01:54:am
15/05/13
Hội nghị Thành đô
1990
Kể
từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng
thấy lộ rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những người lãnh đạo đất nước. Cuộc
chiến “có tiếng súng” nổ ra ở biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 chỉ
là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm của TC. Cuộc chiến không
phải chấp dứt 10 ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục day dẳn dọc theo biên giới mãi
cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn toàn của cs Bắc Việt khi TC tiến chiếm
quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Và
cuộc chiến không tiếng súng bắt đầu.
Và
hiệp ước biên giới được hai bên ký kết (theo lịnh của TC) như sau:
Cột
mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam của Ải Nam Quan và
cách ải 280 m;
Thác
Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch do TC quản lý;
Quan
trọng hơn cả là sự hiện diện của người thiểu số Tày dọc theo chiều dài biên
giới Việt-Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Người Tày có khuynh hướng thân TC và
đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có chiến tranh
xảy ra.
Thật ra, những sự
kiện vừa nêu trên có thể nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội nghị
Thành Đô năm ngày 3 và 4 tháng 9 năm1990.
Trong
quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham vọng chiếm đóng Việt Nam của người
Hán đã xảy ra hàng ngàn năm trước và VN chịu bốn lần ách đô hộ. Và hôm nay,
dưới cuộc chiến không tiếng súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang xảy
ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô trên.
Tại
nơi nầy, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời
bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Trung Cộng có Tổng Bí thư Giang
Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình
thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong
nước cho tới khi “bị” bật mí vào những ngày đầu năm 2013..
Ngày
5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung –
Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được
ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Tiếp
theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên
giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng. Theo báo chí “chiều phải”
của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết “môi hở răng lạnh” với Trung Cộng.
Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cuối
cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam
Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc Trung Cộng… và ngôi sao thứ
năm trên lá cờ TC đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa TC và VN
từ năm 2011… để chờ ngày chính thức công bố tự trị vào năm 2020? (Lá cờ TC với
5 ngôi sao xuất hiện lần đầu tiên truyền hình Việt Nam vào ngày 11/10/2011 nhân
chuyến viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs VN để xác định “16
chữ vàng” một lần nữa là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu
dài, hướng tới tương lai”).
Chính
quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn yếu
của cs Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng hiện rõ thêm qua nhiều
chỉ dấu từ đó đến nay:
Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5:
Di
dân Trung Hoa vào Việt Nam
Trước
năm 1980, người Trung Hoa khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và
có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 2008, Thủ tướng
cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn hộ chiếu và nới rộng vùng di chuyển của ngưới Tàu
đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực
sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.
Có
thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẻm của
đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là
không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Hoa, trong lúc người lao động
Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có
tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện, nhà máy gang thép, sản xuất hóa
chất công nghiệp… đâu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu…
Ngoài
9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường xá mang tên Tàu,
hàng quán, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết
cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày
hàng hóa thực phẩm Tàu…
Trên
306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẻ mạt, chiếm toàn
những vị trí chiến lược trọng yếu ở Bắc Việt, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ
Chính trị cs VN “chạy trốn” trong giai đoạn chiến tranh năm 1979!
Đồng
hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần
Hiện
tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm và người thiểu số ở cao
nguyên Bolloven bên Lào, Cambodia và nhập nhằng tóm gọn các dân tộc Chăm và
Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ
quyền của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo
của một Tiến sĩ người Chăm cổ súy. Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân
Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng
cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội
thiện nguyện và tôn giáo Hoa Kỳ yểm trợ dưới danh nghĩa DEGA.
Theo
tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia
(CNFC) và đã được Liên Hiệp Quốc công nhận qua Department of Economic and
Social Affairs (DESA) dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm
2009.
Một
tổ chức thứ hai là The Overseas Cham
Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển
để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government
In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền
Trung VN, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa
trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu
tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.
Qua
các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới
thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo
một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo
Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ.
Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào
thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp
dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988.
Nhưng
chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã được hủy bỏ vì muốn tránh sự
phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng chính phủ lưu vong lấy Thụy
Điển làm văn phòng tạm là P.O. Box 122, SE-33523, Gnosjo, vì tại nơi nầy, cũng
có một tiến sĩ người Chăm định cư nhằm tạo danh nghĩa để gây áp lực với cs Bắc
Việt một khi cần thiết. Và một trụ sở khác của chính phủ lấy Cambodia làm căn
cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Peenh 12000. (Cơ sở nầy một lần
nữa bị bại lộ do đó TC phải dẹp bỏ vào năm 2012).
Sau
cùng, khi “Ông Thầy đỡ đầu” người Pháp của vị tiến sĩ Chăm đan cử ở phần đầu
qua đời, vị tiến sĩ nầy đi tìm chỗ dựa mới là TC và chuyển trục hoạt động về
Malaysia. Nơi đây ông ta đã tổ chức một viện nghiên cứu về dân tộc Chăm, và có
nhiều buổi nói chuyện về sự hình thành dân tộc Champa do một đại học ở TC đài
thọ.
Vậy,
câu hỏi được đặt ra là: Trung Cộng giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì?
Câu
trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế VN trong lãnh vực chính
trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần VN. Nắm được
cao nguyên nầy, TC sẽ biến thành một vùng lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm
1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu của VN rồi mặc nhiên TC có toàn khả
năng khống chế lãnh đạo hiện tại của cs Bắc Việt trong mọi tình huống.
Mặt
khác, nguy hiểm hơn nữa là sự hiện diện của hàng chục ngàn người Tàu dưới dạng
công nhân, hay nhân viên tình báo (?) tại hai địa điểm khai thác Bauxite là
Nhân Cơ ở Đăc Nông và Tân Rai ở Lâm Đồng. Sự hiện diện nầy, ngoài các yếu tố
kinh tế, và quân sự, còn là một chiến lược đồng hóa người địa phương và thiểu
số bằng những cuộc hôn nhân dị chủng để… vài chục năm sau, những nơi nầy sẽ có
những người “thiểu số mới”…. đứng lên đòi tự trị theo tinh thần của Nghị quyết
Dân tộc bản địa của LHQ?
Ảnh
hưởng về Văn hóa và Giáo dục
Trung
Cộng cũng có âm mưu gây ảnh hưởng về văn hóa. Điều nầy đã bàng bạc thể hiện qua
nhiều lễ hội có tính cách văn hóa xen lẫn y phục, lời ca, điệu múa Trung Hoa.
Cung cách cấu trúc, bài trí các vở kịch cũng đầy máu sắc và kịch tính Tàu.
Những ảnh hưởng trên thể hiện ra sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các
loại hình văn hóa của Trung Cộng được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều
các loại phim TC được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và
địa phương ở Việt Nam.
Một
khía cạnh quan trọng khác là cách đây hơn 3 năm, TC lại thành lập một Cục giáo
dục tiếng Hoa cho người ngoại quốc. Họ đã đào tạo giáo viên sinh ngữ từ bậc
tiểu học. Từ năm 2010, họ đã bắt đầu cung cấp giáo viên qua việt Nam để giảng
dạy tiếng quan thoại. Đây cũng là một âm mưu lâu dài nhằm đem tiếng Hoa vào
trong hệ thống giáo dục VN, chuẩn bị cho công cuộc Bắc thuôc toàn diện.
Xuất
nhập cảng làm tê liệt các ngành sản xuất VN bằng cách tung hàng hóa với giá rẻ
mạt.
Trong
một chuyến viếng thăm TC của Tổng Bí thư cs Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên
quyết tâm và “nhất trí” phát triển hai chiều theo “quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện”.
Kể
từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại
Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại
giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp
gần 700 lần. TC đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương mại
song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với
thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương
mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong
thương mại với TC.
Cũng
cần nên nói thêm là TC còn xuất sang Việt Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực
thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm, ướp, bảo quản, chế biến, sản
xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ gây hại mà thị trường TC đã
tẩy chay khi phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực
phẩm, xí muội, ô mai, nước tương, sữa, trứng gà…, ngoài ra còn có đồ chơi trẻ
em có chứa chì, dày dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ,
dễ gây thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản….
TC
cũng xuất sang Việt Nam các giống cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gây hại đến
các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp của nước sở tại như ốc bươu
vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh, rùa tai đỏ và một số giống vật
nuôi nguy hiểm khác…. điều đáng lưu ý là những sản phẩm này tràn lan trên thị
trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người tiêu dùng Việt Nam đang dùng
hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật giả, phẩm chất hay xuất xứ.
Về
phần Việt Nam, hàng hóa xuất cảng sang TC của Việt Nam chánh yếu là dầu thô
(năm 2009 xuất trên 8 triệu tấn dầu thô), than đá và một số nông sản và hầu hết
các loại rau đậu, ngô khoai…Đối lại VN nhập cảng từ TC các mặt hàng như: máy
móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, bông vải, máy móc cho
kỹ nghệ dệt, da giày, phân bón và sản phẩm, máy móc dùng trong nông nghiệp, và
hàng tiêu dùng. Chì tính cho năm 2009, riêng hàng nhập khẩu từ TC chiếm tới 80%
tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Điểm
sau cùng cũng cần nêu ra đây là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp TC trong
các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên
gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC
do giá đấu thầu của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của TC trong các dự án nhạy cảm,
như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên cao nguyên Trung phần Việt Nam,
các dự án Nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà Mau. Nguồn vốn cho vay
của TC ngày càng tăng chiếm hầu hết tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho
một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.
Tóm
lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng hóa, vật dụng, thực phẩm chứa
hóa chất độc hại nhằm… ngoài việc làm tê liệt kinh tế VN bằng cách triệt tiêu
các kỹ nghệ nội địa của VN, còn làm hủy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm của
các thế hệ thanh niên sau nầy của VN qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của dân
tộc Việt.
Thay
lời kết
Đã
hơn 38 năm qua từ ngày lìa xa Đất và Nước, hơn lúc nào hết, âm mưu Bắc thuộc
lần thứ 5 của Trung Cộng lại hiện rõ trong lúc nầy. Chúng ta còn nhớ, ngay sau
khi Liên Sô sụp đổ năm 1991, CS Bắc Việt mới quay về thuần phục TC.
Và
kể từ đó, trước mặt TC, đảng CSVN mới cam tâm ký hai hiệp ước nhượng đất và
nhượng biển cho Trung Cộng. Thứ nhất là “Hiệp ước về biên giới trên đất liền
giữa Việt Nam – Trung Cộng” ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và thác Bản Giốc),
và thứ hai là “Hiệp ước phân định lãnh hải” ngày 25-12-2000 (mất khoảng 10,000
Km2 mặt biển vùng Vịnh Bắc Việt).
Câu
chuyện Tam Sa gồm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cũng chỉ là kết luận “tất
yếu” của tiến trình dâng đất và dâng biển cho TC mà thôi.
Qua
những sự kiện vừa liệt kê trên đây, chúng ta thấy rõ ràng ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt
Nam của TC cũng như lý tính thuần phục của đảng cs Việt Nam hiện tại.
Đất
Nước là Đất Nước của chung, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước
cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia sẻ trách
nhiệm chứ đâu có phải là độc quyền của đảng.
Tóm
lại, cho đến ngày hôm nay, có thể nói qua những phân tích trên đây, mọi hành xử
của đảng CS Bắc Việt đều do CS TC điều khiển từ xa. Việt Nam hoàn toàn không có
khả năng quyết định vận mệnh của đất nước mình nếu không có sự “góp ý” của TC.
Hiện
tại, 16 chữ vàng và 4 tốt trên đã được Trung Tướng CS Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm
Tổng Cục Chính trị cùng phái đoàn 11 tướng lãnh cao cấp khác cam kết và xác
định thêm một lần nữa trước Thái thú Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Hoa là:
“Quân đội hai nước sẽ gương mẫu thực hiện thỏa thuận giữa hai Đảng bằng đối
thoại”.
Chưa
bao giờ đất nước Việt có một tập đoàn lãnh đạo hèn với giặc và ác với dân như
hiện tại!
Nhìn
lại lịch sử trong quá khứ, vào năm 1428, Vua Lê Lợi lên ngôi sau 10 năm kháng
chiến đau thương và gian khổ để:
“Đại
cáo Bình Ngô lưng cung nỏ,
Giang
sơn thu lại chỉ mười năm” .
Đó
là giang sơn Đại Việt thời xưa!
Và
vào thời cận đại, Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du để phục quốc đã
phải thốt lên: “Phát cây bụi lá gai góc, khó nhọc để mở ra thế giới này,
không phải là tay chân của hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Sớm chuyên chở,
chiều chuyên chở đất cát để lấp kín khe núi kia, không phải là máu mỡ mồ hôi
của tổ tiên hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Tổ tiên ta đem nước để lại cho
con cháu. Ta là con cháu, ta nhận nước ở tổ tiên ta. Nước vốn là gia tài của
dân ta”.
Và
Cụ viết tiếp: “Sau khi đã duy tân rồi thì dân trí sẽ được mở mang, dân khí
sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Giữa đô
thành, nước ta đặt một toà nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công
chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi trung nghị viện đồng ý, trung nghị
viện phải đợi hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số
dân chúng có quyền tài phán việc của trung nghị viện và thượng nghị viện. Phàm
là dân nước ta, không cứ sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu
cử. Trên là vua nên để hay truất, dưới là quan nên thăng hay giáng”.
Lời
người xưa còn đó!
Bao
giờ giang sơn Đại Việt “mới” sẽ được lấy lại từ tay CS Bắc Việt?
Ngày
Quốc Hận 2013
© Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment