09.05.2013
Lễ kỷ niệm năm thứ 19 Ngày Nhân quyền
Việt Nam được cử hành ở trụ sở Quốc hội Mỹ hôm nay 9/5. Sự kiện thường niên này bao gồm các
nghi lễ trang trọng và một diễn đàn thảo luận về tình trạng nhân quyền tại Việt
Nam, với sự tham dự của đại diện Hành pháp, Lập pháp Hoa Kỳ, các tổ chức bảo vệ
nhân quyền quốc tế, đại diện cộng đồng người Việt và các cộng đồng bạn trên
toàn nước Mỹ.
Ngày 11/5 đánh dấu ngày bác sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế vào năm 1990 công bố ‘Tuyên ngôn của Phong trào đấu tranh bất bạo động cho Nhân quyền tại Việt Nam’. Từ năm 1994, ngày này được Quốc hội Mỹ đặt là Ngày Nhân quyền Việt Nam để nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ và khuyến khích các quyền tự do căn bản của công dân tại Việt Nam được quốc tế công nhận. Kể từ 1995, Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11/5 được tổ chức hằng năm tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.
Nghị trình cụ thể và trọng tâm của sự kiện này năm nay ra sao? Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, sáng lập viên Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, cho biết thêm chi tiết:
Ngày 11/5 đánh dấu ngày bác sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế vào năm 1990 công bố ‘Tuyên ngôn của Phong trào đấu tranh bất bạo động cho Nhân quyền tại Việt Nam’. Từ năm 1994, ngày này được Quốc hội Mỹ đặt là Ngày Nhân quyền Việt Nam để nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ và khuyến khích các quyền tự do căn bản của công dân tại Việt Nam được quốc tế công nhận. Kể từ 1995, Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11/5 được tổ chức hằng năm tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.
Nghị trình cụ thể và trọng tâm của sự kiện này năm nay ra sao? Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, sáng lập viên Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, cho biết thêm chi tiết:
Bác sĩ Nguyễn Quốc
Quân: Nghị trình hôm
nay chúng ta có buổi lễ lúc 12:30 trưa tại Hart Senate Office Building. Sau
phần nghi thức sẽ là phần phát biểu của các thượng nghị sĩ và dân biểu. Đặc
biệt năm nay có thượng nghị sĩ John Cornyn của bang Texas, người đỡ đầu bảo trợ
cho buổi lễ. Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Dân chủ, Nhân
quyền và Lao động, Daniel Baer, sẽ đại diện cho Bộ Ngoại giao đọc diễn văn tại
buổi lễ. Ngoài ra, còn có sự tham dự của bà Susan O'Sullivan, cố vấn cao cấp
của Bộ Ngoại giao và các dân biểu như Frank Wolf, Gerry Connolly, James Moran,
Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Ed Royce, Chris Smith, Alan Lowenthal, và cựu dân
biểu Leslie Byrne, tác giả của Nghị quyết chỉ định 11/5 là Ngày Nhân quyền Việt
Nam.
VOA: Điểm nhấn và trọng tâm của sự kiện năm nay có gì đáng chú ý thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Năm nay với tình trạng đàn áp nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thúc đẩy Việt Nam thả tù nhân lương tâm, nhất là những người bị bắt vì sử dụng internet để bày tỏ ý kiến ôn hòa như blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần hay nhạc sĩ yêu nước Việt Khang. Thứ hai, chúng tôi muốn nhân dịp này bày tỏ với đồng bào trong nước rằng chúng ta không quên họ, luôn sát cánh với họ, cùng nhau vận động vì một nước Việt Nam dân chủ-tự do. Thứ ba, nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam năm nay tố cáo trước công luận quốc tế những sự đàn áp nhân quyền tiếp tục trầm trọng tại Việt Nam, vận động quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ ủng hộ công cuộc tranh đấu vì chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi sẽ yêu cầu thượng nghị sĩ John Cornyn tái đệ nạp Dự luật Chế tài để thúc đẩy Nhân quyền Việt Nam.
VOA: Sau buổi lễ kỷ niệm, vào ngày 10/5 sẽ diễn ra cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Xin bác sĩ cho biết chi tiết nghị trình cụ thể, sẽ gặp ai và trình bày các thỉnh nguyện/yêu cầu cụ thể thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Sáng mai, đại diện tất cả các phái đoàn người Việt trên khắp nước Mỹ về đây sẽ đến Bộ Ngoại giao để bày tỏ sự ủng hộ nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ gặp ông Daniel Baer, Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, trưởng phái đoàn Mỹ sang Việt Nam đối thoại nhân quyền hồi tháng 4/2013, để nghe ông trình bày kết quả cụ thể của cuộc đối thoại và những đường lối của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao tiếp tục áp lực cứng rắn, không cho Việt Nam hưởng quy chế đặc biệt về thuế khóa cũng như trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Về lĩnh vực tự do tôn giáo, chúng tôi đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm CPC. Về tự do internet, chúng tôi đề nghị TPP có điều kiện về tự do internet, bắt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải cải thiện tự do internet trước khi được cứu xét cho vào TPP. Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu đòi trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến hay lãnh tụ tôn giáo. Chúng tôi muốn nhắc nhở Bộ Ngoại giao làm sao thúc đẩy Hà Nội có những tiến bộ cụ thể, lâu dài như hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, điều 79 hay 88 trong Bộ Luật Hình sự về “âm mưu lật đổ chính quyền” hay “tuyên truyền chống nhà nước”. Tất cả những điều đó cần phải hủy bỏ trước khi Việt Nam có thể tiến tới một nền dân chủ pháp trị. Chúng tôi cũng nói tới thủ tục xét xử ở tòa Việt Nam cần phải tuân theo luật lệ quốc tế. Công an không thể đương nhiên xông vào bắt người, khám xét nhà mà không có án lệnh của tòa án.
VOA: Nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5 năm nay, nói về tình hình nhân quyền trong nước, bác sĩ có những suy nghĩ nào muốn chia sẻ ngay lúc này?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Cả thế giới đang hướng về các giá trị con người được tôn trọng. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể đi ngược lại xu thế thời đại. Việt Nam cần phải thay đổi. Dân chúng Việt Nam mong muốn có sự thay đổi. Chúng tôi muốn tất cả sự tranh đấu của anh em trong nước cần có sự phối hợp, hỗ trợ ở bên ngoài. Những người Việt hải ngoại luôn ủng hộ và cùng nhau tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ. Chúng tôi tin rằng với sự phối hợp trong-ngoài, vấn đề nhân quyền Việt Nam sẽ không còn xa nữa.
VOA: Thế nhưng thông điệp và những mục đích như bác sĩ vừa trình bày thường bị nhà nước Việt Nam phản bác. Hà Nội cho rằng lên án nhân quyền Việt Nam là hành động thiếu thiện chí với nhà nước Việt Nam do những mối thù hận quá khứ của cộng đồng người Việt hải ngoại, chống đối lại chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Mỹ và sự phát triển của quốc gia. Ý kiến của bác sĩ thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Nhân quyền không khác nhau ở bất cứ nơi nào. Dù sinh ra ở Châu Á, Châu Phi, hay Châu Âu, dù khác nhau về chính kiến hay màu da, tất cả những điều này đều không ảnh hưởng đến các quyền căn bản của con người sinh ra đã có. Cho nên, việc Việt Nam đàn áp nhân quyền mà nói là do nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền ở Mỹ là hoàn toàn sai. Khi họ lên tiếng như vậy nghĩa là những gì hiện nay Hoa Kỳ đang chỉ trích và các cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam đã đánh đúng điểm yếu của họ và họ đang phải chống đỡ. Chúng ta nên tiếp tục, không nên bị ảnh hưởng bởi những lời biện bạch phi lý và không nhân bản.
Chúng tôi chống nhà cầm quyền cộng sản không phải vì chúng tôi cay cú. Chúng tôi sẵn sàng nuốt các mối hận của mình nếu nhà cầm quyền cộng sản làm khá hơn đưa đất nước tiến lên. Trước 1975, chúng ta là Hòn ngọc Viễn Đông, hơn Đại Hàn, Thái Lan và nhiều nước khác. Bây giờ, chúng ta muốn đuổi theo Thái Lan phải mất 30 năm nữa, mất 60 năm nữa mới theo kịp Đại Hàn. Nhà cầm quyền cộng sản chính họ đã đưa đất nước Việt Nam tụt lùi, bế tắc. Chế độ và chủ thuyết cộng sản ngoại lai là nguồn gốc chính đưa tới sự suy sụp, bế tắc của đất nước ngày nay. Đó là chưa kể đến việc họ bán nước, dâng hiến đất đai cho ngoại bang. Chúng ta tranh đấu để đòi hỏi thay đổi chế độ, để cứu đất nước, đưa đất nước tiến lên là điều hợp lý. Nếu đời sống người dân được sung sướng, giá trị con người được tôn trọng, đất nước tiến lên thì chúng tôi có cái gì để mà chống đối? Nhưng thực tế người dân Việt Nam đã bị tước đoạt các nhân quyền căn bản. Chuyện phải thay đổi là điều dĩ nhiên. Chính họ mới là nguồn gốc gây ra các vấn đề của đất nước Việt Nam hôm nay. Phải thay đổi.
VOA: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ Nguyễn Quốc Quân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân là sáng lập viên Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản với mục đích phát huy nhân quyền và vận động phóng thích những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Ông cũng là người đi đầu trong việc vận động Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung SJ 168 vào năm 1994, chỉ định 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền Việt Nam.
Em trai ông, bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở Việt Nam, ứng cử viên giải Nobel Hòa bình, là một nhà đối lập hàng đầu đã trải qua hàng chục năm tù vì các hoạt động cổ xúy dân chủ-nhân quyền bị Hà Nội cho là chống đối chế độ.
VOA: Điểm nhấn và trọng tâm của sự kiện năm nay có gì đáng chú ý thưa bác sĩ?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Năm nay với tình trạng đàn áp nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thúc đẩy Việt Nam thả tù nhân lương tâm, nhất là những người bị bắt vì sử dụng internet để bày tỏ ý kiến ôn hòa như blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần hay nhạc sĩ yêu nước Việt Khang. Thứ hai, chúng tôi muốn nhân dịp này bày tỏ với đồng bào trong nước rằng chúng ta không quên họ, luôn sát cánh với họ, cùng nhau vận động vì một nước Việt Nam dân chủ-tự do. Thứ ba, nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam năm nay tố cáo trước công luận quốc tế những sự đàn áp nhân quyền tiếp tục trầm trọng tại Việt Nam, vận động quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ ủng hộ công cuộc tranh đấu vì chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi sẽ yêu cầu thượng nghị sĩ John Cornyn tái đệ nạp Dự luật Chế tài để thúc đẩy Nhân quyền Việt Nam.
VOA: Sau buổi lễ kỷ niệm, vào ngày 10/5 sẽ diễn ra cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Xin bác sĩ cho biết chi tiết nghị trình cụ thể, sẽ gặp ai và trình bày các thỉnh nguyện/yêu cầu cụ thể thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Sáng mai, đại diện tất cả các phái đoàn người Việt trên khắp nước Mỹ về đây sẽ đến Bộ Ngoại giao để bày tỏ sự ủng hộ nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ gặp ông Daniel Baer, Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, trưởng phái đoàn Mỹ sang Việt Nam đối thoại nhân quyền hồi tháng 4/2013, để nghe ông trình bày kết quả cụ thể của cuộc đối thoại và những đường lối của chính phủ Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao tiếp tục áp lực cứng rắn, không cho Việt Nam hưởng quy chế đặc biệt về thuế khóa cũng như trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Về lĩnh vực tự do tôn giáo, chúng tôi đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm CPC. Về tự do internet, chúng tôi đề nghị TPP có điều kiện về tự do internet, bắt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải cải thiện tự do internet trước khi được cứu xét cho vào TPP. Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu đòi trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến hay lãnh tụ tôn giáo. Chúng tôi muốn nhắc nhở Bộ Ngoại giao làm sao thúc đẩy Hà Nội có những tiến bộ cụ thể, lâu dài như hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, điều 79 hay 88 trong Bộ Luật Hình sự về “âm mưu lật đổ chính quyền” hay “tuyên truyền chống nhà nước”. Tất cả những điều đó cần phải hủy bỏ trước khi Việt Nam có thể tiến tới một nền dân chủ pháp trị. Chúng tôi cũng nói tới thủ tục xét xử ở tòa Việt Nam cần phải tuân theo luật lệ quốc tế. Công an không thể đương nhiên xông vào bắt người, khám xét nhà mà không có án lệnh của tòa án.
VOA: Nhân Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5 năm nay, nói về tình hình nhân quyền trong nước, bác sĩ có những suy nghĩ nào muốn chia sẻ ngay lúc này?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Cả thế giới đang hướng về các giá trị con người được tôn trọng. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể đi ngược lại xu thế thời đại. Việt Nam cần phải thay đổi. Dân chúng Việt Nam mong muốn có sự thay đổi. Chúng tôi muốn tất cả sự tranh đấu của anh em trong nước cần có sự phối hợp, hỗ trợ ở bên ngoài. Những người Việt hải ngoại luôn ủng hộ và cùng nhau tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ. Chúng tôi tin rằng với sự phối hợp trong-ngoài, vấn đề nhân quyền Việt Nam sẽ không còn xa nữa.
VOA: Thế nhưng thông điệp và những mục đích như bác sĩ vừa trình bày thường bị nhà nước Việt Nam phản bác. Hà Nội cho rằng lên án nhân quyền Việt Nam là hành động thiếu thiện chí với nhà nước Việt Nam do những mối thù hận quá khứ của cộng đồng người Việt hải ngoại, chống đối lại chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Mỹ và sự phát triển của quốc gia. Ý kiến của bác sĩ thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Nhân quyền không khác nhau ở bất cứ nơi nào. Dù sinh ra ở Châu Á, Châu Phi, hay Châu Âu, dù khác nhau về chính kiến hay màu da, tất cả những điều này đều không ảnh hưởng đến các quyền căn bản của con người sinh ra đã có. Cho nên, việc Việt Nam đàn áp nhân quyền mà nói là do nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền ở Mỹ là hoàn toàn sai. Khi họ lên tiếng như vậy nghĩa là những gì hiện nay Hoa Kỳ đang chỉ trích và các cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam đã đánh đúng điểm yếu của họ và họ đang phải chống đỡ. Chúng ta nên tiếp tục, không nên bị ảnh hưởng bởi những lời biện bạch phi lý và không nhân bản.
Chúng tôi chống nhà cầm quyền cộng sản không phải vì chúng tôi cay cú. Chúng tôi sẵn sàng nuốt các mối hận của mình nếu nhà cầm quyền cộng sản làm khá hơn đưa đất nước tiến lên. Trước 1975, chúng ta là Hòn ngọc Viễn Đông, hơn Đại Hàn, Thái Lan và nhiều nước khác. Bây giờ, chúng ta muốn đuổi theo Thái Lan phải mất 30 năm nữa, mất 60 năm nữa mới theo kịp Đại Hàn. Nhà cầm quyền cộng sản chính họ đã đưa đất nước Việt Nam tụt lùi, bế tắc. Chế độ và chủ thuyết cộng sản ngoại lai là nguồn gốc chính đưa tới sự suy sụp, bế tắc của đất nước ngày nay. Đó là chưa kể đến việc họ bán nước, dâng hiến đất đai cho ngoại bang. Chúng ta tranh đấu để đòi hỏi thay đổi chế độ, để cứu đất nước, đưa đất nước tiến lên là điều hợp lý. Nếu đời sống người dân được sung sướng, giá trị con người được tôn trọng, đất nước tiến lên thì chúng tôi có cái gì để mà chống đối? Nhưng thực tế người dân Việt Nam đã bị tước đoạt các nhân quyền căn bản. Chuyện phải thay đổi là điều dĩ nhiên. Chính họ mới là nguồn gốc gây ra các vấn đề của đất nước Việt Nam hôm nay. Phải thay đổi.
VOA: Xin chân thành cảm ơn bác sĩ Nguyễn Quốc Quân đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân là sáng lập viên Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản với mục đích phát huy nhân quyền và vận động phóng thích những nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Ông cũng là người đi đầu trong việc vận động Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung SJ 168 vào năm 1994, chỉ định 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền Việt Nam.
Em trai ông, bác sĩ Nguyễn Đan Quế ở Việt Nam, ứng cử viên giải Nobel Hòa bình, là một nhà đối lập hàng đầu đã trải qua hàng chục năm tù vì các hoạt động cổ xúy dân chủ-nhân quyền bị Hà Nội cho là chống đối chế độ.
No comments:
Post a Comment