09:44:am
08/05/13
Trong
“Thư tâm tình gửi các bạn chống cộng quá
khích” của Nguyễn Thành Công-DL [1] phần mào đầu bài viết, câu cuối, như ri: “..
nếu bạn không phải là những người chống cộng quá khích thì không nên đọc.”
Vậy, bất cứ ai lỡ đọc thì chớ lên tiếng, vì lên tiếng, dù khen/chê, đều tự tố
cáo mình cùng giuộc với “chống cộng quá khích”! Hãy để một mình tác giả giảng
về nó thôi!
Trong
bóng đá, môn thể thao người VN ưa thích, nếu đã để thua trước 0-1 thì chỉ còn
con đường ráng gỡ hòa chứ nói thắng thì hơi bị mệt! Cho nên ngồi gõ những dòng
nầy (theo như mào đầu của tác giả) thì chắc tôi đang tự xác nhận mình thuộc
giuộc “chống cộng quá khích”. Và, như thế là đã bị thua 0-1, bây giờ chỉ còn
nước ráng gỡ huề là may!
Đặt
bạn đọc ngay trong giây phút đầu tiên của “trận đấu” đã ở vào thế “bị thua” thì
thử hỏi tác giả có phải là người quá khích hay cực đoan không? Mà quá khích,
hay cực đoan, thì làm sao lý để người khác nghe theo?
Một
tuần nay chưa thấy ai mắc bẫy “chống cộng quá khích” tác giả giăng ra, nên tôi
đành tự sụp bẫy bằng bài trao đổi nầy!
Nội
hàm bài viết không có gì lạ. Đại khái: Chính phủ/chế độ như con thuyền. Dân như
nước. Chế độ lo cho dân thì nước làm nổi thuyền. Nhưng bỏ dân thì sóng sẽ nhận
chìm thuyền! Đứng trước nạn phe phái, nhóm đặc lợi đặc quyền bỏ dân nên nhà cầm
quyền CSVN đang bị phản đối. Tác giả nằm trong số nầy “vì là nạn nhân của bất
công”!
Chống
thì chống nhưng, theo tác giả, chống mà không rơi vào “chống cộng quá khích”!
Vì “chống cộng quá khích” vô hình trung làm hại nhiều người tích cực đang đứng
trong mũi nhọn của cuộc đấu tranh”!
“Tôi
nghĩ tâm nguyện của các bạn chống cộng quá khích chỉ muốn mang lại những điều
tốt đẹp cho đất nước chứ không hề định cản trở cuộc đấu tranh của nhân dân.
Nhưng các bạn nóng lòng sốt ruột, đặt ra những yêu cầu “quá khích”, nếu ai
không đồng ý thì các bạn tập trung “ném đá” dữ dội, vô hình trung làm hại nhiều
người tích cực đang đứng trong mũi nhọn của cuộc đấu tranh.” (Trích)
Như
vậy chống cộng như thế nào để không bị chê là quá khích?
Thử
nêu một số trường hợp.
Chuyện
cũ, nên bỏ qua như:
Từ
sau ngày 30/4/1975, Đảng và nhà nước CHXHCNVN ra rả gọi chế độ VNCH là “bọn
Mỹ-Ngụy ác ôn”, “bọn tay sai bán nước”, những người bỏ chạy ra nước ngoài là
“bọn ôm chân đế quốc”, “bọn ăn bơ thừa sữa cặn”, nghĩa trang Quân Quân Đội Biên
Hòa của binh sĩ miền Nam bị hoang phế, cấm ngặt người vãng lai hương khói (đến
người chết cũng không tha!) mãi cho đến mới đây…!
Chuyện
bây giờ, cũng chỉ đại khái như:
Đất
đai, mồ mả tổ tiên của nông dân Văn Giang bỗng biến thành đất của nhóm lợi ích.
Công an + xã hội đen + dân phòng thẳng tay đàn áp cưỡng chế, bất chấp dư luận
thế giới, lại vô tình đánh phù mặt 2 phóng viên báo “phe ta” rồi “xử lý nội
bộ”, ếm nhẹm êm thấm!
Anh
em gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ra công quai đê lấn biển mười mấy năm, tiền vay
ngân hàng để đầu tư còn sờ sờ ra đó thế mà khi đầm Cống Rộc đã tạm ổn định, có
lợi tức tốt thì phe cánh nhà nước Tp Hải Phòng ra tay cưỡng chế và được ông Đại
tá Giám đốc công an thành phố Đỗ Hữu Ca ca ngợi “cuộc phối hợp binh chủng giữa
công an + bộ đội + dân phòng hay đến nổi có thể viết thành sách”!
Giáo
dân Cồn Dầu ở Đà Nẵng, đã có lịch sử hơn cả trăm năm lập nghiệp, bỗng chốc cả
làng bị cướp đuổi đi mà không biết kêu cứu với ai!
Những
người dân bình thường, chẳng có bệnh tật bẩm sinh gì, lại đang khỏe mạnh, không
nhức đầu sổ mũi nhưng khi bị công an bắt về đồn bỗng dưng ngã lăn ra “chết
bệnh” hay “ân hận nên tự tử” (!) Có trường hợp trước khi tự tử còn viết thư
khen công an đối xử tử tế (trường hợp anh Nguyễn Công Nhựt ở Bình Dương)…
Câu
hỏi:
Nếu
tác giả là thân nhân của những nạn nhân nêu trên, tác giả sẽ có thái độ như thế
nào? Sẽ dùng loại ngôn ngữ nào với Đảng và chế độ CSVN, một chế độ công-an-trị
(!) không thèm đếm xỉa đến luật lệ do chính họ đặt ra, không thèm đếm xỉa đến
tiếng kêu của dân oan, không thèm đếm xỉa đến quyền sống của một con người!
(Pano “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình” nói lên tất cả!)
Rất
mong tác giả Lá thư cho ý kiến chuẩn mực về những vấn đề trên để người đọc biết
ứng xử mà khỏi mang tiếng “quá khích” hay “cực đoan”!
Chuyện
vừa nêu trên chỉ nhỏ thôi! Còn chuyện bên dưới thì quan trọng hơn nhiều.
Đó
là: Làm sao xác minh được sự chửi rủa thô tục, sắt máu, gây thù hận, gây chia
rẽ tình tự dân tộc trên các diễn đàn đều là của người Việt chống cộng? Loại
“Chống cộng quá khích”, “hùa nhau ném đá” nầy là ai?
Trước
thực trạng thối nát, tha hóa về mọi mặt của chế độ CSVN, đã có không ít những
đảng viên kỳ cựu thuộc hàng cao cấp lên tiếng phản đối từ mười mấy năm trước,
thời Tướng Trần Độ, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn…hay hiện tại như Nguyễn Trọng
Vĩnh. Vì thế, nội bộ đang cầm quyền của đảng CSVN càng ngày càng chia rẽ, công
khai đấu đá tranh giành quyền lực, lợi lộc bất kể sự tồn vong của tổ quốc!
Con
đường sinh tử hiện tại của họ là phải cố gắng kéo dài sự thống trị. Và muốn kéo
dài thì không gì khác hơn là phải gây ra sự sợ hãi tột cùng cho người dân, cho
đảng viên có ý chống đảng! “Là suy thoái thiếu lập trường chớ gì nữa” như lời
TBT Nguyễn Phú Trọng cảnh báo. Sự sợ hãi đó là, nếu họ không trung thành thì
không chết về tay Đảng cũng sẽ chết vì sự căm thù của dân chúng! Đảng viên đàng
nào cũng phải đối mặt với cái chết! Vì thế cách tốt nhất là lo bảo vệ Đảng, để
ngày nào Đảng còn thì gia đình và bản thân còn hưởng đặc quyền đặc lợi!
Đảng
còn, còn tất cả. Đảng mất, mất tất cả!
Muốn
cho đảng viên sợ hãi và trung thành thì cách tốt nhất là cho hàng ngàn “dư luận
viên” đội lốt chống cộng cực đoan, chửi rủa, gây căm thù giữa người nầy với
người khác, giữa dân với cán bộ đảng viên, giữa nhóm nầy với nhóm khác, giữa
quốc nội với hải ngoại! Đọc loại ngôn ngữ côn đồ, sắt máu đó thì người bình
thường cũng phải nhăn mặt, ngán ngẩm, sợ hãi, nói chi đến ủng hộ! Vì thế hình
ảnh của những người chống chế độ CSVN ôn hòa, thật sự dấn thân cho tự do dân
chủ đất nước bỗng trở thành xấu xa, hạ cấp! Ủng hộ họ là cùng một giuộc với bọn
mất dạy!
Một
công hai ba chuyện như thế đều nhắm vào mục đích bảo vệ Đảng, tại sao đảng CSVN
không làm?
Đọc
truyện Tam Quốc, một lần Khổng Minh cho đóng quân ở mé sông, trái ngược với
binh pháp, là không có đường tẩu thoát, vì Khổng Minh biết quân mình đang yếu
thế, đàng nào cũng chết nên Khổng Minh mới đưa quân sĩ vào thế phải tử chiến.
Chỉ có thắng trận mới bảo vệ được mạng sống. CSVN với đảng viên bây giờ cũng
như thế!
Cứ
tạo ấn tượng là người VN đang căm thù họ và cả gia tộc. Tất cả sẽ bị sát hại
hay đọa đày nếu để chế độ CSVN sụp đổ! Vì thế chỉ còn con đường duy nhất là
phải “trung với Đảng”!
Đây
là cách mà đảng CSVN đang trang bị tinh thần quyết tử cho đảng viên và gia đình
dòng họ trước chính nghĩa đòi dân chủ tự do! Vì thế trong bản Dự thảo thay đổi
HP 1992, đảng CSVN quyết đặt 3 chữ Quân đội “trung với Đảng” thay vì “trung với
nước” như tất cả các nước dân chủ trên thế giới!
Như
vậy thì ai mới thật sự là kẻ “chống cộng quá khích” hay “chống cộng cực đoan”
và tại sao cụm từ nầy thường được nhắc đến!
Dù
giai đoạn hiện tại không phải là giai đoạn hài tội để gây chia rẽ dân tộc!
Không phải là giai đoạn khích bác nhau “chống cộng quá khích” hay “chống cộng
cực đoan”! Trái lại, là giai đoạn mà người VN phải ngồi lại với nhau, xóa bỏ
hận cốt nhục tương tàn đã qua, để tìm ra phương hướng giải cứu đất nước!
Chủ
nghĩa cộng sản và đảng CSVN là nguyên nhân chính đưa dân tộc đến thảm họa hiện
tại, nhưng đó là vấn đề của lịch sử. Và đã là lịch sử thì hãy để lịch sử phán
xét!
Hiện
tại, sự đoàn kết của người VN yêu nước phải là mục tiêu tối thượng! Vì đất nước
và dân tộc! Cũng vì tương lai của đất nước và dân tộc nên không thể viện dẫn
bất cứ lý do gì để không đoàn kết với những anh em đã từ bỏ con đường cộng sản!
Đấy
là điều đảng CSVN đang lo sợ nhất!
Cho nên, thiển nghĩ, những chữ “chống
cộng quá khích” hay “chống cộng cực đoan” chỉ nên dành riêng cho nhà nước CSVN!
Để khi họ dùng đến nó chúng ta biết họ là ai và tại sao họ dùng nó.
Hễ
ai dùng nó chúng ta nhận diện được đó là người đang chia rẽ dân tộc!
Trở
lại với nội dung của tác giả về “Thư tâm tình gửi các bạn chống cộng quá khích”.
Loại
ngôn ngữ thô lỗ từ Thủ đô Hà Nội như “cháo chửi”, “phở chửi”, “đ..m..” tràn
lan. Xã hội ngày một hung dữ. Tội phạm hình sự kinh khiếp, ngày một nhiều. Tất
cả những sự kiện đó đến từ đâu? Gốc rễ từ loại văn hóa nào? Không lẽ đã 38 năm
trôi qua mà vẫn còn do hậu quả chiến tranh, do văn hóa “Mỹ-Ngụy” để lại? Vậy
ngôn ngữ “chống cộng quá khích” tự nó có thể cho biết điểm xuất phát!
Nếu
vợ con tác giả bị công an bắt đem về đồn lột trần truồng và quay phim, nói là
để “kiểm soát” (trường hợp của cô Nguyễn Hoàng Vi xảy ra hôm tòa xử vụ án Điếu
Cày) Hay như đang xảy ra, ngày “Dã ngoại thảo luận quyền con người” mà cả gia
đình cô đang phải hứng chịu! Bị đánh đập tàn nhẫn, máu me, răng gãy, trán bị gí
thuốc điếu đang cháy.. Nếu là tác giả thì sẽ phản ứng ra sao?
Những
sự thật như thế nên dùng loại ngôn ngữ nào để khỏi bị rơi vào giuộc “chống cộng
quá khích”?
Phải
chăng nội hàm chính của “Thư tâm tình” là tất cả mọi người hãy giữ bình tĩnh,
đừng gây xúc động mạnh đến xã hội vì như thế rất dễ sinh ra biến động. Hãy để
nhà nước “ta” từ từ sửa sai, vì phải lo ưu tiên về “giữ vững ổn an ninh để phát
triển kinh tế”? Chống cộng nhưng “không cực đoan”, “không quá khích” để khỏi
làm ảnh hưởng đến “nhiều người tích cực đang đứng trong mũi nhọn của cuộc
đấu tranh” như tác giả?
Sự
thật là phải nói trung thực sự kiện. Thí dụ như bản mặt của chế độ CSVN đã phơi
bày rõ ràng qua hành động công an giết người ngay tại đồn, công an lột trần
truồng cô Nguyễn Hoàng Vi để quay phim “kiểm soát”!
Nói
như thế có phải là “chống cộng quá khích” không?
(May
7th, 2013)
©
Kông kông
---------------------------------------------------
Xem thêm :
08.05.2013
No comments:
Post a Comment