27-08-2012
Neil Armstrong, người đầu tiên đến mặt trăng, đã qua đời ngày 25
tháng 8, 2012.
Ra đời ngày 5 tháng 8, 1930 tại một nông trại ở Wapakoneta, miền tây tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, mới sáu tuổi đã được đi máy bay, từ đó ông đã trở nên ham mê ngành hàng không. Khi còn nhỏ Neil Amstrong đi làm tại tiệm thuốc tây để có tiền đi học lái và có giấy phép lái máy bay năm 16 tuổi trước khi được lái xe hơi.
Mùa Thu 1947, Neil Armstrong theo học ngành kỹ sư hàng không tại Đại học Purdue nhưng đã lên đường theo tiếng gọi của núi sông năm 1949. Ông trở thành phi công của Hải quân Hoa Kỳ và bay 78 phi vụ tại chiến trường Đại Hàn. Ông rời Hải quân Hoa Kỳ năm 1952; 1955 Neil Armstrong trở thành phi công thử nghiệm cho tổ chức NACA sau này là Cơ quan Quản trị Không gian và Hàng không Quốc Gia của Hoa Kỳ, NASA (National Aeronautics and Space Administration). Thời gian này ông đã bay hơn 200 loại máy bay từ tàu lượn đến phi cơ phản lực. Neil Armstrong trở về đời sống dân sự năm 1960.
Sau chiến tranh Neil Armstrong đi học tiếp chương trình kỹ sư tại Purdue (1955) và sau đó hòan tất chương trình cao học kỹ sư hàng không tại Đại học Nam California (1970).
Ra đời ngày 5 tháng 8, 1930 tại một nông trại ở Wapakoneta, miền tây tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, mới sáu tuổi đã được đi máy bay, từ đó ông đã trở nên ham mê ngành hàng không. Khi còn nhỏ Neil Amstrong đi làm tại tiệm thuốc tây để có tiền đi học lái và có giấy phép lái máy bay năm 16 tuổi trước khi được lái xe hơi.
Mùa Thu 1947, Neil Armstrong theo học ngành kỹ sư hàng không tại Đại học Purdue nhưng đã lên đường theo tiếng gọi của núi sông năm 1949. Ông trở thành phi công của Hải quân Hoa Kỳ và bay 78 phi vụ tại chiến trường Đại Hàn. Ông rời Hải quân Hoa Kỳ năm 1952; 1955 Neil Armstrong trở thành phi công thử nghiệm cho tổ chức NACA sau này là Cơ quan Quản trị Không gian và Hàng không Quốc Gia của Hoa Kỳ, NASA (National Aeronautics and Space Administration). Thời gian này ông đã bay hơn 200 loại máy bay từ tàu lượn đến phi cơ phản lực. Neil Armstrong trở về đời sống dân sự năm 1960.
Sau chiến tranh Neil Armstrong đi học tiếp chương trình kỹ sư tại Purdue (1955) và sau đó hòan tất chương trình cao học kỹ sư hàng không tại Đại học Nam California (1970).
Neil A. Armstrong (1930-2012)
. Nguồn ảnh: NASA
Neil Armstrong được tuyển vào làm phi hành gia lớp thứ hai của NASA năm 1962 và là thuyền trưởng của Gemini VIII năm 1966. Gemini VIII cũng là lần đầu tiên hai phi thuyền (Gemini VIII và Agena, điều khiển từ xa) nối vào nhau trên không gian. Trở ngại kỹ thuật buộc phi hành gia của Gemini VIII phải tách khỏi Agena và vì một trong 16 ống phản lực bị hỏng Neil Armstrong đã phải khẩn cấp đưa phi thuyền về quả đất, trên mặt biển phía tây Đại tây dương.
Lên Mặt trăng
Neil Armstrong đã đi vào lịch sử không gian và lịch sử thế giới vào lúc 20:17 UTC ngày 20 tháng 7, 1969. Là thuyền trưởng Appolo 11, ông đã lái và hạ cánh Eagle, Du thuyền Mặt trăng (LEM), xuống Nền (của Biển) Yên tĩnh (Tranquility Base), “Houston, Tranquility Base here. The Eagle has landed,” Neil Armstrong gọi về Quả đất.
Sự hay đổi khẩu hiệu từ “Eagle” thành “Tranquility Base” của Neil
Armstrong đã làm chuyên viên ở đài Chỉ huy Công tác tại Houston bối rối trong
giây lát.
Sáu giờ hai mươi mốt phút sau khi đáp xuống Mặt trăng, Chim Ưng mở cửa. Mười một phút sau, Neil Armstrong bước xuống thang và vào lúc 2:56:16 (giờ UTC) ngày 20 tháng 7, 1969 [10:56:16 PM (EST)], ông đặt chân xuống Mặt trăng, “That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind.” [Đây là một bước nhỏ của (một) người, một bước tiến vĩ đại cho nhân loại.]
Neil Armstrong bỏ sót, nói thiếu mạo từ vô định, chỉ có một mẫu tự, “A”, trong câu nói để đời? Tờ New York Times ngày 31 tháng 7, 1969 (trang 20) đăng bài “Armstrong Adds and “A” to Historical Quotation” sau khi ông cho rằng bản tường trình chuyến bay lịch sử tại Houston ghi thiếu chữ “A”. Tuy nhiên, sau này Armstrong đã viết, “Tôi nghĩ nó [Chữ “A”] đã có trong câu. Dẫu cho về mặt kỹ thuật máy ghi âm có thể đã không thu và truyền đi, nghe lại đoạn ghi âm cho thấy có lẽ nó đã bị bỏ sót.” [Courney G. Brooks, James M. Grimwood, Loyd S. Swenson, Jr., “Chariots For Apollo, A History of Manned Lunar Spacecrafts”, NASA, 1979, cước chú trang 346.]
Ba mươi bảy năm sau, một chuyên viên điện toán người Úc, Peter S. Ford, dùng nhu liệu Goldwave phân tích đoạn ghi âm câu nói lịch sử của Neil Armstrong và cho rằng Neil Armstrong đã nói “‘That's one small step for a man,’ với chữ “A” chỉ dài 35 milliseconds, nhanh gấp 10 lần để có thể nghe được.” Neil Armstrong nhận xét, “Tôi đã xem lại dữ liệu và phân tích của Peter Ford, và tôi thấy kỹ thuật này thú vị và có ích. Tôi cũng thấy kết luận của ông ấy có sức thuyết phục. Có sức thuyết phục là từ ngữ thích hợp.” [Mark Carreau, Hear what Neil Armstrong really said on the moon, Houston Chronicle, September 30, 2006].
Dù Neil Armstrong hay kỹ thuật thời 1960 đã bỏ sót chữ “A” thì câu nói của ông đã là lịch sử và kết quả của chuyến bay Apollo 11 sẽ mãi mãi là “một bước tiến vĩ đại cho nhân loại”.
Về mặt con người, Neil Amstrong là một người khiêm tốn, kín đáo, nghiêm túc và dứt khoát. Năm 2003 trong buổi lễ kỷ niệm một thế kỷ kỹ thuật hàng không, trên khán đài trước 10000 người trong một vận động trường ở Dayton, Ohio, Neil Armstrong chỉ phát biểu vài giây, không nói gì đến chuyến bay lên Mặt trăng, và lui ngay vào hậu trường. Trong cuốn “Men from Earth”, Edwin “Buzz” Aldrin cho rằng Neil Armstrong là người trầm lặng và kín đáo nhất mà ông đã biết. John Glenn, đã cùng tập luyện trong rừng Panama với Neil Armstrong cho biết ông là người “tài giỏi lạ thường” về mặt kỹ thuật nhưng “không thích bị đẩy ra trước ánh đèn sân khấu nhiều.”
Nói về mình, Neil Armstrong cho rằng, “I am, and ever will be, a white socks, pocket protector, nerdy engineer.” [Tôi là, và sẽ mãi mãi là, một kỹ sư dớ dẩn, chân mang vớ trắng, túi có bao nylon cài bút.”]
Chính cá tính của Neil Armstrong đã đưa NASA đến quyết định chọn ông là người đầu tiên đặt chân xuống Mặt trăng. Trong cuốn tự truyện Flight: My Life in Mission Control xuất bản năm 2001, Christopher C. Kraft Jr., một kỹ sư, giám đốc hàng đầu của NASA đã xác định điều này.
Theo Christoper Kraft, Edwin “Buzz” Aldrin là người nhiều tham vọng, cứng đầu không úp mở với NASA cho rằng mình là nên xuống Mặt trăng trước. “Chúng tôi có nghĩ rằng Buzz có thể là người đại diện tốt nhất của chúng tôi trước thế giới không, người sẽ trở thành huyền thoại? Chúng tôi không nghĩ vậy,” ông Kraft ghi lại.
Mặt khác Neil Armstrong, con người trầm lặng, xác tín rằng việc điều khiển và đáp an toàn Du thuyền Mặt Trăng, chứ không phải cuộc đi bộ, mới đáng là thành quả chính của Apollo 11. Và đối với ông không là điều quan trọng nếu có bất kỳ ai trong nhóm người dưới đất nghĩ khác.
“Neil Armstrong, kín đáo, ăn nói nhỏ nhẹ và oai hùng, là lựa chọn duy nhất của chúng tôi,” ông Christoper Kraft nói.
Sau chuyến bay lịch sử, Neil Armstrong ở lại làm việc với NASA thêm hai năm trong vai trò quản trị và sau đó từ nhiệm để trở thành giáo sư khoa kỹ sư hàng không tại Đại học Cincinnati. Sau tám năm dạy học Neil Armstrong rời đại học đi vào kỹ nghệ - nhưng vẫn không ồn ào - là thành viên Hội đồng Quản trị của ngân hàng, của nhiều Ủy ban về hàng không.
Khác với Buzz Aldrin cùng chuyến bay Apollo 11, Neil Armstrong thường từ chối phỏng vấn và giữ khoảng cách với giới truyền thông, trừ việc ủy quyền cho James R. Hansen viết cuốn tiểu sử “First Man: The Life of Neil A. Armstrong” (2005).
Một câu khác ghi trên một tấm bảng, ít khi được nhắc đến, đã ở lại mặt trăng, “Here Men from the planet Earth first set foot upon the Moon July 1969, A.D. We came in peace for all mankind.” [Nơi đây người từ hành tinh Địa cầu lần đầu tiên đặt chân xuống Mặt trăng tháng Bảy, 1969, A.D. Chúng tôi đến với hòa bình cho tất cả nhân loại.] Bên dưới là chữ ký của ba phi hành gia Neil A. Armstrong, Michael Collins và Edwin E. Aldrin, Jr. và Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon.
Sáu giờ hai mươi mốt phút sau khi đáp xuống Mặt trăng, Chim Ưng mở cửa. Mười một phút sau, Neil Armstrong bước xuống thang và vào lúc 2:56:16 (giờ UTC) ngày 20 tháng 7, 1969 [10:56:16 PM (EST)], ông đặt chân xuống Mặt trăng, “That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind.” [Đây là một bước nhỏ của (một) người, một bước tiến vĩ đại cho nhân loại.]
Neil Armstrong bỏ sót, nói thiếu mạo từ vô định, chỉ có một mẫu tự, “A”, trong câu nói để đời? Tờ New York Times ngày 31 tháng 7, 1969 (trang 20) đăng bài “Armstrong Adds and “A” to Historical Quotation” sau khi ông cho rằng bản tường trình chuyến bay lịch sử tại Houston ghi thiếu chữ “A”. Tuy nhiên, sau này Armstrong đã viết, “Tôi nghĩ nó [Chữ “A”] đã có trong câu. Dẫu cho về mặt kỹ thuật máy ghi âm có thể đã không thu và truyền đi, nghe lại đoạn ghi âm cho thấy có lẽ nó đã bị bỏ sót.” [Courney G. Brooks, James M. Grimwood, Loyd S. Swenson, Jr., “Chariots For Apollo, A History of Manned Lunar Spacecrafts”, NASA, 1979, cước chú trang 346.]
Ba mươi bảy năm sau, một chuyên viên điện toán người Úc, Peter S. Ford, dùng nhu liệu Goldwave phân tích đoạn ghi âm câu nói lịch sử của Neil Armstrong và cho rằng Neil Armstrong đã nói “‘That's one small step for a man,’ với chữ “A” chỉ dài 35 milliseconds, nhanh gấp 10 lần để có thể nghe được.” Neil Armstrong nhận xét, “Tôi đã xem lại dữ liệu và phân tích của Peter Ford, và tôi thấy kỹ thuật này thú vị và có ích. Tôi cũng thấy kết luận của ông ấy có sức thuyết phục. Có sức thuyết phục là từ ngữ thích hợp.” [Mark Carreau, Hear what Neil Armstrong really said on the moon, Houston Chronicle, September 30, 2006].
Dù Neil Armstrong hay kỹ thuật thời 1960 đã bỏ sót chữ “A” thì câu nói của ông đã là lịch sử và kết quả của chuyến bay Apollo 11 sẽ mãi mãi là “một bước tiến vĩ đại cho nhân loại”.
Về mặt con người, Neil Amstrong là một người khiêm tốn, kín đáo, nghiêm túc và dứt khoát. Năm 2003 trong buổi lễ kỷ niệm một thế kỷ kỹ thuật hàng không, trên khán đài trước 10000 người trong một vận động trường ở Dayton, Ohio, Neil Armstrong chỉ phát biểu vài giây, không nói gì đến chuyến bay lên Mặt trăng, và lui ngay vào hậu trường. Trong cuốn “Men from Earth”, Edwin “Buzz” Aldrin cho rằng Neil Armstrong là người trầm lặng và kín đáo nhất mà ông đã biết. John Glenn, đã cùng tập luyện trong rừng Panama với Neil Armstrong cho biết ông là người “tài giỏi lạ thường” về mặt kỹ thuật nhưng “không thích bị đẩy ra trước ánh đèn sân khấu nhiều.”
Nói về mình, Neil Armstrong cho rằng, “I am, and ever will be, a white socks, pocket protector, nerdy engineer.” [Tôi là, và sẽ mãi mãi là, một kỹ sư dớ dẩn, chân mang vớ trắng, túi có bao nylon cài bút.”]
Chính cá tính của Neil Armstrong đã đưa NASA đến quyết định chọn ông là người đầu tiên đặt chân xuống Mặt trăng. Trong cuốn tự truyện Flight: My Life in Mission Control xuất bản năm 2001, Christopher C. Kraft Jr., một kỹ sư, giám đốc hàng đầu của NASA đã xác định điều này.
Theo Christoper Kraft, Edwin “Buzz” Aldrin là người nhiều tham vọng, cứng đầu không úp mở với NASA cho rằng mình là nên xuống Mặt trăng trước. “Chúng tôi có nghĩ rằng Buzz có thể là người đại diện tốt nhất của chúng tôi trước thế giới không, người sẽ trở thành huyền thoại? Chúng tôi không nghĩ vậy,” ông Kraft ghi lại.
Mặt khác Neil Armstrong, con người trầm lặng, xác tín rằng việc điều khiển và đáp an toàn Du thuyền Mặt Trăng, chứ không phải cuộc đi bộ, mới đáng là thành quả chính của Apollo 11. Và đối với ông không là điều quan trọng nếu có bất kỳ ai trong nhóm người dưới đất nghĩ khác.
“Neil Armstrong, kín đáo, ăn nói nhỏ nhẹ và oai hùng, là lựa chọn duy nhất của chúng tôi,” ông Christoper Kraft nói.
Sau chuyến bay lịch sử, Neil Armstrong ở lại làm việc với NASA thêm hai năm trong vai trò quản trị và sau đó từ nhiệm để trở thành giáo sư khoa kỹ sư hàng không tại Đại học Cincinnati. Sau tám năm dạy học Neil Armstrong rời đại học đi vào kỹ nghệ - nhưng vẫn không ồn ào - là thành viên Hội đồng Quản trị của ngân hàng, của nhiều Ủy ban về hàng không.
Khác với Buzz Aldrin cùng chuyến bay Apollo 11, Neil Armstrong thường từ chối phỏng vấn và giữ khoảng cách với giới truyền thông, trừ việc ủy quyền cho James R. Hansen viết cuốn tiểu sử “First Man: The Life of Neil A. Armstrong” (2005).
Một câu khác ghi trên một tấm bảng, ít khi được nhắc đến, đã ở lại mặt trăng, “Here Men from the planet Earth first set foot upon the Moon July 1969, A.D. We came in peace for all mankind.” [Nơi đây người từ hành tinh Địa cầu lần đầu tiên đặt chân xuống Mặt trăng tháng Bảy, 1969, A.D. Chúng tôi đến với hòa bình cho tất cả nhân loại.] Bên dưới là chữ ký của ba phi hành gia Neil A. Armstrong, Michael Collins và Edwin E. Aldrin, Jr. và Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon.
“HERE MEN FROM THE PLANET EARTH...”
Nguồn ảnh: Courney G. Brooks, James M. Grimwood, Loyd S. Swenson, Jr., Sách đã dẫn, trang 331
Nguồn ảnh: Courney G. Brooks, James M. Grimwood, Loyd S. Swenson, Jr., Sách đã dẫn, trang 331
“Hãy tôn trọng tấm gương phục vụ, sự thành đạt và tính khiêm tốn của ông, và lần tới khi có dịp đi trong đêm dưới bầu trời trong và thấy trăng đang mỉm nụ cười, hãy nghĩ đến Neil Armstrong và nháy mắt với ông” là lời yêu cầu của gia đình gởi đến tất cả những ai còn muốn nhớ đến Neil Armstrong.
Neil Armstrong, ông là tấm gương sáng và mẫu mực cho thế hệ đi sau. Chúc ông mãi mãi thảnh thơi bên cạnh chị Hằng.
© DCVOnline
Nguồn:
- Astronaut
Neil Armstrong, first man on the moon, dead at 82, Lisa Cornwell,
Associated Press | Aug 25, 2012
- The first man on
the moon was a stranger on Earth, Paul Duggan The Age | August 26,
2012
- Neil Armstrong
obituary - US astronaut and commander of Apollo 11 spacecraft was
the first man to set foot on the moon. Pearce Wright, guardian.co.uk, Saturday
25 August 2012
No comments:
Post a Comment