05:04:pm
23/05/13
Chỉ
trong vòng mấy tháng đã có 3 bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp ra đời và có thể từ
nay cho đến 30-9, ngày hết hạn hỏi ý dân, sẽ còn thêm vài bản Dự thảo nữa tiếp
tục thay thế nhau. Nhưng ngoài cách hành văn có chút sửa đổi, bản nào cũng như
bản nào, điều 4 “Đảng Lãnh đạo” sẽ vẫn được giữ y nguyên bất chấp sự phi lí của
nó đã phản lại 2 điều khoản cốt lõi cùng nằm trong bản Hiến pháp khẳng định
“quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” (điều 2) và “Quốc hội là cơ quan quyền
lực cao nhất” (điều 83). Vấn đề là những người được lệnh soạn thảo các bản Dự
thảo không phải không biết nhưng vẫn phải duy trì sự phi lý này vì không thể
làm trái lệnh Đảng được.
Trong
bài viết này tôi xin trình bày lí do vì sao Đảng không thể bỏ cụm từ “Đảng lãnh
đạo” ra khỏi điều 4 và xin đưa ra một phương kế để vô hiệu hóa nó là cóp lại
định nghĩa về “Đảng lãnh đạo” trong Hiến pháp Tàu viết lại điều 4:
1)
Vì sao cụm từ “Đảng là lực lượng lãnh đạo “vẫn được bảo lưu trong điều 4?
Trước
hết tôi xin nhắc lại là từ trước tới nay trong ĐCSVN vẫn có 2 phái: “Lãnh đạo”
và “Cầm quyền”.
Muốn
biết “lãnh đạo” là phái nào, chỉ cần nhắc lại câu trả lời phỏng vấn Tuần
VietNamNet hồi tháng 9 năm 2010 của ông Nguyễn Đình Lộc, cựu bộ trưởng bộ Tư
Pháp, người đứng đầu những nhân sĩ ký tên bản Kiến nghị Sửa đổi Hiến pháp mới
đây: “Tôi cũng không hiểu tại sao Bác Hồ khi nói về Đảng thì trước hết nói Đảng
ta là đảng Cầm quyền…. Trong văn kiện Đại hội 10 có phần giải thích của đồng
chí Nguyễn Phú Trọng: đảng cầm quyền thì hơi hẹp, phải nói đảng Lãnh đạo mới
bao hết.
Ông
Nguyễn Đình Lộc hồi đó đã có vẻ muốn viện Bác Hồ ra để chứng minh là Đảng do
Bác sáng lập dưới những tên gọi khác nhau như Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh) mà tên cuối cùng là
Đảng Lao động, chỉ là đảng Cầm quyền theo nghĩa thông thường là cầm Quyền hành
pháp (détenir le Pouvoir exécutif), vì trong Quốc hội 1946 còn có những đảng
hay tổ chức nhân dân khác như đảng Dân chủ, đảng Xã hội, Hội Liên Việt, Việt
Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội… cùng cầm quyền với Đảng
Lao Động trong chính phủ Liên hiệp hồi 1945 -1946. Tất nhiên là ông Nguyễn Đình
Lộc cũng biết thừa ông Hồ chỉ cóp lại quan niệm của Lénine về “lãnh đạo” gọi là
“chuyên chính”: Không có đảng lãnh đạo mà chỉ có người Lãnh đạo “chuyên chính”.
Lénine thành lập đảng Bolchevik để làm công cụ cướp chính quyền và chuyên chính
cầm quyền. Cho đến năm 1918 Lénine mới đổi tên đảng Bônsêvíc của mình thành
đảng Cộng sản. Ông Nguyễn Đình Lộc cũng không dám nói trắng ra là đảng của Bác
chỉ là đảng Cộng sản của Stalin và những đảng Dân chủ, Xã hội chỉ là những đảng
“anh em” được đặt ra cho xôm trò. Còn khỏi phải nói: các đảng “Việt Quốc”,
“Việt Cách” bị Bác cho vào cái bẫy “Quốc hội” không có lối thoát, đều đã bị Bác
tiêu diệt không một mảy may thương tiếc.
Khi
gán cho Nguyễn Phú Trọng câu nói “Đảng Lãnh đạo mới bao hết”, rõ ràng ông
Nguyễn Đình Lộc có ý ám chỉ Nguyễn Phú Trọng – khi đó chỉ là chủ tịch QH – ,
người đã thảo văn kiện Đại Hội 10, đã có ý muốn duy trì điều 4 cho phép 2 phe
phái trong ĐCSVN bao hết cả 3 quyền Lập pháp Hành pháp và Tư pháp.
Còn
phái Cầm quyền mà người đứng đầu là một thủ tướng người miền Nam, qua hình ảnh
ông Võ Văn Kiệt, thường được coi là có tư tưởng cấp tiến.
Nhưng
với Nguyễn Tấn Dũng trong chức vụ thủ tướng từ năm 2006, không có dấu hiệu gì
chứng tỏ phái “Cầm quyền” có tư tưởng tiến bộ hơn phái “Lãnh đạo”.
Ngoài ra từ Đại hội 11, trên võ đài chính trị của ĐCSVN lại còn thêm một nhân vật mới nổi lên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Sự
“nổi lên” của nhân vật này tạo cho ĐCSVN một nguy cơ là 2 phái cố hữu trong
Đảng có thể bị phân hóa thành 3 phái.
Chính
vì sợ như vậy mà trong Hội nghị TW 6, TBT Nguyễn Phú Trọng đã liên kết với CT
Nước Trương Tấn Sang làm một cuộc “đảo chính” hạ bệ TT Nguyễn Tấn Dũng.
Sự toan tính của Nguyễn Phú Trọng – hay nói cho đúng hơn của nhóm “Lãnh đạo” – là sau khi hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang sẽ được làm thủ tướng và Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm luôn chức vị Chủ tịch nước. Trương Tấn Sang, đơn thương độc mã, sẽ chỉ là thủ tướng của Nguyễn Phú Trọng. Phái cầm quyền sẽ bị xóa sổ và ĐCSVN, chỉ còn một đầu như dưới thời Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, sẽ trở thành đảng của người Lãnh đạo như ở Trung Quốc.
Cuộc
“đảo chính” bị thất bại, nhưng cả 2 phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều
bị sứt mẻ và nguy cơ ĐCSVN bị phân hóa sẽ tự tan rã lớn hơn bao giờ hết nếu
không đi đến một thỏa hiệp là phải giữ nguyên điều 4 trong bản Hiến pháp để sử
dụng nó như một bức tường thành bảo vệ quyền lãnh đạo của 3 chóp bu, đồng thời
cũng nấp sau nó phân định lại quyền hành quyền lợi chỉ giữa 2-3 phe phái với
nhau.
Đó
chính là lí do khiến Đảng (nghĩa là 3 chóp bu) vẫn phải bảo lưu thuật ngữ “Đảng
lãnh đạo” trong điều 4 bất chấp sự phi lý của nó.
Nhưng
không có lẽ vì vậy mà những người còn chút công tâm trong ĐCSVN như các ông
Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Trung, Gs Tương Lai… và hơn 4000 người đã có đủ can đảm
ký bản kiến nghị và đưa ra một bản Hiến pháp mẫu chắc chắn đã nằm trong sọt
rác, đành chịu bó tay? Các vị này nên thiết thực hơn, chỉ nên đòi hỏi viết lại
điều 4 và cho “Đảng Lãnh đạo” một định nghĩa khác.
2)
Muốn vô hiệu hóa “Đảng lãnh đạo”, phải viết lại điều 4 và cho “Đảng lãnh đạo”
một định nghĩa khác:
Trước
hết, chỉ đứng về phương diện ngữ pháp đã thấy cần phải viết lại:
“ĐCSVN,
đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong cùa nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam, đại diện trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội”.
-
Một đảng gồm 3 triệu rưỡi đảng viên mà chỉ là 1 đội?
-
Chỉ một câu chưa đầy 3 dòng mà lập đi lập lại 2 lần “giai cấp công nhân”, 2 lần
“nhân dân lao động”, tức là 4 lần những Từ đồng nghĩa.
-
“… của dân tộc Việt Nam… của cả dân tộc”: Dân tộc gồm đủ mọi giai cấp. Đảng là
đội tiên phong, là đại diện của cả dân tộc tức là của mọi giai cấp sao lại cần
phải để lên hàng đầu giai cấp công nhân?
-
Đã “tiên phong” tức là đi đầu mở đường như một hướng đạo viên, thì sao đồng
thời lại là “đại diện trung thành lợi ích” được? Có “đại diện không trung
thành, không lợi ích ? Các đại biểu QH thuộc về loại đại diện nào?
Thử
so sánh với ‘đại diện” trong thuyết Ba Đại diện của Giang Trạch Dân nằm trong
HP Trung quốc: ĐCSTQ đại diện cho: 1° Lực lượng sản xuất tiên tiến 2° Nền văn
hóa tiên tiến 3° Lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc. Bao giờ ĐCSVN mới ”
đại diện” được như ĐCS Tàu?
-
Biến danh từ “lãnh đạo” thành một động từ là làm sai lạc nghĩa gốc của nó khiến
nó trở thành đồng nghĩa với “chỉ huy” (diriger), “ngự trị”, mâu thuẫn với những
từ ngữ trong cùng một câu như “tiên phong”, “đại diện” và phản lại những điều
khoản khẳng định nhân dân là chủ nhân mọi quyền hành. Ông chủ mà bị một lực
lượng vô hình vô thể là Đảng, chỉ huy, ngự trị, thì còn gì là ông chủ?
Một
điều luật trong bộ Luật Tối cao của đất nước là Hiến pháp không thể chứa đựng
những từ ngữ sai nghĩa, những câu cú sai văn phạm như vậy được: Ở những nước
như nước Pháp có Hội đồng Bảo hiến, bất cứ một từ ngữ nào trong Hiến pháp cũng
phải có một định nghĩa chính xác được khẳng định bởi các nhà ngữ học và được
đăng trên Công báo, nếu không sẽ bị coi là bất hợp hiến.
Để
so sánh, thử đọc lại đoạn nói về “lãnh đạo” trong Hiến pháp Trung Quốc:
”
Trong thời gian dài cách mạng và xây dựng đất nước, đã hình thành nên một mặt
trận ái quốc hợp nhất rộng lớn dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ tập hợp tất cả mọi
loại đảng phái dân chủ và các tổ chức nhân dân; mặt trận hợp nhất này sẽ tiếp
tục được phát triển và tăng cường ”
Một
vài bình chú:
1°
Đoạn nói về sự lãnh đạo của ĐCSTQ này không nằm trong Phần Những điều khoản của
bản Hiến pháp Trung Hoa được Hồ Cẩm Đào sửa đổi năm 2004 mà được đặt trong Phần
Mở đầu (Préambule). Vì vậy nó không có tính cách pháp lý mà chỉ là một đoạn kể
lại trong quá trình diễn tiến của lịch sử cận đại Trung Quốc mà khởi đầu là
cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 của Tôn Dật Tiên. Cũng cần nói thêm là tuyệt
nhiên trong số 138 điều khoản của bản Hiến pháp, không có điều khoản nào nói
đến vai trò của ĐCSTQ.
2°
“Lãnh đạo” là một danh từ kép biểu thị một ý nghĩa sự vật, một sự vật, một con
người (la direction, une direction, le dirigeant) gồm 2 Từ gốc: “lãnh” = nhận,
được giao và “đạo” = đường. ” sự lãnh đạo ” = sự được giao phó dẫn đường, mở
đường. Theo nghĩa rộng: “sự lãnh đạo” là sự được giao phó đi đầu và “lãnh đạo”
là người dẫn đầu. Cụm từ “dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ” chỉ có nghĩa là ĐCSTQ
được dân giao phó nhiệm vụ dẫn đầu. Nếu ĐCSTQ dẫn đi chệch đường sẽ phải chịu
trách nhiệm trước nhân dân.
3°
Quan trọng hơn hết là câu ” tập hợp tất cả mọi loại đảng phái dân chủ và các tổ
chức nhân dân”. Qua câu này Hiến pháp Trung Quốc mặc nhiên công nhận đa nguyên
đa đảng. Nếu tôi nhớ không lầm, Trung Quốc hiện nay có 8 đảng kể cả đảng Cộng
Sản. Tuy chỉ là hình thức, sự hiện hữu của các đảng này cũng là những cánh cửa
được ĐCSTQ hé ra cho có chút luồng gió dân chủ.
Thử
viết lại điều 4 phỏng theo đoạn nói về” dưới sự lãnh đạo “trong Hiến pháp Trung
Quốc:
”
… Hình thành nên một mặt trận ái quốc hợp nhất rộng lớn dưới sự lãnh đạo của
ĐCSVN tập hợp tất cả mọi loại đảng phái dân chủ và các tổ chức nhân dân; mặt
trận hợp nhất này sẽ tiếp tục được phát triển và tăng cường ”
Lấy
lại cách hành văn sáng sủa và những từ ngữ chính xác của bản Hiến pháp Trung
Quốc, điều 4 được viết lại phỏng theo Hiến pháp Trung Quốc sẽ không thể bị quy
kết là do “thế địch thù nghịch” gợi ý đồng thời cũng không trái ngược với điều
2 và điều 83:
-
Quyền lãnh đạo của Đảng được hiểu theo nghĩa: nhân dân (tức là Quốc Hội) ủy
thác Đảng đi đầu dẫn đường. Trong tình trạng hiện thời, các phe phái trong Đảng
vẫn có thể nấp sau tấm bình phong “dưới sự lãnh đạo” để phân chia nhau quyền
hành quyền lợi. Nhưng dù bị lạm dụng thế nào chăng nữa, “dưới sự lãnh đạo” cũng
bị giới hạn trong nghĩa “cầm quyền hành pháp” và Quốc hội (tức là Lập pháp) mới
là Lãnh đạo. Nói tóm lại, có thể luật hóa ” đảng cầm quyền” chứ không có thể
luật hóa “Đảng lãnh đạo”.
-
Cho thấy một viễn tượng đa nguyên đa đảng dù chỉ là các phe phái trong Đảng tự
phân chia thành những đảng. Nhưng đó cũng là một bước tiến đi đến dân chủ, vì
ít nhất là người dân cũng được quyền bỏ phiếu chọn lựa giữa 2 phái và sự tranh
giành quyền hành sẽ được diễn công khai trong Quốc hội chứ không phải chỉ sau
bức tường “Đảng lãnh đạo”.
Và
chắc chắn là ông bạn “16 chữ vàng” cũng không phản đối vì Hiến pháp của mình bị
copy.
Kết
luận
Viện
dẫn Hiến pháp Tàu để vô hiệu hóa điều 4 là phương kế khả thi nhất mặc dù chỉ là
dĩ độc trị độc.
Tất
nhiên có nhiều người nghe thấy nói bắt chước hiến pháp Tàu đã nổi xung lên. Cần
phải thực tế: dù sao trong Hiến pháp Trung Quốc cũng có sự qui định rõ ràng
quyền lãnh đạo thuộc về chủ tịch nước và ĐCSTQ chỉ là công cụ cầm quyền của chủ
tịch nước. Nói tóm lại, chế độ CSTQ vẫn chỉ là chế độ Trung ương tập quyền của
các vua chúa Tàu từ ngàn xưa và ĐCSTQ chỉ là hàng quan lại của triều đình cộng
sản với một thiên tử là Chủ tịch nước.
Vấn
đề là muốn bắt chước Tàu, ĐCSVN cũng phải tạo ra được một lãnh đạo có đủ uy
quyền khống chế các phe phái trong Đảng để có thể vừa là Chủ tịch Nước vừa là
Tổng bí thư Đảng: Thử hỏi trong số các chóp bu hiện thời, ai là người có đủ uy
quyền thống nhất mọi phe phái trong Đảng để trở thành một Giang Trạch Dân, một
Hồ Cẩm Đào? Có sự trái ngược là muốn phá bỏ hệ thống “Đảng lãnh đạo” phải tạo
cho ĐCSVN một lãnh tụ độc tài.
©
Phong Uyên
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment