Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-05-04
2013-05-04
Sáng
mai Chúa Nhật ngày 5 tháng 5 ba địa điểm tại Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn sẽ có
các buổi dã ngoại của bạn trẻ với mục đích gặp gỡ nhau trao đổi kiến thức, kinh
nghiệm cũng như suy nghĩ về quyền con người. Một trong những người đầu tiên
khởi xướng ý tưởng này là Phạm Thanh Nghiên, chị đã dành cho Mặc Lâm cuộc phỏng
vấn về vấn đề này.
Khát khao quyền con
người
Mặc Lâm: Thưa chị Thanh
Nghiên, sáng ngày mai 5 tháng 5 sẽ là thời điểm thử thách cho các buổi dã ngoại
được biết sẽ đồng loạt diễn ra tại ba địa điểm: Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn.
Chị có thể cho biết câu chuyện này như thế nào khi chị là một trong những người
phát kiến việc này?
Phạm Thanh Nghiên: Tôi rất may mắn là
một trong những người khởi xướng ra chương trình này. Như chúng ta đã biết khi
sinh ra thì đương nhiên chúng ta đã có quyền con người rồi và Việt Nam thì vấn
đề chà đạp nhân quyền đã là câu chuyện thường ngày. Chúng tôi là những công dân
trẻ của Việt Nam rất khát khao về quyền con người cho nên chúng tôi đã khởi
xướng đầu tiên với lời tuyên bố “Công dân tự do” và sau này, ngày mai mùng 5
tháng 5 chúng tôi dự định tổ chức những cuộc dã ngoại để trao đổi về quyền con
người với hình thức rất nhẹ nhàng và phổ biến cho mọi người có thể tham gia và
có thề nói về quyền con người.
Không
nằm ngoài mục đích nâng cao hiểu biết về quyền con người bởi vì chúng ta không
thể nào khắc phục xã hội, cải thiện cuộc sống của mình nếu như chúng ta không
hiểu biết được về quyền con người quyền mà chúng ta được hưởng.
Mặc Lâm: Theo như chúng tôi
nhận thấy thì mỗi lần có chuyện tập trung mà nhà nước gọi là tụ tập dù bất cứ
lý do gì thì đều gặp sự phản ứng mạnh mẽ từ chính quyền, chị có nghĩ rằng lần
này cũng sẽ lập lại những điều từng xảy ra hay không?
Phạm Thanh Nghiên: Chúng tôi đã dự
liệu một vài tình huống. Nếu như nhà cầm quyền họ ngăn cản thì chúng tôi cũng
đã dự lượng rồi. Trên tinh thần ôn hòa đơn giản về quyền con người thôi. Chúng
tôi muốn nói cho họ biết rằng chúng tôi là con người và chúng tôi là những công
dân tự do. Chúng tôi chấp nhận tất cả những điều gì, những cách hành xử gì mà
nhà cầm quyền áp đặt lên chúng tôi.
Nếu
các vị có theo dõi những thông báo của nhóm công dân tự do đưa ra thì đều cho
thấy trên tinh thần cởi mở, ôn hòa và trên nền tảng khát khao về quyền con
người. Có thể đặt ra tình huống ngoài ý muốn thì chúng tôi cũng phải chấp nhận.
Có bị bắt bớ, bị đàn áp hay bất cứ hình thức nào khác thì chúng tôi cũng sẽ
chấp nhận trên tinh thần ôn hòa và không bao giờ chống trả bằng vũ lực vì chúng
tôi bất bạo động. Thứ hai, chúng tôi muốn cho mọi người thấy rằng hình ảnh của
công dân tự do rất hiền hòa và họ chỉ nói khát vọng của mình. Nếu bị đánh đập,
ngăn cản bắt bớ thì chúng tôi cũng sẵn sàng chấp nhận.
Dã ngoại trước sân
nhà
Mặc Lâm: Chị có hy vọng rằng
chương trình này sẽ được hưởng ứng từ bạn trẻ một cách mạnh mẽ hay không trong
hoàn cảnh lúc này khi mà chính quyền rất lo lắng những cuộc phản ứng đông
người?
Phạm
Thanh Nghiên: Nếu mà nói mạnh mẽ thì tôi không dám hy vọng nhưng tôi cũng đã
nhận được rất nhiều những ủng hộ, động viên và cả những lời hứa hẹn của nhiều
bạn trẻ bằng tuổi chúng tôi và trẻ hơn chúng tôi nữa. Các bạn ấy nói rằng sẽ
đến ba điểm là Nha Trang, Sài Gòn và Hà Nội. Bản thân tôi cũng nhận được những
lời mời khi đưa bài viết lên facebook nêu lên dự định sẽ dã ngoại trước sân
nhà, nhiều người viết rằng rất đồng ý và sẽ tới dã ngoại với chúng tôi.
Một
số người khác thì nói rằng họ chưa vượt qua được nỗi sợ hãi để đến công khai
những địa điểm vừa nêu trên nhưng họ sẽ cùng với gia đình dã ngoại trước sân
nhà như tôi vậy. Khi chúng tôi đưa ra thông báo dã ngoại thì đã nhận được rất
nhiều thông báo bằng điện thoại khắp nơi, rất nhiều điện thoại trong nước về
cuộc dã ngoại nhân quyền vào ngày mùng 5 tháng 5 này.
Mặc Lâm: Chúng tôi nhận thấy
có một hình thức khác rất hiệu quả trong mục đích tập trung nhiều người nhưng
không xuất hiện trước công chúng đó là hình thức nối các trang mạng xã hội. Chị
có nghĩ một lúc nào đó giới trẻ sẽ dùng cách này để tập hợp và đấu tranh hay
chia sẻ những kinh nghiệm với nhau hay không?
Phạm Thanh Nghiên: Dạ điều này rất là
cần thiết. Nhất là trong bối cảnh mà sự di chuyển đi lại ở Việt Nam rất khó
khăn. Riêng về những người hoạt động nhân quyền, đặc biệt những tù nhân lương
tâm mới về như tôi hay những người mà nhà cầm quyền cho vào sách đen thì việc
di chuyển rất khó khăn. Cho nên dự tính của chúng tôi đó là các mạng xã hội.
Phải công nhận rằng mạng xã hội là một vũ khí rất quan trọng và hiệu quả để
chúng ta kết nối với nhau và trao đổi tư tưởng, chia sẻ những kinh nghiệm sống
và những hiểu biết của mình, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh và tiến bộ
hơn
Mặc Lâm: Chúng tôi được biết
thì hiện nay chị đang bị quản chế tại nhà, vậy thì bằng cách nào chị có thể
tham gia một trong ba địa điểm như đã thông báo?
Phạm Thanh Nghiên: Tôi khẳng định rằng
cho tới giờ phút này tôi sẽ không thể đi được vì đơn giản là tôi đi khám chữa
bệnh mà họ còn ngăn cản huống hồ đến ba địa điểm như nêu trên. Chúng tôi nghĩ
rằng đó là điều rất là khó khăn cho nên tôi đã tìm cho mình hình thức khác là
làm dã ngoại trước sân nhà. Tôi cũng đã có bài viết mang tên “Dã ngoại trước
sân nhà” và tôi sẽ cùng với mẹ tôi và vài người bạn sẽ trao đổi về quyền con
người ngay trước sân nhà tôi. Tôi hy vọng rằng sẽ có người tới với chúng tôi
trong ngày hôm đó và dù không tới được thì tôi vẫn nghĩ rằng sẽ có một cuộc dã
ngoại rất thú vị và thành công, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của tôi. Tôi
khẳng định rằng bất cứ ai làm dưới hình thức như thế sẽ không bao giờ bị bắt bớ
khi chỉ nói với người khác: “Tôi là một con người!”
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị Phạm
Thanh Nghiên và chúc chị may mắn.
No comments:
Post a Comment