By Greg Dyett
03 May 2013
Bản
dịch của Hành Nhân (Defend the
Defenders)
Posted
on May 4, 2013
by Defend the Defenders
Trong khi chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến, một người bị cáo buộc có kết nối với một nhóm ở Úc đã bị đi tù.
Khi chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến, họ phải đối mặt với thách đố mới từ các nhà hoạt động trong nước và nước ngoài – những người đang sử
dụng mạng Internet để liên hệ với nhau và nói lên quan điểm của họ.
Nhưng hoạt động trên mạng đi kèm với một nguy cơ cho những nhà bất đồng chính kiến vẫn còn sinh
sống ở Việt Nam – với trường hợp một người
bị tống giam vì kết nối với một trang
web chống Cộng ở Úc.
Greg Dyett báo cáo.
Từ cuối năm 2009, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã tăng cường nỗ lực để dập
tắt những lời chỉ trích họ.
Hàng chục người đã bị kết
án hoạt động chống phá nhà nước, và bị bỏ tù với mức án lên đến 13 năm.
Một số người bị bỏ tù là thành viên của Việt Tân, một
nhóm muốn cải cách dân chủ hiện đang làm việc ở cả bên trong Việt Nam và các nơi khác.
Chính quyền Cộng sản Việt Nam coi Việt Tân là một tổ chức khủng bố.
Đại diện của Việt Tân tại Úc là bác sĩ Nguyễn Phong.
Ông nói rằng 30 triệu người Việt Nam hiện nay có thể truy cập mạng Internet đã đặt ra một thách thức
đối với nhà nước độc đảng.
“Vì vậy, ít hay nhiều, mạng
Internet hoạt động như một thực tế
truyền thông tự do nơi người ta có thể tiếp cận được khía cạnh đích thực của những gì thực sự đang diễn ra và hiểu biết hơn, và do đó tôi nghĩ đã giúp họ nhận ra rằng họ đáng được
khen ngợi trong việc chống lại những sự lạm dụng quyền con người và các hoạt động xã hội và bày tỏ quan điểm chính trị khác , v.v.”.
Giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, ông Brad Adams nói mức độ ngày càng tăng của sự bất mãn trong dân chúng Việt Nam đã dẫn đến nhiều
cuộc biểu tình hơn.
Ông nói điều này ngược
lại đã dẫn đến những nỗ lực lớn hơn nhằm bịt miệng những sự chỉ trích, và nhiều người bị đi tù hơn.
“Phép lạ kinh tế đã bắt đầu sụp đổ nhanh chóng và có những
vấn đề rất
lớn với việc trưng thu đất đai bất
hợp pháp, đất nước này về cơ bản không có đủ đất cho người dân và có sự
tham nhũng nặng
nề và người
dân đã thực sự chán ngấy khi nhìn thấy các chính trị gia và doanh
nhân sống
một cuộc sống năm sao
trong khi họ đang đương đầu với một cuộc sống rất nghèo nàn, và họ không thấy có triển vọng cải thiện đáng kể trong cuộc sống của họ. Vì vậy, người dân nói ra những phản đối và chính phủ về cơ bản là cố gắng
vây bắt
những người mà họ
cho là gây rối, những người cầm đầu và tống vào tù nhanh chóng bởi vì họ cảm thấy như họ đang bị bao vây và họ không chắc
phải làm thế
nào để đối phó với nó bằng bất kỳ cách nào khác.”
Một thanh niên 30
tuổi tại Việt Nam vừa bị đi tù ba năm sau khi thừa nhận đã viết tám bài báo mà các nhà chức trách cho biết đã bôi nhọ Đảng Cộng sản.
Theo bằng chứng được trình ra tại phiên tòa xét xử, một số các bài báo được công bố trên một trang web được mô tả như một tổ chức phản
động đặt ở Úc.
Trang web này được điều hành bởi một người đàn ông được xác định là Châu Xuân Nguyên, được
biết đã chạy khỏi Việt Nam vào năm 1975 và hiện đang sống ở Melbourne.
Ông đã không trả lời yêu cầu
phỏng vấn từ SBS.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt
là một bất đồng chính kiến người Việt Nam hiện đang sống
ở Hoa Kỳ.
Ông đã trải qua tám năm trong tù vì đăng một bản tin phi
chính thống trong những năm 1980.
Ông nói với hãng ABC
rằng mạng Internet đã sáng tạo ra cái mà ông gọi là một xã hội dân sự ảo vốn không thể
kiểm soát.
“Tôi nghĩ rằng có một xã hội dân sự ảo, mà chính quyền và các nhà độc tài không thể kiểm soát xã hội ảo mặc dù họ cố gắng ngăn chặn các blog, cố gắng bỏ tù một số bloggers nhưng tôi không nghĩ rằng
họ có thể
kiểm soát được xã hội ảo.”
Brad
Adams của Human Rights Watch nói rằng
Úc nên thẳng thắn hơn về các vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Ông nói rằng các mối quan hệ kinh tế song phương sẽ vẫn phát triển mạnh.
“Úc là một nền dân chủ
rất mạnh, có uy tín tốt trong khu vực và có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ, cho nên phải cực kỳ thẳng thắn. Tôi nghĩ rằng có một điều chúng tôi đã học được trong những năm qua rằng đó là một huyền thoại nếu chính phủ Úc thẳng
thắn về nhân quyền
ở những nơi như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, và những nơi khác ở châu Á rằng họ sẽ bị trừng phạt trong quan hệ thương mại, điều này chỉ không phải là sự thật theo lối kinh nghiệm. Quan hệ thương
mại vẫn sẽ tiến triển vì đây là những lợi ích
kinh tế mà rõ ràng có lợi ích chung và Úc nên có tiếng nói thực sự to và rõ ràng và tôi sợ rằng tiếng nói của Úc đã quá mềm mỏng
trong những năm qua ở
Việt Nam. “
Tuy nhiên, Brad Adams nói rằng chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến ở Việt Nam có thể liên quan đến một vấn đề trong nước mà có thể vượt quá bất kỳ ảnh hưởng nào từ bên ngoài.
Ông nói rằng tất cả có thể
liên quan đến một sự chia rẽ trong giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
“Thủ tướng Chính phủ
một bên, Chủ
tịch nước và Tổng
bí thư của
Đảng Cộng
sản Việt Nam một bên đã công khai chia rẽ, thậm chí là có một nỗ lực của những người ủng hộ Chủ tịch
nước và Tổng
bí thư
nhằm loại bỏ Thủ tướng. Một phần là vì ý thức hệ, một phần vì tiền
bạc, một phần vì việc
ai sẽ tồn tại trong hàng ngũ lãnh đạo. Vì vậy, rất dễ dàng cho những người bảo thủ tận dụng lợi
thế của một tình huống
như thế và bắt đầu nhắm đến mục tiêu những nhà bất đồng chính kiến để thể hiện lòng trung thành của họ với bên này hay bên kia
và tôi nghĩ rằng chúng ta đã nhìn thấy một cuộc cạnh tranh giữa các phần khác nhau của bộ máy công an để nịnh
hót, bợ đỡ các phe phái khác nhau của các lãnh đạo chính trị trong Đảng Cộng sản. “
No comments:
Post a Comment