22.05.2013
Bốn tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế gửi thư cho giới
lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đề nghị trả tự do cho các nhà hoạt động Công
giáo trẻ trước phiên xử phúc thẩm vào ngày 23/5.
Kháng cáo của 8 trong số 14 thanh niên Công giáo bị tuyên án lên tới 13 năm tù giam hồi đầu năm nay về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sẽ được xem xét tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An sau nhiều lần trì hoãn.
Các tổ chức phi chính phủ gồm Article 19, EFF, Media Legal Defense Initiative và Front Line Defenders bày tỏ quan ngại sâu sắc trước phiên tòa của các nhà hoạt động bao gồm Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.
Trong số này, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Paululs Lê Sơn bị kêu án cao nhất là 13 năm tù giam.
Trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ngày 22/5, 4 tổ chức vừa kể nêu nghi vấn về tính chính danh của phiên tòa sắp tới và lên án tình trạng các bị can bị ngược đãi kể từ khi bị bắt giữ.
Kháng cáo của 8 trong số 14 thanh niên Công giáo bị tuyên án lên tới 13 năm tù giam hồi đầu năm nay về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sẽ được xem xét tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An sau nhiều lần trì hoãn.
Các tổ chức phi chính phủ gồm Article 19, EFF, Media Legal Defense Initiative và Front Line Defenders bày tỏ quan ngại sâu sắc trước phiên tòa của các nhà hoạt động bao gồm Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.
Trong số này, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Paululs Lê Sơn bị kêu án cao nhất là 13 năm tù giam.
Trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ngày 22/5, 4 tổ chức vừa kể nêu nghi vấn về tính chính danh của phiên tòa sắp tới và lên án tình trạng các bị can bị ngược đãi kể từ khi bị bắt giữ.
Thư nêu rõ các bản án Hà Nội dành cho 14 nhà hoạt động
Công giáo xem chừng là một phần trong xu hướng đàn áp đang tiếp diễn và đáng
quan ngại của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các công dân thực thi quyền tự do
ngôn luận.
4 NGOs này cùng hàng chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác từng nhiều lần lên tiếng và gửi thư ngỏ cho giới lãnh đạo Việt Nam về vụ án của các nhà hoạt động Công giáo, tuy nhiên Hà Nội không một lần hồi đáp.
Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của tổ chức Media Legal Defense Initiative, nói với VOA Việt ngữ:
“Thật đáng buồn là chính phủ Việt Nam chưa chính thức hồi đáp kêu gọi của chúng tôi về các bản án này. Chúng tôi thấy rất cần thiết để tiếp tục nêu vấn đề cũng là để đảm bảo là Hà Nội hiểu rằng các trường hợp này đang bị cộng đồng quốc tế theo dõi và lưu tâm, rằng quốc tế xem đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải có biện pháp sửa chữa.”
Bà Jansen cũng cho biết thêm rằng nếu Hà Nội tiếp tục phớt lờ sự quan tâm của quốc tế, Media Legal Defense Initiative sẽ cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền chắc chắn sẽ có những bước kế tiếp để bảo vệ những nhà cổ xúy dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam. Bà Jansen cho biết:
“Có nhiều cơ quan khác trong Liên hiệp quốc để có thể nêu lên các trường hợp vi phạm nhân quyền như thế này. Và đây chắc chắn sẽ là điều được chúng tôi cân nhắc nếu phiên xử phúc thẩm của các nhà hoạt động Công giáo không tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền của quốc tế mà Việt Nam đã ký tên cam kết.”
Nhóm các nhà hoạt động trẻ đa số thuộc Dòng Chúa Cứu thế bị bắt vì các hoạt động bao gồm viết blog thể hiện quan điểm chỉ trích nhà nước, phổ biến lên mạng, tham gia và kêu gọi phản kháng ôn hòa.
Các tổ chức nhân quyền nói các hoạt động này là những gì Việt Nam đã cam kết bảo vệ và phát huy với tư cách là nước thành viên của Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự của công dân, vì vậy, Hà Nội không thể xem đó là các tội hình sự để trừng phạt.
Ngay sau phiên sơ thẩm hôm 9/1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các bản án tổng cộng hơn 80 năm tù của 14 nhà hoạt động này vì họ đã thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói:
“Những bản án này cùng với việc bắt giữ các blogger khác là một phần trong xu hướng nhân quyền hết sức đáng quan ngại của Việt Nam, khơi dậy những nghi vấn nghiêm túc về các cam kết của Hà Nội với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”
4 tổ chức đồng ký tên trong thư ngày 22/5 kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích ngay lập tức và hủy án cho tất cả 14 thanh niên đang bị giam cầm.
Ngoài ra, họ cũng đề nghị Hà Nội không ngược đãi các bị can trong lao tù, đảm bảo thủ tục xét xử công bằng, điều tra và truy cứu trách nhiệm những ai đã sách nhiễu và đe dọa các nhà hoạt động này.
4 NGOs này cùng hàng chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác từng nhiều lần lên tiếng và gửi thư ngỏ cho giới lãnh đạo Việt Nam về vụ án của các nhà hoạt động Công giáo, tuy nhiên Hà Nội không một lần hồi đáp.
Luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của tổ chức Media Legal Defense Initiative, nói với VOA Việt ngữ:
“Thật đáng buồn là chính phủ Việt Nam chưa chính thức hồi đáp kêu gọi của chúng tôi về các bản án này. Chúng tôi thấy rất cần thiết để tiếp tục nêu vấn đề cũng là để đảm bảo là Hà Nội hiểu rằng các trường hợp này đang bị cộng đồng quốc tế theo dõi và lưu tâm, rằng quốc tế xem đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, mong muốn nhà cầm quyền Việt Nam phải có biện pháp sửa chữa.”
Bà Jansen cũng cho biết thêm rằng nếu Hà Nội tiếp tục phớt lờ sự quan tâm của quốc tế, Media Legal Defense Initiative sẽ cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền chắc chắn sẽ có những bước kế tiếp để bảo vệ những nhà cổ xúy dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam. Bà Jansen cho biết:
“Có nhiều cơ quan khác trong Liên hiệp quốc để có thể nêu lên các trường hợp vi phạm nhân quyền như thế này. Và đây chắc chắn sẽ là điều được chúng tôi cân nhắc nếu phiên xử phúc thẩm của các nhà hoạt động Công giáo không tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền của quốc tế mà Việt Nam đã ký tên cam kết.”
Nhóm các nhà hoạt động trẻ đa số thuộc Dòng Chúa Cứu thế bị bắt vì các hoạt động bao gồm viết blog thể hiện quan điểm chỉ trích nhà nước, phổ biến lên mạng, tham gia và kêu gọi phản kháng ôn hòa.
Các tổ chức nhân quyền nói các hoạt động này là những gì Việt Nam đã cam kết bảo vệ và phát huy với tư cách là nước thành viên của Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự của công dân, vì vậy, Hà Nội không thể xem đó là các tội hình sự để trừng phạt.
Ngay sau phiên sơ thẩm hôm 9/1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các bản án tổng cộng hơn 80 năm tù của 14 nhà hoạt động này vì họ đã thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói:
“Những bản án này cùng với việc bắt giữ các blogger khác là một phần trong xu hướng nhân quyền hết sức đáng quan ngại của Việt Nam, khơi dậy những nghi vấn nghiêm túc về các cam kết của Hà Nội với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”
4 tổ chức đồng ký tên trong thư ngày 22/5 kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích ngay lập tức và hủy án cho tất cả 14 thanh niên đang bị giam cầm.
Ngoài ra, họ cũng đề nghị Hà Nội không ngược đãi các bị can trong lao tù, đảm bảo thủ tục xét xử công bằng, điều tra và truy cứu trách nhiệm những ai đã sách nhiễu và đe dọa các nhà hoạt động này.
No comments:
Post a Comment