Việt Hà, phóng viên RFA
2013-04-30
2013-04-30
Ủy
ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ hôm nay công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo
trên toàn thế giới. Theo báo cáo này, Việt Nam được xếp vào một trong các nước
đã hội đủ điều kiện để có thể bị xếp vào danh sách các nước cần quan tâm đặc
biệt về tự do tôn giáo hay còn gọi là CPC.
Quan ngại về tình
hình tự do tôn giáo
Tình
hình tự do tôn giáo ở Việt nam còn rất xấu mặc dù đã có một vài thay đổi tích
cực trong hơn thập niên qua trước sức ép của quốc tế. Đó là kết luận chung được
đưa ra trong bản báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ
(USCIRF) công bố vào ngày 30 tháng 4.
Trả lời đài Á châu
Tự do, tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Ủy ban cho biết:
Theo
chúng tôi tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn rất xấu mặc dù dã có một
số tiến triển trong suốt thập kỷ qua. Chúng tôi đã chứng kiến những thay đổi
đáp ứng với sự chú ý của quốc tế, tuy nhiên cuối cùng, chính phủ Việt Nam vẫn
sử dụng luật về an ninh quốc gia rất lờ mờ để đàn áp các hoạt động PHật giáo,
Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành độc lập. Họ vẫn không ngừng việc ngăn chặn sự phát
triển của các nhóm Tin lành và Công giáo độc lập bằng cách phân biệt đối xử, sử
dụng vũ lực và bắt người theo đạo phải bỏ đạo. Đây là một tình hình hết sức
đáng ngại và khiến chúng tôi tin là Việt Nam phải được đưa vào danh sách CPC.
Theo
báo cáo này, trong năm 2012, cùng với sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản,
chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng gia tăng các biện pháp đàn áp đối với bất cứ
hoạt động nào bị coi là thách thức vai trò lãnh đạo của Đảng, bao gồm siết chặt
việc kiểm soát tự do bày tỏ ý kiến, lập hội, hoạt động tôn giáo. Trong năm vừa
qua, Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 34 người bất đồng chính kiến, một số người phải
chịu các án tù lâu năm.
Để
gia tăng các nỗ lực đàn áp tôn giáo, vào tháng giêng năm 2012, chính phủ Việt
Nam đã ban hành nghị định 92, quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh
tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định mới dù được nói là có những cải thiện nhưng
trên thực tế vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế các hoạt động tự do tín
ngưỡng. Theo báo cáo, nghị định 92 đã làm tăng khả năng giám sát hoạt động tôn
giáo cho Bộ Nội Vụ, không giải tán đội công an tôn giáo là A41 được sử dụng để
giám sát và đưa ra các chính sách hướng vào các nhóm tôn giáo bị Việt Nam coi
là quá khích.
Cũng
theo báo cáo này, tại các vùng thành thị, chính phủ thường cho phép các hoạt
động tôn giáo diễn ra mà không ngăn chặn nhiều như ở các vùng người dân tộc
thiểu số theo đạo Tin Lành và Phật Giáo. Những nhóm này muốn hoạt động độc lập
mà không bị kiểm soát bởi chính phủ thường bị bắt bớ, đánh đập và bỏ tù.
Trong
khi đó tình hình tranh chấp đất đai giữa chính phủ và Công giáo tại nhiều nơi
vẫn tiếp diễn trong năm 2012 và dẫn đến việc phá bỏ các cơ sở của giáo hội, bắt
giữ, đánh dập và bỏ tù những cá nhân dám đứng ra bảo vệ tài sản của giáo hội, mà
điển hình là trường hợp của các giáo dân Cồn Dầu, Đà Nẵng.
CPC với Việt Nam
Từ
năm 2001 đến nay, Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đã liên tục yêu cầu
chính phủ Mỹ phải đưa Việt nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về
tự do tôn giáo (CPC). Tuy nhiên điều này chỉ thành hiện thực từ năm 2004 đến
2006.
CPC
là một công cụ ngoại giao được dùng để gây sức ép giúp cải thiện tình hình tự
do tôn giáo tại các nước mà không làm ảnh hưởng đến các khía cạnh khác về quan
hệ hai nước như thương mại, và các chương trình nhân đạo.
Báo
cáo của Ủy ban cho biết, trong các năm từ 2004 đến 2006, sau khi bị xếp vào
CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam đã có những cải thiện. Việt Nam đã
trả tự do cho các tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật đối với một số
các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa nhận, đặc biệt ở các vùng thành thị.
Phần lớn các lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này
đến từ sức ép của CPC với Việt nam.
Trong
báo cáo năm nay, một lần nữa Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ lại yêu cầu
chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.
Nói về khả năng Mỹ
đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tiến sĩ Katrina Swett cho biết:
Khó
để có thể nói là liệu Bộ Ngoại Giao sẽ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay
không. Chúng ta có Ngoại trưởng mới, có một số thay đổi trong Văn phòng Dân chủ
Quyền con người và Lao động của Bộ Ngoại Giao. Vì vậy khó để có thể đoán được
Bộ Ngoại Giao sẽ làm gì. Nhưng chúng tôi tin là khi báo cáo được công bố, nó sẽ
hết sức thuyết phục.
Nhân quyền và quan
hệ Việt Mỹ
Ủy
ban Tự do Tôn giáo Quốc tế kiến nghị chính phủ Hoa Kỳ phải đặt điều kiện cải
thiện tình hình nhân quyền đi liền với mở rộng quan hệ hai nước, đặc biệt là
trong đối thoại chiến lược giữa hai quốc gia.
Hiện
Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đầu tư vượt quá con số 1,7
tỷ đô la. Hai nước hợp tác trong nhiều lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, tìm kiếm
và cứu trợ thảm họa, an ninh biên giới và hàng hải, chống buôn lậu thuốc phiện,
tham vấn chiến lược hàng năm về chính trị và quân sự. Chính phủ Mỹ trong năm
qua cũng cam kết hơn 125 triệu đô la trợ giúp về kinh tế cho Việt Nam. Quỹ Giáo
dục Việt Nam của Mỹ đã mang khoảng 300 sinh viên Việt nam sang Mỹ du học trong
suốt 5 năm qua, trong khi học bổng Fulbright cũng đã đưa khoảng 2,500 sinh Việt
Nam sang học tại Mỹ trong một thập kỷ qua.
Bản
báo cáo cũng nhìn nhận quan hệ hai nước đã được tăng cường trong các năm gần
đây nhất là trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh chấp với nước này tại
biển Đông.
Tuy
nhiên những cải thiện về kinh tế, an ninh và quân sự đã không đi cùng với cải
thiện về tự do tôn giáo và nhân quyền mà Mỹ trông đợi ở Việt Nam.
Ủy
ban Tự Do Tôn Giáo Quốc tế Hoa Kỳ cũng đưa ra một loạt các khuyến nghị cụ thể
về mặt chính sách với chính phủ Mỹ trước những vi phạm nghiêm trọng về tự do
tôn giáo ở Việt nam, bao gồm việc thực hiện Chương trình Phát triển Người
Thượng (MDP), xem xét mở rộng chương trình này sang các nhóm dân tộc thiểu số
khác; tăng cường sử dụng ưu tiên 1 chấp nhận những người tị nạn bị truy bức và
phải bỏ nước sang lánh nạn tại các nước trong khu vực mà không cần có sự giới
thiệu của Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn; đảm bảo các quỹ mới viện trợ
Việt Nam về kinh tế hay an ninh phải bao gồm vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo
và xây dựng năng lực cho xã hội dân sự, tiếp tục giám sát và đưa ra những chỉ
dấu và đo lường các tiến bộ đạt được trong đối thoại nhân quyền hai nước, tiếp
tục tài trợ các chương trình phát sóng của VOA và RFA về Việt Nam.
No comments:
Post a Comment