Trần Văn Thọ/ Thu Hà
Cập
nhật : 24/08/2012 19:35
LTS
(Tuần Việt Nam):Thưa
quí vị độc giả, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng“núi liền núi,
sông liền sông”.Trong quá khứ và hiện tại, có nhiều lúc mối quan hệ này đồng
chí hướng, nhiều lúc không thật hài hòa, đặc biệt hiện nay hai nước đang khúc
mắc trong vấn đề chủ quyền biển, đảo. Đối thoại trí thức Việt-Trung là
sáng kiến của GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản). Giáo sư hy vọng qua
các cuộc đối thoại, trí thức hai nước sẽ hiểu biết, tin tưởng nhau hơn và họ sẽ
tác động tích cực đến các tầng lớp dân chúng khác để nhân dân hai nước hòa hiếu
với nhau, điều kiện để cùng chung sống hòa bình. Nhằm cung cấp thêm tư liệu để
độc giả suy ngẫm, Tuần Việt Nam giới thiệu cuộc trò chuyện với GS. Trần Văn Thọ
xung quanh các cuộc đối thoại trí thức Việt-Trung vừa được giáo sư tổchức tại
Tokyo.
1. Quan hệ Việt – Trung: Bài học lịch sử về điều kiện để có quan
hệ tương kính
Nhà
báo Thu Hà : Thưa giáo sư Trần Văn Thọ, được biết ông là người
nêu sáng kiến về sự cần thiết phải cóđối thoại trí thức giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Thực ra thì giới trí thức trên thế giới luôn có rất nhiều cơ hội để chia
sẻquan điểm, góc nhìn. Không biết vì sao ông nghĩ rằng những cuộcđối thoại giữa
trí thức Việt Nam và Trung Quốc cần phải đặt thành vấn đề vào thời điểm hiện
nay?
GS.
Trần Văn Thọ: Quan
hệ giữa Việt Nam (VN) và Trung Quốc (TQ) từ khoảng năm 2007 xấu đi nghiêm
trọng. Một trong những nguyên nhân lớn là tình hình khẩn trương ởBiển Đông.
Phản ứng của dân chúng VN, đặc biệt là giới trí thức như ta đã biết nhưng dân
chúng TQ hình như nhiều người cũng cho rằng họ đúng. Tháng 3 năm 2010 nhân dịp
thăm Quảng Châu tôi có gặp một số giáo sư ở Đại học Trung Sơn. Tuy mục đích
cuộc gặp là trao đổi về kinh tếÁ châu nhưng cũng có hai người tìm cách nhắc đến
Biển Đông và cho rằng VN quá khích, xâm phạm chủ quyền của TQ. Ngoài ra, mỗi
nămđến tháng 2, cuộc chiến tranh biên giới 1979 lại khơi dậy tình cảm phức tạp
không phải chỉ của người VN đối với TQ mà cả phía TQ đối với VN nữa. Rõ ràng đó
là chiến tranh xâm lược do Đặng Tiểu Bình phát động, nhưng nhiều người TQ vẫn
tin đó là cuộc “phản kích tự vệ”. Thêm vào đó, quan hệ kinh tế Việt Trung phát
triển một chiều cũng gây lo ngại và tạo tình cảm bất tín của VN đối với hàng
nhập ào ạt từ TQ, đối với hành vi của thương nhân, doanh nghiệp TQ tại VN.
Nhưng người TQ không hiểu sự tình cho rằng tình cảm bất tín đó là do người VN
vốn không ưa TQ và quên ơn TQ đã giúp VN trong quá trình giành độc lập.
Ai
cũng có thể nhận thấy tình hình này rất bất lợi cho cả hai nước, nhưngđặc biệt
là đối với VN, một nước nhỏ và yếu hơn. Đáng lo hơn nữa là nhiều vấn đềdo lịch
sử để lại, không dễgiải quyết một sớm một chiều, ảnh hưởng lâu dài đến con
đường phát triển của VN. VN vừa phải củng cố nội lực, tranh thủ sức mạnh của
thời đại, vừa phải cốgắng xây dựng quan hệ hữu nghịlâu dài với nước láng giềng
lớn mạnh này trên cơ sở tương kính, tin tưởng lẫn nhau. Đặc biệt sự tương kính,
hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau phải bén rễtrong lòng của các tầng lớp dân
chúng.
Từ
nhận địnhđó tôi chợt nghĩ đến sựcần thiết phải có đối thoại giữa trí thức VN và
TQ với hy vọng là qua các cuộc đối thoại, trí thức hai nước sẽ hiểu biết, tin
tưởng nhau hơn và họ sẽ tácđộng tích cực đến các tầng lớp dân chúng khác. Tôi
nghĩ đã gọi là trí thức thì, ngoài trình độ hiểu biết, phải khách quan, khoa
học, trung thực và có tinh thần xây dựng, có trách nhiệm với xã hội. Do đó đối
thoại giữa các trí thức sẽ độc lập với quan điểm của nhà nước và hy vọng mang
lại kết quả tốt.
Nhà
báo Thu Hà: Vâng, có lẽ ý tưởng này thiết thực trong bối cảnh
giữa hai quốc gia láng giềng đang còn nhiều điểm khúc mắc. Xin được hỏi, vềphía
các học giả Trung Quốc và quốc tế họ hưởng ứng thế nào với sáng kiến của GS?
GS.
Trần Văn Thọ: Tôi
cho rằng, các cuộc đối thoại nhưthế này giúp ta hiểu biết hơn vềsuy nghĩ của
một số trí thức TQ (và VN), đồng thời gợi mở một số vấn đề VN cần quan tâm
trong quá trình cải thiện quan hệ với nước láng giềng phương Bắc. Rất may là ở
Đại học Wvaseda, nơi tôi đang giảng dạy có giáo sưLưu Kiệt, chuyên về sử cận
đại, người Trung Quốc, phóng khoáng và có tinh thần trách nhiệm với công việc
chung. Giáo sư Lưu Kiệt cũng thấy ý nghĩa của chương trìnhđối thoại Việt Trung
và đồng ý đứng tên chung trong dự án này. Bước tiếp theo, tôi viết thưcho Giám
đốc của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản, đề nghị ông ủng hộ chương trình này. Rất
mừng là ông đã đánh giá cao ý tưởng và đồng ý đưa dựán vào chương trình tài
trợcho tài khóa 2011, nếu kết quả tốt sẽ tài trợ cho tài khóa 2012.
Từ
mùa hè năm ngoái đến nay hội nghị trù bị và hội nghị chính thức lần thứ nhất đã
được tổchức tại Tokyo. Chúng tôi định các hội nghị chính thức tiếp theo sẽ tổ
chức tại Trung Quốc và Việt Nam. Chúng tôi cũng dự định kết quả các cuộc đối
thoại sẽ in thành sách bằng tiếng Việt và tiếng Trung và phổ biến rộng rãi tại
hai nước. Dự định là như vậy nhưng chưa biết sẽ thực hiện được tới đâu vì còn
phụ thuộc vào ngân sách và một số yếu tố khác.
Quan hệ Việt-Trung thời phong kiến: Nhân và trí là
quan trọng
Nhà
báo Thu Hà: Vậy là chương trình đã được xúc tiến hơn một năm
rồi. Nhìn lại các cuộc đối thoại, giáo sư thấy ý kiến hai bên có gìđặc biệt?
Trước hết nói vềquan hệ hai nước từ thời xưa cóđiểm gì đáng chú ý?
GS.
Trần Văn Thọ: Chúng
tôi cùng nhìn lại mối quan hệ giữa hai nước cả trong quá khứ và hiện tại. Nhìn
chung, về quan hệ Việt-Trung thời phong kiến, ý kiến hai bên không khác nhiều,
ngoài phần báo cáo về nội dung sách giáo khoa lịch sử của phía VN là có gây
tranh luận. Trong các bản báo cáođặc biệt có một số nội dungđối với tôi khá mới
và thú vị…
Nhà
báo Thu Hà: Điều mới và thú vị ông tìm thấy trong các cuộc đối
thoại này là gì ạ?
GS.
Trần Văn Thọ: Giáo
sư Bộ Bình (Bu Ping) của Viện Khoa học xã hội TQ trong bản báo cáo tại hội nghị
trù bị năm ngoái nhấn mạnh là trong các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, vì
nhiều nguyên nhân đã phát sinh chiến tranh giữa hai nước nhưng đó chỉ là những
giai đoạn rất ngắn. Ông lấy một ví dụ điển hình là trong chiến tranh năm 1789
mà ông gọi là Chiến tranh Thanh Nguyễn, Tôn Sĩ Nghị từ lúc cho quân xuất phát
tiến qua VN đến khi bại trận ở Thăng Long chỉ có 70 ngày. Theo ông, hầu hết
thời gian từ khi Đinh Bộ Lĩnh lập ra nước Đại Cồ Việt (968) với tư cách là quốc
gia độc lập đến nay, dân tộc hai nước sống trong hòa bình, giao lưu hữu hảo là
chính, tuy quan hệ có tính cách giữa nước lớn và nước nhỏ,biểu hiện bằng sách
phong và triều cống. Và sự gắn bó ấy đã phát triển lên cao vào thời đại hai bên
cùng tranh đấu chống thực dân và đế quốc. Ông còn nhấn mạnh là “Tình hữu
nghịgắn bó hai dân tộc được nhuộm bằng máu trong đấu tranh, nhân dân hai nước
và con cháu sau nầy phải giữ gìn mãi mãi”. Tôi nghĩ những trí thức như giáo
sưBộ Bình rất có tinh thần xây dựng và thực sự mong hai nước ngày càng có quan
hệ tốt.
Về
sách phong và triều cống, bản báo cáo của Phó giáo sư Nguyễn Minh Tường (Viện
Khoa học xã hội VN) cũng đưa ra mấy chi tiết mới. Theo giáo sưTường, từ thời
Đinh Tiên Hoàng (cụ thể là từ năm 970) cho đến năm 1225, chưa có triều cống mà
chỉ là sính (sính lễ). Chế độ triều cống chỉ chính thức bắt đầu từ năm 1225
(thời Trần Thái Tông), nhưng cũng không được thực hiện nghiêm ngặt, lúc có lúc
không. Chỉ từ thời nhà Lê, bắt đầu năm 1428, mới thực sựcó triều cống theo đúng
như khái niệm đó quy định (chế đột riều cống này chấm dứt năm 1884).
“Sính”là
quà thăm hỏi, không định kỳ hạn, không bắt buộc, thườngđược tiến hành khi hai
bên muốn giao hảo thân thiết, còn “Cốnglà thuế, là phải nộp những sản
vật quý như vàng, bạc, sừng tê, ngà voi… cho các nước lớn mạnh, có tính chất
bắt buộc”. Nhưng trong sử TQ thì không phân biệt hai khái niệm sính và cống.
Trong giaiđoạn VN cho là chỉ có “sính”họ cũng ghi là “cống”. Vềgiai đoạn
“cống”, giáo sưTường có nhận định thêm là“Cho dù phải cầu phong và triều cống,
cho dù Trung Quốc có quyền sách phong cho Việt Nam, nhưng đó chỉ là hình thức
nghi lễ ngoại giao, trong thực tế, ông vua Việt Nam vẫn toàn quyền cai trị đất
nước mình”.
Rất
tiếc là tôi vẫn chưa rõ tại sao VN chỉthực sự thực hiện triều cống nghiêm túc
từ thời nhà Lê. Trong quan hệ Việt Trung, giai đoạn 970-1428 khác với giai đoạn
sau như thếnào. Tôi định có dịp sẽhỏi thêm giáo sư Nguyễn Minh Tường.
Nhà
báo Thu Hà: Ôn lại lịch sử thời xưa có rút ra được bài học gì cho ngày nay không,
thưa giáo sư?
GS.
Trần Văn Thọ: Như
tôi đã nói, về quan hệ hai nước thời phong kiến hai bên không khác nhiều. Đặc
biệt hai bên có vẻ nhất trí ở tư tưởng của Mạnh Tử về chữ “nhân” và chữ“trí”
(hiểu theo ý rộng hơn nguyên nghĩa) và đây là bài học ngày nay nên tham khảo.
Nước lớn phải lấy chữ nhân để đối xử với nước nhỏ, với tháiđộ nhường nhịn,
không hẹp hòi, không áp đặt. Nước nhỏthì dùng trí để giao hảo với nước lớn, tôn
trọng nước lớn, xem nước lớn là đàn anh nhưng vẫn giữ tinh thần độc lập, có bản
sắc riêng và có những lãnhđạo tài trí. Thái độ ấy của nước lớn và nước nhỏlà
điều kiện để thiên hạthái bình và để có quan hệhữu hảo giữa hai nước. Văn cảnh
này liên tưởng đến một câu chuyện thú vị trong bản báo cáo của giáo sư Tường kể
về tháiđộ của Hoàng đế Càn Long nhà Thanh đối với vua Quang Trung. Nhờtài trí
mà Quang Trung được Càn Long rất nể trọng đến nỗi biết Quang Trung không đích
thân sang chầu nhà Thanh mà đưa người khác giả mình sang TQ, Càn Long cũng làm
ngơ.
Bản
báo cáo của phó giáo sư Đào Tố Uyên (Đại học Sư phạm Hà Nội) về sách giáo khoa
lịch sửVN là gây tranh cãi nhiều nhất. Giáo sư Uyên giới thiệu những nội dung
chính trong giáo trình ở bậc đại học, cao đẳng và sách giáo khoa phổ thông,
liên quan đến quan hệVN-TQ từ thời cổ trung đại đến cuối thế kỷ 19 và nhấn mạnh
là tuy bị phương Bắc xâm lược nhiều lần, VN vẫn giữ đượcđộc lập, trong các thời
kỳ bịTQ đô hộ, nhân dân VN vẫn liên tục đấu tranh giành độc lập và chống đồng
hóa của phong kiến phương Bắc.
Tuy
nhiên, một giáo sư Nhật đã bình luận là bản báo cáo thiếu phần nói về những mặt
tích cực trong quan hệViệt-Trung, trong đó VN đã du nhập văn hóa, tư tưởng,
ngôn ngữtừ TQ mà so với những thời kỳ có chiến tranh, quan hệ mang lại hiệu
quảtốt cho việc dựng nước của VN dài hơn nhiều.
Ý
kiến của giáo sư Nhật được phía TQđồng tình. Một học giả TQ còn nói thêm là
trong các cuộc chiến tranh không phải lúc nào TQ cũng xâm lược VN, chẳng hạn Lý
Thường Kiệt đã đem quân sang Quảng Tây hồi thế kỷ 11. Đúng là do phải cổ võ
tinh thần yêu nước, nỗlực giữ nước trong giai đoạn chống ngoại xâm, sách giáo
khoa lịch sửVN có khuynh hướng nhấn mạnh những nội dung như bản báo cáo nói
trên.
Trong
phần thảo luận, giáo sư Uyên có bổ túc là VN và TQ là hai nước láng giềng nên
sự giao lưu vàảnh hưởng văn hóa lẫn nhau làđiều đương nhiên. Trong thời kỳBắc
thuộc, để thực hiện chính sách đồng hóa VN, TQ đã mởtrường dạy học chữ Hán và
truyền bá tư tưởng Nho giáo. Nhưng với tinh thần tự cường dân tộc, nhân dân
Việt Nam đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo, chẳng hạn dùng chữ Hán
đểViệt hóa âm đọc cho dễ nhớ,dễ học. Từ chữ Hán VN cũng sáng tạo ra chữ nôm và
sử dụng chữHán để sáng tác các tác phẩm văn học, viết và xây dựng các công trình
văn hóa như các tác phẩm sử học, y học, hệ thống văn bia bằng chữ Hán…
Cũng
trong phần thảo luận này, giáo sư Nguyễn Quang Ngọc ((Đại học Quốc gia Hà nội)
có phát biểu là, vì VN bị ngoại xâm nhiều nên phải nhấn mạnh nỗ lực giữ nước
trong sách giáo khoa lịch sử, và không riêng gì TQ, lịch sử VN cũng nói
nhiềuđến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Theo
phát biểu của giáo sư Đỗ Tiến Sâm (Viện Khoa học Xã hội VN) ở hội nghị trù bị
năm ngoái, trong quá khứ, VN đã phải đương đầu với 16 cuộc chiến, trong đó 12
cuộc là do các triều đại phong kiến TQ gây ra.
Nói
chung traođổi ý kiến về quan hệ hai nước thời xa xưa cũng rất hữu ích. Đặc biệt
chữ “nhân” và chữ“trí” được nhiều người nhắc lại nhiều lần.
2. Thăng trầm quan hệ Việt – Trung
Nhà
báo Thu Hà: Thưa GS, trong lịch sử quan hệ Việt-Trung, giaiđoạn
thời cận hiện đại chắc là phức tạp?
GS.
Trần Văn Thọ:Thời
cận hiện đại đúng là có nhiều vấn đề phức tạp và có sự khác biệt nhiều giữa ý
kiến của trí thức VN và TQ.
Bản
báo cáo của GS Phan Kim Nga (Pan Jine), Viện Khoa học Xã hội TQ, chia quan hệ
Việt Trung thành 4 giaiđoạn: (1) Từ thế kỷ thứ 10 đến giữa thế kỷ 19: Quan hệ
triều cống giữa nước nhỏ và nước lớn, (2) Từ đầu thế kỷ 20 đến đầu thập niên
1970: Hai nước sát cánh nhau trong việc chống thực dân cũ và mới, (3) Từ cuối
thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980: giai đoạn đốiđầu, và (4) Từ 1991 đến
nay là giai đoạn hợp tác toàn diện, phát triển nhanh, nhưng trong đó từcuối năm
2007 xảy ra một số sựkiện phức tạp làm cho quan hệ hai nước có nhiều mặt căng thẳng
và có khả năng phát triển theo xu hướng xấu.
Nhà
báo Thu Hà: Như vậy tác giả cho rằng giai đoạn 2 là giai đoạn
tốt nhất và giai đoạn 3 là xấu nhất?
GS.
Trần Văn Thọ:Các
trí thức khác phía TQ hầu như có cùng quan điểm này. Đặc biệt nửa sau của giai
đoạn 2 được xem là “vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Cùng
quan điểm cho rằng giai đoạn (2) là thời đại hai nước Việt Trung có quan hệ tốt
nhất, Phó giáo sưLưu Chí Cường (Liu Zhiqing) thuộc Đại học Dân tộc Quảng Tây
đặc biệt phân tích quan hệ cá nhân giữa Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông và Chu
Ân Lai. Tác giả cho rằng “quan hệ cá nhân đó đã trở nên nền tảng quan trọng
nhất trong việc TQ giúp VN chống Pháp và Mỹ”. Bài viết của vị này rất công phu,
tham khảo rất nhiều sách, báo, hồi ký, tư liệu, chủ yếu do học giả và cựu lãnh
đạo đảng Cộng sản TQ viết, gồm cả những công trình nghiên cứu dựa trên tư liệu
hồ sơ ngoại giao mới được công khai.
Theo
giáo sưLưu Chí Cường, quan hệ giữa các lãnh tụ hai nước bắt đầu từnăm 1922 tại
Paris. Năm đó, Hồ Chí Minh kết bạn với Chu Ân Lai và giới thiệu nhiều thanh
niên TQ gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Cũng theo tác giả,sau này (năm 1956) Chu
Ân Lai có nói“Hồ Chí Minh là người dẫnđường cho tôi”. Năm 1926 Chu Ân Lai giới
thiệu Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông tại Trường đào tạo Phong trào nông dân ở
Quảng Châu và từ đó quan hệ giữa Hồ Chí Minh với hai lãnh tụ của TQ ngày càng
mật thiết và tin cậy nhau. Tác giả dành nhiều trang viết về sự giúp đỡ mà tác
giả đánh giá là chí tình và có hiệu quả của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đối
với các hoạtđộng của Hồ Chí Minh ở Trung Quốc và Liên Xô từ giữa thập niên 1920
đến năm 1950, như thành lập VN Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội (1925), thoát
khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch (1942), v.v..
Khác góc nhìn, khác quan điểm
GS.
Trần Văn Thọ:
Xin nói thêm về bản báo cáo của giáo sư Lưu Chí Cường. Trong giai đoạn VN chống
Pháp 1946-1954, ngoài Nhật ký Trần Canh (cố vấn TQ trong chiến tranh
chống Pháp) xuất bản năm 1984, tác giả dùng nhiều tư liệu công bố, xuất bản tại
Trung Quốc trong thời gian từ khoảng năm 2000 trở về sau như bài viết“Chúng tôi
cũng sùng bái HồChí Minh” của Hồng Tả Quân (Kiến Thức thế giới,số 3 năm
1999), “Tình nghĩa Trung Quốc của Hồ Chí Minh” của Lý Quần Anh (Kiến thức
thế giới, số 2 năm 2007), HồChí Minh và Mao Trạch Đông của Viện Khoa
học xã hội Quảng Tây (NXB Kiến thức thế giới, 2007),“Những ngày tháng cuối cùng
của thủ tướng Chu Ân Lai và HồChí Minh” của Hồng Tả Quân (Bách niên triều,
số 3, 2008), v.v..
Có
lẽ trong khoảng 10 năm gần đây Trung Quốc chú trọng nghiên cứu, công bốnhiều tư
liệu liên quan đến HồChí Minh và quan hệ Việt Trung trong giaiđoạn 1920-70. Từ
các tư liệu này, Lưu Chí Cường cho rằng trong chiến tranh chống Pháp, Trung
Quốc đã giúpđỡ Việt Nam chí tình và yếu tố lớn nhất là sự tin cậy, thân tình
giữa Hồ Chí Minh với Mao TrạchĐông và Chu Ân Lai.
Về
Hội nghịGeneve, tác giả cho rằng “dưới sựthúc đẩy của Chu Ân Lai, hai nước
Trung Việt đã đạt được thỏa thuận chung” phản ảnh trong nội dung của bản hiệp
định và đánh giá đó là bản hiệp định hợp với tình hình thực tế lúcđó và có lợi
cho VN. Từ nhậnđịnh đó tác giả không tán thành ý kiến của một học giả Đài Loan
cho rằng “Hiệp định Geneve là mâu thuẫn lần thứ nhất giữa hai Đảng”.
Bài
viết giới thiệu nhiều giai thoại về các cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh với Chu Ân
Lai và Mao Trạch Đông, vềcác cuộc đối thoại giữa Trần Canh và Hồ Chí Minh,
v.v.. Có cảnhiều ảnh tư liệu về các cuộc gặp giữa các lãnh tụ hai nước. Trong
phần kết luận, tác giả cho rằng phong cách cá nhân đã làm cho các lãnh đạo hai
nước đối xử với nhau chân thành, rất quân tử. Cuối cùng tác giả cho rằng hiện
nay quan hệ hai nước trên căn bản là hòa bình, hữu hảo nhưng cũng đang đối mặt
với những thách thức mà thách thức này bắt nguồn từ sự thiếu tin cậy, thiếu sự
hiểu biết giữa lãnh đạo hai nước.
Về
cá nhân tôi rất mến giáo sư Lưu Chí Cường, một học giả trẻ có năng lực và thành
thật trong nghiên cứu. Bản báo cáo về quan hệ cá nhân giữa Hồ Chí Minh với Mao
TrạchĐông và Chu Ân Lai rất công phu. Tuy nhiên nghĩ tới sự phản bội của hai
lãnh tụ Trung Quốc ở Hội nghịGeneve và nhất là chính họ đã trực tiếp quyết định
và chỉ đạo đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, ta có thể đặt nhiều nghi
vấn về thái độ của họ trong quan hệ với lãnh tụ của VN. Nhưng ở hội nghị đối
thoại trí thức hai nước chúng tôi không có thì giờ đi xa hơn nội dung bản báo
cáo của giáo sưLưu Chí Cường.
Nhà báo Thu Hà: Giai đoạn mà mối quan hệ giữa hai nước “vừa là đồng chí, vừa là anh em” trở nên xấu đi được giới học giả hai nước phân tích như thế nào? Thưa giáo sư?
GS.
Trần Văn Thọ:Nói
về giai đoạn xấu nhất trong quan hệ Việt Trung, một phó giáo sư của Đại học
Thanh Hoa (theo yêu cầu vị này, tôi xin không nêu tên ở đây) trong hội nghị trù
bị năm ngoái cho rằng sau 1975 chính sách chạy theo Liên xô của Việt Nam là
nguyên nhân chính. Theo tác giả, VN đã lấy ân thành oán khi xem viện trợ của TQ
trong giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ là thủ đoạn TQ dùng để khống chế VN chứ
không phải thực tâm giúp.
Giáo
sư này cho rằng, cột trụ trong chính sách đối ngoại của TQ từ năm 1978 (bắt đầu
cải cách, mở cửa) là sống chung hòa bình và chống chủn ghĩa bá quyền nên hành
vi xâm lược Campuchia được TQ xem là để thực hiện chủ nghĩa bá quyền của VN. Do
bối cảnh đó, theo tác giả,nhìn chung trí thức TQ ủng hộ chiến tranh Trung Việt
năm 1979. Lập luận của tác giả giống y quan điểm chính thức của nhà cầm quyền
TQ thời đó. Dĩ nhiên là trí thức phía VN đã nêu ý kiến khác.
Nhà
báo Thu Hà : Đó là ý kiến riêng của trí thức Trung Quốc, vậy trí
thức Việt Nam đã phản biện như thế nào? Thưa Giáo sư?
GS.
Trần Văn Thọ:Giáo
sư Chu Hảo cho rằng, trên bản chất, quan hệ Việt Trung chỉ cần chia ra 3 giai
đoạn:
1)
Thời kỳchế độ quân chủ của VN từnăm 938 đến năm 1884 mà nét đặc trưng là quan
hệ triều cống của nước nhỏ đối với nước lớn.
2)
Thời kỳthuộc địa (là chủ yếu) của cả hai nước từ 1885 đến 1949, giaiđoạn này
hai quốc gia ít có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
3)
Thời kỳquan hệ giữa hai nhà nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1950 đến nay. Đây là
một giai đoạn hết sức đặc biệt: trên danh nghĩa thì "vừa làđồng chí vừa là
anh em", nhưng trên thực tế thì có rất nhiều mảng tối được đặc trưng bởi
sự không thành thật, nói một đằng làm một nẻo củađảng cầm quyền.
Theo
giáo sưChu Hảo, VN đời đời ghi nhớ sựgiúp đỡ chí tình, kể cảbằng xương máu, của
nhân dân TQ trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ nhưng đồng
thời cũng không quên việc lãnh đạo cấp cao TQ đã "bán rẻ"VN trên hội
nghị Geneve năm 1954 và trong đàm phán tay đôi Mỹ- TQ năm 1972.
Từcách
nhìn này, có thể thấy từkhoảng năm 1950 đến nay là giai đoạn xấu nhất trong
quan hệ hai nước và những thách thức hiện nay trong quan hệhai nước cũng đều
xuất phát từ lợi ích dân tộc. Chẳng hạn,“16 chữ” và “4 tốt” mang tính khẩu hiệu
ngoại giao nhiều hơn, vì xét trong thực tế, đôi khi hành động lại đi ngược với
tinh thần của khẩu hiệu đó.
Nhà
báo Thu Hà: Cuối cùng, hai bên có tìm được tiếng nói chung khi
lý giải lịch sử hay không?
GS.
Trần Văn Thọ:Có
lẽ nhiều người phía TQ không nhất trí với quan điểm này nhưng cũng không có
tích cực phản luận, ngoại trừ ý kiến của phó giáo sư Lưu Chí Cường cho rằng sự
phát triển nhanh trong quan hệ ngoại thương và đầu tư trong nhiều năm qua giữa
hai nước là kết quảcủa tinh thần “hợp tác toàn diện”, 4 trong 16 chữ. Còn giáo
sưPhan Kim Nga thì cho rằng những sự kiện phức tạp gần đây trong quan hệ hai
nước là do những nguyên nhân khác, cụ thể như sau: Tranh chấp trên biển (hai
nước đều đưa ra những cơ sở lịch sử và pháp lýđể chứng minh chủ quyền của mình,
có sự khác nhau trong lý giải vềLuật biển công ước năm 1982), kinh tế và thương
mại (nhập siêu của VN đối với TQ quá lớn), nhận thức về lịch sử (nhất là lịch
sử cận hiện đại), và các thách thức mới.
Nhà
báo Thu Hà: Các thách thức mới ấy là gì, theo quan điểm của vị
học giả Trung Quốc, thưa Giáo sư?
GS.
Trần Văn Thọ:Trong
những thách thức mới, giáo sưPhan Kim Nga nhấn mạnh bốn điểm. Một là, khi thực
lực kinh tế hai nước tăng lên, ý thức dân tộc cũng tăng làm cho tranh chấp chủ
quyền nổi lên.
Hai
là, trụ cột quan trọng để giữgìn quan hệ tốt đẹp của hai nước là ý thức hệ chủ
nghĩa cộng sản nhưng bây giờ suy nghĩ của người dân hai nước có khuynh hướng
khác trước nên trụ cột đó dần dần mất đi.
Ba
là, cơ cấu dân số Việt Nam thayđổi, tỉ lệ người sinh ra sau năm 1975 chiếm phần
lớn và họ dần dần không biết đến “hìnhảnh nhân dân hai nước Trung Việt cùng đổ
máu, giúp đỡ nhau chống thực dân và xây đắp nên tình hữu nghị vừa là đồng chí
vừa là anh em”.
Bốn
là, theo vị học giả này, khi kinh tếphát triển, tài nguyên sẽ cạn kiệt và ý
thức bảo vệ môi trường tăng lên nên VN có khuynh hướng thúc đẩy phát triển
hướng ra biển, làm cho tranh chấp trên biển tăng lên.
Từphân
tích nầy, tác giả cho rằng cần phải tìm kiếm, xây dựng những trụ cột mới để cho
quan hệhai nước phát triển tốt đẹp.
Lưu
Chí Cường và Phan Kim Nga là những nhà nghiên cứu về Việt Nam, viết và nói
tiếng Việt giỏi, theo tôi họ là những trí thức có lương tâm. Ta thấy họ cố gắng
lý giải vấn đề theo hướng tích cực, cố gắng tìm những yếu tố khách quan để giải
thích tình trạng hiện nay và tránh phân tích các yếu tố liên quan đến chiến
lược, chính sách của lãnh đạo Trung Quốc.
Nhà
báo Thu Hà: Như vậy là trí thức Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn
rất khác nhau khi nhìn lại giai đoạn kém hữu hảo trong mối quan hệ giữa hai
quốc gia.
GS.
Trần Văn Thọ:Liên
quan đến vấn đề này, trong hội nghị trù bị năm ngoái, giáo sư Đỗ Tiến Sâm (Viện
Khoa học Xã hội VN) cho rằng, do yếu tố lịch sử và địa lý, mọi người VN đều
mong muốn được sống hòa bình với nước láng giềng phương bắc nhưng luôn có tinh
thần cảnh giác cao đối với các chính sách và hành động của TQ.
Theo
giáo sư Sâm, mặc dù khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, lãnhđạo hai nước đã
chủ trương“khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, sau đó lần lượt đề ra
“phương châm 16 chữ”, “tinh thần bốn tốt”và gần đây đặt quan hệ “đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện”, nhưng sự tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước chưa
tốt, nhất là người VN vẫn cảnh giácđối với TQ khi thấy nhiều sự kiện trên thực
tế đi ngược lại các phương châm tốt đẹp ấy. Đặc biệt các dự án hợp tác của TQ
tại VN và các hành động của TQ ở Biển Đông gây nên bức xúc trong dư luận tại
VN.
Đúng
là có sự khác biệt về nhận thức giữa trí thức VN và trí thức TQ về những chủ
trương, phương châm có tính cách khẩu hiệu hiện nay.
3. Chủ quyền biển Đông: Ta phải tự quyết định số phận của mình
Nhà
báo Thu Hà:
Xin được chuyển sang câu chuyện hiện
tại đang rất nóng liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông. Vấn đề này có được giới
trí thức hai nước bàn thảo trong cuộc đối thoại không, thưa giáo sư?
GS.
Trần Văn Thọ: Trước
cuộc đối thoại, chúng tôi có đề nghị cả hai bên Việt và Trung chuẩn bị bản báo
cáo về đề tài này nhưng cuối cùng chỉ có phía VN có bản báo cáo của giáo sư
Nguyễn Quang Ngọc (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tuy nhiên trong ngày hội thảo,
phía TQ đã tham gia thảo luận sôi nổi.
Nhà
báo Thu Hà: Vâng. Giáo sư Ngọc là người có nhiều bài viết, nghiên cứu chuyên sâu về
chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
GS.
Trần Văn Thọ: Theo
tôi, nội dung bản báo cáo của giáo sư Ngọc rất có sức thuyết phục và có nhiều
điểm mới lạ đối với tôi. Ngoài bản tóm tắt 3 trang theo yêu cầu của ban tổ
chức, tác giả còn chuẩn bị một bài viết dài, kèm theo nhiều bản đồ, chụp lại từ
các tư liệu trong nghiên cứu của các học giả phương Tây. Tôi đặc biệt chú ý mấy
điểm sau:
Thứ
nhất, người phương Tây đã xác định Hoàng Sa là của Chiêm Thành. Nhiều bản đồ
hàng hải phương Tây đánh dấu ở khu vực quần đảo Hoàng Sa cái tên rất có ý nghĩa
là Baxos de Chapar (bãi đá ngầm Chămpa) và Pulo Capaa (đảo của Chămpa). Nhiều
bản đồ phương Tây cuối thể kỷ 16 đã vẽ rõ và chính xác các quần đảo Paracels
(Hoàng Sa) và khu vực duyên hải miền Trung tương đương với tỉnh Quảng Ngãi sau
này là Costa da Pracel (Bờbiển Hoàng Sa).
Thứ
hai, địa giới Đại Việt đến trước thời điểm quân Minh xâm lắng đã được mở rộng đến
Quảng Ngãi. Năm 1490 Lê Thánh Tôn cho hoàn thành bản đồ toàn quốc trong đó cho
đánh dấu vịtri của Bãi Cát Vàng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) đẩy mạnh
giao thương quốc tế, phát triển thương cảng Hội An, mở rộng lãnh thổxuống miền
Đông Nam bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và
một phần Bãi Cát Dài ở phía Nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đặt ra đội
Bắc Hải (dưới sự kiểm quản của Đội Hoàng Sa) có trách nhiệm khai thác hóa vật,
kiểm tra, kiểm soát thục thi chủ quyền.
Thứtư,
năm 1803 Gia Long lập đội Hoàng Sa có chức năng khai thác và quản lý đảo nầy.
Liên tục trong các năm 1815 và 1816, vua sai đội nầy ra đảo Hoàng Sa thăm dò
đường biển. Hoạt động của vua Gia Long được nhiều người phương Tây chứng kiến
và đề cao. Chẳng hạn, trong hồi ký của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) nói
là đến năm 1816 nhà vua đã chiếm được hòn đảo này. Giám mục Jean Louis Taberd
thì cho rằng người Đàng Trong gọi khu vực Paracels là Cồn Vàng, khẳng định
Paracels thuộc An Nam.
Nhà
báo Thu Hà:Và trí thức phía Trung Quốc đã phản ứng như
thế nào?
GS.
Trần Văn Thọ: Giáo
sư Yang Daqing (Dương Đại Khánh), người đang dạy học ở Mỹ nói rằng, các sách
báo của Trung Quốc mà ông đã đọc được lại nói ngược lại, rằng tư liệu của TQ và
của các học giả phương Tây chứng minh rằng Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và
Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là của TQ. Tuy nhiên ông không đi vào chi tiết
cụ thể mà chủ trương rằng, cùng tham khảo các nguồn tư liệu giống nhau nhưng VN
và TQ lại rút ra các kết luận trái ngược nhau. Đây là điểm các nhà nghiên cứu
hai nước nên cùng hợp tác nghiên cứu để xem chân lý nằm ở đâu.
Còn
giáo sư Yu Xiangdong (Vu Hướng Đông), Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam tại
Đại học Trịnh Châu (Hà Nam), thì cho rằng TQ có đầy đủtư liệu chứng minh Tây Sa
và Nam Sa là của TQ (thực ra là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam – pv), rằng
những tư liệu mà giáo sư Ngọcđưa ra chỉ liên quan đến nhữngđảo nhỏ nằm gần bờ
biển VN.
Nhà
báo Thu Hà:
Giáo sư Ngọc của Việt Nam đã trả lời
họ ra sao ạ?
GS.
Trần Văn Thọ: GS
Nguyễn Quang Ngọc cho rằng, trước những chứng cứ không thể phủ nhận vềchủ quyền
của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, các nhà nghiên cứu Trung Quốc như Hàn
Chấn Hoa, Đới Khả Lai, Lý Quốc Cường, Vu Hướng Đông… đã tìm cách chứng minh
Hoàng Sa và Trường Sa chỉ là các đảo ven bờ biển miền Trung Việt Nam.
Tiêu
biểu nhất và gần đây nhất là Giáo sư Vu Hướng Đông trong luận án Tiến sĩ mới
bảo vệ tạiĐại học Hạ Môn năm 2008 đãđưa ra lập luận rằng vì Đội Hoàng Sa (do
Gia Long lập) dùng ngườiở đảo Lý Sơn (tức là Cù Lao Ré, cách cửa biển Sa Kỳ
khoảng 20 km, nay là huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cho nên có thể suy ra Lý
Sơn chính là đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, họ cho rằng Trường Sa chỉ là các dải cát
mang tên Đại Trường Sa, Tiểu Trường Sa trong đất liền thuộc bờ biển tỉnh Thừa
Thiên -Huế ngày nay. Với các chủ trươngđó, họ cho rằng họ công nhận VN có chủ
quyền nhưng chủ quyền của VN chỉ là các đảo ven bờ,còn các đảo ở giữa BiểnĐông
(mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa) hoàn toàn không phải là Hoàng Sa, Trường Sa (như
tài liệu của VN) và Paracels, Sprattly (như tài liệu của phương Tây).
Nói
khác đi, họ chủ trương là các đảo ở Tây Sa và Nam Sa là chủ quyền của họ, không
liên quan gì đến Hoàng Sa, Trường Sa hay Paracels, Spratly cả.Tuy nhiên, theo
giáo sư Ngọc, tất cảcác nguồn tư liệu thư tịch và bản đồ cổ của Việt Nam,
phương Tây và của cả Trung Quốc đều phân biệt một cách rạch ròi Hoàng Sa và
Trường Sa ở giữa Biển Đông với các đảo ven bờVN. Đây là điều ai cũng có thể
nhận ra nếu thực sự muốn nghiên cứu nghiêm túc.
Sau
đó, giáo sư Nguyễn Quang Ngọc có nói thêm là khi Pháp chuyển giao cho Bảo Đại
toàn bộ Nam kỳ có bao gồm cảHoàng Sa và tại Hội nghị San Francisco (1951), thủ
tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại có tuyên bố chủ quyền của VN tại
quần đảo Hoàng Sa và không có ai phản đối.
Nhà
báo Thu Hà: Là người khởi xướng đối thoại trí thức thức Việt –
Trung và cũng là người chủ trì hai cuộc đối thoại vừa rồi, chúng tôi xin được
biết quan điểm của giáo sư về những vấn đề đang còn tranh cãi giữa học giả hai
nước?
GS.
Trần Văn Thọ: Với
tư cách là người trong ban chủ tọa và vì thì giờ rất ít cần ưu tiên cho các vị
đến từ VN và TQ, tôi chỉ phát biểu lúc khai mạc và lúc tổng kết, nhưng về vấn
đề Biển Đông tôi thấy có một điểm quan trọng mà hai bên không ai nói tới nên
mới chen vào hỏi một câu về quần đảo Hoàng Sa (của VN). Đó là sự kiện TQ dùng
vũ lực chiếm quầnđảo Hoàng Sa năm 1974 từ VN Cộng hòa. Câu hỏi của tôi đặt ra
chủ yếu cho giáo sư Vu Hướng Đông,đó là cho đến thời điểm đó, Hoàng Sa thuộc
chủ quyền của VN Cộng hòa. Nếu TQ chủ trương Hoàng Sa là của họ, vậy trước năm
1974 vì bối cảnh nào, và vào năm nào, chủ quyền Hoàng Sa lại chuyển từ TQ sang
VN Cộng hòa? Nhưng giáo sư Vu Hướng Đông không trả lời trực tiếp câu hỏi nầy,
chỉ nói lại ý kiến đã phát biểu rằng năm 1974 TQ có hành động quân sự là để thu
hồi lại chủ quyền vốn có của mình và nói thêm là “Từ xưa đến nay nhiều tài liệu
lịch sử cũng như nghiên cứu của các học giả TQ như Hàn Chấn Hoa và Đới Khả Lai
đã chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Sau
hội thảo tôi có viết thư cho giáo sư Vu Hướng Đông nhắc lại câu hỏi nói trên và
đề nghị ông trả lời bổ túc vì nghĩ rằng ở hội thảo thì giờ có ít, trả lời chưa
đủ. Ông có phản hồi nhưng rất tiếc hoàn toàn không có sức thuyết phục. Ông bảo
“năm 1946 TQ đã cử tư lệnh hải quân đến chiếm lại Hoàng Sa, nhưng trong thập
niên 1950s, chính phủ miền nam VN với sự yểm trợ của Mỹ đã xâm phạm quần đảo
nầy”. Tôi lại hỏi tiếp, vậy trước năm 1946 do bối cảnh nào mà Hoàng Sa chuyển
chủ quyền từ TQ sang VN, và năm cụ thể nào trong thập niên 1950 Mỹ đã giúp
chính quyền Saigon chiếm Hoàng Sa của TQ. Nhưng tiếc là giáo sư Vu Hướng Đông
không trả lời thêm nữa.
Trong
hội thảo, phía VN có đề nghị bên TQ có bài báo cáo chi tiết về hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa như bản báo cáo của giáo sư Nguyễn Quang Ngọc.
Nhà
báo Thu Hà: Rõ ràng, giữa trí thức hai nước vẫn còn nhiều quan
điểm khác nhau. Ông có nghĩ rằng, những trí thức tham gia đối thoại sẽ thoải
mái chia sẻ quan điểm, góc nhìn với nhau không?
GS.
Trần Văn Thọ:Từ
kết quả hai hội nghị đối thoại trí thức Việt Trung, kể cả sự cảm nhận về những
vấn đềnổi lên trong quá trình chuẩn bị,tôi có mấy nhận xét và suy nghĩ như sau:
Bảy
giáo sư TQ tham gia đối thoại dĩnhiên không thể nói là đại biểu cho suy nghĩ
chung của trí thức TQ nhưng có lẽ cũng không ít người có cùng quan điểm như họ.
So với suy nghĩ, nhận định của trí thức VN, rõ ràng có nhiều điểm khác nhau.
Nhưng tùy vấn đề, qua đối thoại và nỗ lực tìm hiểu, quanđiểm hai bên có thể
xích lại gần hơn. Quan hệ Việt - Trung trong thời phong kiến nhìn chung nhận
định hai bên không khác lắm. Quan hệ hai nước trong giai đoạn 1950-1972 là điểm
có nhiều tranh cãi nhưng cùng với độlùi của thời gian và với nhiều tư liệu được
công khai, khoảng cách về nhận thức sẽ thu hẹp.
Vềgiai
đoạn từ giữa thập niên 1970đến hết thập niên 1980 mà đỉnhđiểm là chiến tranh
biên giới năm 1979, cả lãnh đạo hai nước đều không muốn nhắc đến với lý do là
“muốn cùng khép lại quá khứ để hướng tới tương lai”. Trong giới trí thức TQ có
lẽcó nhiều nhận định khác nhau. Một số suy nghĩ giống ý kiến chính thống của
nhà nước TQ, nhất là của giới cầm quyền thờiđó. Nhưng cũng có người khách quan
hơn. Năm 2005 trong một hội nghị ởIndonesia tôi gặp một giáo sư kinh tếnổi
tiếng thuộc Viện khoa học xã hội của TQ. Trong khi trò chuyện lúc giải lao, tự
nhiên ông ta nhắc đến chiến tranh 1979 và nói “trong sựkiện đáng tiếc đó, cả TQ
và VN đều có sai lầm”. Theo tôi, những trí thức chân chính của TQ không ai cho
đó là “phản kích tự vệ” như nhiều người quá khích của TQ chủ trương. Về vấnđề
này ta cũng có thể hy vọng rằng cùng với độ lùi của thời gian và với nhiều tư
liệuđược công khai, trí thức hai nước sẽ có quan điểm không khác nhau nhiều.
Vấnđề
Biển Đông là phức tạp nhất. Theo tôi, nhiều trí thức TQ không nghĩ là chủ
trương của nhà nước họ là có sức thuyết phục (ý kiến bảo vệ chủtrương của TQ
mạnh mẽ như giáo sư Vu Hướng Đông tại hội nghịcó lẽ không nhiều), nhưng họkhông
dám công khai nói ngược lại với chủ trương đó. Do đó, tôi không hy vọng các
cuộc đối thoại trí thức Việt Trung sẽ góp phần giải quyết vấn đề biểnĐông.
Tuy
nhiên khi trí thức hai nước cùng có nhận định cần gìn giữhòa bình khu vực và
cần có quan hệ hữu nghị giữa hai nước họsẽ cùng nỗ lực làm cho vấn đềkhông phức
tạp hơn.
Những
trí thức TQ chuyên nghiên cứu vềVN vì mục đích học thuật nhìn chung có thiện
cảm với ta và có lẽ họ thật sự mong hai nước giữquan hệ hữu hảo. Đa số họ có nỗ
lực đào xới, làm rõ những mặt tích cực trong quan hệ Việt Trung và tìm những
khả năng mớiđể góp phần cải thiện quan hệhai nước. Hai giáo sư Phan Kim Nga và
Lưu Chí Cường trong cuộc đối thoại lần nầy là những điển hình.
Tôi
cũng đã từng gặp nhiều người khác nữa. Dĩ nhiên nhiều người trong nhóm này họ
chưa thấy hết những phức tạp trong quan hệ hiện nay.
Vềnhững
trí thức nói chung, nghĩa là những người không chuyên nghiên cứu về VN, thì có
vẻ không hoặc ít quan tâm đến quan hệ Việt -Trung. Mời những người này tham gia
các hội nghị đối thoại Việt Trung rất khó. Điều này cũng dễ hiểu.
Phải cải cách để phát triển và được thế giới nể trọng
Nhà
báo Thu Hà: NhưGS
đã nói, cuộc đối thoại trí thức Việt-Trung sẽ gợi mởmột số vấn đề VN cần quan
tâm trong quá trình cải thiện quan hệ với nước láng giềng phương Bắc. Từ hai
cuộc đối thoại đãđược thực hiện, giáo sư có gợi mở gì nhằm giúp cải thiện mối
quan hệ Việt-Trung hiện nay?
GS.
Trần Văn Thọ: Thứnhất, trong lịch sử, VN
được TQ tôn trọng, nể trọng thật sự khi có những người lãnh đạo tài năng, trí
tuệ và có tầm nhìn. Tại hội nghị vừa qua, Quang Trung và Hồ Chí Minh được nói
tới như những trường hợp điển hình. VN còn có Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi và
nhiều người khác.
Ở
cấp thấp hơn, trong lịch sử ta cũng có các sứ giả được TQ nểtrọng như Phùng
Khắc Khoan, Lê QuíĐôn,… Những bậc tiền nhân nầy tiếp xúc với TQ không có mặc
cảm là người nước nhỏ,mà với tư thế ngang hàng với lãnh đạo và các tầng lớp
tinh hoa của TQ. Họ đường đường là những con người có văn hóa, tự tin, bản
lĩnh, trí tuệ, một mặt kính trọng nước láng giềng lớn mạnh và có nền văn hóa vĩ
đại nhưng mặt khác bám chặt quyền lợi của đất nước, dân tộc mình với quan điểm
và chủ trương riêng trong quá trình phát triển của đất nước.
“Quân
tử hòa nhi bất đồng” (lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác và tìm cách xây
dựng quan hệtốt với họ nhưng vẫn giữ chủtrương, suy nghĩ của riêng mình, không
thỏa hiệp vô nguyên tắc) cũng có thể áp dụng trong quan hệ đối xử với nước láng
giềngđặc biệt này.
VN
ngày nay muốn được TQ nể trọng cũng phải có nhiều lãnh đạo và quan chức có
những tố chất như thế.
Thứhai, về lâu dài VN muốn
được TQ và các nước khác nể trọng phải từng bước vững chắc phát triển thành một
nước giàu, mạnh, văn minh, hài hòa với môi trường, với xã hội và thế giới. Rất
tiếc hiện nay VN chưa có những điều kiện để đạt được mục tiêu đó. Chỉ có cải cách triệt để mới
giải quyết được các vấn đề này.
So với TQ, VN nhỏ và yếu hơn. Nhưng VN có thể đi trước TQ về
chất lượng thể chế nếu có quyết tâm cải cách. Và đây là điều kiện cần để VN cải
thiện vị trí so với TQ.
Mới đây có một bài bình luận về VN trên
báo Asahi,tờ nhật báo lớn, có uy tín tại Nhật. Tác giả bài báo, một nhà
bình luận, phê phán truyền thông Nhật Bản là không tích cực đăng các tin tức về
tình hình thiếu dân chủ, thiếu tự do ngôn luận tại VN, và kêu gọi người Nhật
phải quan tâm mặt này khi đánh giá về nước VN. Từ khi VN nhận viện trợ từ các nước
tư bản tiên tiến (1993), Nhật Bản luôn luôn là nước viện trợ nhiều nhất cho VN.
Gần đây, đối với Nhật, VN cũng đã trở thành nước nhận viện trợ nhiều nhất của
họ.Đầu tư của Nhật tại VN cũng tiếp tục tăng. Người Nhật nói chung nhìn VN qua
những tiêu chí đó. Do đó, bài bình luận trên báo Asahi chắc chắn ảnh
hưởng đến suy nghĩ của người Nhật.
Thứba, đối thoại giữa trí
thức hai nước Việt Trung như chúng tôi tổchức đã cho thấy một số kết quả. Nếu
được tổ chức với qui mô lớn và thường xuyên hơn chắc chắn sẽ có hiệu quả tốt về
lâu dài trong quan hệ hai nước. Nhà nước, doanh nghiệp và cácđoàn thể khác tại
VN nên tạođiều kiện thúc đẩy, hỗ trợcác chương trình đối thoạiđộc lập của trí
thức, song song với giao lưu cấp nhà nước hay các hội nghị “quan phương”.
Khác
với các hội nghị “quan phương”,đối thoại giữa những trí thức có quan điểm độc
lập, với tinh thần khoa học, trọng sự thực sẽlà cơ sở bền vững tạo sựtin tưởng,
tin cậy lâu dài.
Đặc
biệt VN cần tạo điều kiện đểlôi cuốn được sự quan tâm của giới trí thức không
chuyên nghiên cứu về VN. Các nhà nghiên cứu về VN của TQ thường có điều kiện và
có nhu cầu sang VN nhiều, có nhiều cơ hội giao lưu với học giảphía VN nhưng
những trí thức nói chung thì các cơ hội nầy rất ít và họ cũng ít quan tâm nếu
không có sự chủ động của phía VN.
Quá trình chuẩn bị và danh sách người
tham gia trong hai cuộc đối thoại trí thức Việt Trung
Tháng
7 năm ngoái (2011) chúng tôi tổ chức hội nghị trù bị, qui mô nhỏ, mụcđích làm
thử, lấy kinh nghiệm đểtổ chức các hội nghị lớn hơn cho những năm sau. Chúng
tôi mời 2 trí thức từ VN và 2 trí thức từTrung Quốc. Chúng tôi đề nghị mỗi
người chuẩn bị bản báo cáo ngắn gồm các nội dung như quan điểm, nhận định của
riêng mình, và của dân chúng nước mình đối với nước đối thoại, và đâu là biện
pháp để cải thiện, thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Trung. Vì là tổ chức tại
Nhật, dung kinh phí của một cơ quan Nhật, hơn nữa để cho cuộc đối thoại phong
phú, chúng tôi mời thêm 2 giáo sư Nhật Bản, một chuyên về lịch sử VN và một
chuyên về lịch sửTQ.
Vềphía
VN, chúng tôi mời giáo sưChu Hảo, ủy viên đoàn chủ tịch Liên hiệp hội khoa học
VN, Giám đốc nhà xuất bản Tri thức, và giáo sư Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện
nghiên cứu TQ thuộc Viện Khoa học xã hội VN. Anh Chu Hảo là một trong những trí
thức tiêu biểu của VN hiện nay. Anh Đỗ Tiến Sâm là một trong nhũng chuyên gia
hàng đầu
vềTrung
Quốc. Chúng tôi dự định mời những trí thức tiêu biểu và thuộc nhiều lớp tuổi khác
nhau, không nhất thiết phải là chuyên gia vềTQ (về phía TQ thì không nhất thiết
mời chuyên gia về VN) nhưng cũng cần một vài người chuyên về quan hệhai nước,
nhất là khi chuẩn bịcác bản báo cáo cần kiến thức chuyện môn. Về phía Trung
Quốc, việc chọn lựa bước đầu khó hơn. Cuối cùng chúng tôi mời giáo sư Bộ Bình
(Bu Ping), Viện trưởng Viện Sử cận đại thuộc Viện khoa học xã hội TQ và một phó
giáo sư thuộc Đại học Thanh Hoa (theo yêu cầu của đương sựchúng tôi xin không
nêu tên ở đây).
Tại
hội nghị trù bị, ý kiến hai bên Việt Trung về quan hệ hai nước từthế kỷ 19 trở
về trước không khác nhau mấy, nhưng về nguyên nhân của tình hình căng thẳng
hiện nay thì tranh cãi khá sôi nổi. Tuy nhiên mọi người đều vui vẻkhi hội nghị
kết thức và ai cũng cho rằng việc đối thoại là hữu ích và cần tiếp tục.
Trong
việc chuẩn bị cho lần đối thoại chính thức tổ chức năm nay (tháng 6/2012),
chúng tôi chọn 3 chủ đềxét thấy quan trọng nhất: (1) Quan hệViệt Trung thời cổ
trung đại (từgiữa thế kỷ 19 trở về trước), (2) Quan hệ Việt Trung từ cuối thế
kỷ19 đến ngày nay, và (3) Quan hệ Việt Trung được viết như thế nào trong sách
giáo khoa lịch sử ở hai nước. Lần nầy mời VN và TQ mỗi nước 5 người, 3 người
chuẩn bị3 bản báo cáo về 3 chủ đềtrên, 2 người còn lại có vai trò bình luận về
các bản báo cáo của nước đối thoại.
Năm người phía VN, ngoài hai giáo sư Chu Hảo và Đỗ Tiến Sâm đã tham dự hội nghị trù bị, lần này thêm Phó Giáo sư Nguyễn Minh Tường (Viện Sử học, Viện
Khoa học xã hội) phụ trách bản báo cáo về đề tài (1), đặc biệt xoay quanh vấn
đề triều cống; giáo sư Nguyễn Quang Ngọc
(Đại học Quốc gia Hà Nội) phụ trách viết báo cáo về đề tài (2) trong đó xoay
quanh vấn đề Biển Đông; và Phó Giáo sư Đào
Tố Uyên (Đại học Sư phạm Hà Nội) viết về đề tài (3).
Vềphía
Trung Quốc, việc chọn mời tham dự gặp khó khăn và khá mất thì giờ. Hai người
tham dự hội nghị trù bị năm ngoái lần nầy không đến được với lý do không thu
xếp được thì giờ. Một sốtrí thức chúng tôi tiếp cận thì ngại vì hình như họ
không hiểu tại sao đối thoại trí thức Việt Trung lại tổ chức tại Nhật, có phải
có ý đồ Nhật Việt liên kết để bao vây Trung Quốc chăng. (Điều nầy cũng dễ hiểu,
nhưng sau khi tham dự hội nghị rồi thì không ai có nghi vấn nầy). Cũng có người
ngại phải phát biểu ý kiến khác với quan điểm chính thống của nhà nước họ. Tuy
vậy cuối cùng chúng tôi cũng mời được 5 người, ba người chuyên nghiên cứu về
VN, hai người vềquan hệ quốc tế. Tiếc là không có ai phụ trách đề tài (3) nói
trên. Giáo sư Phan Kim Nga, nghiên
cứu về VN tại Viện Mác thuộc Viện Khoa học xã hội TQ, viết về các giai đoạn
trong lịch sử quan hệ Trung Việt, bao trùm cả hai đề tài (1) và (2). Phó giáo
sư Lưu Chí Cường, Đại học Dân tộc
Quảng tây, viết về đề tài (2) nhưng chỉ xoay quanh quan hệ giữa ba lãnh tụMao
Trạch Đông, Chu Ân Lai và HồChí Minh. Tham dự phía TQ đặc biệt có giáo sư Vu Hướng Đông, Viện trưởng Viện nghiên
cứu VN ởTrịnh Châu (Hà Nam), được biết ông là người phê phán VN rất mạnh về vấn
đề Biển Đông. Một thành viên nữa là Phó giáosư Dương Đại Khánh thuộc Đại học George Washington đang làm thỉnh giảng
tại Đại học Waseda.
Trong
hội nghị chính thức lần nầy chúng tôi mời 4
giáo sư Nhật tham gia, hai người chuyên về lịch sửVN (Furuta Motoo, giáo sư Đại học Tokyo, và Shiraishi Masaya, giáo sư Đại học Waseda) và hai người chuyên về
lịch sử TQ (Ishii Akira, giáo sư
danh dự Đại học Tokyo, và Murata Yujiro,
giáo sư Đại học Tokyo). Về việc thông dịch và các việc hậu cần cho hội nghị,vì
kinh phí hạn hẹp, chúng tôi nhờ các em sinh viên, nghiên cứu sinh từ VN và TQ
sang du học tại Đại học Waseda./.
Nguồn:
Tác giả gửi cho Diễn Đàn. Theo GS Trần Văn Thọ, nguyên uỷ đây là một bài tường
thuật về cuộc "đối thoại trí thức Việt - Trung" do ông đứng ra tổ
chức ở đại học Waseda, Nhật Bản, nhưng nhà báo Thu Hà đã đề nghị, và ông chấp
nhận, chuyển thành hình thức phỏng vấn. Hai bên đã đồng ý trên một văn bản hơi
khác, tuy "rất ít", bản đăng trên Tuần Việt Nam thành ba kỳ trong
những ngày 22,23và 24.8.2012sau khi được toà soạn Tuần Việt Nam biên
tập. Tác giả đề nghị Diễn Đàn đăng thành một kỳ bản đã thoả thuận với nhà báo
Thu Hà (trên đây, với những chỗ phân kỳ và tiểu đề của nhà báo Thu Hà được giữ
nguyên), thay vì trở lại bài viết đầu tiên của mình. Nhan đề chung do Diễn Đàn
đặt.
No comments:
Post a Comment