. And these are not American observations only, but come from men like Lee Kwan Yew of Singapore, hardly an American lackey. The seeds of that effort, dormant in late April of 1975, have produced a bountiful harvest of increasing freedom and prosperity nearly 40 years later.

Even in Vietnam today, still a communist country, on a walk around downtown Saigon it is easier to spot images of that Kentucky colonel hawking fried chicken than those of Ho Chi Minh exhorting workers to revolution. Capitalism and free markets are clearly ascendant. The evidence has shown our efforts to be on the right side of history.

The battle for hearts and minds remains. For so long the portrayal of our effort to halt the spread of communism has been dismissed as quixotic, simplistic, anachronistic. The American fighting man from the Vietnam War has been marginalized, played off as duped, doped and victim, rather than honorable, magnanimous and victorious. The portrayal of our Vietnamese allies has been and largely remains utterly corrupted, improperly chronicled in countless books and movies – the art and the fiction presented as if fact in such fantastic, outrageous films as “Deer Hunter,” “Apocalypse Now,” “Platoon” and even “Rambo.” Clearly, the American men who answered the call to arms and our stalwart Vietnamese allies deserve a better place in history.



Richard Botkin is the author of “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph,” which currently is being made into a full-length documentary. The program’s intent is to change the way the world remembers the Vietnam War simply by telling the truth.




No comments:

Post a Comment

View My Stats