Thứ ba, ngày 14 tháng năm năm 2013
Tôi là một trong số những người thích bác Nguyễn Bá
Thanh. Thích là vì những gì tôi được nghe, được nhìn thấy chứ không phải thấy
nhiều người thích thì mình thích theo. Chính vì thế, khi hay tin bác í không
được vào BCT, tôi đã có chút thất vọng, tuy nhiên, không đến nỗi bi quan như
khi nhậnđược tin nhắn của một người bạn: “Thịnh ơi, người ta đã không còn chiến
đấu vì sự tồn vong của Đảng nữa rồi”. Tin nhắn đó tôi nhận được ngay khi bầu
thêm 2 ủy viên BCT qua hai lần bỏ phiếu. Nói chỉ có chút thất vọng là vì có thể
đoán được phần nào.
Mấy ngày này, tôi lại thấy mọi người mổ xẻ về vấn đề
này, có người có luận điểm tôi thích, nhưng nhiều người, khá nhiều người nói
tôi không thích, có cảm giác như họ là những người “dậu đổ bìm leo”.
Nói “dậu đổ bìm leo” là một cách nói chứ thực ra dậu
có đổcòn chẳng ai là bìm ở đây cả, vì bìm chưa hề có ai lên tiếng, nhưng thấy,
nhiều người “vui đâu chầu đấy” hơn là giữchính kiến của mình.
*
Tôi không thích cách phân tích của bác Trần Du Lịch
trên BBC mà mọi người dẫn lại. Bác í nói, ông Thanh trật là vì ổng làm ở địa
phương chưa có kinh nghiệm. Tôi không phục. Vì có ai sinh ra là làm ở trung
ương ngay? Anh Nguyễn Thanh Nghị làm ở một trường đại học, anh Nguyễn Xuân Anh
làm ở quận cũng trúng ủy viên dự khuyết đó thôi, có ai bảo các anh ấy chưa có
kinh nghiệm quản lý hay kinh nghiệm công tác đảng đâu? Bác Trần Du Lịch còn nói
thêm là do ông Thanh chưa gì đã đòi “hốt hết, nhốt hết”. Tôi cũng thấy không
phục, vì đó mới là Nguyễn Bá Thanh!
Tôi cũng không thích quan điểm cho rằng bác Thanh
không khôn khéo, làm chính trị phải thế này thế nọ, ra Thăng Long là phải thế
nọ thếkia…Ông Thanh mà làm được như các bác nói thì ổng đã lên trung ương từ
đời tám hoánh, đâu có để các bác bây giờ mới có cơ răn dạy?
Lâu nay tôi và nhiều người thích bác Thanh chính vì
cách nóiđó và cách làm đó. Có thể với chuyện “hốt hết, nhốt hết” bác í chưa làm
được (hoặc chưa có cơ hội để làm) và cũng là một cách nói trong một ngữ cảnh cụ
thểbị thêu dệt lên, còn đa phần thì bác ấy nói được, làm được.
Nhưng cái này thì tôi công nhận, “người khôn nói lắm
cũng nhàm”, liên tục những ngày chia tay để nhận nhiệm vụ mới, bác ấy tiếp xúc
cửtri Đà Nẵng và nói rất nhiều, tôi thấy tất cả đều tâm huyết, chỉ có điều
là…hơi bị nhiều.
Báo chí cũng có “công” lớn trong việc “khen vài bài
cho nó chết”. Bác Thanh nói cái gì cũng tường thuật nguyên xi, chỉ thiếu cái
hắt hơi, có ngày hai bài (vì bác í nói hai nơi). Thấy bạn đọc đọc nhiều, like
nhiều lại càng làm tới. Bản thân tôi từng bị phê bình vì không tường thuật
chuyện bác Thanh tiếp xúc cử tri ở Hòa Vang. Lúc đó, tôi đã than trên facebook:
“Mình là fan của ông Nguyễn Bá Thanh nhưng nghe báo chí tường thuật ổng nói
hoài thấy chẳng thích. Việc lớn Ở Hà Nội đang chờ, sao ông cứ loanh quanh với
chuyện sân goff, đầu rồng...Đà Nẵng mãi hoài vậy?”.
Nói thì nói vậy chứ trước HNTƯ7 bác Nguyễn Bá Thanh
cũng là niềm hy vọng của nhiều người, trong đó có tôi. Hy vọng là đúng.
Tôi thấy bác Thanh ngoài chuyện được báo chí khen
hơi nhiều và vì thế làm phật lòng không ít người như đã nói, còn lại bác í
chẳng có gì là không phải. Có trách thì trách ổng không biết…cơ hội để đạt được
mục đích mà thôi. Bản thân tôi thì khâm phục tính cách đó. Là thế, không được
thì thôi,ẻ quẹt!
*
Mới đây, đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Tương Lai
do Quê choa bóc băng ra, tôi không hiểu bác Tương Lai lấy chuyện ông Thanh thân
Trung Quốc ở đâu để nói rằng bác bỏ phương án Nguyễn Bá Thanh là một bước phát
triểnđáng mừng. Theo những gì tôi biết (như chuyện ông Thanh cho đoàn Trung
Quốc ởkhách sạn trên đường Hoàng Sa; chuyện ổng chỉ huy hàng trăm tàu cá đẩy
thuyền Trung Quốc…) thì nói ông Thanh thân Trung cộng là điều khó tin, nhất là
với người Đà Nẵng, nói vì thế mà bị bác bỏ lại càng không có lý.
Tôi nói nhiều người “vui đâu chầu đấy” là vì tôi
nghĩ, con người đất nước mình cũng lạ, con người không ai toàn bích, ông Thanh
có cái dởcủa ông Thanh nhưng mỗi khi đã thấy cái hay của ổng nổi trội hơn thì
nên ủng hộ ổng. Từ chỗ tung hô, bây giờ thấy ổng thất thế thì nói ngược lại tôi
thấy không phải với người ta và không phải với chính mình.
Tôi thích quan điểm của T. Thanh trong bài “Đôi lời
góp ý với Tổng bí thư, với Đảng” đăng trên blog Quê choa.
Ông Thanh không vào được ủy viên BCT không phải là
lỗi của ông Thanh, là lỗi của BCT và TBT. Qua hội nghị lần này, dù báo chí buộc
phải nói theo TTXVN nhưng nhân dân cũng hiểu được nhiều điều chuyện nội bộ
Đảng.
*
*
Tôi không thạo tin, cũng chẳng được nghe ai ngồi
trong cuộc họp đó nói ra nên không biết BCT cơ cấu như thế nào, điều hành bầu
bán ra sao, nhưng tôi phân vân mãi một điều, rằng:
Theo suy đoán của tôi thì lần này bầu bổ sung 3 ủy
viên BCT thì một sẽ làm mặt trận, 2 người còn lại là 2 trưởng ban mà BCT đã bổ
nhiệm, nội chính và kinh tế. Không biết mặt trận cơ cấu ai nhưng hai ban kia đã
quá rõ. Vậy thì những người (quá nhiều người) được giới thiệu thêm, sau đó cũng
còn nhiều người để bầu, vậy những người không rút có vi phạm nguyên tắc đảng
không? Ví dụ, trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân trúng (nếu bà ấy không được BCT
cơ cấu và giới thiệu) thì bà ấy có vi phạm không?
Tôi hỏi là vì nhớ chuyện này, hồi đó, HĐND tỉnh
Quảng Bình bầu chủ tịch HĐND, Thường vụ Tỉnh ủy cơ cấu và giới thiệu ông Trần
Hòa (lúc đó là phó bí thư, dự kiến sẽ là bí thư Tỉnh ủy). Hội nghị giới thiệu
ông Đỗ Quý Doãn, Trưởng ban Tuyên giáo (được cơ cấu sẽ làm phó bí thư thường
trực). Ông Trần Đình Luyến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ tọa “gút” lại
danh sách và nói cứ để hai người bầu. Kết quả, ông Trần Hòa chỉ hơn ông Doãn
đúng 1 phiếu. Ông Doãn bị kiểm điểm, chính ông Lê Khả Phiêu vào để làm việc về
vụ này. Ông Doãn thoát nạn (chỉ bị phê bình) nhờ mọi người chứng minh là ông
Luyến điều hành bảo cứ để thế bầu, bản thân ổng Doãn quan niệm thôi thì để thế
cho nó có vẻ…dân chủ chứ ông Hòa chắc chắn trúng; ông ấy cũng chứng minh là ổng
không bỏphiếu cho ổng mà bỏ phiếu cho ông Trần Hòa, vì ổng ngồi cạnh ông Trần
Hòa vàđược ông Trần Hòa xác nhận là nhìn thấy ông Doãn bỏ cho bình. Tuy thế,
ông Doãn cũng phải ra Vụ Báo chí. Nếu ông Doãn bỏ phiếu cho ổng thì ổng sẽ
trúng, lúc ấy thì sao?
Chuyện ông Doãn có gì khác chuyện bà Ngân?
Nếu không khác thì, một là, bây giờ đảng dân chủ
hơn; hai là người điều hành đã để cho bể trận.
Lâu nay tôi thường được dạy, Đảng lãnh đạo thông qua
công tác cán bộ, mà thế thật, lâu nay Đảng cơ cấu ắt thành; bây giờ cán bộ thì
Đảng bổ nhiệm rồi nhưng các đồng chí đại biểu hội nghị “bỏ qua”, các đồng chí
đó choĐảng biết là Đảng (Bộ Chính trị và Tổng bí thư) đã bị việt vị. Vậy thì
làm sao trách ông Thanh, ông Huệ?
*
Nếu ông Thanh được cơ cấu làm Chủ tịch MTTQVN, hỏi
ổng có trật ủy viên BCT không?
Nếu ông Nguyễn Thiện Nhân được cơ cấu để làm thủ
tướng hỏiổng có trúng ủy viên BCT không?
Câu hỏi này tức cười nhưng mà có chuyện của nó.
*
"Thịnh ơi, người ta đã không còn chiến đấu vì sự tồn vong của Đảng nữa rồi”-Tôi đọc đi đọc lại tin nhắn này, mỗi lần lại thấy lòng quặn thắt.
Được đăng bởiNguyễn Thế Thịnhvào lúc08:03
No comments:
Post a Comment