03.05.2013
Cộng đồng các nước dân chủ - Community of Democracies –
là một tổ chức do Liên Hiệp Quốc khởi xướng từ năm 2000, đúng vàođầu thế kỷ 21,
đến nay đã được hơn 12 năm. Hội nghị sáng lập ra tổ chức nàyđược gọi là Hội nghị
Varsawa do chính phủ Ba Lan tổ chức trong 3 ngày 25, 26 và 27 tháng 6 năm 2000
tại thủ đô Ba Lan. Hai nhà hoạt động chính trị có sáng kiến lập nên tổ chức
quốc tế này là nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Branislaw Gérémek và nguyên
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Madeleine Albright.
Chính phủ 6 nước đầu tiên hưởng ứng sáng kiến trên đây gồm có: Chile, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Mali, Bồ Đào Nha, và Nam Triều Tiên. Các nước này, cùng BaLan và Hoa Kỳ, được coi là 8 nước đồng sáng lập Cộng đồng các nước Dân chủ.
Hội nghị Varsawa đã thông qua Tuyên bố Varsawa nêu lên tôn chỉ và mục đích của Cộng đồng
các nước Dân chủ, chỉ rõ những nguyên tắc và nội dung thực thi dân chủ cơ bản là:
- bầu cử tự do, bình đẳng, công bằng;
- tự do ngôn luận, tự do chính kiến;
- tự do tụ tập hòa bình.
Phát biểu tại Hội nghị Varsawa, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hồi ấy là ông Kofi Annan đã ca ngợi Cộng đồng các nước Dân chủ là một tổ chức nhận sứ mệnh phát triển các giá trị dân chủ ra khắp thế giới.
Cộng đồng các nước Dân chủ gồm có 2 mảng thành viên: một mảng là các chính phủ,đại diện các chính phủ, các bộ trưởng các nước thành viên đã là các nước dân chủ, và một mảng là các đại diện các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các tổ chức chính trị phi chính phủ, xã hội dân sự ở các nước chưa có dân chủ, đang đấu tranh giành tự do dân chủ,vốn là những giá trị căn bản quý nhất của thời đại.
Đến năm 2006 đã có 16 nước của Liên Hiệp Quốc gia nhập Cộng đồng các nước Dân chủ, là: Cape Verde, Chile, Tiệp Khắc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Ý, Mali, Mexico, Ma-roc, Mông Cổ, Phillipines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi, El Salvador và Hoa Kỳ. Đến năm 2011 có thêm Lithuania là nước thứ 17 tham gia.
Năm 2007, Cộng đồng các nước Dân chủ thành lập một Ban thư ký thường trực tại thủ đô Varsawa và năm 2008 đã cử Giám đốc thường trực là ông Bronislaw Misztal, giáo sư Trường Đại học Công giáo (Catholic University of America) ở thủ đô Washington.
Hiện nay Tổng thư ký Cộng đồng các nước Dân chủ là bà Maria Lessner, nguyên làđại sứ Thụy Điển về Dân chủ tại Liên Hiệp Quốc.
Theo quy định, cứ 2 năm Cộng đồng các nước Dân chủ họp một lần ở cấp bộ trưởng. Năm 2002 họp tại Hán Thành; năm 2005 tại Santiago; năm 2007 tại Bamako; năm 2009 tại ở Istambul; năm 2011 tại Lithuania. Năm nay là cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 7, đã diễn ra ở Ulan Bator, Mông Cổ, trong các ngày 27, 28 và 29 tháng 4 vừa qua.
Năm nay là lần đầu tiên dư luận Việt Nam được biết đến về tổ chức mang tên Cộngđồng các nước Dân chủ. Đó là do Bộ Ngoại giao và hệ thống tuyên huấn thông tin của đảng CS và nhà nước VN cố tình che giấu vì coi đó là tổ chức nguy hiểm cho họ. Họ coi đây là một tổ chức chống Cộng quốc tế, thù địch, cần cách ly và cô lập.
Chính phủ VN hiện tại không thể tham gia Cộng đồng này do bản chất phản dân chủcủa họ; họ cố tình ngăn chặn không để cho các tổ chức dân sự, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do biết đến, liên hệ, tham gia các cuộc họp của Cộng đồng này.
Được biết cuộc họp ở Mông Cổ vừa qua có 1200 đại biểu thuộc hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó đáng chú ý là có 134 đại biểu của các tổ chức phi chính phủ,các tổ chức của xã hội dân sự thuộc 52 nước (19 nước thuộc châu Á, 4 nước TrungĐông, 10 nước châu Phi, 15 nước Đông và Tây Âu và 4 nước Nam Mỹ). Thủ tướng Mông Cổ Novovilin Altankhuyag đã khai mại hội nghị. Bà Tổng thư ký Maria Lessner đã đọc báo cáo chính.
Chủ đề thảo luận năm nay là vấn đề «Giáo dục Dân chủ trong xã hội». Sự kiện dân chủ hóa Miến Điện và dân chủ hóa Bắc Phi và Trung Đông được luận bàn sôi nổi. Việc phát triển mạng lưới châu Á các quốc gia dân chủ cũng được trao đổi rộng rãi.
Rất mong qua những tin tức được phổ biến từ cuộc họp năm nay, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, sẽ quan hệ với Cộng đồng các nước Dân chủ và các cơ quan của Cộng đồng để có thêm một lực lượng đấu tranh phối hợp có hiệu quả, nhằm phá tan thế bao vậy, cô lập của chính quyền chuyên chế.
Vấn đề thực thi dân chủ, tự do bầu cử, tự do ngôn luận – báo chí, tự do tôn giáo, tụ tập hòa bình, phát triển xã hội dân sự do Cộng đồng các nước Dân chủcổ vũ rất trùng hợp với những đòi hỏi sinh tử nóng bỏng của nhân dân Việt Nam hiện nay.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm và có các địa chỉ liên lạc của tổ chức trên đây cùng khá nhiều tư liệu bổ ích khác qua tìm kiếm trên mạng google: Community of Democracies – UN.
Chính phủ 6 nước đầu tiên hưởng ứng sáng kiến trên đây gồm có: Chile, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Mali, Bồ Đào Nha, và Nam Triều Tiên. Các nước này, cùng BaLan và Hoa Kỳ, được coi là 8 nước đồng sáng lập Cộng đồng các nước Dân chủ.
Hội nghị Varsawa đã thông qua Tuyên bố Varsawa nêu lên tôn chỉ và mục đích của Cộng đồng
các nước Dân chủ, chỉ rõ những nguyên tắc và nội dung thực thi dân chủ cơ bản là:
- bầu cử tự do, bình đẳng, công bằng;
- tự do ngôn luận, tự do chính kiến;
- tự do tụ tập hòa bình.
Phát biểu tại Hội nghị Varsawa, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hồi ấy là ông Kofi Annan đã ca ngợi Cộng đồng các nước Dân chủ là một tổ chức nhận sứ mệnh phát triển các giá trị dân chủ ra khắp thế giới.
Cộng đồng các nước Dân chủ gồm có 2 mảng thành viên: một mảng là các chính phủ,đại diện các chính phủ, các bộ trưởng các nước thành viên đã là các nước dân chủ, và một mảng là các đại diện các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các tổ chức chính trị phi chính phủ, xã hội dân sự ở các nước chưa có dân chủ, đang đấu tranh giành tự do dân chủ,vốn là những giá trị căn bản quý nhất của thời đại.
Đến năm 2006 đã có 16 nước của Liên Hiệp Quốc gia nhập Cộng đồng các nước Dân chủ, là: Cape Verde, Chile, Tiệp Khắc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Ý, Mali, Mexico, Ma-roc, Mông Cổ, Phillipines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi, El Salvador và Hoa Kỳ. Đến năm 2011 có thêm Lithuania là nước thứ 17 tham gia.
Năm 2007, Cộng đồng các nước Dân chủ thành lập một Ban thư ký thường trực tại thủ đô Varsawa và năm 2008 đã cử Giám đốc thường trực là ông Bronislaw Misztal, giáo sư Trường Đại học Công giáo (Catholic University of America) ở thủ đô Washington.
Hiện nay Tổng thư ký Cộng đồng các nước Dân chủ là bà Maria Lessner, nguyên làđại sứ Thụy Điển về Dân chủ tại Liên Hiệp Quốc.
Theo quy định, cứ 2 năm Cộng đồng các nước Dân chủ họp một lần ở cấp bộ trưởng. Năm 2002 họp tại Hán Thành; năm 2005 tại Santiago; năm 2007 tại Bamako; năm 2009 tại ở Istambul; năm 2011 tại Lithuania. Năm nay là cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 7, đã diễn ra ở Ulan Bator, Mông Cổ, trong các ngày 27, 28 và 29 tháng 4 vừa qua.
Năm nay là lần đầu tiên dư luận Việt Nam được biết đến về tổ chức mang tên Cộngđồng các nước Dân chủ. Đó là do Bộ Ngoại giao và hệ thống tuyên huấn thông tin của đảng CS và nhà nước VN cố tình che giấu vì coi đó là tổ chức nguy hiểm cho họ. Họ coi đây là một tổ chức chống Cộng quốc tế, thù địch, cần cách ly và cô lập.
Chính phủ VN hiện tại không thể tham gia Cộng đồng này do bản chất phản dân chủcủa họ; họ cố tình ngăn chặn không để cho các tổ chức dân sự, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do biết đến, liên hệ, tham gia các cuộc họp của Cộng đồng này.
Được biết cuộc họp ở Mông Cổ vừa qua có 1200 đại biểu thuộc hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó đáng chú ý là có 134 đại biểu của các tổ chức phi chính phủ,các tổ chức của xã hội dân sự thuộc 52 nước (19 nước thuộc châu Á, 4 nước TrungĐông, 10 nước châu Phi, 15 nước Đông và Tây Âu và 4 nước Nam Mỹ). Thủ tướng Mông Cổ Novovilin Altankhuyag đã khai mại hội nghị. Bà Tổng thư ký Maria Lessner đã đọc báo cáo chính.
Chủ đề thảo luận năm nay là vấn đề «Giáo dục Dân chủ trong xã hội». Sự kiện dân chủ hóa Miến Điện và dân chủ hóa Bắc Phi và Trung Đông được luận bàn sôi nổi. Việc phát triển mạng lưới châu Á các quốc gia dân chủ cũng được trao đổi rộng rãi.
Rất mong qua những tin tức được phổ biến từ cuộc họp năm nay, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, sẽ quan hệ với Cộng đồng các nước Dân chủ và các cơ quan của Cộng đồng để có thêm một lực lượng đấu tranh phối hợp có hiệu quả, nhằm phá tan thế bao vậy, cô lập của chính quyền chuyên chế.
Vấn đề thực thi dân chủ, tự do bầu cử, tự do ngôn luận – báo chí, tự do tôn giáo, tụ tập hòa bình, phát triển xã hội dân sự do Cộng đồng các nước Dân chủcổ vũ rất trùng hợp với những đòi hỏi sinh tử nóng bỏng của nhân dân Việt Nam hiện nay.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm và có các địa chỉ liên lạc của tổ chức trên đây cùng khá nhiều tư liệu bổ ích khác qua tìm kiếm trên mạng google: Community of Democracies – UN.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được
đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập
trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment