Báo cáo của SEAPA (Liên minh Báo chí Đông Nam Á)
Bản
dịch của Huỳnh Thục Vy
(Defend the Defenders)
(Defend the Defenders)
Posted
on May 5, 2013 by Defend the Defenders
[Những
thách thức đối với tự do báo chí ở Đông Nam Á năm 2013]
Báo cáo của SEAPA (Liên minh Báo chí Đông Nam Á)
Ngày
2/5/2013 – Tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài
sang năm 2013, với vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2013 sau khi
tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng vào thuyền đánh cá Việt Nam. Việc Trung Quốc sử
dụng vũ khí có thể báo hiệu một giai đoạn mới trong tranh chấp Hoàng Sa, vì
siêu cường khu vực này nhất quyết kiểm soát toàn vùng biển mà họ khẳng định chủ
quyền trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam).
Cuộc
tranh chấp đã ám ảnh những động thái của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người
dân của họ – những người mà trong vài năm gần đây đã xuống đường hoặc lên mạng
để ủng hộ chủ quyền đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ đang đối mặt với
tình thế tiến thoái lưỡng nan: Hoặc phải đứng về phía nhân dân của mình, có
nghĩa là mở rộng không gian cho các cuộc biểu tình trên phố và cho phép bình
luận tự do hơn trên mạng theo hướng phê phán chính quyền; hoặc phải cố duy trì
“tình đồng chí” với Trung Quốc, đồng nghĩa với việc giải tán các cuộc biểu
tình.
Trên
bình diện kinh tế, cuộc suy thoái đã tác động đến Việt Nam từ năm 2008 cũng làm
trầm trọng thêm hiện tình. Những bình luận liên quan đến cách chính quyền xử lý
suy thoái đều bị quy là “tuyên truyền chống Nhà nước” vì Nhà nước xem những
bình luận đó như là mối thách thức tính chính đáng của họ.
Tranh
chấp đất đai đã lan rộng khắp Việt Nam vào năm 2012, khi những công ty kinh
doanh tìm kiến sự hợp tác và bảo trợ từ Chính quyền để lấy đất thuộc sở hữu Nhà
nước cho các dự án phát triển. Vì đất ấy thường đang do nông dân nghèo sử dụng,
nên những vụ cưỡng chế đã xảy ra và thường dẫn đến những cuộc biểu tình, thỉnh
thoảng có bạo lực.
Trong
bối cảnh đó, hiện tình truyền thông ở Việt Nam vẫn không thay đổi trong suốt
năm 2012 và sang cả năm 2013. Truyền thông chính thống vẫn phục tùng Nhà nước
trong việc đưa tin về tình hình kinh tế và chính trị. Tin tức về biểu tình hiếm
khi được đưa lên hàng đầu, hoặc nếu có thì thường thể hiện quan điểm chính thức
của Nhà nước.
Truyền
thông trực tuyến, bao gồm các trang blog độc lập, các diễn đàn thảo luận và
truyền thông xã hội, đã trở thành nguồn thông tin và quan điểm thay thế, không
có hoặc không được phép xuất hiện trên báo đài và truyền hình. Chính quyền tiếp
tục cố gắng kiểm soát việc bày tỏ quan điểm trên mạng và khi làm như thế, họ đã
tiếp tục đàn áp truyền thông không chính thống. Những nỗ lực kiềm chế truyền
thông trực tuyến bao gồm từ việc chặn đến tấn công các trang web, nhưng thường
kéo theo những cuộc tấn công ngoài đời thực khi chính quyền đưa lực lượng an
ninh vào cuộc để theo dõi những người có liên quan.
Luật và
sự kiểm soát truyền thông
Điều
1 của luật Báo chí Việt Nam được ban hành năm 1989 và sửa đổi năm 1999, đã thừa
nhận quyền tự do truyền thông và tự do phát biểu, nhưng chỉ trong cái giới hạn
“vì lợi ích Nhà nước và công dân” mà thôi. Kiểm soát là nguyên tắc trung tâm,
xác định vai trò của truyền thông ở Việt Nam. Như một vài nhà báo sở tại đã nói
“báo chí là công cụ”, công cụ này được sở hữu và sử dụng bởi Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Luật
Báo chí tiếp tục xác nhận quyền và nghĩa vụ của báo chí, cái gì có thể được xem
là cơ quan báo chí, ai được coi là một nhà báo, Nhà nước quản lý báo chí ra sao
và các hình thức tuyên dương và kỷ luật dành cho những hành vi vi phạm luật
này. Luật áp dụng cho tất cả các loại hình báo chí, cho dù là báo in, đài tiếng
nói, đài truyền hình, hay báo điện tử, bằng các thứ tiếng ở Việt Nam.
Cứ
mỗi thứ ba hàng tuần ở Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương lại tổ chức họp với
các tổng biên tập của tất cả các tờ báo lớn, trong các cuộc họp này họ đưa ra
những nhận xét về hoạt động báo chí của tuần trước. Các cuộc họp tương tự cũng
được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác khắp Việt Nam, do
cơ quan tuyên giáo địa phương tiến hành.
Những
cuộc họp này được Đảng Cộng sản gọi tránh đi là “trao đổi hàng tuần với báo
chí”, tại đó, giới báo chí được hướng dẫn về việc xử lý định hướng biên tập và
quan điểm của Đảng trong các vấn đề nhạy cảm.
Mặc
dù giới báo chí được bảo rằng những cuộc họp như thế phải được giữ bí mật,
nhưng thông tin về những cuộc “trao đổi” này thỉnh thoảng vẫn bị tiết lộ. Ví
dụ, trong nội dung của những cuộc họp này, có lời cảnh báo là không được đưa
tin tích cực về phong trào nổi dậy “Mùa xuân Ả Rập” năm 2011, và có lần Ban
Tuyên giáo khiển trách báo chí vì đã đưa tin về việc tàu Trung Quốc cắt cáp các
tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Các nhà
báo quốc doanh
Theo
luật Báo chí, Nhà nước cũng quy định việc cấp thẻ nhà báo. Thẻ nhà báo Việt Nam
do Bộ Thông tin và truyền thông cấp cho những nhà báo nào đáp ứng được một số
điều kiện. Trong số các điều kiện đó, có yêu cầu là “không bị xử lý kỷ luật từ
khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp thẻ”,
“Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông
và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp thẻ”.
Bộ
Thông tin và Truyền thông khẳng định rằng có tổng số 1.700 thẻ nhà báo đã được
cấp cho công dân Việt Nam.
Thẻ
nhà báo rất quan trọng vì chỉ có người được cấp một thẻ nhà báo thì mới được
công nhận là nhà báo, theo luật pháp cũng như trong quan niệm của xã hội. Thẻ
nhà báo thường là điều kiện để các nhà báo được vào dự những hội nghị cấp cao
do Nhà nước tổ chức. Người không có thẻ nhà báo thì không được công nhận là nhà
báo. Với điều kiện này, chính quyền có thể dễ dàng ngăn chặn các phóng viên
không có thẻ, bao gồm cả các blogger.
Hơn
bất cứ một cơ quan nào khác, công an quả quyết rằng chỉ có những người được cấp
thẻ nhà báo mới được công nhận là nhà báo và rằng những người không có thẻ nhà
báo chỉ là kẻ “tự xưng” là nhà báo, không được phép tiếp cận thông tin của cấp
có thẩm quyền. Điều này đã xảy ra với blogger Huyền Trang, làm việc cho
Truyền thông Dòng Chúa cứu thế, một tờ báo mạng Công giáo. Cô đã bị tam giữ và
thẩm vấn suốt gần một ngày ở đồn công an Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm
2012. Và khi cô nói với công an rằng cô là phóng viên, họ đã hạch sách cô và
yêu cầu cô đưa ra thẻ nhà báo.
Thậm
chí nhà báo lề phải cũng không thoát khỏi sự sách nhiễu của công an. Trong một
vụ việc xảy ra ngày 24 tháng 4 năm 2012, quan chức Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ
chức một cuộc họp báo để nhắc nhở các phóng viên không được đến vùng đang xảy
ra cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (một huyện ngoại thành cách Hà Nội 20 km về
phía tây nam) và cảnh cáo họ rằng “không đảm bảo an toàn cho báo chí”.
Bất
chấp lời cảnh báo, phóng viên từ 6 cơ quan báo chí địa phương cũng như trung
ương đã đến hiện trường. Tất cả đều được giới chức đại phương “mời” vào ngồi
trong Nhà Văn hoá Xã để lấy thông tin về vụ tranh chấp. Tuy nhiên, khi hai
phóng viên của Đài tiếng nói Việt Nam ra ngoài để quay video về những nông dân
chống lại lực lượng cưỡng chế, họ đã các thành viên của lực lượng cơ động hành
hung. Một nông dân địa phương định cố giải cứu họ thì cũng bị tấn công. Một
video clip ghi lại vụ việc trên đã được các blogger ẩn danh tung lên mạng, và
nhanh chóng lan truyền, nhưng giới chức và công an đia phương cho video clip đó
là giả mạo, do các “thế lực thù địch” dựng lên. Những kẻ đã hành hung người
chẳng bị kỷ luật gì. Về phần mình, hai nhà báo nọ giữ im lặng về vụ hành hung,
không muốn đối đầu với chính quyền.
Sử dụng
luật Hình sự
Năm 2012, có ít nhất 52 người bị bắt giữ, truy tố hoặc bị tuyên
án với những tội danh liên quan đến hoạt động “chống Nhà nước” theo luật Hình
sự Việt Nam. Một
người bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà
nước” (Điều 258); một người với tội danh “ sử dụng bất hợp pháp thông tin trên
mạng (Điều 226); một người bị buộc tội “ phá hoại chính sách đoàn kết”, và ba
người với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79).
Số
còn lại bị buộc tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 bộ luật Hình sự.
Ba
trường hợp đáng chú ý hơn cả vào năm 2012 theo Điều 88 là :
Vụ
bắt giữ Nguyễn Phương Uyên vào ngày 20 tháng 9. Uyên là một nữ sinh viên
hai mươi tuổi người Long An, một tỉnh phía nam. Bị buộc tội rải truyền đơn liên
quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, cô bị bỏ tù từ đó và trường
hợp này vẫn đang được điều tra, theo thông báo của phía công an.
Bản
án vào tháng 10 năm 2012, kết án nhạc sĩ Việt Khang (Võ Minh Trí) bốn
năm tù vì soạn hai bài hát mang nội dung được cho là ”chống nhà nước”.
Phiên
phúc thẩm ngày 28 tháng 12 đã ấn định thời hạn tù cho các blogger Điếu Cày
(Nguyễn Văn Hải) và Tạ Phong Tần, 12 và 10 năm tù cho mỗi người vì những
bài viết của họ dưới danh nghĩa Câu lạc bộ Nhà báo tự do.
Hạn chế
truyền thông trực tuyến
Bên
cạnh những luật lệ hiện hành, chính quyền cũng đang tìm những công cụ mới để
trấn áp quyền tự do phát biểu trên mạng vốn đang bị kiểm soát. Tháng tư năm
1012, chính quyền đã đưa ra một dự thảo nghị định về “quản lý, cung cấp và sử
dụng các dịch vụ internet và thông tin mạng”, nghị định này chỉ là một trong số
nhiều nghị định cấm việc “lợi dụng internet” để chống chính quyền. Theo nghị
định này, các blogger sẽ bị yêu cầu đưa tên thật và thông tin liên hệ; nghị
định cũng đòi hỏi các trang web phải được nhà nước cấp phép, và bắt các nhà
cung cấp dịch vụ internet phải trình thông tin khách hàng cho công an khi được
yêu cầu.
Ngoài
việc sử dụng luật, chính quyền còn nhắm tầm ngắm vào một số trang web cụ thể.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 12 tháng 9 để chỉ đạo cho Bộ Công an, Bộ
Thông tin và truyền thông, và các tổ chức có liên quan phải triệt hạ các trang
mạng đăng tải nội dung thông tin xuyên tạc chống Đảng và nhà nước. Theo chỉ
đạo, các trang mạng, như “Dân làm báo”, sẽ điều tra để “nghiêm trị” những cá
nhân và tổ chức có trách nhiệm. Chỉ đạo này cũng cấm công chức và đảng viên
không được truy cập vào “các trang mạng phản động” như thế.
Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng dùng đội quân “dư luận viên” hay là những người bình
luận trên mạng để trực tiếp đối phó với những vấn đề được các nhà đối kháng đưa
lên mạng. Một quan chức Đảng thuộc Ban Tuyên giáo ở Hà Nội phát biểu trong một
cuộc họp đánh giá hoạt động báo chí trong năm 2012 rằng cơ quan này đã thành
lập một lực lượng “900 dư luận viên” cho mục đích này. Cho đến nay, đội quân
chuyên nghiệp này đã thành lập 19 trang mạng tin tức và 400 tài khoản mạng.
Kế
hoạch cũng bao gồm “những phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh”, hoạt động theo
sự chỉ đạo từ cấp trên trong việc đối phó với những tình huống nhạy cảm.
Dư
luận viên chắc chắn là một bản sao của một chiến lược của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, theo đó các bình luận viên sẽ đăng các comment ủng hộ chủ trương chính
sách của Đảng, nhằm định hướng và chi phối công luận trên nhiều diễn đàn mạng.
Nghe nói dư luận viên Trung Quốc được trả công 0,5 nhân dân tệ (tương đương 8
cent Mỹ) cho mỗi một nội dung đăng tải có mục đích lái cuộc thảo luận ra khỏi
nội dung nhạy cảm trên các trang mạng quốc nội, hệ thống đưa tin và chat room,
hoặc cho các nội dung cổ vũ chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản.
Dự đoán
kịch bản tương lai
Trong
bối cảnh kinh tế đình đốn, có lý do để dự đoán rằng năm 2013 sẽ không sáng sủa
hơn cho truyền thông Việt Nam. Nhu cầu tự do bày tỏ quan điểm và tiếp cận nguồn
thông tin độc lập, ở một mức độ nào đó, đã được đáp ứng bởi truyền thông phi
chính thống dưới hình thức các blog cá nhân, có khả năng thoát khỏi sự đàn áp
của chính quyền. Nhiều blog mới nổi lên thay cho những trang cũ đã bị đánh sập.
Truyền thông mạng đã gây áp lực lên cả chính quyền và truyền thông chính thống,
buộc họ phải cởi mở hơn.
Tuy
nhiên, tình hình được dự đoán là sẽ rất xấu cho các blogger – những người có xu
hướng tham gia vào các vấn đề xã hội nhiều hơn các nhà báo – khi mà chính quyền
sử dụng những kỹ thuật tinh vi hơn để kiểm soát truyền thông trực tuyến.
Chính
quyền hầu như không thể hoàn toàn chặn internet mà không phải chịu những phản
ứng chính trị gay gắt từ phía người dân và từ cộng đồng kinh doanh trong một
thế giới ngày càng tương tác hơn.
No comments:
Post a Comment