Tuesday 28 May 2013

NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ LÀ "BỊ HẠI" TRONG VỤ ÁN TRƯƠNG DUY NHÂT (Đồng Phụng Việt)




28-05-2013

Vụ khởi tố blogger Trương Duy Nhất và bắt giữ blogger này không làm nhiều người ngạc nhiên. Nó chỉ khiến người ta vừa phẫn nộ, vừa ngao ngán.

Đã có khá nhiều người phân tích, bình luận về việc tại sao Công an lại bắt Trương Duy Nhất và bắt vào thời điểm này (?). Riêng mình vì không đủ thông tin nên không dám lạm bàn.

Sáng nay, vào Ba Sàm – một trong những chỗ đang tiếp tục giới thiệu những thông tin, ý kiến xoay quanh vụ Trương Duy Nhất – thì thấy bài “Bỏ phiếu cùng quốc hội – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị túm?” của blogger Người Lót Gạch (1).

Đọc xong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất, mình nghĩ blogger Người Lót Gạch phán đoán đúng.

1.
Quốc hội đã xác định sẽ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng một nghị quyết.

Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” sẽ là công việc được tiến hành hàng năm, đối với 49 chức danh, vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Còn “bỏ phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành đối với những người không đạt mức độ tín nhiệm ở vòng “lấy phiếu tín nhiệm” (bị 2/3 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”, hoặc trong hai năm liền bị 1/2 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”). Hoặc bị Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội hay 20% đại biểu Quốc hội yêu cầu “bỏ phiếu tín nhiệm”.

Ở kỳ họp Quốc hội lần này (kỳ họp thứ 5 – đã khai mạc hôm 20 tháng 5), các đại biểu Quốc hội khóa 13 sẽ thực hiện việc “lấy phiếu tín nhiệm”.

2.
Đó cũng là lý do blogger Trương Duy Nhất viết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”.

Trong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”, Trương Duy Nhất đề nghị mọi người cùng Quốc hội, thực hiện “lấy phiếu tín nhiệm” qua “thùng phiếu điện tử” trên website “Một góc nhìn khác”, mục tiêu là nhằm “so sánh sự tín nhiệm trong Quốc hội với sự tín nhiệm ngoài dân chúng”.

Tuy nhiên, do đối tượng thuộc diện cần “lấy phiếu tín nhiệm” quá đông, “không ít chức danh có thể vẫn còn xa lạ với bạn đọc, để bạn đọc có được sự tập trung cao và chính xác trong lá phiếu”, Trương Duy Nhất quyết định chỉ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” trong độc giả “Một góc nhìn khác” với 12 chức danh gồm: Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.

Cũng theo Trương Duy Nhất, dẫu Quốc hội chỉ “lấy phiếu tín nhiệm” ở ba mức độ: “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp” nhưng “để công bằng”, Trương Duy Nhất tạo thêm “Không tín nhiệm” cho độc giả lựa chọn.

Dưới đây là kết quả cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” do Trương Duy Nhất tổ chức trên “Một góc nhìn khác” (bảng do mình lập dựa trên kết quả do Trương Duy Nhất công bố).


Chức danh/ Tên
Tổng số phiếu bầu
Tín nhiệm cao (Tỷ lệ/Số người bầu)
Tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu)
Tín nhiệm thấp(Tỷ lệ/Số người bầu)
Không tín nhiệm(Tỷ lệ/Số người bầu)
1
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
958
13% (121 Votes)
34% (327 Votes)
30% (291 Votes)
23% (219 Votes)
2
Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan
817
1%(8 Votes)
8%(69 Votes)
24% (194 Votes)
67% (546 Votes)
3
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
777
1%(10 Votes)
8%(66 Votes)
31% (237 Votes)
60% (464 Votes)
4
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
687
8%(57 Votes)
39% (266 Votes)
32% (220 Votes)
21% (144 Votes)
5
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng
629
1%(3 Votes)
7%(45 Votes)
34% (215 Votes)
58% (366 Votes)
6
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
532
2%(9 Votes)
22% (118 Votes)
40%, (212 Votes)
36% (193 Votes)
7
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn
497
3%(11 Votes)
22% (109 Votes)
43% (216 Votes)
32% (161 Votes)
8
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
820
4%(33 Votes)
3%(25 Votes)
17% (136 Votes)
76% (626 Votes)
9
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
625
2%(11 Votes)
8%(50 Votes)
29% (182 Votes)
61% (382 Votes)
10
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
627
3%(18 Votes)
20% (126 Votes)
39% (243 Votes)
38% (240 Votes)
11
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
594
1%(8 Votes)
9%(52 Votes)
25% (149 Votes)
65% (385 Votes)
12
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
583
1%(8 Votes)
18% (104 Votes)
40% (233 Votes)
41%, (238 Votes)

Theo kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do Trương Duy Nhất thực hiện thì ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ông Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%).

Nếu cứ theo đúng tinh thần của nghị quyết về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” mà Quốc hội đã thông qua…

nếu các đại biểu Quốc hội thực hiện đúng vai trò đại diện cho dân, tìm hiểu dân nguyện, bỏ phiếu theo dân ý…

nếu “thùng phiếu điện tử” của “Một góc nhìn khác” được xem là một nguồn tham khảo đáng tin cậy về dân nguyện, dân ý,…

thì… sau vòng “lấy phiếu tín nhiệm”, Quốc hội sẽ phải tổ chức để đại biểu Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm” ngay lập tức cho các “thí sinh”: Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh.

Chỉ có hai “thí sinh”: Trương Tấn Sang và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể để lại, chờ kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” năm tới.

Không biết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất và kết quả thu thập được từ “Thùng phiếu điện tử” do blogger này công bố có tác động gì tới chính trường hay không (?) nhưng mới đây, Quốc hội loan báo sẽ không cho báo giới tham dự các phiên thảo luận về bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính mới, bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước mới. Báo giới cũng không được tham dự buổi báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm”, “bỏ phiếu tín nhiệm” và các phiên thảo luận về vấn đề này (2).

3.
Cho tới giờ, mọi người được biết, blogger Trương Duy Nhất bị khởi tố và bị bắt khẩn cấp về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (được qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự).

Theo qui định tại khoản 1 Điều 81 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ có quyền bắt khẩn cấp khi:
a/ Có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
b/ Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. c/ Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Trường hợp của blogger Trương Duy Nhất không rơi vào điểm b và điểm c của khoản 1, Điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Chỉ còn lại điểm a: “có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Tuy nhiên theo Khoản 3, Điều 8 của Bộ Luật Hình sự thì “tội phạm rất nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Còn “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong khi mức hình phạt cao nhất đối với những người vi phạm Điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) chỉ có bảy năm tù.

Nói cách khác, bắt Trương Duy Nhất theo hình thức “bắt khẩn cấp” là kiểu hành xử “khẩn cấp” tới mức… quên hẳn các quy định pháp luật về tố tụng hình sự!

4.
Nhiều blogger khẳng định, blog “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất bị đóng ngay vào thời điểm blogger này bị bắt. Nếu đúng thì đó là điều mà trước nay chưa có tiền lệ (bắt blogger phải đóng blog của họ trước khi dẫn giải vào trại tạm giam).

Mình xem nhiều bài Trương Duy Nhất viết, chẳng thấy bài nào “xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức”.

Riêng bài “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” thì thời điểm thực hiện và chuyện công bố kết quả khảo sát hình như có “xâm phạm lợi ích” của mươi “công dân”: chị Doan, anh Hùng, chị Phóng, anh Lưu, anh Sơn, anh Dũng, anh Phúc, anh Nhân, anh Hải, anh Ninh.

Sở dĩ mình dùng chữ “hình như” vì hình như những thông tin loại này có thể tác động đến đại biểu Quốc hội, đến kết quả “lấy phiếu tín nhiệm”. Không như thế thì Quốc hội đâu có cấm báo giới tham dự và tường thuật những “buổi báo cáo”, “phiên thảo luận” về nội dung này. Blog “Một góc nhìn khác” đâu có bị đóng ngay, khiến thiên hạ mất cơ hội phân tích Trương Duy Nhất đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” như thế nào.

Không biết có ai trong số mười anh chị này xác nhận họ là “bị hại” và yêu cầu Công an khởi tố vụ án nên Công an khởi tố Trương Duy Nhất “theo yêu cầu của bị hại” không nhỉ?

Chú thích:

---------------------------------------------


25/05/2013

Bỏ phiếu cùng quốc hội

Bạn đọc hãy tham gia hưởng ứng cùng quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm cùng quốc hội qua “thùng phiếu điện tử” trên website Một góc nhìn khác.

Quốc hội đang họp. Dự kiến kỳ này sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu lịch sử: Lấy phiếu tín nhiệm 49 quan chức cao cấp do quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch quốc hội, Phó chủ tịch quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ quốc hội; Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng KSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín với 3 mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

Trong khi chờ đợi cuộc bỏ phiếu cũng như kết quả từ quốc hội, để so sánh sự tín nhiệm trong quốc hội với sự tín nhiệm ngoài dân chúng, ít nhất là trong bạn đọc của website Một góc nhìn khác, tôi mở “thùng phiếu điện tử” này để bạn đọc tiến hành hưởng ứng cùng quốc hội, bỏ phiếu cùng quốc hội.
Vì đối tượng diện bỏ phiếu quá nhiều, trong đó không ít chức danh có thể vẫn còn xa lạ với bạn đọc, để bạn đọc có được sự tập trung cao và chính xác trong “lá phiếu” của mình, tôi quyết định không chọn các đối tượng là Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban và các thành viên khác của Ủy ban thường vụ quốc hội, Bộ trưởng, các thành viên khác của chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng KSND tối cao và Tổng Kiểm toán nhà nước.

Cuộc bỏ phiếu dành cho bạn đọc trên website Một góc nhìn khác chỉ tiến hành với 12 chức danh gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng và các Phó thủ tướng.

Quốc hội chỉ bỏ phiếu theo 3 khung: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Không có mức “không tín nhiệm”. Vì thế, để công bằng, cuộc bỏ phiếu trên “thùng phiếu điện tử” của Một góc nhìn khác sẽ gồm 4 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không tín nhiệm.

1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
    Tín nhiệm (34%, 327 Votes)
    Tín nhiệm thấp (30%, 291 Votes)
    Không tín nhiệm (23%, 219 Votes)
    Tín nhiệm cao (13%, 121 Votes)
Total Voters: 958
Vote

2. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan:
    Không tín nhiệm (67%, 546 Votes)
    Tín nhiệm thấp (24%, 194 Votes)
    Tín nhiệm (8%, 69 Votes)
    Tín nhiệm cao (1%, 8 Votes)
Total Voters: 817

3. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:
    Không tín nhiệm (60%, 464 Votes)
    Tín nhiệm thấp (31%, 237 Votes)
    Tín nhiệm (8%, 66 Votes)
    Tín nhiệm cao (1%, 10 Votes)
Total Voters: 777
Vote

4. Phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân:
    Tín nhiệm (39%, 266 Votes)
    Tín nhiệm thấp (32%, 220 Votes)
    Không tín nhiệm (21%, 144 Votes)
    Tín nhiệm cao (8%, 57 Votes)
Total Voters: 687
Vote

5. Phó Chủ tịch quốc hội Tòng Thị Phóng:
    Không tín nhiệm (58%, 366 Votes)
    Tín nhiệm thấp (34%, 215 Votes)
    Tín nhiệm (7%, 45 Votes)
    Tín nhiệm cao (1%, 3 Votes)
Total Voters: 629
Vote

6. Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu:
    Tín nhiệm thấp (40%, 212 Votes)
    Không tín nhiệm (36%, 193 Votes)
    Tín nhiệm (22%, 118 Votes)
    Tín nhiệm cao (2%, 9 Votes)
Total Voters: 532
Vote

7. Phó Chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn:
    Tín nhiệm thấp (43%, 216 Votes)
    Không tín nhiệm (32%, 161 Votes)
    Tín nhiệm (22%, 109 Votes)
    Tín nhiệm cao (3%, 11 Votes)
Total Voters: 497
Vote

8. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
    Không tín nhiệm (76%, 626 Votes)
    Tín nhiệm thấp (17%, 136 Votes)
    Tín nhiệm cao (4%, 33 Votes)
    Tín nhiệm (3%, 25 Votes)
Total Voters: 820
Vote

9. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:
    Không tín nhiệm (61%, 382 Votes)
    Tín nhiệm thấp (29%, 182 Votes)
    Tín nhiệm (8%, 50 Votes)
    Tín nhiệm cao (2%, 11 Votes)
Total Voters: 625
Vote

10. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:
    Tín nhiệm thấp (39%, 243 Votes)
    Không tín nhiệm (38%, 240 Votes)
    Tín nhiệm (20%, 126 Votes)
    Tín nhiệm cao (3%, 18 Votes)
Total Voters: 627
Vote

11. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:
    Không tín nhiệm (65%, 385 Votes)
    Tín nhiệm thấp (25%, 149 Votes)
    Tín nhiệm (9%, 52 Votes)
    Tín nhiệm cao (1%, 8 Votes)
Total Voters: 594
Vote

12. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:
    Không tín nhiệm (41%, 238 Votes)
    Tín nhiệm thấp (40%, 233 Votes)
    Tín nhiệm (18%, 104 Votes)
    Tín nhiệm cao (1%, 8 Votes)
Total Voters: 583
Vote

Trương Duy Nhất
25/05/2013


No comments:

Post a Comment

View My Stats