Trần
Thanh Hiệp, LS
August 14, 2012
August 14, 2012
Đầu năm 1996 , tôi có viết hai bài về Xã hội dân sự trên tờ nguyệt
san Thông Luận.
Vào lúc đó chẳng những thành ngữ này còn lạ hoắc trong ngôn ngôn ngữ chính trị
Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước, mà ngay như kiếm tài liệu bằng ngoại ngữ tại
Paris để nghiên cứu thêm cũng không sẵn lắm. Bây giờ mười năm sau, đọc lại, tôi
thấy tôi có hai thiếu hụt cần phải bổ sung. Đó là việc tôi giới hạn xã hội dân
sự vào trong phạm vi một quốc gia là quá hẹp và sự lựa chọn của tôi để dịch
thành ngữ societas civilis (civil society, société civile) sang
tiếng Việt là xã hội dân sự hay xã hội công dân còn phải xét lại xem cách dịch
nào thật đúng. Và tôi còn lập được một thư tịch khá phong phú về xã hội dân sự
quốc tế.
Theo
nguồn tài liệu thống kê Pháp (1) thì khái niệm xã hội dân sự (société civile)
chỉ bắt đầu phát triển rầm rộ từ thập niên 1990, đặc biệt trên địa hạt báo chí.
Sự phát triển này là phản ảnh tất nhiên của những hoạt động gia tăng ào ạt trên
trường quốc tế của các tổ chức phi chinh phủ đủ lọai, (NGO, non-governmental
organizations) (2), trong mối liên hệ chăt chẽ với Liên Hiệp Quốc và có sự
hưởng ứng của dư luận. Ngoài ta còn có không ít những tổ chức hoạt động dưới
cái dù chính quyền (GONGOs, government oriented non-govermental
organizations) do các chính phủ lập ra và thao túng. Đó là chưa kể loại tổ
chức cũng mang danh phi chính phủ do các xí nghiệp đa quốc gia thành lập để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của các xí nghiệp này. Hay loại tổ chức
phi chính phủ công khai chống chính phủ và nhất là chống toàn cầu hóa tư bản…
Về
phần Việt Nam, trong một bài báo phổ biến vào cuối năm 2005, giáo sư Lê Xuân
Khoa ở bên Mỹ có viết rằng « Từ nhiều năm qua, đặc biệt từ đầu thập kỷ 1990 khi
Nhà nước Việt Nam mở rộng cửa đón nhận các nhà đầu tư và tổ chức từ thiện từ
bên ngoài vào hoạt động kinh doanh và nhân đạo, đã có nhiều cá nhân, nhóm và tổ
chức của người Việt hải ngoại về nước làm công tác cứu trợ khẩn cấp hay thực
hiện các chương trình từ thiện và phát triển bền vững ». Giáo sư Khoa gọi đó là
« các tổ chức phi chính phủ người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American
non-governmental organizations, gọi tắt là VA NGO ». Nhìn chung, các tổ
chức trên đã họp lại thành một hiện tượng mà thuật ngữ của các nhà nghiên cứu
luật học, xã hội học, chính trị học v.v…gọi là xã hội dân sự quốc tế. Tuy rõ ràng
là xã hội này không phải chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng chưa ai
đưa ra được một định nghĩa nào thật đầy đủ về xã hội dân sự quốc tế cũng như
xác định được một cách thuyết phục bản chât và qui chế pháp lý của nó. Tức là
nó có thật nhưng dường như vẫn chưa có thật.
Những
gì tôi viết dưới đây, vì những hạn chế của một bài báo, chưa phải là một bài
nghiên cứu thật chuyên đề. Tôi chỉ muốn ghi lại bốn dấu mốc trong quá trình
nghiên cứu của tôi để góp phần giúp cho bất cứ ai muốn tìm hiểu hiện tượng « xã
hội dân sự » – về cả hai mặt quốc gia và quốc tế- có đầu mối mà đi sâu thêm.
Đồng thời tôi cũng muốn gợi ý người Việt chúng ta sớm rời bỏ những cách suy
nghĩ cũ – đã xơ cứng, lỗi thời – về cuộc sống cá nhân cũng như tập thể mà cập
nhật hóa nhận thức của mình cho sát với đòi hỏi của thực tế của thời đại Việt
Nam đã thực sự bước vào giai đoạn toàn cầu hóa : Nhờ có không gian gọi là xã
hội dân sự quốc tế, người Việt Nam ở trong nước có thể coi như mình đang sống
trên thế giới và người Việt Nam ở ngoải nước cũng không nên còn mang mặc cảm
sống gửi ở nhờ trên đất tạm dung nữa. Mà là sống thoải mái trên đất Việt Nam,
dù ở bất cứ đâu trên địa cầu. Ở Pháp hay ở Anh, ở Đức, ở Hòa Lan, ở Bì, ở
Canada, ở Mỹ v.v… Bốn dấu mốc đó là : Những khó khăn trong việc nhận diện xã
hội dân sự quốc tế (I) , Xã hội dân sự quốc tế dưới mắt các luật gia (II), Xã
hội dân sự quốc tế trong thực tế (III), Xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam (IV).
I. Những khó khăn trong việc nhận diện xã hội dân sự quốc tế
Chỉ gần đây thôi người ta mói bắt đầu nói tới « xã hội dân sự quốc tế ». Đầu năm 2001, một cuộc hội thảo qui tụ nhiều giáo sư luật học, chuyên gia nghiên cứu, nhiều nhà họạt động quốc tế có tiếng, đã được Trung Tâm nghiên cứu CEDIN của Đại học Paris X ở Nanterre tổ chức tại Viện Quốc Tế Hành Chánh ỏ Paris, dưới chủ đề « L’émergence de la société civile internationale, Sự đột xuất của xã hội dân sự quốc tế ». Cuộc trao đổi ý kiến qua các bài thuyết trình, tham luận, các cuộc tranh luận, một mặt đã ghi nhận là quả thật có hiện tượng mang tên gọi xã hội dân sự quốc tế nhưng mặt khác lại cũng có rất nhiều điểm bất đồng để nhận diện một cách thật chính xác hiện tượng này. Tình trạng nghiên cứu còn dang dở ấy bây giờ, nói chung, vẫn chưa bổ sung được bao nhiêu. Bởi vậy, trước khi bàn – dù chỉ rất sơ lược – về xã hội dân sự quốc tế, thiết tưởng không thể không nhắc đến những khó khăn trong việc nhận diện hiện tượng này. Nhận diện nghĩa là muốn tìm xem xã hội dân sự quốc tế là gì ? Hình thù nó ra sao ? Nó ở đâu v.v…? Tuy chỉ cần bấy nhiêu thôi nhưng cũng không dễ dàng gì. Tại sao lại có nhiều khó khăn ? Và có thể khắc phục được những khó khăn này không ? Giải đáp cặn kẽ hai câu hỏi này chắc chắn sẽ đưa tới những câu trả lời rất nhiêu khê. Tạm thời, chỉ xin tóm lược thành mấy điểm chính.
Chỉ gần đây thôi người ta mói bắt đầu nói tới « xã hội dân sự quốc tế ». Đầu năm 2001, một cuộc hội thảo qui tụ nhiều giáo sư luật học, chuyên gia nghiên cứu, nhiều nhà họạt động quốc tế có tiếng, đã được Trung Tâm nghiên cứu CEDIN của Đại học Paris X ở Nanterre tổ chức tại Viện Quốc Tế Hành Chánh ỏ Paris, dưới chủ đề « L’émergence de la société civile internationale, Sự đột xuất của xã hội dân sự quốc tế ». Cuộc trao đổi ý kiến qua các bài thuyết trình, tham luận, các cuộc tranh luận, một mặt đã ghi nhận là quả thật có hiện tượng mang tên gọi xã hội dân sự quốc tế nhưng mặt khác lại cũng có rất nhiều điểm bất đồng để nhận diện một cách thật chính xác hiện tượng này. Tình trạng nghiên cứu còn dang dở ấy bây giờ, nói chung, vẫn chưa bổ sung được bao nhiêu. Bởi vậy, trước khi bàn – dù chỉ rất sơ lược – về xã hội dân sự quốc tế, thiết tưởng không thể không nhắc đến những khó khăn trong việc nhận diện hiện tượng này. Nhận diện nghĩa là muốn tìm xem xã hội dân sự quốc tế là gì ? Hình thù nó ra sao ? Nó ở đâu v.v…? Tuy chỉ cần bấy nhiêu thôi nhưng cũng không dễ dàng gì. Tại sao lại có nhiều khó khăn ? Và có thể khắc phục được những khó khăn này không ? Giải đáp cặn kẽ hai câu hỏi này chắc chắn sẽ đưa tới những câu trả lời rất nhiêu khê. Tạm thời, chỉ xin tóm lược thành mấy điểm chính.
Trước
hết, muốn nắm bắt được hiện tượng xã hội dân sự « quốc tế », cần đi ngược lên
quá trình xã hội dân sự « quốc gia » trên đường phát triển thành xã hội dân sự
quốc tế. Từ trước Công nguyên, Aristote, cũng như dưới thời Trung cổ, đã có
nhiều người nói tới xã hội dân sự. Nhưng bây giờ phần lớn người ta chỉ chú ý
đến ý kiến về xã hội dân sự của mấy nhà tư tưởng chính trị có ảnh hưởng từ thế
kỷ 17 cho đến bây giờ như (chưa đầy đủ) Thomas Hobbes, J. Locke, J.J. Rousseau.
H.W. Hegel, K.Marx, A. Gramsci, J. Habbermas v.v… Nội trong những người này
cũng đã không có sự đồng thuận rồi. Chỉ nói về xã hội dân sự thôi mà Hobbes
nghĩ không giống Locke, rồi Locke lại nghĩ khác Rousseau, trong khi Marx dựa
vào Hegel để nói ngược lại Hegel. Bởi thế, đã khó và sẽ còn khó tiến tới được
một đồng thuận về khái niệm xã hội dân sự.
Thứ
đến, xã hội dân sự quốc tế chính là xã hội dân sự quốc gia đã phát triển cùng
nhịp vói cuộc sống của nhân loại trải qua các thời đại. Ngay như dưới thời Việt
Nam Cộng Hòa, người Việt ở miền Nam đã không coi những tổ chức phi chính phủ ồn
ào về chuyện nhà tù « Chuồng Cọp » là một thành tố của xã hội dân sự quốc tế.
Nhưng bây giờ thì chính những người này ở ngoài nước, trong cuộc vận động dân
chủ hóa chế độ độc tài Hà Nội, lại tìm thấy nơi các tổ chức ấy dấu vết của xã
hội dân sự quốc tế !
Ngoài
ra, để hiểu được thế nào là xã hội dân sự quốc tế thi lại phải hiểu thế nào là
xã hội dân sự quốc gia. Trong những nước còn chậm phát triển về nhân quyền như
ở Việt Nam chẳng hạn, Nhà nước đã chiếm đóng xã hội dân sự, ngăn chặn không cho
nó xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào. Thành ra phải qui chiếu vào những tư
tưởng của Hobbes hay của Locke, của Hegel, để nhận ra được rằng khi cuộc sống
của xã hội phát triển, con người dần dần thoát khỏi ảnh hưởng cùng sự chi phối
của gia đình, nhưng chưa đạt tới được qui mô quốc gia để có những định chế quốc
gia. Trong tình trạng đó thì cũng vẫn phải sống chung dưới hình thức « trên gia
đình nhưng dưới quốc gia ». Hegel rồi Marx gọi tình trạng này là xã hội dân sự.
Hiện nay ở hầu hết mọi nơi trên hoàn vũ tình trạng « trên gia đình dưới quốc
gia » không còn nữa. Vì các xã hội trong nhân loại đều đã được tổ chức thành
quốc gia. Nhưng trên bình diện quốc tế thì chưa có một quốc gia chung có chủ
quyền «siêu-quốc-gia». Quốc tế hiện chỉ mới là một thực thể « liên-quốc-gia »
vì quốc gia nào cũng có chủ quyền riêng, nên quốc tế không phải là một quốc gia
đơn nhất. Nói cách khác, trong không gian không có biên giới, cả nhân loại đang
sống trong tình trạng «trên gia đình dưới quốc gia» các thế kỷ trước đây. Nghĩa
là các quốc gia bây giờ, giống như cá nhân ngày trước, đang ra khỏi biên cương
để sống đời sống toàn cầu hóa không có, hay chưa có, chính quyền trung ương.
Như vậy, tất yếu phải tìm ra những hình thức sống chung mà người ta gọi là xã
hội dân sự quốc tế. Giữa thế kỷ trước, muốn có hình thức này là mơ ước hão
huyền. Đầu thế kỷ này mà không coi như đã có nó thì lại bị xếp vào loại lạc
hậu, không thức thời.
Sau
cùng, thái độ thích hợp nhất là hãy coi từ ngữ xã hội dân sự quốc tế về mặt xã
hội là một thực thể có thật nhưng chưa định hình. Đồng thời cũng đừng quên về
mặt chính trị, xã hội dân sự quốc tế vẫn còn là một huyền thoại có khả năng
kích thích nhân xã tìm ra những hình thái sinh hoạt chung, đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống không ngừng thay đổi. Chính vì vậy cho nên việc nắm bắt nó gặp nhiều
khó khăn..
Một
đằng, có khó khăn về từ ngữ. Trong ngôn ngữ chinh trị Việt Nam, chữ «civile»
được dịch vừa là «dân sự» vừa là «công dân». Cả hai cách dịch này đều dựa vào
ngữ nghĩa của chữ «civile». Nếu muốn đem «dân=civile» đối lập với «Nhà
nước=État» thì dịch société civile là xã hội dân sự. Còn nếu dịch là xã hội
công dân thì nghĩa của chữ «civile» lại không đơn giản nữa vì vừa đôi lập với
Nhà nước vừa đồng hóa với Nhà nước. Trong những quốc gia có chế độ độc tài toàn
trị (như ở Trung Quốc hay ở Việt Nam), Nhà nước chủ trương chiếm đóng xã hội
dân sự nên không còn xã hội dân sự theo đúng nguyên nghĩa của nó. Vậy công dân
trong các nước độc tài này chỉ là những con người thống thuộc quyền cai trị của
Nhà nước, không phải là những con người độc lập hay có tiềm thế làm chủ xã hội.
Nhưng cũng có những trường hợp chính để chống lại Nhà nước mà dân chúng đã phân
biệt trong quốc gia có hai xã hội, một xã hội chính trị (thống thuộc Nhà nước)
và một xã hội công dân bao gồm những người chẳng những không chịu thống thuộc
Nhà nước (3) mà còn muốn đòi lại quyền quản lý quốc gia hiện do Nhà nước độc
quyền nắm giữ bằng bạo lực. Đã có những tiền lệ lịch sử. Như ở Đông Âu, tại
Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Ba Lan v.v…thập niên 1980, dân chúng chống chế độ độc
tài cộng sản đã ngấm ngầm làm sống lại xã hội dân sự, có ý nghĩa như một xã hội
của các công dân, trong đó mỗi người tự quy định mình là công dân của quốc gia
chung chứ khong phải của bộ máy Nhà nước cộng sản đội lốt quốc gia chung này.
Cuộc tranh đấu của công đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc) ở Ba Lan ngày nay đã
được ghi nhớ như một biểu hiện của xã hội dân sự, hiểu theo nghĩa một xã hội
công dân chống Nhà nước chứ không theo Nhà nước.
Đằng
khác, trên bình diện quốc tế thì chữ «civile» cũng có thể hiểu theo nghĩa «công
dân», nhưng là công dân của một quốc gia chưa thành hình, hay có thể thành hình
trong tương lai. Vậy cần phải thận trọng và hiểu rõ hai cách dịch xã hội dân sự
và xã hội công dân đã được dùng trong hoàn cảnh nào để không sai nghĩa. Người
Việt Nam khi dich thành ngữ société civile thì nên tránh không để cho có nghi
nghĩa chỉ lợi cho Nhà nước độc tài cộng sản.
Hơn
nữa, còn có những khó khăn liên quan đến thực chất của xã hội dân sự quốc tế
nữa. Xã hội này không phải là một cái khung có sẵn, và bỏ trống, như một quốc
gia, có biên cương, có dân chúng cụ thể. Trái lại nó chỉ là xã hội khi nào có
tác nhân thực sụ hoạt động trong khung này. Và cũng tùy ở loại hình, ở cường
độ, ở mục đích của những hoạt động đó mà nó có được coi là xã hội dân sự quốc
tế hay không.
Sau
hết, xã hội dân sự quốc tế khó nhận diện vì đó không phải là một từ ngữ để gọi
tên một thực thể không có hình tướng, mà trái lại, một hình thể có hình tướng
nhưng không ngừng biến đổi. Điều không nên quên là thành ngữ hán-việt xã hội
dân sự (công dân) thuộc loại chữ cụ thể, tượng hình và hài thanh, nghĩa là theo
hình vẽ mà đặt ra tiếng. Thí dụ chữ nhân (người) có dạng giống hình con người
có hai chân. Trong khi các thành ngữ la tinh societas civilis hay tiếng Anh
civil society hay tiếng Pháp société civile là những tiếng trừu tượng dùng để
chỉ những khái niệm, nên không có hình dạng nhất định. Ngày nay chúng ta nói xã
hội dân sự quốc tế giống như hơn 2500 năm về trước, Khổng Tử, từ trong xã hội
tiểu khang nhớ tiếc xã hội «đại đồng» thời thượng cổ, hay loại thế giới những
đời sau người ta gọi là từ hải giai huynh đệ (bốn bể đầu là anh em); giống như
cuối thế kỷ thứ 18 triết gia E.Kant cổ võ cho một nước Cộng hòa của Liên đoàn
các quốc gia để thực hiện một nền hòa bình vĩnh cửu; đầu hậu bán thế kỷ thứ 19,
K.Marx và F.Engels kêu gọi «vô sản thế giới hãy liên hiệp lại». Hay như lớp
tuổi trẻ lãng mạn Việt Nam giữa thế kỷ trước, dưới ngọn cờ đỏ cộng sản, ôm ấp
giấc mơ « phá tan biên cương loài người sống thân yêu». Cái thế giới chung của
tất cả mọi người ấy, theo cách nhìn của phương Tây, nay vẫn đang thành hình,
đúng hơn, đang thay đổi định hình. Nhận biết được nó là cả một vấn đề. Vì mỗi
con người cũng như tất cả loài người đều có quyền tự do xây dựng nó. Cho nên nó
là sự thể hiện của tự do. Lich sử nhân loại, nhất là vào thời điểm thập niên
cuối thế kỷ trước, càng ngày càng cho thấy rõ rằng xã hội dân sự quốc tế không
thể chiếm lĩnh bằng bạo lực và gian xảo được. Bài học Đông Âu và Liên Xô cũ cần
được ghi khắc trong ký ức tập thể.
II. Xã hội dân sự quốc tế dưới mắt những luật gia
Sở dĩ có tên gọi xã hội dân sự quốc tế là vì trên trường quốc tế đã xuất hiện những tác nhân mới, hay tác nhân cũ đã đổi mới cách ứng xử. Câu hỏi thường được đặt ra lả có phải tất cả những tác nhân này đều là thành tố của xã hội dân sự quốc tế hay không hay chỉ có một số tác nhân nhất định nào đó mà thôi ? Để giải đáp, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến của sử gia, của luật gia, của nhà chính trị học, của nhà kinh tế học v.v…Mặt khác, trong thực tế nhiều sự việc còn làm cho vấn đề thêm phức tạp nữa. Nếu một mặt, người ta tuyên dương sự đóng góp rất đáng kể của những tổ chức siêu quôc gia, xuyên quốc gia, đã giúp hoàn thành cho nhân loại những công trình để đời, thí dụ bản Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền năm 1948 hay các Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, đặc cử rồi công cử, hiện đã và đang hoạt động tại La Haye ở Hòa Lan, thì mặt khác, người ta không thể không ghi nhận sự kiện vì những hành vi khủng bố của họ mà một số « tác nhân » hồi giáo, thuộc Al Quaeda – bộ phận đầu não tấn công hai thành phố New York và Whashington DC của nước Mỹ – đã bị đa số quốc gia trên thế giới coi là phi dân sự (incivils) để đặt ra ngoài vòng pháp luật. Lại nữa, nếu bây giờ người ta đã hết thắc mắc về những tổ chức phi chính phủ quen thuộc như Amnesty International, Human Rights Wacht, Médecins sans Frontières, Médecins du Monde, Reporters sans Frontières, Handicap International, Greenpeace International, Friends of the Earth, W.W.F (World Wide Fund For Nature) v.v…, nhưng người ta vẫn phải tự hỏi những « tác nhân » tự nhận là « Chống Toàn cầu hóa » (Anti-mondialisation) động viên được hàng vạn người rầm rộ chống phá Tổ chức Mậu dịch quốc tế, các cuộc họp của các Chủ nhân các xí nghiệp lớn, các Chính phủ v.v…như ở Seattle, Barcelona, Gêne, Genève, Ottawa, Nice, Hongkong v.v…thực sự phục vụ cho những quyền lợi nào ? Tại sao hoạt động của những tác nhân đó đương nhiên bị đàn áp ? Vậy những tác nhân này có nằm trong xã hội dân sự quốc tế không ? Chưa hết, chỗ đứng của các tổ chức tôn giáo, nhất là các tôn giáo lớn, nằm ở đấu ? Trong hay ngoài xã hội dân sự quốc tế ? Trước một toàn cảnh phức tạp, rậm rạp như vậy, người viết bài này đành chọn hai cái nhìn rất giới hạn là hai cận ảnh (gros plans) để chụp bắt xã hội dân sự quốc tế dưới độ góc quan sát của luật gia (xin xem ở dưới) và xã hội dân sự trong thực tế (xem đoạn III).
Sở dĩ có tên gọi xã hội dân sự quốc tế là vì trên trường quốc tế đã xuất hiện những tác nhân mới, hay tác nhân cũ đã đổi mới cách ứng xử. Câu hỏi thường được đặt ra lả có phải tất cả những tác nhân này đều là thành tố của xã hội dân sự quốc tế hay không hay chỉ có một số tác nhân nhất định nào đó mà thôi ? Để giải đáp, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến của sử gia, của luật gia, của nhà chính trị học, của nhà kinh tế học v.v…Mặt khác, trong thực tế nhiều sự việc còn làm cho vấn đề thêm phức tạp nữa. Nếu một mặt, người ta tuyên dương sự đóng góp rất đáng kể của những tổ chức siêu quôc gia, xuyên quốc gia, đã giúp hoàn thành cho nhân loại những công trình để đời, thí dụ bản Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền năm 1948 hay các Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, đặc cử rồi công cử, hiện đã và đang hoạt động tại La Haye ở Hòa Lan, thì mặt khác, người ta không thể không ghi nhận sự kiện vì những hành vi khủng bố của họ mà một số « tác nhân » hồi giáo, thuộc Al Quaeda – bộ phận đầu não tấn công hai thành phố New York và Whashington DC của nước Mỹ – đã bị đa số quốc gia trên thế giới coi là phi dân sự (incivils) để đặt ra ngoài vòng pháp luật. Lại nữa, nếu bây giờ người ta đã hết thắc mắc về những tổ chức phi chính phủ quen thuộc như Amnesty International, Human Rights Wacht, Médecins sans Frontières, Médecins du Monde, Reporters sans Frontières, Handicap International, Greenpeace International, Friends of the Earth, W.W.F (World Wide Fund For Nature) v.v…, nhưng người ta vẫn phải tự hỏi những « tác nhân » tự nhận là « Chống Toàn cầu hóa » (Anti-mondialisation) động viên được hàng vạn người rầm rộ chống phá Tổ chức Mậu dịch quốc tế, các cuộc họp của các Chủ nhân các xí nghiệp lớn, các Chính phủ v.v…như ở Seattle, Barcelona, Gêne, Genève, Ottawa, Nice, Hongkong v.v…thực sự phục vụ cho những quyền lợi nào ? Tại sao hoạt động của những tác nhân đó đương nhiên bị đàn áp ? Vậy những tác nhân này có nằm trong xã hội dân sự quốc tế không ? Chưa hết, chỗ đứng của các tổ chức tôn giáo, nhất là các tôn giáo lớn, nằm ở đấu ? Trong hay ngoài xã hội dân sự quốc tế ? Trước một toàn cảnh phức tạp, rậm rạp như vậy, người viết bài này đành chọn hai cái nhìn rất giới hạn là hai cận ảnh (gros plans) để chụp bắt xã hội dân sự quốc tế dưới độ góc quan sát của luật gia (xin xem ở dưới) và xã hội dân sự trong thực tế (xem đoạn III).
Trong
cuộc hội thảo được nhắc lại ở đầu bài viết này quan điểm chung của những người
tham dự là một khẳng định theo đó xã hội dân sự quốc tế đang đưa dẫn luật quốc
tế đến những biến đổi quan trọng, có thể tạo ra những đột biến (mutations). Vì
xã hội này biểu hiện một cộng đồng quốc tế đang không ngừng biến đổi vừa mau,
vừa mạnh, từ lề lối sinh hoạt, qua bang giao, đến cơ cấu, định chế. Chính sự
đột xuất của các tác nhân mới trong cái gọi là xã hội dân sự quốc tế để tham
gia ồ ạt vào cuộc sống chung trên thế giới đang tạo ra những tiền đề cho một
nền dân chủ quốc tế (démocratie internationale) với sự tham dự của ba
thành phần: các Quốc gia, các Tổ chức quốc tế và Xã hội dân sự quốc tế. Vậy
dưới mắt luật gia, xã hội dân sự quốc tế là gì?
1. Nếu đứng về mặt
luật quốc nội mà xét thì định nghĩa xã hội dân sự quốc tế là một việc chưa được
sáng tỏ và hãy còn bất định. Thành ngữ này chỉ là một dạng thức để phân biệt chủng
lọai trong tiến hóa (expression générique et évolutive) và có tác dụng
biểu hiện những hình thái tổ chức chính trị vói những mức độ hoàn chỉnh khác
nhau, nghĩa là chưa thành hay thành định chế. Nhìn chung, những hình thái này
không còn nằm trong phạm vi quốc gia nữa vì mang những kích thước xuyên quốc
gia. Nhưng ngược lại, đứng về mặt luật quốc tế mà xét thì mức độ bất định còn
lớn hơn nữa. Xã hội dân sự quốc tế không phải là một đối tượng vật thể định
hình để quan sát đạt được tới mức độ chính xác cao; nó chỉ là một kiến trúc trí
thức (construction intellectuelle) phục vụ cho một dự án chính trị. Tuy vậy, ít
ra thì cũng đã có được sự hiển nhiên là xã hội dân sự quốc tế thường thể hiện
dưới hình thức cá nhân hay hình thức nhóm do nhiều tác nhân kết hợp lại – có
tên gọi ổn định là những tổ chức phi chính phủ (NGO) – và các doanh
nghiệp tư.
Sự
hiện diện của các cá nhân trong trật tự pháp lý quốc tế là một phát minh mới
của nhân loại. Cho đến giữa thế kỷ trước, cá nhân vẫn bị coi như không hiện hữu
trong trật tự pháp lý này là trật tự liên-quốc-gia, tức là của các quốc gia
giao thiệp với nhau. Bản Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền 1948, về mặt tinh
thần, đã tiến thăng con người cá thể lên địa vị chủ thể của một số quyền con
người. Luật quốc tế về nhân quyền sau đó đã công nhận cho cá nhân có năng lực
pháp lý để cá nhân tự mình đứng ra chống lại những vi phạm nhân quyền của Nhà
nước. Với pháp nhân này, cá nhân có khả thế tranh tụng trước cơ quan tài phán
quốc tế (khu vực) , khiếu nại trước Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp quốc
v.v…(4).
Về
phần các tổ chức phi chính phủ, có mấy điểm cần lưu ý. Ở khâu tiêu chuẩn, phải
thỏa mãn bốn điều kiện để được coi là một tổ chức phi chính phủ. Một, theo định
nghĩa mà Viện Luật học quốc tế đề xuất năm 1923, một hiệp hội quốc tế là một tổ
chức theo đưởi mục đích phục vụ lợi ích quốc tế và có điều lệ rõ rệt để các chủ
thể hay các tập thể của nhiều nước có thể giao thiệp. Hai, mục đích của hiệp
hội ấy phải phản ánh lợi ích chung của nhân loại, tức là không mang tính chất
vụ lợi để được xếp vào loại giá trị không hàng hóa. Ba, mọi hoạt động của hiệp
hội ấy cũng phải bất vụ lợi để thực sự phù hợp với mục đích của hiệp hội là
phục vụ lợi ích chung của nhân lọai. Bốn, hiệp hội phải được thành lập do những
sáng kiến tư nhân để tập họp những con người độc lập chứ không phải những chủ
quyền tập thể. Nhân quyền, môi sinh, thương mại, nhân đạo, xã hội là những lãnh
vực trong đó sự họat động của các tổ chức phi chính phủ rất tích cực và liên
tục.
2. Có một tình trạng
nghịch lý kéo dài đã từ lâu mà chẳng ai để tâm tìm cách chấm dứt. Đó là sự kiện các
tổ chức phi chính phủ là tác nhân đắc lực mà vẫn chưa được coi là những chủ
thể. Thống kê của năm 2001 cho biết trong tổng số hơn 20.000 tổ chức phi chính
phủ trên thế giới, chỉ có 2010 tổ chức được chính thức công nhận để có thể trực
tiếp liên hệ với Liên Hiệp quốc thông qua ba qui chế khác nhau. Qui chế quan
sát viên tư vấn tổng quát (statut consultatif général), qui chế quan sát
viên tư vấn đặc biệt (statut consultatif spécial) và qui chế quan sát viên
ghi danh (statut d’inscriptions sur listes).
3. Tuy đại đa số
những tổ chức phi chính phủ thiếu tư cách pháp nhân như vậy mà các hoạt động
của những tổ chức này lại đạt được những thành quả mà trước đây ít năm người ta
khó tưởng tuợng là có được. Điều kỳ lạ là các tổ chức phi chính phủ hiện nay,
ngoài khả năng chống đối, thỉnh nguyện, cứu trợ, còn có khá thế trực tiếp tham
dự vào sụ triển khai của luật quốc tế, – điều cho đến nay chỉ là độc quyền của
riêng các chính phủ – ở khâu quy phạm cũng như ở các khâu thương thuyết, thủ
tục, tài phán, giám sát v.v….Thành tích này đã được minh trưng trong dịp khai
sinh ra Tòa án Hình sự quốc tế ở Rome hay trong việc ký kết Thỏa ước về Mìn
chống cá nhân ở Ottawa. Những đóng góp này đã mang lại cho luật quốc tế thực định
những quy phạm hoàn tòan mới với tầm hiệu lực phổ quát toàn nhân loại. Ngày
nay, cộng đồng quốc tế không còn là một tập thể sinh hoạt theo cơ chế
liên-quốc-gia cứng ngắc giữa các quốc gia với chủ quyền tuyệt đối riêng, do
Hiệp ước Wesphalie 1648 quy định. Các quốc gia bây giờ đã phải chấp nhận tiếng
nói của « cá nhân » hay các tập họp cá nhân trong hệ thống mạng lưới. Điểm đặc
biệt là những tác nhân mới này không phải chỉ giữ vai trò phụ thuộc mà là những
người « làm luật » hẳn hoi bằng những phương thức « bàn tròn », « thương lượng
» « đồng thuận », « áp lực xã hội» (áp lực với Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF để xóa
nợ cho các nước nghèo; hay với Hàng không dân sự quốc tế AITA để cải thiện
những vấn đề chiêu đãi, giá vé ; hay việc thành lập Tổ chức cố vấn pháp lý TANGO,
Transnational Advocacy Non Governmental Organizations) ) (5) v.v…
Bổ
túc cho những hoạt động thuần quy chuẩn (normatif) trên, còn phải kể đến
sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ trong việc đề xướng cho cộng đồng
quốc tế một tác phong sinh hoạt mới, có giá trị như một « Luật mềm » (soft
law) với tên gọi mới «governance, gouvernance» (tạm dịch ra tiếng
Việt là « điều lý »). Đó là một cơ chế tổng hợp các phương pháp cai trị (gouverner),
quản trị (administrer), quản lý (gérer) vẫn được áp dụng từ trước
đến nay trong các cơ cấu sinh hoạt ở xí nghiệp, ở hiệp hội, ở Quốc gia cũng như
nhóm quốc gia, ở các tổ chức liên chính phủ. Điều lý nhằm mục đích loại bỏ sự
chi phối của một trung tâm quyền uy với thẩm quyền quyết định tối cao. Điều lý
có nghĩa là chủ trương lấy quyết định chung không theo trật tự hàng dọc tôn ti
thứ bậc (hiérarchie) mà theo sắp xếp qua đường lối hàng ngang, tìm thỏa
thuận rộng rãi để điều hợp các hoạt động trong không gian và thời gian. Điều lý
là một nghệ thuật lãnh đạo mới mà hoạt động dân chủ đã khám phá thấy nhờ ở sinh
hoạt thực tế. Về mặt chính trị, phát minh này tạo ra cho con người một không
gian nhân xã thoáng, mở ngỏ, trong đó bộ phận lãnh đạo không nắm giữ độc quyền
ấn định thế nào là lợi ích chung, Mọi người, dưới nhiều hình thức khác nhau,
đều được tham dự vào quá trình lấy quyết định này. Xã hội dân sự quốc tế là
nguyên mẫu của thứ dân chủ tham dự (démocratie participative) – dân chủ
của thời đại thiên niên kỷ thứ ba. Điều lý là sự thể hiện của văn hóa thời đại
mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Anan gọi là văn hóa nhân quyền
Ánh
sáng của luật học khi chiếu dọi vào xã hội dân sự quốc tế chỉ cho thấy được một
khía cạnh sinh động và có tổ chức của hiện tượng này. Phải quan sát sâu rộng xã
hội dân sự quốc tế trong cuộc sống thực tế mới nhận biết thêm được nhiều nét
đặc thù khác, ngoài chân dung mà những khái niệm luật học đã đơn giản hóa và
phác thảo.
III. Xã hội dân sự quốc tế trong thực tế
«Ta có thể biết gì về 26.000 tổ chức phi chính phủ hiện đang hoạt động?» Câu hỏi này đã được cựu ngoại trương của nước Pháp, Hubert Védrine, năm 2000 nêu lên trong cuốn sách Les cartes de la France à l’heure de la mondialisation mà ông là tác giả . Nhắc lại câu hỏi ấy nhân dịp tham luận trong cuộc hôi thảo về xã hội dân sự quốc tế ở Paris (6), Sandra Szurek, giáo sư luật của Đại học Rennes 1 ở Pháp nói rằng, bên cạnh cái xã hội của các NGO được tiếng là « lương thiện, có đạo đức », còn có các xã hội của «thương nhân» mà lợi nhuận là giá trị hàng đầu, xã hội của «bác học» bị giằng co giữa tình người và hàng hóa, xã hội của «ác đảng, tà phái, bất lương» (mafias) v.v…Phải thông qua thực tế cuộc sống hàng ngày mới nắm bắt được đủ hết các sắc thái của xã hội dân sự quốc tế. Dù vậy cũng vẫn có những những bộ mặt còn ẩn dấu vì chưa có cơ hội để thị hiện đầy đủ.
«Ta có thể biết gì về 26.000 tổ chức phi chính phủ hiện đang hoạt động?» Câu hỏi này đã được cựu ngoại trương của nước Pháp, Hubert Védrine, năm 2000 nêu lên trong cuốn sách Les cartes de la France à l’heure de la mondialisation mà ông là tác giả . Nhắc lại câu hỏi ấy nhân dịp tham luận trong cuộc hôi thảo về xã hội dân sự quốc tế ở Paris (6), Sandra Szurek, giáo sư luật của Đại học Rennes 1 ở Pháp nói rằng, bên cạnh cái xã hội của các NGO được tiếng là « lương thiện, có đạo đức », còn có các xã hội của «thương nhân» mà lợi nhuận là giá trị hàng đầu, xã hội của «bác học» bị giằng co giữa tình người và hàng hóa, xã hội của «ác đảng, tà phái, bất lương» (mafias) v.v…Phải thông qua thực tế cuộc sống hàng ngày mới nắm bắt được đủ hết các sắc thái của xã hội dân sự quốc tế. Dù vậy cũng vẫn có những những bộ mặt còn ẩn dấu vì chưa có cơ hội để thị hiện đầy đủ.
Dưới
đây là một hướng triển khai không phải của một xã hội dân sự quốc tế « đã thành
hình » mà « đang thành hình ». Trường hợp được chọn để giới thiệu có tác dụng
làm nội bật nếp sống tự do suy nghĩ, tự do hành động trong xã hội dân sự quốc
tế. Bất cứ người nào cũng có thể lấy sáng kiến để suy nghĩ và hành động một
cách tự nhiên, không bị ép buộc phải tuân theo một đường lối nhất định nào, dù
là quốc giáo hay ý thức hệ toàn trị hay chủ thuyết của lớp trí thức thượng lưu
mà danh phận đã được định vị. Hãy lấy vài thí dụ ở Việt Nam. Trong một cuộc
biểu tình ở Đồ Sơn, một địa danh ở miền Bắc, người Việt ở hải ngoại đã nghe,
qua phóng sự truyền thanh của một đài phát thanh ở Mỹ, lời phát biểu của một nữ
công nhân Việt Nam đưa yêu sách đòi hỏi nhân quyền của người lao động ở Việt
Nam phải được tôn trọng theo chuẩn mức quốc tế. Các nhân vật lãnh đạo tôn giáo,
lãnh đạo chính trị tranh đấu chống độc tài đều viện dẫn những qui phạm của luật
quốc tế về nhân quyền để chuyển hóa độc tài thành dân chủ. Nói khác đi, những
người «công dân» (hiểu theo nghĩa không thống thuộc Nhà nước cộng sản) trong xã
hội dân sự «quốc gia» trong biên giới nước Việt Nam, đã ứng xử như những «công
dân» của xã hội dân sự «quốc tế». Những công dân này đã có những hoạt động
xuyên quốc gia, điều mà chỉ mấy năm trước đây ít ai tin sẽ có thể xảy ra.
«Thay đổi bộ mặt của toàn cầu hóa» đó là khẩu hiệu được nêu lên để cổ võ cho một quan niệm hoàn toàn mới lạ về xã hội dân sự quốc tế. Có thể nói quan niệm này là đối cực của quan niệm chính thức hiên đang ngự trị trên khắp thế giới, nhờ có quyền lực của các cường quốc tư bản làm chỗ dựa. Một trong những lý thuyết gia đã tu chỉnh và sắp xếp các tư tưởng liên quan đến xã hội dân sự thành hệ thống, đó là một khuôn mặt tranh đấu văn hóa quốc tế, ông Nicanor PERLAS, người châu Á, gốc Phi luật tân. Nicanor PERLAS là tác giả của 7 cuốn sách trong đó có quyển tiếng Anh tên là Shaping Globalization. Civil Society, Cultural Power and Threefolding , xuất bản năm 2000, năm 2003 được dịch ra tiếng Pháp dưới tựa đề La Société civile: le 3e pouvoir (7) (Xã hội dân sự : quyền thứ ba). Sách dày 331 trang, gồm có 17 chương và 6 tài liệu phụ đính, đã được tác giả dùng để chúng minh chủ thuyết của ông, theo đó, nếu xã hội dân sự xác định được căn cước, ý thức được quyền uy, tổng hợp được sức mạnh của mình, nó sẽ có thể buộc các thế lực chính trị, kinh tế trên thế giới phải nhìn nhận những giá trị nó đề xướng để thay đổi thực chất của cuộc toàn cầu hóa hiện nay, từ một công cụ chỉ biết phục vụ cho thiểu số thượng lưu chính trị kinh tế để trở thành một sự nghiệp xã hội tập thể phục vụ toàn nhân lọai.
«Thay đổi bộ mặt của toàn cầu hóa» đó là khẩu hiệu được nêu lên để cổ võ cho một quan niệm hoàn toàn mới lạ về xã hội dân sự quốc tế. Có thể nói quan niệm này là đối cực của quan niệm chính thức hiên đang ngự trị trên khắp thế giới, nhờ có quyền lực của các cường quốc tư bản làm chỗ dựa. Một trong những lý thuyết gia đã tu chỉnh và sắp xếp các tư tưởng liên quan đến xã hội dân sự thành hệ thống, đó là một khuôn mặt tranh đấu văn hóa quốc tế, ông Nicanor PERLAS, người châu Á, gốc Phi luật tân. Nicanor PERLAS là tác giả của 7 cuốn sách trong đó có quyển tiếng Anh tên là Shaping Globalization. Civil Society, Cultural Power and Threefolding , xuất bản năm 2000, năm 2003 được dịch ra tiếng Pháp dưới tựa đề La Société civile: le 3e pouvoir (7) (Xã hội dân sự : quyền thứ ba). Sách dày 331 trang, gồm có 17 chương và 6 tài liệu phụ đính, đã được tác giả dùng để chúng minh chủ thuyết của ông, theo đó, nếu xã hội dân sự xác định được căn cước, ý thức được quyền uy, tổng hợp được sức mạnh của mình, nó sẽ có thể buộc các thế lực chính trị, kinh tế trên thế giới phải nhìn nhận những giá trị nó đề xướng để thay đổi thực chất của cuộc toàn cầu hóa hiện nay, từ một công cụ chỉ biết phục vụ cho thiểu số thượng lưu chính trị kinh tế để trở thành một sự nghiệp xã hội tập thể phục vụ toàn nhân lọai.
Trước
khi đi sâu hơn vào tư tưởng của Nicanor PERLAS, có hai điểm cần nhấn mạnh. Thứ
nhất, luận thuyết của Nicanor PERLAS không làm công việc miêu tả một đối tượng
đã hiện hữu toàn vẹn mà chỉ nhằm đề xướng một cuộc vận động để đối tượng đó đạt
tới, trong tương lai, mục đích tối hậu là tiến thăng xã hội dân sự thành một
lực lượng thứ ba, hợp đồng với hai lực lượng kinh tế và chính trị, kiến tạo một
nhân loại hòa hài trong phát triển lâu dài và bền vững. Thứ hai, luận thuyết
Nicanor PERLAS là một thí dụ cụ thể cho thấy rằng « xã hội dân sự quốc tế »,
như đã được nêu lên ở đầu bài viết này, là một kiến trúc trí thức được xây dựng
để thực hiện một dự án chính tri.
1.
Tất cả lập luận của N. PERLAS đã khởi đi từ một tiền đề : Tháng chạp năm 1999,
một lực lượng thứ ba của thế giới đã đột xuất ở Seattle. Lực lượng này đã đánh
bại được âm mưu của 135 quốc gia, không để cho hai thế lực chính trị và kinh tế
quốc tế, trong khuôn khổ Tổ chức Mậu dịch thế giới, tiến tới một đồng thuận để
áp đặt một hình thức toàn cầu hóa bảo đảm đặc quyền đặc lợi riêng cho hai thế
lực ấy. Lực lượng đó là « xã hội dân sự quốc tế » qui tụ tất cả những «xã hội
dân sự quốc gia» trên thế giới (N. PERLAS gọi cả hai loại xã hội dân sự này
bằng một tên gọi chung là «xã hội dân sự» trống trơn.
2.
Theo N.PERLAS, kể từ sau biến cố Seattle này, Xã hội dân sự, các Chính phủ
(Quốc gia) và Thị trường (các doanh nghiệp) là ba thành phần họp lại thành Thế
giới ba cực (monde tripolaire). Mỗi cực là một quyền lực. Chính phủ là
quyền lực chính trị, Thị trường, quyền lực kinh tế và Xã hội dân sự, quyền lực
văn hóa (10). Cũng vẫn theo N.PERLAS, chính vì nắm giữ trong tay quyền lực văn
hóa nên năm 1999, Xã hội dân sự mới giành được thắng lợi lịch sử ở Seattle. Một
trong những vũ khí của quyền lực văn hóa này là « làm ô nhiễm những biểu tượng
» (polluer les symboles) bằng những « gây nhiễu văn hóa » (brouillage
culturel, thí dụ trong cuộc đụng độ tại Seattle, người ta thấy Cảnh sát Mỹ
bị diễu cợt đứng gác cho tiệm Cà phê Starbuck; hay một phụ nữ mình trần đeo ở
sau lưng khẩu hiệu bôi bác «cởi truồng chứ không mang Nike v.v..) Thao tác gây
nhiễu này, trên một qui mô rộng lón hơn còn được thi triển thành những chiến
dịch phá hoại quảng cáo, vô hiệu hóa hình ảnh và thông điệp của quảng cáo.
Quyền lực văn hóa của Xã hội dân sự cũng thể hiện qua nhiều hình thức phản
kháng đường lối kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, gây ấn tượng là đường lối
ấy đưa con người sống ở trong « kinh tế » chứ không phải ở trong «xã hội». Ấn
tượng này đã gây hoang mang cho dân chúng Mỹ mỗi khi có khủng hoảng kinh tế.
Con người không dám tin tưởng hoàn toàn vào tương lai nữa. Cựu Thủ tướng Pháp
Lionel Jospin đã có câu nói «Đồng ý kinh tế thị trường nhưng không đồng ý một
xã hội thị trường».
3.
Tuy có lập trường kịch liệt chống hai thế lực Chính phủ và Thị trường nhưng
N.PELAS không chủ trương đánh đổ Chính phủ và tiêu hủy Thị trường. Trái lại,
N.PERLAS chủ trương đòi hai thế lực này phải công nhận quyền lực của Xã hội dân
sự trong tinh thần tương kính, để cả ba cùng kết hợp kiến tạo hòa bình, phát
triển kinh tế, phát huy văn hóa cho nhân loại. N.PERLAS cho rằng phải để cho Xã
hội dân sự hành sử quyền lực văn hóa. Sự kết hợp này sẽ được thực hiện bằng cơ
chế «Ba đốt» (Triarticulations) với hàm nghĩa không phải là một sự chia
cắt thành ba phần rời rạc mà là sự vận dụng ba khúc của một thân cây dính liền
nhau. Cơ chế ba đốt khi được vận dụng sẽ tạo nên những ảnh hưởng hỗ tương giữa
ba thành tố, tạo ra một tổng thể trong đó không còn tư bản thuần túy và bất
bình đẳng cao độ, con đẻ của tư bản. Đó là nền tảng cho dân chủ đích thực.
4. Nhìn dưới góc độ
trên, xã hội dân sự trong luận thuyết của N.PERLAS không còn giống như xã hội
dân sự cổ điển nữa. Nó
đã được hiện đại hóa và bao gồm những hiệp hội, nhóm, các tổ chức phi chính
phủ, các hội đoàn dân chúng, các trường Đại học, giới truyền thông, giáo phái
hoạt động trong lãnh vực văn hóa. N.PERLAS cho rằng Xã hội dân sự đã góp phần
phá đổ bức tường Ô nhục Berlin, truất phế các chính quyền độc tài ở Đông Âu, ở
châu Mỹ La tinh. Ngày nay xã hội dân sự lại còn tỏ ra có nhiều ảnh hưởng đối
với các doanh nghiệp xuyên quốc gia. Và nhất là con số khổng lồ những người
tiêu thụ tán thành và chấp nhận những giá trị của xã hội dân sự đã trao cho xã
hội dân sự trách nhiệm quản trị những quỹ xã hội lên tới hàng ngàn tỷ mỹ kim.
Sức mạnh của xã hội dân sự là điều không còn phải chứng minh nữa.
Trên đây là sơ lược của mấy ý kiến nòng cốt của N.PERLAS. Biểu đồ dưới đây thâu tóm những ý kiến ấy và cho thấy hình ảnh của thế giới toàn cầu hóa trong viễn kiến của N.PERLAS với xã hội dân sự vận hành theo cơ chế Ba đốt. Phương thức toàn cầu hóa theo cơ chế thượng lưu được văn hóa của xã hội dân sự chuyển hóa theo chiều hướng phát triển bền vững và toàn diện. Trong môi trường ấy cá thể có cuộc sống thoải mái về tinh thần đồng thời hòa hài với thiên nhiên.
Trên đây là sơ lược của mấy ý kiến nòng cốt của N.PERLAS. Biểu đồ dưới đây thâu tóm những ý kiến ấy và cho thấy hình ảnh của thế giới toàn cầu hóa trong viễn kiến của N.PERLAS với xã hội dân sự vận hành theo cơ chế Ba đốt. Phương thức toàn cầu hóa theo cơ chế thượng lưu được văn hóa của xã hội dân sự chuyển hóa theo chiều hướng phát triển bền vững và toàn diện. Trong môi trường ấy cá thể có cuộc sống thoải mái về tinh thần đồng thời hòa hài với thiên nhiên.
Biểu đồ toàn cầu hóa theo cơ chế « Ba đốt » (Triarticulation)
5. Hai cận ảnh chụp
bắt hai khía cạnh đối nghịch nhau và một toàn cảnh trình bày ở trên thật ra
chưa làm hiện hình đủ cả xã hội dân sự quốc tế. Tuy nhiên bài viết
này không nhắm mục đích nghiên cứu sâu vấn đề. Nó chỉ có tác dụng thu thập một
số dữ liệu đủ để « nhận diện » (đọc cho biết) xã hội dân sự quốc tế và từ đó
thử xét xem xã hội dân sự quốc tế có thể đặt cho Việt Nam những vấn đề gì vào
lúc này.
IV. Xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam
Cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, xã hội dân sự quốc tế là chuyện xa lạ đối với người Việt Nam. Thành ngữ này tất nhiên là không thông dụng trong ngữ vựng của dân chúng, nhưng nó cũng vắng bóng luôn cả trong thuật ngữ bác học nữa. Nó chưa được một lần chọn làm đề tài bình luận hay nghiên cứu dù sơ lược (với mọi dè dặt sai sót). Nhưng phải nói rằng điều này không có nghĩa là người Việt Nam không có ý niệm gì về xã hội dân sự. Trái lại, người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay đã tổ chức cuộc sống của mình trong khuôn khổ những xã hội dân sự, nhưng dưới những tên gọi khác như dân hay làng, xã. Nói như thế có vẻ thiếu thận trọng, thiếu chính xác nhưng nếu dựa vào ý kiến của Hegel, người được coi như đã đưa ra một định nghĩa không thể bỏ qua về xã hội dân sự – một hình thái sống chung « trên gia đình, dưới quốc gia » – thì rõ ràng hình thái này là làng, xã của người Việt Nam. Có điều xã hội dân sự ở Việt Nam thời xưa, so với xã hội dân sự bây giờ ở phương Tây, hãy còn thô sơ và nhất là không có những kích thước vĩ mô của quốc gia. Ngoài ra đương nhiên cũng không có kích thước quốc tế nữa. Trong ít năm gần đây, lác đác, nhất là trong môi trường Việt Nam hải ngoại, đã thấy có nói tới xã hội dân sự như là một nhu cầu để dân chủ hóa chế độ chính trị ở trong nước. Lại nữa, theo giáo sư Lê Xuân Khoa « năm 2004, một Uỷ ban Kế hoạch gồm đại diện 8 tổ chức được thành lập để chuẩn bị cho ra đời một mạng lưới NGO Mỹ gốc Việt », nói cách khác người Việt Nam hải ngoại đã bắt đầu có sinh hoạt xã hội dân sự quốc tế. Nhưng, vẫn theo giáo sư Khoa, các NGO non trẻ của người Mỹ gốc Việt không được chính quyền Việt Nam quan tâm mà chính quyền Hoa Kỳ và các cơ quan tài trợ tư nhân (foundations) cũng không hề biết đến. Phải nói nhờ giáo sư Khoa mà chúng ta mới được thông tin về những khó khăn hiện các NGO ấy đang gặp phải. Ông Khoa kể lại rằng Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, ông Michael Marine có nói với các NGO người Mỹ gốc Việt rằng “từ nay cộng đồng người Việt hải ngoại có thể gia tăng gấp bội ảnh hưởng của những đóng góp của mình cho tương lai của Việt Nam, đồng thời được nhìn nhận rộng rãi hơn về những chương trình đang thực hiện.” Người ta không biết vấn đề xã hội dân sự quốc tế cho người Việt Nam trước đây đã được đặt ra như thế nào và nay nó có cần hay đã được đặt lại không? Dù sao thì cũng đã đến lúc nên quan tâm đến chuyện chúng ta đã có một hồ sơ đầy đủ về xã hội dân sự quốc tế ?
Cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, xã hội dân sự quốc tế là chuyện xa lạ đối với người Việt Nam. Thành ngữ này tất nhiên là không thông dụng trong ngữ vựng của dân chúng, nhưng nó cũng vắng bóng luôn cả trong thuật ngữ bác học nữa. Nó chưa được một lần chọn làm đề tài bình luận hay nghiên cứu dù sơ lược (với mọi dè dặt sai sót). Nhưng phải nói rằng điều này không có nghĩa là người Việt Nam không có ý niệm gì về xã hội dân sự. Trái lại, người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay đã tổ chức cuộc sống của mình trong khuôn khổ những xã hội dân sự, nhưng dưới những tên gọi khác như dân hay làng, xã. Nói như thế có vẻ thiếu thận trọng, thiếu chính xác nhưng nếu dựa vào ý kiến của Hegel, người được coi như đã đưa ra một định nghĩa không thể bỏ qua về xã hội dân sự – một hình thái sống chung « trên gia đình, dưới quốc gia » – thì rõ ràng hình thái này là làng, xã của người Việt Nam. Có điều xã hội dân sự ở Việt Nam thời xưa, so với xã hội dân sự bây giờ ở phương Tây, hãy còn thô sơ và nhất là không có những kích thước vĩ mô của quốc gia. Ngoài ra đương nhiên cũng không có kích thước quốc tế nữa. Trong ít năm gần đây, lác đác, nhất là trong môi trường Việt Nam hải ngoại, đã thấy có nói tới xã hội dân sự như là một nhu cầu để dân chủ hóa chế độ chính trị ở trong nước. Lại nữa, theo giáo sư Lê Xuân Khoa « năm 2004, một Uỷ ban Kế hoạch gồm đại diện 8 tổ chức được thành lập để chuẩn bị cho ra đời một mạng lưới NGO Mỹ gốc Việt », nói cách khác người Việt Nam hải ngoại đã bắt đầu có sinh hoạt xã hội dân sự quốc tế. Nhưng, vẫn theo giáo sư Khoa, các NGO non trẻ của người Mỹ gốc Việt không được chính quyền Việt Nam quan tâm mà chính quyền Hoa Kỳ và các cơ quan tài trợ tư nhân (foundations) cũng không hề biết đến. Phải nói nhờ giáo sư Khoa mà chúng ta mới được thông tin về những khó khăn hiện các NGO ấy đang gặp phải. Ông Khoa kể lại rằng Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, ông Michael Marine có nói với các NGO người Mỹ gốc Việt rằng “từ nay cộng đồng người Việt hải ngoại có thể gia tăng gấp bội ảnh hưởng của những đóng góp của mình cho tương lai của Việt Nam, đồng thời được nhìn nhận rộng rãi hơn về những chương trình đang thực hiện.” Người ta không biết vấn đề xã hội dân sự quốc tế cho người Việt Nam trước đây đã được đặt ra như thế nào và nay nó có cần hay đã được đặt lại không? Dù sao thì cũng đã đến lúc nên quan tâm đến chuyện chúng ta đã có một hồ sơ đầy đủ về xã hội dân sự quốc tế ?
Trong
tâm trạng đó, người viết bài này tự nguyên làm công việc mở đường, suy nghĩ sơ
bộ xem vấn đề xã hội dân sự quốc tế được đặt ra với người Việt Nam như thế nào
?
Có
hai tiền đề cần cho rõ trước khi bắt tay vào việc.
Thứ nhất, phải thay mới ý
thức xã hội dân sự quôc tế của người Việt ở nước ngoài. Tức là phải tu chỉnh sự
phán đoán của chúng ta về tầm quan trọng của xã hội dân sự quốc tế. Đương nhiên
30 năm về trước, khi chúng ta chân uớt chân ráo tới được nơi tị nạn thì đất
định cư là chính yếu, xã hội dân sự quốc tế chỉ là thứ yếu nếu không nói là cần
quan tâm. Nhưng khi cuộc sống nơi xứ người tạm ổn định, lại có thêm sụ hiện
diện của những thế hệ con cháu, và ngày trở về quê cũ không còn bức thiết thì
tự nhiên xã hội dân sự quốc tế sẽ phải có một tầm quan trọng mới và đặc biệt
đối với chúng ta. Sự thay đổi tâm lý này không thể chỉ là những tình cảm vụn
vặt hay là những mơ ước viển vông mà phải là những ưu tư đạt tới một cường độ
cao, giống như người đang ngủ giật mình thức dậy. Xã hội dân sự quốc tế trong ý
thức mới này có hai ý nghĩa. Một mặt là những kiến thức cập nhật về hiện tượng
xã hội dân sự cả quốc gia lẫn quốc tế. Mặt khác, nó lại là những cộng đồng
người trên địa cầu, những lãnh thổ của các quốc gia, trong xu thế một nhân loại
mới đang thành hình, một trật tự thế giới mới đang được thiết lập. Chúng ta,
những người Việt tị nạn, trong cái rủi có cái may, đã trở nên những « công dân
» của cơ cấu nhân xã mới toàn cầu nói trên. Thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
với cái nhìn địa lý chính trị, đã khuyên họ Nguyễn chọn giải Hoành Sơn làm đất
dung thân muôn đời. Tức là khuyên nên sớm từ bỏ tầm nhìn hạn hẹp trong lũy tre
xanh, cái nhân sinh quan tí hon, « ao thu lạnh lèo nước trong veo » hay « trong
tối đua nhau đóm lập lòe ». Bây giờ, hậu duệ của những Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến, đã rời bỏ lũy tre xanh để đi tới những nơi sơn cùng thủy tận.
Tại sao còn cứ tự bó mình trong tư thế « tựa gối ôm cần lâu chẳng được » hay «
tìm nơi vắng vẻ …tránh chốn lao xao » ? Chúng ta có thể sửa lại điều dự toán
của Nguyễn Bỉnh Khiêm : Xã hội dân sự quốc tế chính là nơi mà thời thế đã đưa
lại cho người Việt những năm 2000 để dân tộc này có đất vạn đại dung thân.
Thứ hai, nếu đã ý thức được
rằng đất sống mới là xã hội dân sự quốc tế thì chính mình phải góp công sung
thực cho cái xã hội này một nội dung nhân xã. Nếu không có người sống cuộc sống
xã hội dân sự quốc tế thi sẽ không bao giờ có xã hội dân sự quốc tế. Cũng vậy,
cuôc sống riêng tư, quá hạn hẹp cuối tuần hay xuân thu nhị kỳ giữa các hội
đoàn, các cộng đồng Việt Nam với nhau cũng phải làm mới lại. « Little Saigon »
bắt đầu đã có vẻ nhỏ rồi. Đã có những giấc mơ một ngày nào đó Tiểu Sài Gòn sẽ
có thể trở thành thủ phủ của một nước Đại Việt mới (văn hóa, kinh tế, không
chính trị) mà biên cương vô tận trên khắp địa cầu. Nếu chúng ta mong chờ ngọn
gió mới thi xin cũng đừng chỉ mong có ngọn « nồm nam cơn gió thổi » để »đàn ta
ta gảy khúc Nam nghe ». Không. Chúng ta cần có những trận cuồng phong xua tan
mọi xú khí ô nhiễm văn hóa chính trị đang hãm hại cả một dân tộc. Hãy khép lại
vòng vây xã hội dân sự quốc tế để thanh lọc cho cuộc sống ấy được trong lành
tươi sáng, nhân phẩm được kính trọng.
Mở
ra ở đây những trang đầu của hồ sơ xã hội dân sự quốc tế chính là để trước hết
chúng ta lấy lại giờ, không phải giờ của những năm 1945, hay 1954, 1975 mà giờ
những năm 2000. Chúng ta sẽ đóng góp gì cho nhân loại và nhất là sẽ làm được gì
đáng giá, ngoài lời nói suông, để giải phóng đồng bào khỏi họa độc tài toàn trị
bản địa ? Hỏi tức là tìm cách trả lời.
LS Trần Thanh Hiệp
Paris, Xuân Bính Tuất
Paris, Xuân Bính Tuất
Ghi chú :
[1]
Michel Offerlé, người đã thiết lập cho Sở Nghiên cứu của Phủ Thủ tướng nước
Pháp (La Documentation Francaise), một hồ sơ về Xã hội dân sự, cho biết trong
nguồn tư liệu Frantext, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20, người ta đếm được 3300 tác
phẩm trong đó có 206 trường hợp liên quan tới thành ngữ Société civile (Xã hội
dân sự). Vẫn theo M.Offerlé, đầu thập niên 1990, nhật báo Le Monde đã nói tới
Xã hội dân sự từ 100 đến 200 lần. Năm 1996, con số này tăng lên 300, từ 2000
đến 2001, tăng lên thành 700 (Đọc La société civile en question, Problèmes
politiques et sociaux, No 888, La Documentation Francaise, Paris, mai 2003,
p.6-7).
[2]
Điều 71, Hiến chương Liên Hiệp Quốc định rằng tùy theo nhu cầu, Hội Đồng Kinh
Tế Xã Hội (ECOSOC) có thể tìm mọi cách thuận tiện để thu xếp hỏi ý kiến các tổ
chức phi chính phủ (The Economic and Social Council may take suitables
arrangements for consultation with non-governmental organization [...] Le
conseil économique et social peut prendre toutes dispositions utiles pour
consulter les organisation non gouvernementales [...]. (Art. 71, Charter of the
United Nations, United Nations, New York, Charte des Nations Unies, New York).
Tên gọi Tổ chức phi chính phủ (NGO, ONG) được chính thức hóa trên cơ sởđiều 71
này.
[3]
Đọc Timothy Garton Ash, La Chaudière : Europe centrale (Nồi hơi : Trung Âu),
Gallimard, Paris 1990 để biết thế nào là xã hội dân sự “chui” ở Tiệp Khắc. Xã
hội dân sự “chui” này cũng được Fariba Adelkah, người viết cuốn Être moderne en
Iran, Kartala, Paris 1998, nói là tìm thấy ở Ba Tư, ở các vườn hoa công cộng,
các tiệm cà phê hay những đám tang.
[4]
Nhưng cá nhân người Việt Nam không có tố quyền này để nếu là nạn nhân của những
hành vi xâm phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản thì có thể trực tiếp
khiếu nại trước Ủy Ban Nhân quyền (Comité des droits de l’homme) của Ủy Hội
Nhân quyền (Commission de droits de l’homme) của LHQ. Vì nhà cầm quyền cộng sản
năm 1982 tuy ký kết tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
nhưng lại không chịu ký tham gia Hiệp Định Thư I, phụ đính Công ước này (Protocole
I) mà điều 2 công nhận cho cá nhân có tố quyền để khiếu nại trước Ủy Ban Nhân
quyền. Như vậy, Hà Nội đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền d6n sự và
chính trị để tìm thế lực quốc tế mà áp đặt độc tài toàn trị chứ không phải để
tiến thang nhân quyền cho người dân Việt Nam.
[5]TANGO
là ký hiêu của tổ chức biện hộ miễn phí Transnational Advocacy Nongovernmental
Organization (Tổ hợp Luật sư xuyên quốc gia phi chính phủ).
[6]
Xin xem thêm ở trên, đầu bài viết này.
[7]
Nicanor PERLAS, La société civile : le 3ème pouvoir, Ed. Yves Michel, Paris
2003.
No comments:
Post a Comment