Sunday 5 May 2013

NHỮNG CHIẾC MŨ TAI LỪA (Oanh Yến thị Phạm)




Oanh Yến thị Phạm
Thứ sáu, ngày 03 tháng năm năm 2013

Hồi còn choai choai, đâu tầm lớp đệ tam hay đệtứ gì đó, tôi hãi nhất là giờ Pháp văn. Masoeur dạy tôi môn Pháp văn, cực kỳ lucifer (2). Hãi nhất là bà bắt từng em một đứng lên đọc bài text mà không nhìn vào sách, khi bà bảo ngừng thì thằng (em) bên cạnh đứng lên đọc tiếp theo đoạn, câu mà thằng (em) trước vừa ngừng. Trong giờ học của bà, ít nhất một nữa lớp được bà ưu ái tặng cho những chiếc mũ bằng giấy, do chính tay bà xếp với đôi tai lừa vì cái tật cà lăm. Chiếc mũ này phải được đội trong những giờ học của bà tiếp theo với chữ ký của phụ huynh, nếu vẫn cà lăm và nếu như vẫn còn muốn học với bà.

Đã gần 4 thập niên trôi qua, những tưởng rằng sẽ không còn có dịp nào thấy lại màn trừng phạt dã man, xúc phạm nhân cách học trò một cách cực kỳ sáng tạo, dễ thương và rất hiệu quả đấy vì giờ đây, dưới mái trường XHCN, các kỹ sư "tâm thần", đã sáng tạo ra nhiều hình phạt rất sư phạm như: cô giáo nhéo bắp vế non học sinh nam, hay bắt học trò nhai, nuốt giấy kiểm tra nếu điểm xấu. Hoặc thi vị hơn là thầy giáo sẵn sàng dạy phụ đạo học sinh nữ để gỡ điểm, trong nhà nghỉ, khách sạn!!!.

Nhưng dạo gần đây, tôi lại thỉnh thoảng đưa tay lên xoa đầu vì có cái cảm giác như đang đội chiếc mũ tai lừa mà ngày xưa masoeur dạy môn tiếng Pháp bắt đội khi không thuộc bài. Nhìn xung quanh thì thấy tai mọi người hình như đang dài ra thì phải? Cái cảm giác trên xuất hiện khi tôi đọc hoặc nghe những bài tường thuật của các phương tiện truyền thông thông tin, báo chí về các phiên họp của Quốc hội cũng như những cuộc họp báo của văn phòng Chính phủ, liên quan đến Ngân hàng, Tiền tệ, Vàng.

Trong phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội diễn ra vào ngày 26/04/13 vừa qua, từ những vị tài cao, học rộng như nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao sỹ Kiêm cho đến những đại biểu nhàng nhàng của những tỉnh vùng sâu vùng xa, đã như gà mắc tóc, chả vị nào trảlời được câu hỏi tưởng chừng như "đang giỡn" (5) của hệ thống Ngân hàng Việt Nam đối với nền kinh tế nước nhà:

"Trong báo cáo của Chính phủ cho thấy vốn cho vay gần như bằng 0, trong khi vốn huy động vẫn tăng 5%, có ý kiến hỏi vốnđi đâu, hay huy động vốn của dân rồi quay ra mua vàng vừa rồi?" (6). Nhiều vị ủy viên Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cũng đã lấy "làm lạ" khi dư nợ huy động tăng nhưng cho vay gần như không tăng? và lãi xuất cho vay cũng chẳng giảm? Cuộc họp đã bế mạc mà chẳng có câu trả lời? Khi ra về, chắc chắn trong cặp của các vị ủy viên này, chắc hẳn cũng phải có một chiếc mũ tai lừa đã được giấu kỹ. Các vị ủy viên đều ù ù, cạc cạc, cứ như những học sinh cấp Tiến sỹ nhưng lại cứ luôn thắc mắc: "Sao kỳ zậy ta?, sao lạ zậy ta?" mà chẳng trả lời trả vốn gì được? chẳng ai có khái niệm gì về hình tháp Ponzi, một chiêu thức lừa gạt hồi đầu thế kỷ trước: lấy vốn huy động của người sau, trả cho người trước. Đây cũng là chiêu thức của các tổ chức tín dụng lừa gạt như: nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai, hay tổ hợp mây tre lá của lão giám đốc mù Huỳnh Là hoặc tay giám đốc một công ty xây dựng có cái tên rất chó má: Lâm Cẩu đã từng gây chấnđộng trong những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ trước? Chuyện chắc có lẽdo đã xẩy ra lâu quá, đã qua thế kỷ 21 rồi, chắc chẳng vị nào nhớ?

Cũng trong ngày 26/04/2013, Tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên các báo đài về các chính sách liên quan đến thịtrường vàng. Phó Thống đốc Lê Minh Hưng đã phát biểu:

"Khi NHNN tham gia bình ổn thị trường vàng thông qua hoạt động đấu thầu vàng miếng thì NHNN đã công bố rõ: đây là hoạt động bình ổn thị trường và NHNN không bình ổn giá (???). Nghĩa là thông qua hoạt độngđấu thầu vàng, NHNN không nhằm mục tiêu kéo giãn (?7) ngay lập tức giá vàng trong nước xuống ngang bằng giá vàng thế giới, ở đây chủ yếu thực hiện việc tăng cung ra thị trường để giảm bớt áp lực về cầu vàng trên thị trường ???."

Có nghĩa là NHNN đã thông qua đấu thầu vàng với giá áp đặt chênh lệch trên trời gần 7 triệu đồng/lượng vàng so với giá thế giới chỉ để tăng nguồn cung cho các Ngân hàng bị khủng hoảng thanh khoản do cơ cấu đồng tiền. NHNN đã chủ yếu cung cấp vàng cho các TCTD đã lỡ bán vàng huy động được đểcứu thanh khoản VNĐ, nay phải mua vàng để đáp ứng tất toán trạng thái.

Chắc chắn phóng viên các báo đài cũng đã ra vềvà đăng tải lại nguyên xi nội dung phát biểu của Phó Thống đốc Lê Minh Hưng và trong ba-lô hay túi xách của họ cũng có một chiếc mũ với đôi tai lừa. Vì hầu như chẳng có ai, hiểu được ngụ ý của Phó Thống đốc Lê Minh Hưng với cách trả lờiở trên trời giống như khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và Quốc tế.

Mọi người đều có chung một câu hỏi: Chẳng có cái thị trường nào lại không gắn với giá cả? Nếu không ổn định giá cả thì bình ổn thị trường theo trường phái kinh tế học nào? Đến Ngọc hoàng chắc cũng chưa họcđược phép thần thông này?

Tôi cũng đã gần bốn mươi năm nay, không có dịpđược đội chiếc mũ với đôi tai lừa của masoeur, nên xin được phép mạo muội thưa với mọi người về một định nghĩa kinh tế sơ đẳng và xưa như trái đất rằng:

"Chẳng có giá cả nào, thoát khỏi giá trị của một vật, trong từng thời điểm. Gía cả, phải xoay xung quanh cái giá trị của một vật, trong một thời điểm xác định."

Gía vàng trong nước hiện nay, đang không xoay xung quanh giá trị thực của giá vàng thế giới, theo tỷ giá song phương giữa USD/VNĐ. Do đó giá vàng bằng VNĐ hiện nay, chắc chắn sẽ phải xoay xung quanh giá trị thực của USD tương ứng với giá trị của vàng, dĩ nhiên trong TƯƠNG LAI GẦN,ĐƯƠNG NHIÊN sau 30/06/2013, khi các TCTD đã hoàn tất việc tất toán trạng thái bằng vàng, cân đối được khủng hoảng thanh khoản về cơ cấu đồng tiền. Khoảng chênh lệch 7 triệu đồng/lượng, được xem như một khoản tiền "CON TIN" mà các TCTD, bắt buộc phải ứng trước cho NHNN với kịch bản phá giá VNĐ đã được soạn sẵn, khi NHNN hiện tại buộc phải cung cấp vàng cho các TCTD để cứu hệ thống NH không bị sụp đổ theo hiệu ứng Domino do khủng hoảng thanh khoản về cơ cấu đồng tiền.

Cứ lấy chênh lệch bình quân giá vàng trong nước và thế giới là 6 triệu/lượng và chia cho giá vàng theo giá USD hiện nay và cộng với tỷ giá song phương USD/VNĐ hiện tại, sẽ biết tỷ giá song phương USD/VNĐ,sau 30/06/2013. Lúc đó rõ ràng giá vàng trong nước và thế giới sẽ chỉ còn chênh lệch cỡ 400 nghìn đồng/lượng, theo tỷ giá mới sẽ được NHNN VN, công bố sau 30/06/2013 mà chẳng cần đến phép thần thông của Tề thiên Đại thánh hay Ngọc hoàng nào cả? Thế mới tỉnh như Ruồi?

NHNN VN chẳng phải đã lập đi lập lại cam kết rằng, sau 30/06/2013 chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế sẽ được thâu hẹp lại đấy thôi?.

Thử giở lại các sách vở, tài liệu về Kinh tế học xem tôi nói có đúng không nào?

Nên cẩn thận, kiểm tra tai mình thường xuyên, kẻo có ngày nó dài ra như tai lừa hồi nào không biết nếu cứ nghe lời của những ông Thống đốc với Phó Thống đốc NHNN làm xiếc với những khái niệm như người "cõi trên" nhưng lại tinh ma còn hơn LUCIFER.

Sài Gòn 01/05/2013
Oanh Yến Thị Phạm

-----------------------------------------------------------------
1-Bát: tóc mai của con giai.
2-lucifer: ma vương.
5-đang giỡn: đơn giản, Hệ thông NH VN đang giỡn với nền KT đất nước với người dân VN.
6-"Huy động nhiều, cho vay ít, vốn đi đâu?" Thanh niên 27/04/2013.
7-"Đấu thầu vàng không phải để bình ổn giá" Tuổi trẻ 27/04/2013. Báo Tuổi trẻ cũngđáng đội mũ con lừa khi thay vì dùng từ rút ngắn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lại dùng từ "kéo giãn???" kéo giãn để tăng thêm chênh lệch giá chắc???




No comments:

Post a Comment

View My Stats