Chủ nhật, ngày 12 tháng năm năm 2013
Trong lịch sử đi đến chung cuộc của mình,
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã từng có những con người mang tầm ảnh hưởng Quốc tế;
đã từng có một nhà độc tài làm thay đổi cả địa chính trị khu vực Đông Nam Á
Châu. Nhà độc tài này đã khiến láng giềng phương Bắc phải ôm hận trước
"tiểu bá Xã hội chủ nghĩa".
Oái oăm thay, đúng lúc suy thoái kinh tế
làm lộ rõ những hố đen của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đúng lúc những vấn đến "tồn tại từ nhiều khóa trước" bùng phát đe dọa
tồn vong của chế độ thì Đảng lại có bác cả Trọng.
Áp lực thời đại, áp lực chính trị và nhu
cầu đổi mới có vẻ là quá lớn khi được đặt trên vai Trọng giáo sư. Kết thúc hội
nghị Trung ương VI, người ta thấy Trọng giáo sư nghẹn ngào khóc trước bàn dân
thiên hạ. Kết thúc Hội nghị Trung ương VII người ta lại thấy những cộng sự (hay
bầy tôi thân tín) của Trọng giáo sư - Ý thức hệ Cộng Sản trượt rớt khỏi những
chiếc ghế đầy quyền lực trong BCT.
Những ngày đầu của chỉnh đốn
Thời kỳ tan rã của ước mơ thiên đường qua
rồi, thế vào đó là thời đại bùng nổ thông tin, thời kỳ khẳng định những giá trị
bất hủ của quyền con người. Trong khi đó Việt Nam bước vào giai đoạn rã đám lòng tin (với hiện thân cao
nhất là chủ nghĩa Mắc Kê Nô) và lợi ích nhóm "đe dọa sự tồn vong của
Đảng".
Không chịu ngồi một cách vô thưởng vô phạt
như cụ Nông răng trắng, Trọng giáo sư quyết định một phen "vần thiên
cổ", thế thiên hành đạo. Và trước khi ông nắm chiếc ghế Tổng Bí Thư, thiên
hạ đã từng xì xầm bàn tán về cuộc đại chiến Ba - Tư.
Công cuộc chỉnh đốn Đảng được Trọng giáo sư
khởi xướng, đó là hành động thực sự chứ không trông chờ vào lý thuyết đạo đức
suông kiểu học tập làm theo (một phong trào tốn quá nhiều thời lượng trên báo
giới và phí phạm công quỹ quốc gia). Đây cũng là niềm tin của ông Nguyễn Bá
Thanh - đương kim Trưởng ban Nội chính trung ương, nguyên Bí thư thành ủy Đà
Nẵng.
Việt Nam quay cuồng theo chỉnh đốn, sôi
theo cuộc chiến giữa nhóm lợi ích và những "ông thiện chân chính", hi
vọng được nhen nhóm trở lại. Người ta hi vọng bởi người ta muốn cứu vớt lòng
tin vơ bèo bọt tép của mình, người ta muốn những kẻ gây phương hại đến lợi ích
kinh tế quốc gia và người dân phải chịu trách nhiệm
Nhưng đến giờ dường như thế cục ngã ngũ.
Những "ông thiện" chỉ để hương nhang thờ vọng trong "ngôi chùa
Chủ nghĩa xã hội", còn "nhóm lợi ích" thu về những chiến quả lớn
lao, họ đã khiến thượng phương bảo kiếm (Ban Nội Chính Trung ương) phải chùn.
Nhiều người đã bắt đầu tính đến mô hình
nước Nga tại Việt Nam. Và trong sự nhiễu loạn thông tin - lòng tin, nhiều người
cho rằng Thủ tướng có thể làm được điều này - cũng có thể đó chỉ là tin đồn
thất thiệt - mà dạo này tin đồn oái oăm lại thường hay đúng.
Thất bại của ý thức hệ cộng sản?
Tất nhiên chúng ta có thể hỏi căn nguyên vì
đâu, những "Ông Thiện" từng gióng trống khua chiêng ầm ỹ trên báo
đài, trước dân chúng hay chém gió phần phật ở Hải Vân quan lại trở thành những
kẻ mình đầy hương khói trong ngôi ngôi chùa cổ?
Điều đầu tiên phải nói có lẽ là ý thức hệ
cộng sản, luận thuyết cộng sản đã không đáp ứng được nhu cầu thời đại. Đúng hơn
sự không cân xứng giữa triết học cộng sản với thực tế nhãn tiền đã làm tình
hình kinh tế chính trị Việt Nam thêm rối rắm, âm dương đảo lộn.
Với sự bảo thủ về tư tưởng, bảo thủ về đặc
quyền đặc lợi của mình và sự xơ cứng, già lão bệnh tật cố hữu của một lão già
hơn 80 tuổi đã không cho phép ĐCS có được nhà tư tưởng cập thời. Chỉnh đốn Đảng
trở về với bản chất đầy thất vọng: "vì tồn vong chế độ" chứ không
phải là vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Khẳng định lại chế độ công hữu ruộng đất,
chối bỏ tam quyền phân lập (tức là nền tảng khoa học của một thiết chế chính
trị hiện đại), coi nhẹ dân chủ, chỉnh đốn Đảng vô hình chung trở thành cuộc
chiến quyền lực giữa nhóm lợi ích lớn (ý thức hệ) và nhóm lợi ích nhỏ. Giai cấp
- đặc quyền đã không dung hòa với dân tộc dân chủ.
Cuộc chỉnh đốn không có được nền tảng tư
tưởng mạnh, lại phạm phải khá nhiều lỗi kỹ thuật. Họp kín liên miên đã khiến
bầu không khí chính trị ở Việt Nam trở nên u minh. Người dân thì không biết tin
vào cái gì (ngoài một sự thực là Đảng cầm quyền - tự coi mình là kẻ đại diện
quốc gia) đang họp kín và vẫn họp kín. Và tin đồn từ các nguồn tin dò rỉ được
thổi bùng lên.
Đoàn kết toàn dân, tinh thần dân chủ bị coi
rẻ trong chính thời đại dân chủ. Lỗi kỹ thuật nói lên bản chất của Đảng: sợ hãi
bảo thủ và xơ cứng tư duy.
Những mỹ từ về sự lãnh đạo và tinh thần đại
đoàn kết của Đảng đã không che giấu
được thực tế Đảng Cộng Sản Việt Nam đang đại mất đoàn kết. Với phát ngôn
"bên ấy", chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phơi bày cho cả bàn
dân thiên hạ thấy cuộc tranh đấu khốc liệt giữa Đảng và Chính phủ. Việc rủa
những người cấp tiến (trong chính ĐCS) là phường "suy thoái đạo đức"
ông Trọng đã tự kéo tụt uy tín chính trị của mình.
Người ta sẵn lòng chỉ trích rồi hợp thức
hóa biệt danh của ông.
Không minh bạch thông tin, không dân chủ,
không có lộ trình khoa học. Nền tảng quyền lực và tầm ảnh hưởng chính trị của
Trọng Bí thư đã không thể nào áp đảo hoặc chí ít là cân bằng được với phe đồng
chí X. Đó là những điểm yếu cốt tử làm nên thất bại của Trọng giáo sư với công
cuộc chỉnh đốn.
"Ông Thiện" không xấu mà là ông
đã quá lạc hậu. Có lẽ chúng ta sẽ được chứng kiến Trọng giáo sư lại nghẹn ngào
trong một ngày không xa? Xin chúc mừng "bên ấy" và chia buồn với loài
Lừa bởi vì chúng ta còn hỗn mang ít nhất mười niên nữa!!
người viết bài có hiểu gì về ý thức hệ không, có hiểu thế nào là xã hội chủ nghĩa không, hay là ăn tìn của bọn phương tây rồi nên trong đầu chỉ biết đến lợi ích cá nhân, lợi ích tư bản đế quốc, quên đi lợi ích của nhân dân lao động, lợi ích của dân tộc rồi chứ! ăn nói thì hàm hồ, đưa ra những lí lẽ con nít như vậy àh! trình độ thì không có, copy chắp vá vào để thành bài viết mà cũng to mồm vậy!
ReplyDelete