Written
By Hai Hoang Van on Thứ bảy, ngày 25 tháng tám năm 2012 | 8/25/2012 03:47:00 SA
Bài mới
Written By Hai Hoang Van on Thứ bảy, ngày 25 tháng
tám năm 2012 | 8/25/2012 07:52:00 CH
Một báo cáo mới được công bố gần đầy của viện nghiên
cứu phát triển xã hội cho biết có đến hơn 50% số phụ nữ Việt được điều tra cho
biết họ không hứng thú về tình dục, cao hơn rất nhiều so với con số 31% của nam
giới.
Kết quả này có cho thấy một đời sống tình dục nghèo
nàn của người phụ nữ Việt Nam hay không? Hay còn điều gì ẩn chứa sau câu trả
lời này của những người phụ nữ? Xin mời quý vị cùng Việt Hà tìm hiểu chủ đề này
trong trang tạp chí phụ nữ kỳ này.
Phụ nữ Việt vẫn e ngại, né tránh nói về tình dục
Lấy chồng đã gần 30 năm và đã có một con gái, chị
Thu cho rằng mình có một cuộc sống hòan tòan hạnh phúc xét trên mọi khía cạnh,
kể cả trong quan hệ tình dục với chồng. Tuy nhiên theo chị, quan hệ tình dục là
phần không quan trọng và chỉ mang ý nghĩa bắt buộc trong đời sống vợ chồng.
Chị Thu: theo mình thấy thì trong cuộc sống thì
cần phải có cái đấy nhưng mà để nói là hưởng thụ thì mình thấy là mình cũng
không phải là người đòi hỏi nên mình nghĩ là quan hệ vợ chồng thì bắt buộc phải
thế thôi chứ mình không thấy nó quan trọng lắm.
Quan điểm của chị Thu cũng là quan điểm của khoảng
54% số phụ nữ được hỏi trong một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu phát
triển xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trên 5,300 người ở độ tuổi 18 đến 65
bao gồm cả nam lẫn nữ ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Sài Gòn và Đà nẵng.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng viện nghiên cứu
phát triển xã hội, cho biết bà không ngạc nhiên với kết quả này.
TS. Khuất Thu Hồng: Khi có kết quả này thì tôi
không ngạc nhiên lắm đâu. Nếu chị sống ở Việt Nam lâu rồi thì chị hiểu là người
Việt Nam nhất là phụ nữ rất e ngại không dám nói rằng mình có hứng thú về tình
dục đâu. Phần lớn họ nói là họ không có hứng thú. Cách nói đấy là một vấn đề
văn hóa.
Có đến 53% số người được hỏi trong nghiên cứu lần
này cho rằng tình dục chỉ quan trọng nhằm mục đích duy trì nòi giống.
Theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng thì người Việt nói chung
không muốn nói chuyện một cách công khai về tình dục, và điều này đã thể hiện
ngay trong đời sống tình dục giữa các cặp bạn tình và vợ chồng. Bà nói tiếp:
người Việt Nam nhất là phụ nữ rất e ngại không dám
nói rằng mình có hứng thú về tình dục đâu. Phần lớn họ nói là họ không có hứng
thú. Cách nói đấy là một vấn đề văn hóa. - TS. Khuất Thu Hồng
TS. Khuất Thu Hồng: trong giường ngủ để mà nói
chuyện với chồng và bạn tình về những điều mình muốn thí dụ muốn thế này thế
kia trong quan hệ tình dục thì người ta không dám nói. Ông chồng không dám nói
vì sợ bà vợ đánh giá là chắc ông này đi lăng quăng bên ngòai nên ông biết làm
kiểu này kiểu kia nên ông về bắt tôi làm thế này thế khác.
Còn người vợ lại càng phải tỏ ra là đoan chính, mình đâu có biết những thứ
đấy, mình không ham hố ba chuyện đó. Mình chỉ là phụ nữ, hiền thê thục nữ, chỉ
lo chuyện gia đình chứ không ham hố gì chuyện đó. Đấy là một khuôn mẫu khá bao
trùm trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Quan điểm này có phần đè nặng lên người phụ nữ nhiều hơn so với người đàn ông.
Kết quả của nghiên cứu mới cũng cho thấy có 31% số đàn ông được hỏi nói họ
không có hứng thú với tình dục, tức là thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ của nữ
giới.
Một nghiên cứu khác về tình dục đàn ông ở Việt Nam vào năm 2010 của Viện nghiên
cứu phát triển xã hội cho thấy có đến 80% số đàn ông được hỏi cho biết họ sẽ từ
chối quan hệ tình dục với vợ mình nếu vợ là người khởi xướng trước. Tiến sĩ Vũ
Thành Long, đồng tác giả của báo cáo về tình dục đàn ông vào năm 2010 cho biết:
Tiến sĩ Vũ Thành Long: quan hệ tình dục giữa vợ và chồng cũng không công
bằng. Ví dụ khi người chồng gợi ý quan hệ tình dục thì người vợ hầu như bắt
buộc phải làm ngay, còn khi người vợ gợi ý tình dục thì người chồng chưa chắc
đã làm theo những gợi ý đó của người vợ.
Anh Phan Anh Tuấn, 37 tuổi ở Hà Nội, đã có gia đình cho biết trong quan hệ giữa
hai vợ chồng, anh thường là người chủ động.
"Thi vân Yên tử" bằng thơ văn Hưong Chèm
Làng tôi tên nôm là Chèm- nay là xã Thuỵ Phương, Từ Liêm Hà Nội một trong những
làng cổ của Đại Việt ta. Từ ngàn đời nay với vị trí cận kề bên sông Hồng Hà có
tên nôm là sông Cái. Dân trong làng chủ yếu là cầy cấy. Theo năm tháng, biến
đổi có thêm nghề đánh cá, bán buôn lẻ . Bước vào thời ta không ít thanh niên
làng trở thành công nhân, viên chức…Chẳng mấy ai theo nghề văn chương. Vậy mà
gần đây theo cơn lũ của lạm phát văn vần được gọi sang là thơ đang dâng tràn
đất nứơc ta thì việc làm thơ của làng tôi bỗng thành phong trào. Xóm nào, thôn
nào cũng có một vài tổ thơ đa phần các cụ cao niên. Tháng sáu vừa qua thì làng
tôi chính thức ra mắt tổ văn thơ mang tên Hương Chèm. Thôi thì các cụ đã già
ngày xưa buổi nông nhàn đánh tổ tôm, tết chạc giúp con cháu, nay làm thơ cũng
xem như một thú vui tao khang thời thượng lành mạnh. Đọc thơ của các cụ người
có nghề tế nhị thường khen” hay, có ý, có vần, có tình “. Qua xem một số bài
thơ của ông Hoàng Quang Thuận( HQT) trong tập “Thi vân Yên tử" thì thấy
tài thơ của ông này cũng chỉ xêm xêm các thi nhân trong hội thơ văn Hưong Chèm
làng tôi.
Với tài thơ này thì ở thời buổi Hội Nhà văn( HNV) còn đàng hoàng, nghiêm nhặt
trong việc xét duyệt để kết nạp thành hội viên thì còn rất lâu, rất lâu ông
Viện trưởng mặt bóng, thân thể phì nhiêu này mới trở thành Hội viên, thành nhà…
Thôi thì thời thế đổi thay, chất thương mại đang bao phủ hầu hết mọi nghành,
mọi nghề của xã hội ta thì việc các đại gia có tiền có bạc sau khi ê hề chó
cảnh, ôtô, chân dài bỗng thèm một danh hiệu cao quí “hội viên hội nhà văn” như
một thứ trò chơi cao sang, trí tuệ đặng trang điểm cho sự trọc phú của mình để
rồi ào ạt tràn vào cái hội cao quí này tuy thật đáng trách các vị đầu trò, quản
lý HNV thật nhưng nói ra cũng khó ( giống như tham nhũng luật xứ ta khó bắt tận
tay day tận trán) nên bàn dân thiên hạ cũng đành chấp nhận cho qua. Ngặt nỗi
được một lại lại muốn hai. Việc ngài Viện trưởng tuổi đời chắc sắp lục tuần
nhưng tuổi hội viên vừa hết tuổi tôi, tài thơ bình bình cỡ "tiếng hát quê
ta”. Tệ hại hơn nữa hầu hết các bài thơ trong đó được tác giả liều lĩnh mạo
nhận là thơ nhập thần của tiền nhân lại là thứ thơ “ăn cắp”( tôi không muốn
dùng từ đạo ) từ tứ, ý, đến lời văn của một sách quảng cáo cho một địa điểm du
lịch. Vậy mà trước tác "Thi văn Yên tử” của HQT lại được HNV trống rong cờ
mở mở cuộc hội thảo rầm rộ với sự có mặt của không ít các đại gia chính trị và
văn thơ cỡ như Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy Niên…cao đàm khoát luận dùng những lời có
cánh nhất để ngợi ca, mổ xẻ rồi đùng đoàng tuyên bố sẽ gửi đi dự giải Nô ben
văn chương thì đúng là… như một nhà văn đàn anh giữa khuya gọi điện cho tôi
than thở “như thế thì hội ta đến kì mạt vận vì sự vô lố, dốt nát và lộng quyền
bất chấp dư luận thiên hạ quá đỗi chú ạ”.
Vì sao lại có hiện tượng đáng buồn và có thể nói là thiếu văn hoá này ?
Màn kịch vụng về sự đồng loã hành vi mượn áo tâm linh ?
Nhân vật vocalisé (phụ hoạ) cho HQT là ông Dương Xuân Nam( DXN) một ngưòi từng
là Tổng biên tập báo Tiền Phong. Một vị đã có công trong việc nhập khẩu tiêu
chí thi hoa hậu coi trọng số đo ba vòng, cùng độ dài của chân đầy chất vật dục
của phương tây vào để thay vì tiêu chuẩn xiển dương nét đẹp thuần khiết của con
gái Việt từ ngàn xưa lấy vẻ đẹp khuôn mặt mắt bồ câu, môi cắn chỉ, mũi dọc dừa,
má lúm đồng tiền…và sự nền nã đoan trang của dáng hình thắt đáy lưng ong . Một
vị mà trước khi về hưu đã gây ra vụ Xì căng đan làm ồn ào dư luận bị xem như
một chuyến cất vó cuối cùng khi hạ thấp những tiêu chuẩn học vấn và nhiều vấn
đề liên quan khác để công nhận bằng được một thí sinh tên Dung trở thành hoa
hậu năm 2008. Một vị năm nay đã vào độ tuổi 65, một ngưòi kinh bang tế thế lọc
lõi trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc tìm nguồn thu kinh tế mà trong trả
lời báo chí về vụ này lại tỏ ra ngây thơ vì sự dễ tin khi kí giấy để minh chứng
cho việc chép thơ nhập đồng của HQT. Ông DXN là một đảng viên Cộng sản theo chủ
nghĩa duy vật không tin thần thánh vậy mà ông lại liều lĩnh bỏ tôn chỉ của Đảng
để tán dương một cách nhiệt tình và chân thành một hiện tượng kì bí mà gọi nôm
là duy tâm. Giả dụ sự nhập đồng kia là có thật thì làm sao hai ông ngưòi trần
mắt thịt lại biết trước được ngày, giờ của “kì bí”, xuất thần kia để làm thủ
tục đầy chất hành chính mà xác nhận. Và bài báo “kinh thiên động địa” nhưng đầy
nhân tâm của luật sư Nguyễn Minh Tâm vạch trần sự ma giáo, liều lĩnh mượn danh
thần thánh để mua danh ,mua lợi cho mình của HQT in trên trang mạng nổi tíếng
Trannhuong.com từ ngày 13/8 và ngay lập tức trong ngày đầu tiên số ngưòi đọc
lên đến gần 3000 đến ngày 18/8 là gần 6000 ) mà 3 ngày sau vào ngày 16/8 trong
trả lời phỏng vấn ông DXN vẫn ra điều không quan tâm bảo “tôi chưa đọc bài viết
đó” để rồi ông này xổ toẹt theo kiểu “bỏ của chạy lấy ngưòi "Giả xử có
chuyện đó thì ông Thuận phải chịu trách nhiêm vì đó là việc của ông ấy”
Trăm sự cũng từ sự mù đọc của những vị biết chữ
Về sự đọc của ngưòi Việt ta đúng là đang ở mức báo động. Theo như điều tra sơ
bộ của Thaiha books thì bình quân một ngưòi dân Việt nam hiện nay một năm đọc 3
cuốn sách trong đó sách giáo khoa chiếm 2,3 cuốn , còn lại 0,7% là sách tự
chọn. Trong tỉ lệ 07% này thì tỉ lệ sách giải trí chiếm đa phần. Trong khi đó
thì bình quân ngưòi Thái Lan đọc một năm 5 cuốn sách không kể sách giáo khoa.
Vậy bình quân sự đọc của ngưòi Thái gấp 5 lần ngưòi Việt ta. Đó là chưa kể đến
các nứơc văn minh khác như Nhật bản , Anh, Mĩ..Nếu ai có dịp sang Nga thì đều
thấy người đi trên tàu điệm ngầm, xe buýt đều cắm cúi đọc sách. Sự đọc của Việt
nam ta sa sút như vậy nên lượng in các tác phẩm văn nghệ của ta vào những năm
trứơc thập niên 90 của thế kỉ 20 từ ít nhất 1 vạn bản trong những năm gần đây
chỉ rút lại đa phần là 1000 bản. Con số này so với dân số 88 triệu ngưòi nước
ta thì chỉ đạt tỉ lệ 0,00057%. Những ngưòi thường không đọc đã đành mà ngay cả
những ngưòi trong nghề cần đọc sách cũng không chịu đọc. Nếu đánh giá một quốc
gia bằng trí tuệ thông qua đọc sách thì thực trạng đọc ở nứơc ta thật đáng
buồn. Vì thế nên nứơc Mỹ mới sản sinh ra Bill gates và Steve Johs mà ở nứơc ta
mới sinh ra Hữu Thỉnh- một ông nói năng rất hoạt khẩu khi đánh giá các tác phẩm
của đồng nghiệp bằng những mĩ từ lộng lẫy” nhan sắc lắm ,lay động lắm” mặc dù
ông chưa bao giờ đọc …
Trở lại “vụ ăn cắp thơ" của HQT ta thấy rõ một điều. Cuốn “chùa Yên tử ,
lịch sử, truyền thuyết và dành thắng” của ông Trần Trương thực chất là một thứ
sách dịch vụ quảng cáo du lịch đã được tái bản chí ít là hai lần. Bản đầu nó
được in ra từ năm 1996. Và chắc chắn ông Trần Nhuận Minh tá túc ở Quảng Ninh
vaì chục năm, người cũng cất lên những lời có cánh tụng ca “thơ nhập thần “ dởm
của HQT ít ra cũng đã một lần cầm cuốn sách của ông Trần Trương nhưng không đọc
,hoặc đọc lứơt qua. Địa liền như Trần Nhuận Minh còn không đọc thì những vị
biết chữ nhưng mù đọc như ông Hữu Thỉnh, ông Hữu Việt, ông Đỗ Ngọc Yên, ông
DXN, rồi một đống các vị mang danh nhà phê bình, các vị ngoại giao lừng lẫy ...
cũng không hề đọc cuốn sách đó. Nếu các vị đó đọc và đọc một cách chăm chú thì
HQT cũng không thể lừa mị các vị một cách dễ dàng như vậy.
Tôi ngẫm vụ ăn cắp thơ của HQT xét đi xét lại chỉ là một việc nhỏ mặc dù nó làm
cho HNV Việt Nam thêm một lần xuống giá về một tổ chức hội nghề vốn được tôn
trọng. Về một vị chủ tịch nhà thơ vốn coi thường dư luận vì không đọc báo, đọc
mạng ... đã ở tuổi trí tuệ ít sáng suốt . Thôi tạm gạt bỏ sự tư túi ( nếu có)
vì bị mê hoặc dẫn dụ về đồng tiền trong thời kì thương mại này đi để từng bứơc
gạt đi sự ăn cắp, sự ma giáo trong văn chương, xin các vị hãy chịu khó đọc một
chút. Chính vì sự đọc ít, không đọc của các vị đã tạo điều kiện cho sự ăn cắp
văn, thơ lộng hành và ngày càng lộng hành đến mức khủng khiếp mà “vụ thơ”HQT là
một tiêu biểu.
Các vị hãy chịu khó, trân trọng đọc nhau, đọc thiên hạ đọc lại mình để thêm một
lần hiểu rằng tác phẩm của nhà văn, nhà thơ thế hệ này không phải không có
những kiệt tác, những cuốn thực sự đáng đọc. Và cao hơn để các vị có trọng
trách trong HNV hiểu: Nghề văn cao quí lắm đừng đưa sự mua bán ma giáo, lừa mị
vào chốn ấy. Đánh đĩ mười phương xin cố chừa cho phương cầm bút viết văn, làm
thơ này. Cúi xin.
Qùynh Mai ngày 18/8/2012
Nhà văn Nguyễn Hiếu
Ở kỳ trước, chắc hẳn là đọc giả cũng chưa tin được
lắm với cái thông tin email của CP đã bị "xài ké"? Này Lái Đò xin đưa
thêm 1 thông tin được cung cấp để làm thêm rộng đường tranh luận.
Việc này rất là nguy hiểm, đang nói lên tình trạng
bảo vệ thông tin của Việt Nam ngày càng xuống cấp. Nếu các vị lãnh đạo này lỡ
xem qua bài này thì phải nói là "vô cùng thương tiếc báo tin".
Như đã hứa với quý vị, hôm nay Lái Đò xin đưa ra
thêm 1 thông tin thú vị không kém phần hấp dẫn của kỳ trước. Qua bài viết kỳ
trước chắc cũng đã có chút ít thông tin rồi, kỳ này quý đọc giả sẽ biết thêm
tại sao Quan làm báo này lại có thông tin vụ bắt bầu Kiên sớm đến như vậy!
Không nên dài dòng nữa, Lái Đò xin vô thẳng vấn đề.
Chắc hẳn quý vị chưa quên được thông tin vụ bắt bầu Kiên là ai đã đưa thông tin
trước tiên? Vâng, xin trả lời chính báo Tuổi Trẻ (điều này Anh Ba Sàm còn công
nhận mà). (xem hình khoanh đỏ đó sẽ thấy).
Đọc đến đây chắc hẳn quý vị thắc mắc liên hồi, ai mà
chẳng biết là vậy (làm hồi hộp quá)! Tiếp đây, Lái Đò xin mô tả một chút xíu về
tòa soạn Tuổi Trẻ: tọa lạc tại 60A, Hoàng Văn Thụ, P.9, Q. Phú Nhuận. Haha, nãy
giờ dắt quý vị đi lòng vòng quá, giờ ta lên thẳng canteen (căn tin) của tòa
soạn Tuổi Trẻ nhé! chắc chắn lại thắc mắc là lên đây làm chi?
Căn tin này rất rộng nó nằm trên sân thượng và hơi bị rộng, lớp bên trong là
tòa nhà cửa kính (có cả máy lạnh nhé, nhìn đi nhìn lại thì VN mình ít có nơi
nào căn tin có máy lạnh cho nhân viên cả), phía bên ngoài phòng lạnh là giống
như một quán cafe sân vườn (có ghế ngồi thoải mái, dù che), tạo cho tất cả nhân
viên trong tòa soạn một cảm giác thư giản căng thẳng, nhưng quan trọng là nó có
cả "Wifi free" để nhân viên có thể lướt web, check mail bất cứ lúc
nào. Trên đây toàn những anh chị sử dụng smart phone và những máy tính xách tay
đủ loại.
Trở lại vấn đề: lợi dụng việc sử dụng Internet chung với những người trong tòa
soạn báo Tuổi trẻ này, "kẻ mà ai cũng biết là ai đấy" đã chộp được
một số thông tin về email của phóng viên trong tòa soạn, không những thế mà Lái
Đò nghe nói hacker đó còn có thể control được gần như toàn hệ thống bên trong.
Không những thế mà cả thời gian biểu trực ban đêm để ổn định việc chuyển thông
tin từ tòa soạn đến nhà in mà ai đó cũng nắm khá là chi tiết.
Đây, xin giới thiệu với bạn đọc: hệ thống mail Tuổi Trẻ sử dụng: http://mail.tuoitre.com.vn:3000/
Tuần qua, nhiều người có tiếng tăm tại Úc đã lên
tiếng thúc dục Washington nên làm quen với thực tế là Trung Quốc chắc chắn sẽ
tái lập vị thế mà họ có từ lâu trước khi Hoa Kỳ có mặt, đó là quốc gia Á châu
hùng mạnh nhất trong khu vực.
Nhiều chiến lược gia như ông Hugh White và cựu thủ tướng Úc ông Paul Keating,
người giới thiệu cuốn Chọn lựa Trung quốc (The China Choice) của ông White, đều
đặt câu hỏi là liệu những cường quốc trong khu vực có thể điều chỉnh bản thân
trước việc Trung quốc tái lập vị thế cường quốc kinh tế và quân sự.
Đây là một câu hỏi hợp thời và hợp lý. Nhưng điều quan trọng không kém đó là
liệu đảng Cộng Sản Trung quốc có thể tự điều chỉnh với sự trỗi dậy của Trung
Quốc. Điều quan trọng nhất là họ phải chấp nhận những dữ kiện lịch sử của Trung
Quốc do họ tự chọn cho phù hợp với lợi ích riêng của đảng tự nó là hàng rào
ngăn cản đối với tương lai hợp tác và ổn định trong khu vực.
Đảng Cộng sản Trung quốc đã chi tiêu hàng triệu đô la để viết lại cũng như
tuyên truyền lịch sử của sự trỗi dậy và suy tàn của Nhà Thanh (từ năm 1644 đến
năm 1912), trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc ra đời từ 1949 tới nay
dưới sự lãnh đạo của đảng. Nội dung căn bản của giai đoan lịch sử này là một
nước Trung hoa vĩ đại đã bị khuất phục một cách nhục nhã bởi ngoại quốc, trước
hết là đế quốc Anh trong những năm 1880 và sau đó đến đế quốc Nhật.
Nhiều chiến lược gia Trung Quốc lý luận rằng Hoa Kỳ và đồng minh sẽ lại làm
nhục Trung Quốc nếu họ tiếp tục trỗi dậy. Với lý luận này, họ cho rằng chỉ có
một đảng Cộng Sản vững mạnh và tự hào mới có thể ngăn ngừa một đất nước với
5000 ngàn năm văn hiến khỏi sự chi phối và chiếm đoạt của ngoại quốc.
Ngay cả khi những yếu kém của quốc gia này từ năm 1949 về sau phần lớn là do họ
tự tạo nên dưới thời Mao Trạch Đông, thì những cuộc chiến do ngoại quốc tiến
hành chống lại nhà Thanh đúng là những sự kiện lịch sử.
Nhưng quan điểm cho rằng Trung Quốc đã phải tranh đấu thường xuyên và bền bỉ
chống lại tham vọng nước ngoài trong nhiều thiên niên kỷ là một sự suy diễn
lịch sử một cách sai lệch.
Thực tế thì quốc gia mà ngay nay được gọi là Trung Quốc đã phải kinh qua 2000
cuộc chiến trong suốn 5000 năm lịch sử. Để chứng minh điều này, hãy lấy thí dụ
nhà Minh (1368-1644) do một thủ lãnh người Hán nổi dậy lập nên, đã luôn luôn bị
bộ tộc Mãn Thanh từ phương Bắc tấn công và sau cùng đánh bại, sau đó lập nên
nhà Thanh vào năm 1644.
Đến khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, triều đại phong kiến này đã mang có thêm
4 triệu cây số vuông tức là gấp đôi số diện tích mà họ chiếm được khi đánh bại
nhà Minh.
Lý luận cho rằng Trung Quốc bất biến và những triều đại phong kiến của họ chẳng
hề bành trướng lãnh thổ là lối lý luận cùn. Cũng như bao đế quốc khác, bành
trướng lãnh thổ là một diễn tiến liên tục, đẫm máu và cơ hội.
Khi Mao cướp chính quyền vào năm 1949, mục đích của ông ta là tái lập một
"Trung quốc vĩ đại hơn" thời nhà Thanh và ông ta đã tùy tiện tạo ra
một huyền thoại rằng toàn bộ đế quốc Mãn châu là lãnh thổ lâu đời và liên tục
của Trung Quốc. Sau cái gọi là giải phóng không đổ máu Cộng hòa Đông Thổ Nhĩ
Cán bây (giờ gọi là Tân cương) vào năm 1949 và cuộc xâm lăng Tây tạng vào năm
1950, mục đích của ông ta đã thành, và đã nâng lãnh thổ Trung quốc lên thêm một
phần ba nữa.
Không có ngoại quốc trọng yếu nào tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền của
Tây Tạng và Tân Cương, chỉ có sự đối đãi tồi tệ của Bắc Kinh với lại các sắc
dân thiểu số, cùng với đàn áp tự do tôn giáo ở đây. Vấn đề ở đây là quyền cai
trị của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên lãnh thổ "Trung quốc vĩ đại
hơn" đã được chấp nhận rộng rãi, ổn định và không tranh cãi. Từ dầu thập
niên 1990, thực tế thì những "thế lực thù nghịch ngoại quốc" đã đóng
vai trò rất lớn trong việc giúp kinh tế Trung quốc tăng trưởng theo cách hai
bên cùng có lợi.
Ý nghĩ cho rằng thế lực ngoại bang chẳng hạn như Hoa kỳ đã vẫn sẵn sàng và sẽ
ngăn chặn đảng (CSTQ) không cho họ hoàn thành cái gọi là sứ mạng lịch sử của họ
để tái lập một Trung quốc vĩ đại chỉ là một ngụy tạo thuận lợi nhằm để củng cố
vị thế của đảng trong nước.
Trên thực tế, và ngoại trừ mục tiêu xóa bỏ di sản Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới
Thạch bằng cách thu hồi quốc đảo dân chủ và thịnh vượng Đài Loan, thì Đảng CSTQ
đã hoàn thành sứ mạng lịch sử mà họ tự đặt ra, mà chẳng có sự phản kháng nào từ
những cường quốc bên ngoài.
Trung Quốc đang vươn lên trong bối cảnh bên ngoài lành mạnh và ổn định nhất so
với vài trăm năm trở lại đây. Những câu chuyện lịch sử sai lệch trong bối cảnh
này trở nên nguy hiểm vì nó khuyến khích cảm giác nhục nhã không có thật và
phóng đại quá đáng cảm giác dễ bị tổn thương cũng như mong muốn đòi hỏi công
bằng. Ví dụ, những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 4/5 biển Đông
được thúc đẩy bởi thèm khát loại bỏ khả năng nước ngoài ngăn chặn tầu thương
mại cập cảng của nó.
Các công ty tài nguyên do nhà nước quản lý ở Trung Quốc cũng đang nhòm ngó thềm
lục địa giàu khí đốt này, chi phối bởi cảm giác bất an tức thời về an ninh năng
lượng, và sự hoang tưởng rằng Trung Quốc luôn phải được ưu tiên hàng đầu.
Tất cả những điều này đều được thúc đẩy bởi một cảm giác giả tạo rằng Trung
Quốc đang đơn giản là khôi phục lại trật tự đã có từ ngàn năm nay, bỏ qua thực
tế rằng quốc gia tự phong cho mình là "Trung Quốc" [quốc gia nằm ở
trung tâm] này chỉ là một trong rất nhiều quốc gia và nền chính trị trong lịch
sử có mối quan tâm lâu dài tới biển Đông.
Điều đáng chú ý là mọi cường quốc hiện nay và tương lai của Châu Á - Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Úc - vẫn tiếp tục lo ngại Trung Quốc và
mong muốn Mỹ đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong khu vực.
Có thể Hoa Kỳ sẽ cần phương án tiếp cận mới nếu Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy
nhanh chóng trong thập niên tới, điều có lẽ còn khó đoán. Nhưng tư tưởng của
Trung Quốc cũng cần phải thay đổi. Vì lợi ích của sự hợp tác và ổn định trong
tương lai, điều khó khăn và cũng rất quan trọng đầu tiên là Đảng CSTQ phải sửa
đổi và điều chỉnh lại phiên bản lịch sử không chính xác và nhằm mục đích phục
vụ ý đồ riêng của mình này!
John Lee
____________________
John Lee là phó giáo sư Học viên An ninh Thế giới tại Đại học Sydney. Ông đồng
thời là thành viên của the Michael Hintze và học giả luân lưu của the Hudson
Institute in Washington, DC. John LEE là bình luận gia của đài ABC và báo The
Australian.
Phiên Ngung chuyển ngữ
HỒNG KÔNG – Các hãng truyền thông trong nước loan
tin hôm thứ Sáu rằng công an tại Việt Nam đã bắt giữ một cựu giám đốc ngân hàng
ngoài quốc doanh lớn nhất sau khi hậu quả liên quan đến vụ bê bối ngân hàng
tiếp tục lây lan.
Written By Hai Hoang Van on Thứ bảy, ngày 25 tháng
tám năm 2012 | 8/25/2012 06:15:00 SA
Tôi không muốn sa đà vào các chi tiết vụn vặt như
kiểu nhận xét “Chủ tịch nước tập làm văn”; hay đánh giá bài viết quan trọng của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng tám và Quốc
khánh 2/9 năm nay là mang đậm chất tình cảm, lan man, theo kiểu “tức cảnh sinh
tình”. Chủ tịch nước cũng là người và chắc rằng ông cũng có cách thể hiện mình
theo kiểu của riêng ông.
Hơn nữa, tôi hiểu các chính khách ở Việt Nam không phải dễ dàng gì có thể phát
biểu thẳng thắn suy nghĩ thật của mình trước bàn dân thiên hạ như là các chính
khách phương Tây hoặc của Hoa Kỳ như TT Obama chẳng hạn. Diễn từ của các chính
khách phương Tây vốn có truyền thống tự do và tôn trọng dân chủ chắc chắn không
cần phải lòng vòng rào trước đón sau, buộc người nghe (hay đọc) phải biết cách
mà tự sàng lọc để “đãi cát tìm vàng”. Dẫu rằng đôi khi sàng mãi hàng trăm tấn
cát rồi cuối cùng chẳng thấy vàng đâu, cứ như là “dã tràng se cát Biển Đông”
vậy.
Thế nhưng, trong bài phát biểu của ông Sang mới đây, tôi thấy trong rất nhiều cát
(rất nhiều, như một số blogger đã phân tích) đã xuất hiện không ít “vàng”.
Vàng thứ nhất, chính là cái mà nhiều blogger phê phán: chất trữ tình của bài
phát biểu. Tôi nghĩ rằng chất trữ tình này của bài phát biểu không phải là
chuyện ngẫu nhiên, lan man cho có chuyện để nói. Từ lâu rồi các nhà lãnh đạo
Việt Nam hầu như đã bỏ quân điều này: cái tình tự dân tộc, cái tình làng nghĩa
xóm trong câu chuyện quốc gia đại sự. Từ lâu rồi, kể từ khi các nhà lãnh đạo
Đảng CS Việt Nam tự cho mình cái quyền tối thượng bất khả xâm phạm về chân lý,
mọi điều mà lãnh đạo Đảng nói ra chỉ có đúng, không có sai cho nên không cần
phải truyền cảm, tâm tình mà chỉ cần mệnh lệnh. Ông Sang đã làm điều ngược lại,
ông thích tâm tình trước khi đi vào một số điều hết sức căn bản và cốt lõi của
đất nước, của Đảng.
Ai đó thấy lạ. Song với người dân Nam Bộ, yêu thích cải lương và các nghệ sĩ
tài tử dân gian, thì đây chính là khúc dạo đầu cho sáu câu vọng cổ.
Tại sao khi một nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước muốn làm một cái chuyện thật
bình thường là cởi tấm lòng mình ra, tâm tình với mọi công dân thì ta lại thấy
không bình thường? Sao ta lại đòi hỏi ông ta phải cứng nhắc và khuôn sáo như
mọi khi, như thói quen đã từng diễn ra hàng mấy thập kỷ qua, đến mức ta quên đi
tình làng nghĩa xóm?
Nhưng thôi, hãy xem chúng ta có gì từ bài phát biểu mà không ít người chê là
lượm thượm này.
Về đối nội, Chủ tịch Sang công khai thừa nhận “có không ít những sai lầm khuyết
điểm, phải sửa sai như trong cải cách ruộng đất, sửa sai những khuyết điểm chủ
quan duy ý chí trong lãnh đạo, quản lý và cơ chế chính sách khiến cho kinh tế –
xã hội lâm vào khủng hoang trầm trọng thời điểm trước Đại hội VI (1986)”. Thú
vị là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không ngần ngại so sánh “Công cuộc đổi mới
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn hai thập kỷ qua, giống như một cỗ xe chưa
hoàn thiện nhưng đang chạy với tốc độ nhanh, thành công nhiều mà khó khăn cũng
lắm”. Sự so sánh này là mượn phương pháp ẩn dụ theo kiểu ý tại ngôn ngoại mà
nhiều văn thi nhân xưa và nay vẫn áp dụng để nói lên được nhiều điều khó nói.
Cỗ xe chưa hoàn thiện mà đòi chạy nhanh hết cỡ để đua với hàng xóm thì chuyện
gì xảy ra chắc ai cũng rõ. Cỗ xe chưa hoàn thiện mà đòi chạy thật nhanh với tốc
độ kỷ lục trong thật nhiều năm chỉ là kỳ vọng phi lý. Ai cũng thấy chuyện đó.
Và ngay lập tức, ông Sang lý giải bằng một nhận định thuộc về thẩm quyền của
mình “việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN còn nhiều hạn chế, có nguyên nhân
khách quan nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan”. Vậy là quá rõ rồi còn gì.
Người đọc (hay người nghe) còn đòi hỏi gì nữa về sự thẳng thắn vốn không phải
là phương châm được coi trọng của các chính khách Việt Nam trong suốt nhiều
thập kỷ qua?
Nhất là sau những phân tích vòng vèo đó, ông Sang đã đi tới nhận định: “tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị – xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia”.
Nhận định quá rõ ràng: nội vụ thì nhiều nguy cơ gây mất ổn định chính trị -xã
hội; ngoại vụ thì đe dọa chủ quyền quốc gia. Thông điệp này cảnh báo không chỉ
có quá nhiều thù trong mà còn có cả giặc ngoài đang lăm le “nội công ngoại
kích”.
Rõ ràng hơn khi Chủ tịch Sang không ngần ngại gì mà nói thẳng: “Xuất hiện những
người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy
bánh xe”, thậm chí “để cõng rắn cắn gà nhà”…”. Nghe (đọc) tới đoạn này chột
nghĩ ngay tới tinh thần và hào khí “Hịch tướng sĩ” của Hưng đạo Đại vương.
Ai có khả năng “chọc gậy bánh xe”, và ai mới có khả năng “cõng rắn cắn gà nhà”?
Chắc chắn không phải là nhân dân. Mà phải là quan chức. Chức càng to khả năng
chọc bánh xe, khả năng cõng rắn cắn gà nhà càng lớn. Về chuyện này, Chủ tịch
Sang đã nói thẳng về nội bộ của mình, của Đảng CS Việt Nam hiện nay. Có không
ít bộ phận quan chức cao cấp hiện “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh nganh, sĩ
mắng triêu đình mà không biết nhục”. Thậm chí “lấy việc chọi gà làm vui đùa,
lấy việc săn thú làm cuộc vui vẻ”… chưa kể ngày nay không chỉ săn thú mà còn
săn cả người đẹp các kiểu, săn vàng và USD… vô hạn.
“Nếu chỉ cố gắng như những năm vừa qua không còn đủ nữa, mà phải đổi mới quyết
liệt để theo kịp bước tiến thời đại, phải tiến hành những giải pháp đồng bộ
trong mọi lĩnh vực”. Thông điệp ngày càng trở nên qua rõ ràng, ai không hiểu
thì chỉ là không muốn hiểu. Tất cả những gì mà Việt Nam đã làm trong suốt hơn hai
mươi năm đồi mới vừa qua là chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và
đòi hỏi của thời đại. Yêu cầu của phát triển là phải xây dựng một đất nước Việt
Nam “dân chủ, công bằng và văn minh”, đủ sức mạnh để bảo vệ “độc lập và chủ
quyền” lãnh thổ. Muốn vậy, không chỉ thay đổi nữa vời, đổi mới cục bộ nữa mà
cần có chiến lược thay đổi toàn diện, trên mọi lĩnh vực. Trong đó chắ chắn phải
có đồi mới về chính trị, vì đó là điều kiện tiên quyết đề đồi mới toàn diện
kinh tế và xã hội.
Đổi mới chính trị không phai là một giấc mơ, càng không phải là một mong muốn
chủ quan nhất thời, nôn nóng mà được. Bắt đầu từ các đổi mới cơ bản về nền tảng
pháp lý tạo dựng và điều chỉnh các hoạt động của nhà nước. Trong bối cảnh Việt
Nam ngày nay còn là Luật cho các hoạt động lãnh đạo xã hội của Đảng CS Việt
Nam.
Chỉnh đốn Đảng không chỉ dừng lại ở các hoạt động tự phê và phê bình lẫn nhau
trong nội bộ Đảng mà lâu dài là phải tiến tới việc pháp điển hóa các hoạt động
lãnh đạo của Đảng. Khi đó, các hoạt động của tổ chức đảng các cấp hay của từng
cá nhân đảng viên đảng CS đều phải tuân thủ phát luật duy nhất của Nhà nước
CHXHCNVN. Không có chuyện, bất cứ cá nhân nào có thể, có quyền và khả năng đứng
trên luật pháp.
“Cội nguồn sức mạnh của Đảng chính là từ sự gắn bó máu thịt với nhân dân”. Đảng
cũng từ nhân dân mà ra, Đảng có tôn chỉ mục đích hàng đầu là phục vụ nhân dân
và Tổ quốc thì mới có lý do chính đáng để tồn tại. Đảng không làm được chuyện
này là tự mình tới đứng bên bờ vực thẩm.
Chủ tịch Sang phát biểu trọng tình như mọi người Việt Nam khác là bình thường.
Ông kêu gọi đoàn kết, yêu thương nhau để cùng nhau vượt qua thử thách, cùng
nhau đưa đất nước tới gần hơn với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh. dân chủ, công
bằng và văn minh”. Nhưng trước đó ông không quên nhắc nhở rằng, nhiều giá trị
xã hội đang đảo lộn và bị xem thường tới mức kỷ cương, luật pháp, đạo đức xã hộ
bị xói mòn nghiêm trọng.
Làm chuyện lớn, không quên chuyện nhỏ. Và từ những thành quả nhỏ mới có thễ dẫn
tới các kết quả lớn.
Quan trọng nhất bây giờ là “phải hình thành các điều kiện để làm xuất hiện
những hành vi tích cực của toàn Đảng, toàn dân cho đất nước, cho việc củng cố
và xây dựng Nhà nước ta ngày càng trong sạch vững mạnh”.
Quả bóng này đang nằm trong chân của các chính khách như ông Sang. Nếu quý ông
biết giao bóng, thì nhân dân tức khắc biết nhận bóng và sẽ đưa bóng về đích.
Niềm hy vọng dù sao vẫn leo lét trong đêm tối mịt mùng, còn hơn không còn một
chút ánh sáng nào cuối đường hầm.
Thông điệp dông dài, đẩy đưa, song vẫn cứ là thông điệp nếu bạn biết chắt lọc
và sàng sẫy sau hàng ngàn tấn quặng vậy!
“Tương lai đang vẫy gọi và thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới!”.
Vâng, bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể tham gia viết nên những trang sử
mới này. Nếu chúng ta không thờ ơ với vận mệnh của đất nước với tiền đồ của dân
tộc mà chắc rằng trong đó có bản thân ta và gia đình ta.
Điều gì sẽ xảy ra, nếu Di
chúc Chính trịmà Lenin viết trên giường bệnh cuối năm 1922 và bổ sung lần
cuối đầu năm 1923 về vấn đề nhân sự ở tầng cao nhất của ĐCS Liên Xô được tung
lên mạng ngay tại thời điểm đó? Và chủ blog “Lenin Làm báo” không ai khác,
chính là Varlam Šalamov [1]?
Rất có thể toàn bộ lịch sử thế giới cận hiện đại sẽ thay đổi. Và lịch sử văn
học cũng vậy, không có tác gia Varlam Šalamov, nhà văn Nga yêu thích nhất của
tôi cạnh Maxim Gorky. Song không có gì chắc chắn là phong trào cộng sản quốc tế
vì thế sẽ bớt tai họa hơn, bớt đẫm máu hơn. Bị đánh bật khỏi đế chế của Stalin,
lý thuyết “Cách mạng thường trực” của Trotsky tìm được chỗ đứng nơi học thuyết
của Mao Trạch Đông. Hậu quả của cuộc thanh trừng định mệnh ấy, không dân này
thì dân kia gánh chịu. Trong hệ thống toàn trị, phe nào thắng nhân dân cũng
bại.
Thanh trừng nội bộ là một trong những truyền thống
lâu đời và khét tiếng nhất của các đảng cộng sản. Số phận những nạn nhân của nó
không có gì đáng ghen tị. Các đồng chí của họ không bao giờ quên viết hàng chữ
“kẻ phản bội” lên ngực họ trước khi đâm nhát dao kỉ luật của tổ chức vào đó, và
điều chua chát là bi kịch được biểu quyết trong bóng tối của họ cũng khép lại
trong bóng tối, nếu họ vẫn giữ lòng trung thành với cái tổ chức mà họ dường như
đã phản bội. Cho đến khi qua đời, một người như ông Nguyễn Hữu Đang vẫn không
hé răng về những oan khuất trong vụ án
“gián điệp phản cách mạng” đã đày ải ông mười lăm năm trời. Một người từng
thâu tóm mọi cương vị chủ chốt của hệ thống quyền lực vào mình như ông Hồ Chí
Minh cũng lặng thinh diễn nốt vai biểu tượng khi đã bị vô hiệu hóa. Luật omertà,
của Cosa Nostra Đỏ.
Những người đang nín thở xem vở
tuồng nội chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam được quảng cáo rầm rộ trên sân
khấu ảo rồi sẽ rất bực mình. Màn một, với diễn viên nổi tiếng Nguyễn Đức Kiên
trong một vai phụ, hứa hẹn kịch tính tiếp nối kịch tính, và công chúng đang đòi
quyền được xả tất cả những bất mãn dồn nén với thực trạng xã hội của mình vào
một hồi kết nếu không có đầu rơi máu chảy thì ít nhất cũng loảng xoảng tiếng
gông cùm. Nhưng tôi tin rằng ngoài vài ba nhân vật phụ khác mà số lượng không
thể nhiều hơn trong các vở lừng danh như Năm Cam, Minh Phụng, PMU 18, Vinashin,
Vinalines…, sẽ không có cao trào ngoạn mục nào cống hiến cho sự chờ đợi của
công chúng nữa. Để biểu dương sức mạnh đoàn kết của mình và củng cố ấn tượng về
ổn định chính trị [2],
Đảng sẵn sàng trả một cái giá cao hơn sự ấm ức của khán giả rất nhiều. Các vai
chính sẽ chỉ ra sân khấu để trình diễn một kết thúc có hậu.
Tôi cũng tin rằng cuộc hỗn chiến thông tin trên mạng
hiện tại với ngôi sao vụt hiện là Quan Làm báo và những blog bí ẩn khác
như Tư
Sang, Anh
Ba Dũng… nằm ngoài dự liệu của tất cả các phe đang tham chiến. Điều mà
những người đứng đầu chế độ này, bất kể phe nào, ít cần đến nhất là sự rò rỉ
thông tin về cuộc thanh trừng trong bóng tối của họ, áp lực của dư luận và cảnh
hỗn quân hỗn quan. Việc bộ máy an ninh Việt Nam không triệt hạ nổi những kênh
thông tin này có thể có một nguyên nhân rất đơn giản: bất lực, cũng như toàn bộ
hệ thống đang bất lực trước phần lớn những vấn đề hệ trọng của đất nước. Từ
nhiều năm nay một mạng lưới cả trăm website
giả danh các quan chức Đảng và Nhà nước Việt Nam từ cỡ Phó Bí thư Tỉnh ủy
và Thứ trưởng trở lên đã ung dung tồn tại, được chăm sóc và cập nhật hàng ngày [3].
Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có một chính quyền ma như vậy
tháp tùng từng bước, với đầy đủ lệ bộ, đóng ngoài biên giới, ngoài tầm kiểm
soát, mà chính quyền thật dường như cũng đành bó tay thây kệ.
Vậy ai là người thủ lợi trong cuộc hỗn chiến thông
tin này?
Tôi không có hứng thú nào tham dự những phỏng đoán
ngả nghiêng theo mỗi cơn bão tin tức thật giả lẫn lộn, đang gây nên một cơn
cuồng tập thể cho những người Việt vốn đói sự thật dù không biết mặt mũi của nó
và thiếu kinh nghiệm chọn lựa thông tin, vì xưa nay họ không có nhiều hơn một
chọn lựa. Trong trường hợp đáng quan tâm nhất, khi người thổi nên trận cuồng
phong này là một hay những thế lực đối lập với chính quyền cộng sản Việt Nam,
với cái đích cuối cùng không phải là anh Ba hay anh Tư mà toàn bộ các anh đã
được đánh số, thì tôi tin rằng một khởi đầu tử tế cho một xã hội sáng sủa hơn
không thể đi từ sự lên ngôi của một quyền lực mờ ám. Lũng đoạn và mafia hóa
thông tin không thể là công cụ cho một mục tiêu tốt đẹp.
Một người bạn rất thân của tôi lại cho rằng bóng tối
chỉ có thể xua bằng bóng tối, rồi ánh sáng sẽ khắc đến. Tôi không mong rằng anh
có lí.
Phạm Thị Hoài
[1]
Varlam Šalamov bị bắt khi đang in ronéo bản Di chúc này và bị kết án tù khổ sai
3 năm. Cùng với 5 năm tù lần thứ hai trong chiến dịch Đại Khủng bố của Stalin
và 10 năm tù cải tạo tiếp theo vì đã tuyên bố rằng Ivan Bunin là nhà văn Nga
kinh điển, ông đã trải qua tổng cộng 18 năm trong các Gulag Xô-viết. Các tác
phẩm của ông chưa có trong bản dịch tiếng Việt.
.
Courtesy chinhphu.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp thứ 18
của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hôm 22.08.2012 tại Hà
Nội.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-08-23
Hai ngày sau khi “Bầu Kiên” bị bắt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “biểu dương Bộ
công an đã khởi tố điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng.”
Hệ lụy vụ “Bầu Kiên”
Báo điện tử Chính phủ đưa tin này và được hầu hết
báo chí trong nước chạy tít lớn. Được biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên
bố như vậy tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng diễn
ra ngày 22/8 tại Hà Nội. Tuy bản tin không đề cập trực tiếp tới “Bầu” Kiên,
nhưng người đọc báo dễ dàng hiểu những gì ẩn chứa phía sau mấy dòng trích dẫn
lời Thủ tướng.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật sư Bùi Quang Nghiêm phó Chủ nhiệm
Đoàn Luật sư TP.HCM nhận định:
Không phải Thủ tướng nói cái gì cũng đúng. Tôi cho rằng Bộ Luật hình sự của
Việt Nam không qui định hành vi thâu tóm ngân hàng là tội hình sự.
LS Bùi Quang Nghiêm
“Không phải Thủ tướng nói cái gì cũng đúng. Tôi cho
rằng Bộ Luật hình sự của Việt Nam không qui định hành vi thâu tóm ngân hàng là
tội hình sự. Tức là tôi có nhiều tiền, tôi mua cổ phiếu của ngân hàng hoặc
nhiều ngân hàng, luật Việt Nam không cấm…Và hành vi mà tôi có nhiều tiền tôi
mua cổ phiếu ngân hàng hoặc tham gia vào nhiều ngân hàng với tỷ lệ sở hữu cao
đấy không phải là tội hình sự. Tôi hoàn toàn không đồng ý với nhận định của Thủ
tướng cho rằng thâu tóm ngân hàng là một tội hình sự…hoàn toàn không phải như
vậy.”
Tuy vậy, Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhấn mạnh tới khía cạnh vi phạm pháp luật
liên quan tới nguồn gốc đồng tiền sử dụng để thâu tóm ngân hàng, nhưng lại là
những tội danh khác. Ông nói:
“Nếu một người thâu tóm ngân hàng, một người kinh doanh giàu có mà nguồn
tiền ấy bất hợp pháp, nguồn tiền ấy từ việc rửa tiền, nguồn tiền ấy từ việc
buôn lậu, nguồn tiền ấy do tham nhũng mà có thì phải trừng trị đến nơi đến chốn
vì đấy là tội phạm. Còn việc người ta có nhiều tiền một cách chính đáng, dùng
tiền sạch để mua cổ phiếu ngân hàng, người ta sở hữu với tỷ lệ cao ở nhiều ngân
hàng thì đấy không phải là tội phạm theo luật hình sự của Việt Nam.”
Nhà tài phiệt 48 tuổi Nguyễn Đức Kiên được xem là một đại gia ngành ngân hàng,
cựu Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ACB và
hiện chỉ là thành viên Hội đồng sáng lập của ngân hàng này, một cơ chế không
đúng luật. Ngoài ra “Bầu” Kiên cũng được xác định không phải là cổ đông lớn của
Ngân hàng Á Châu ACB cũng như một loạt các ngân hàng khác. Thế nhưng ACB đã bị
ảnh hưởng nghiêm trọng và phải được Ngân hàng Nhà nước bơm tiền bảo đảm thanh
khoản.
Công an dẫn ông Lý Xuân Hải về nhà để thực hiện lệnh
khám xét tối 23-08-2012. Photo courtesy of nld.
Hoảng hốt trước tin ông Kiên bị bắt và Tổng giám đốc Ngân hàng Á châu Lý Xuân
Hải cũng bị mời hợp tác điều tra, khách hàng của ACB đã kéo tới rút 5.000 tỉ
đồng chỉ trong một buổi làm việc. Ông Lý Xuân Hải đã chính thức từ chức, tư gia
bị khám xét và Ngân hàng ACB đã bổ nhiệm TGĐ mới vào sáng 23/8. Những thông tin
này sẽ giúp ổn định tình hình hay gây thêm nhiều lo lắng thì chưa thể đánh giá.
Chúng tôi ghi nhận các báo điện tử trong đó có tờ Người Lao Động Online ngay từ
hôm 21/8 đã đưa tin TGĐ Lý Xuân Hải bị bắt tạm giam tiếp sau “Bầu” Kiên nhưng
sau đó thông tin này đã bị gỡ xuống. Việc TGĐ một ngân hàng bị bắt giữ tất
nhiên sẽ làm người gởi tiền vội vã rút tiền và trên lý thuyết khi tất cả khách
hàng cùng rút tiền thì ngân hàng sẽ sụp đổ và kéo theo sự sụp đổ dây chuyền vì
thị trường tài chính liên quan với nhau.
Tiền đầu tư của ‘Bầu” Kiên phủ trùm khắp nơi một cách kín đáo, ngoài hệ thống
ngân hàng thương mại, ông Kiên gần như là chủ nhân của hàng chục công ty đầu tư
tài chính, kinh doanh bất động sản, xây dựng, du lịch, dệt may, thực phẩm và
đặc biệt là ông chủ của hai câu lạc bộ bóng đá, do vậy báo giới quen gọi ông là
“bầu” Kiên.
Vừa qua việc thâu tóm Sacombank đã có những hiện tượng rất không bình
thường.
TS Lê Đăng Doanh
Nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên được rất nhiều trang
mạng xã hội mô tả là có quan hệ cận kề với gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
“Bầu”kiên được cho là trong thời gian dài tạo được ảnh hưởng nhóm về một mặt
nào đó đối với chính sách tiền tệ ngân hàng của Việt Nam. Qua liên kết với một
số tài phiệt khác, nhóm của ông Kiên được lợi lớn nhờ chính phủ thắt chặt tiền
tệ, tái cơ cấu sáp nhập ngân hàng, qua sáp nhập đã có sự chuyển đổi những cổ
đông lớn và khuynh loát thị trường ngân hàng. Về mặt chuyên môn tài chính ngân
hàng những người có quyền lực có thể thực hiện được việc này hay không, TS Lê
Đăng Doanh một nhà kinh tế ở Hà Nội đưa ra nhận định:
“Vừa qua việc thâu tóm Sacombank đã có những hiện tượng rất không bình
thường. Sau đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cũng đã phạt một số công ty
vì đã không có báo cáo kịp thời. Còn những dư luận hoặc thông tin trên mạng
điện tử thì có nói rất nhiều và vẽ ra một bức tranh khá phức tạp. Tuy vậy, hiện
nay tôi không có đủ căn cứ để có thể xác nhận hay là bác bỏ các thông tin đó,
bởi vì những thông tin về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung là
ít được công bố so với tiêu chuẩn quốc tế.”
Chỉ vì kinh doanh trái phép?
Ông Nguyễn Đức Kiên, còn được biết dưới tên “Bầu
Kiên”, ảnh chụp trước đây. AFP file photo.
Vụ bê bối tài chính dẫn tới việc bắt giam “Bầu” Kiên được giới thạo tin mô tả
là không chỉ đơn thuần là kinh doanh trái phép tại ba công ty mà “Bầu” Kiên giữ
vai trò Chủ tịch HĐQT, gồm Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty
cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á
Châu Hà Nội. Báo Tuổi trẻ Online đưa tin ông Kiên đã sử dụng pháp nhân của các
công ty vừa nêu để tham gia phát hành trái phiếu, đầu tư tài chính đặc biệt là
mua cổ phiếu ngân hàng mà cơ quan điều tra cho là sai qui định. Về mặt chính
thức nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên bị bắt giam và khởi tố theo điều 159 Bộ Luật
hình sự. Theo lời LS Bùi Quang Nghiêm nói với chúng tôi thì đây là loại tội
hình sự ít nghiêm trọng. Nếu bị tòa án xác định có tội, ông Nguyễn Đức Kiên chỉ
có thể bị án tù giam tối đa 2 năm và bị phạt 30 triệu đồng.
Ông “Bầu” Kiên là nhà tài phiệt giàu thứ 14 trên sàn chứng khoán Việt Nam theo
xếp hạng năm 2011, cổ phiếu, chứng khoán tài sản của ông rất lớn và được dư
luận cho là đứng sau các hoạt động thâu tóm ngân hàng vừa qua. Liệu pháp luật
có chạm tay được vào khối tài sản khổng lồ của ông Nguyễn Đức Kiên hay không.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm nhận định:
Nếu ông Kiên phạm tội kinh doanh trái phép thì không đến mức phải phong tỏa
toàn bộ tài sản của ông ấy hiện có.
LS Bùi Quang Nghiêm
“Theo tôi nếu ông Kiên phạm tội kinh doanh trái phép
thì không đến mức phải phong tỏa toàn bộ tài sản của ông ấy hiện có. Nhưng
trong trường hợp từ tội kinh doanh trái phép mà người ta phát hiện ra là nguồn
tiền của ông ấy không sạch, thí dụ trốn thuế hay nguồn gốc nguồn tiền không hợp
pháp thì có thể cơ quan điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tức là
phong tỏa tài sản của ông ấy.”
Ngân hàng Nhà nước cố gắng giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường tài
chính, nhưng báo Người Lao Động bản tin trên mạng ngày 23/8 đưa tin giới đầu tư
chứng khoán tiếp tục “hoảng loạn”, cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và
TP.HCM đều bị ảnh hượng nặng. Thậm chí có đề nghị Ủy ban Chứng khoán nên tạm
thời đóng cửa thị trường chứng khoán để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. Trước đó,
theo Tuổi Trẻ Online, chỉ trong một ngày 21/8 trị giá vốn hóa thị trường trên
sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM đã thiệt hại 14.000 tỷ đồng còn sàn giao dịch
chứng khoán Hà Nội cũng bốc hơi hơn 5.000 tỷ đồng.
Trong diễn biến liên quan, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 23/8 đã kêu gọi các
nhà đầu tư ngừng bán tháo cổ phiếu gây tác động xấu đến thị trường.
Việc bắt giữ một nhà tài phiệt 48 tuổi lại có thể gây tác động lớn lao như vậy
là điều khó hiểu so với những gì mà Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước giải thích
với công luận. Nếu theo dõi họat động tài chính sẽ thấy trong vòng hai ngày
21-22/8, nghĩa là chỉ trong vòng 48 giờ ngay sau khi “Bầu” Kiên bị bắt Ngân
hàng Nhà nước đã phải bơm ra thị trường mở hơn 18.000 tỷ đồng để cứu thị trường
tài chính ngân hàng có thể sụp đổ dây chuyền thì sẽ thấy mọi việc không hề đơn
giản.
oneTV.net photo
Bầu Kiên giữa các cầu thủ- oneTV.net photo
Vụ bắt giữ “ông Trùm” ngân hàng và bóng đá Nguyễn Đức Kiên nổ ra trong một đợt
“sờ gáy” các nhà tỉ phú của Việt Nam, giữa lúc xứ sở này đang vất vả với một
nền kinh tế tiến từ chỗ xấu sang chỗ tệ hại hơn.
Chính trị đấu đá, công chúng bất mãn
Nhiều nhà lãnh đạo trong đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy thoải mái
với công cuộc đổi mới theo kinh tế thị trường. Những đợt sóng “giải phóng”
thường có những thời kỳ trì trệ theo sau.
Giới phân tích nay quan ngại rằng những cuộc đấu đá trong giới chính trị và
khối công chúng bất mãn có thể phá ngang những cải tổ cần thiết nhằm phục hồi
đà tăng trưởng ngoạn mục từng giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
được ưa chuộng và săn đón nhất trên thế giới (về mặt kinh tế).
Những kế hoạch tư hữu hoá bị đình đốn trong khi nợ xấu tăng vọt gấp ba trong
khắp hệ thống ngân hàng. Giữa lúc đó những quan chức cao cấp nhất của nhiều xí
nghiệp quốc doanh bị bắt giữ và truy tố về tội quản lý sai lầm nguồn tài nguyên
quốc gia sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp
rơi vào cơn lốc tài chính.
Tình trạng này phơi bày sự yếu kém của Việt Nam trong cuộc đua phát triển để
bắt kịp các láng giềng, sau nhiều thập niên chinh chiến song song với chính
sách kinh tế Mác Xít.
Sự lung lay đổ nhào xuống khu vực tư doanh. Những tỉ phú có mối quan hệ chính
trị như ông Kiên, người bị bắt giữ hôm thứ hai và bị truy tố tội điều hành
những công ty đầu tư không có giấy phép, đang phải đương đầu với những nghi ngờ
theo dõi ngày càng tăng đối với sự cáo buộc luồn lách để làm sai quy định của
ngành ngân hàng. Báo chí quốc tế không tiếp cận được ông Kiên hay đại diện pháp
lý của ông để hỏi thăm.
Từ bừng nở đến nổ tung.
Tiền ngân hàng cho vay suy giảm trong khi nợ xấu lan tràn, nền kinh tế vật vã
để chiếm lại những đỉnh cao mới đạt được chí mấy năm trước (trong giai đoạn
bừng nở kinh tế).
Biểu đồ dữ kiện thực tê cho thấy sự tuột dốc không phanh.
Standard Chartered chiếm 15% cổ phần của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
(ACB). Cổ phiếu của ACB hôm thứ năm lại giảm 6,7%, kéo theo một loạt thua lỗ
chóng mặt trên thị trường chứng khoán, khiến VNIndex bị lỗ lã tới 10,5% trong
tuần nảy.
Truyền thông Nhà nước hôm thứ năm loan tin ACB được sử dụng 46 ngàn tỷ đồng,
tương đương 2 tỉ 200 triệu đô la, trong quỹ khẩn cấp của ngân hàng Trung ương,
để xoá tan cơn hoảng loạn ngắn ngủi của các trương chủ ký thác (khi quả bong
bóng nổ tung).
Một thông cáo trên website chính phủ cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội họp
với nhiều cơ quan Nhà nước và cấp chỉ huy các cơ quan công lực hôm thứ tư. Ông
Dũng đã thúc giục các giới chức này nhanh chóng hành động để ổn định hệ thống
ngân hàng nội địa sau khi nợ xấu tăng gấp đôi lên đến 10% tổng nợ trong mấy
tháng nay.
Đấu đá nội bộ
Cuộc chiến chính trị nội bộ ở Hà Nội có thể ngăn trở công cuộc cải tổ cần thiết
để thanh toán hết nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng, vực dậy và thúc đầy nền kinh
tế tiếp tục tiến triển. Kinh tế Việt Nam đã bị trì trệ ở đà phát triển 4,7%
trong quý 2, so với cùng kỳ năm ngoái, quá thấp so với chỉ tiêu 6% được đặt ra
cho cả năm.
Nhiều tên tuổi lớn và nổi tiếng đã ngã đổ trong mấy tháng nay. Doanh gia Đặng
Thị Hoàng Yến từng là một trong những tỉ phú đầu tiên của Việt Nam, được bầu
vào Quốc hội hồi năm ngoái, nhưng đã bị cơ quan lập pháp này, do đảng Cộng sản
điều khiển, trục xuất hồi tháng năm năm nay. Bà Yến đã dấu diếm, không tiết lộ
bà không còn là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong khu vực kinh tế Nhà nước, 8 nhân viên điều hành của VINASHIN hồi tháng tư
đã phải chịu án tù, bản án cao nhất là 20 năm, sau khi công ty đóng tàu này gần
như hoàn toàn sụp đổ hồi năm 2010, với gánh nợ chồng chất 4 tỉ 400 triệu đô la.
Giới phân tích cho rằng đợt thanh lý này đè nặng thêm áp lực trên vai Thủ tướng
Dũng, người kiến trúc sư trưởng của chính sách phát triển nhanh chóng cho Việt
Nam.
Ông Dũng “thoát hiểm” qua cuộc đấu đá trong hậu trường chính trị để giành quyền
lực hồi năm ngoái, nhưng quyền hành của ông bị sứt mẻ thêm do đà tiến tới của
các đối thủ như nhân vật Cộng Sản Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được coi là
một lãnh tụ bảo thủ. Thêm vào đó còn một cơ quan lập pháp quốc gia có vẻ như
muốn quy trách cho các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của chế độ.
Giữa lúc vụ VINASHIN bùng nổ đến cao điểm, ông Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc
hội về việc đã không giám sát chặt chẽ các công ty quốc doanh. Và giới quản
trị, giám đốc của nhiều công ty quốc doanh khác cũng bị bắt giữ kể từ khi đó.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát kỳ cựu nền chính trị Việt Nam của học viện
quốc phòng Australia ở Canberra, nhận xét:
“Việt Nam với ông Dũng theo đuổi một chính sách tăng trưởng cao và nhanh
chóng về kinh tế bằng mọi giá. Họ sẵn lòng bỏ qua nhiều việc chỉ để đạt mục
tiêu đó”
Những chuyện hãi hùng
Cơn lũ ngược giòng táp vào những năm tiến vùn vụt của Việt Nam, khi tỉ lệ tăng
trưởng thường niên là trên 7% liên tục trong gần một thập niên. Cơn lũ không
chỉ tác động vào khu vực chính trị nội bộ bất khả xâm phạm. Sự phẫn nộ vì tiền
mất giá và tỉ lệ lạm phát cao còn làm đạo đức suy đồi nơi những người dân
thường trong những năm gần đây.
Nguyên Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải- AFP photo
Những tờ báo hàng đầu của Việt Nam đăng những câu chuyện hãi hùng về những
người Việt giàu có sạt cả mảng đầu những con khỉ sống để múc óc não của chúng,
ăn nhậu trong những tiệc tùng, giống như các hoàng đế của xứ này đã làm xưa
kia.
(Ghi chú của người dịch: tác giả lầm các hoàng đế Việt Nam với Từ Hy Thái
hậu của Trung hoa, người đã làm như vậy trong tiệc đãi các sứ thần châu Âu.
Tương truyền bữa tiệc này có hằng trăm món, trong đó bảy món đặc biệt của Từ Hy
Thái hậu là: cỏ phương chi, chuột bao tử, tinh
tượng, trứng công, óc khỉ, heo sữa Phúc Châu, và sơn dương trùng)
Tuần này, báo chí Việt Nam đi một loạt hình ảnh những chiếc xe sang trọng xa
hoa của ông Kiên, nhấn mạnh vực sâu ngăn cách giữa những kẻ được hưởng đặc
quyền đặc lợi, làm giàu trong thời gian kinh tế bừng nở của Việt Nam, với hằng
triệu người vẫn đang vật lộn với lãi suất cao ngất trời và mối đe doạ đồng bạc
mất giá và lạm phát.
Ông Kiên, đang đối diện với bản án mà mức cao nhất là 2 năm tù vì những cáo
buộc vi phạm pháp luật, là một khuôn mặt đặc biệt nổi bật. Người đàn ông 48
tuổi này được nhận ra ngay với mái tóc trằng rối bù, dày cộm, nổi tiếng về tài
khai thác ngành bóng đá cũng như vai trò thiết lập Ngân hàng Thương mại Á Châu
ACB.
Năm ngoái ông chiếm quyền kiểm soát và điều hành một hội bóng chuyên nghiệp mới
với mục đích gia tăng khán giả, và mua luôn đội bóng chuyên nghiệp hàng đầu
“Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội”, sau khi phía bên kia bỏ cuộc.
“Ông ta là một người rất nổi tiếng ở nơi này” Giáo sư Jonathan Pincus
của Chương trình Fulbright thuộc đai học Harvard nói.
“Vụ bắt giữ ông sẽ khiến người ta phải lưu ý và theo dõi.”
Việt-Long, RFA-
theo Wall Street Journal
2012-08-24
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights
reserved.
Vụ bắt Bầu Kiên sẽ không mang thay đổi gì
lớn?
Luật sư Lê Quốc Quân
Gửi cho BBC
từ Hà Nội
Dư luận rúng động, truyền thông căng lên, vàng tăng giá, chứng khoán sập
sàn… là những dấu hiệu bề nổi vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Còn tảng băng chìm là những bình luận vô tiền khoáng hậu ở mọi cấp về một cuộc
chiến Ba-Tư [1]; là sự lo ngại sụp đổ của hệ thống tiền tệ, là thao thức và hy
vọng của những người đấu tranh cho tiến bộ xã hội.
Tìm ra kẻ thù
Có thể trong những ngày tới, 5 hay 10 người nữa sẽ bị bắt nhưng chắc chắn không
có bộ trưởng, thậm chí thứ trưởng nào vào vòng lao lý.
Màn kịch này đủ để gây xúc động nhưng không để có biến động.
Quả thật, nhiều người cho rằng “quẻ” đã vỡ và sẽ có biến động chính trị. Nhưng
chắc chắn là không có chuyện đó vào thời điểm này vì những uỷ viên BCT có thể
kèn cựa nhau về quyền lợi và những mâu thuẫn cá nhân nhưng đều đang cùng một
nhóm lợi ích bảo vệ sự thống trị của chính mình.
Các “Vina” có đổ vỡ ào ạt nhưng song sắt, vốn đang khóa chặt những người dân vô
tội, không rộng mở để đón chào các ủy viên BCT.
Việc bắt bớ là hệ quả tất yếu của những diễn biến chính trị thời gian qua ở
Việt Nam, khi cơ chế “lập lờ đánh lận con đen” này đã tạo ra những ổ tham
nhũng, những tập đoàn Mafia lũng đoạn đến “tận căn”, vượt quá ngưỡng chịu đựng
của dân chúng.
Khi đó Bộ Chính trị phải bật đèn xanh để tìm ra một số: “kẻ thù của nhân
dân”nhằm thỏa mãn đòi hỏi của dân chúng. Kẻ thù dễ chĩa mũi dùi vào nhất vẫn là
các chủ tư bản mới nổi.
Nó vừa phù hợp với học thuyết vô sản mà đảng đang cổ súy đồng thời ngăn chặn
được sự phẫn nộ của công chúng về sự tư bản hóa một cách quá đáng dựa vào cơ
chế thị trường.
Về mặt biểu hiện, nó cũng cần có một “sự biến” đủ lớn để tạo nên những chú ý
trong dư luận nhưng chắc chắn 14 thành viên vẫn đủ tỉnh táo và nhẫn nhục để
stop tất cả lại nếu như điều đó tạo ra một cuộc đảo chính hoặc một cuộc chiến
tranh “mini”.
Các quan chức sẽ đứng ngoài cuộc để lạnh lùng trở nên mạnh hơn.
Thủ kho và kẻ trộm
Đang có đồn đoán về một cuộc chiến nội bộ
Vào một đêm nọ có một thằng ăn cắp đi vào một kho tài sản khổng lồ của nhân dân
bao đời gầy dựng với biết bao nhiêu máu và nước mắt. Đầu tiên có kẻ tắt đèn
bằng Nghị Quyết làm cho bóng tối bao trùm; một tay thủ kho cầm chìa khóa đang
đợi sẵn để mở theo Luật pháp.
Tên trộm lẻn vào và ăn cắp tài sản của nhân dân, nó lấy đi nhiều đến nỗi dân
chúng không còn cái để ăn, mẹ già ốm không có thuốc, công nhân đói bị teo cơ,
ngư phủ chết vì giành nhau cá ươn, thiếu nữ chạy loạn xin lấy chồng Hàn Quốc để
kiếm miếng ăn…
Đèn bật sáng bằng chỉ thị, tên thủ kho tung chưởng hình sự và kẻ trộm bị chính
hai kẻ này bắt giữ. Nhân dân vỗ tay vui mừng hớn hở mà quên rằng không thể có
một sự lũng đoạn nào được thực thi nếu không có sự chỉ đạo bằng Nghị Quyết và
tiếp tay bằng Pháp luật.
Xong rồi, Đảng sẽ lại trong sạch hơn, nghiêm túc hơn trong mắt nhân dân. Thế là
họ lại bắt đầu một cuộc chơi mới, đầy bóng tối với những tay thủ kho và tên
trộm. Và những khoản thủ đắc ngày càng lớn hơn.
Nhưng thực tế thì tên trộm này là người nuôi Đảng và Chính Phủ trong suốt nhiều
năm qua. Ngoài tiền thuế họ đóng vào ngân sách để trả lương cho cả hai hệ thống
Đảng và Nhà nước, những giám đốc này rải tiền dài miên man từ Móng Cái đến Cà
Mau, rải sâu từ trưởng thôn lên tận Bộ Chính Trị, rải mạnh để tư duy của họ
thâm nhập vào từng điều khoản của các thông tư, thậm chí cả nghị quyết của
đảng.
Tên trộm bị bắt nhưng bởi cùng hội, cùng thuyền nên những kẻ bị bắt sẽ không
bao giờ khai ra hoặc tố cáo những người đương chức trong chính quyền vì họ có
cơ sở để tin rằng là mình sẽ được “giải cứu” từ chính những người đã tắt đèn và
mở khóa để họ vào kho.
Kết cục đường dây Mafina này sẽ ra sao ?
Rồi những án tù sẽ được đưa ra mà thời hạn thua xa so với một vài cá nhân viết
blogs với duy nhất một điều là mong mỏi một cuộc sống chân thật hơn; rồi chỉ
vài năm sau những tên mafia cỡ bự lại quay về với những tài sản ăn cắp được của
mình, vẫn còn đó những kẻ tắt đèn và thủ kho trung thành đợi sẵn.
Còn nhân dân Việt Nam ngàn đời lam lũ, vốn giàu lòng vị tha, cũng vội quên đi
tiền thuế, máu và nước mắt, thậm chí cả cái chết của họ.
"Chỉ có một nhà nước pháp quyền mới soi rọi
được kẻ có tội và bảo vệ người vô tội. Có như vậy tội phạm sợ và chùn tay làm
việc ác còn người vô tội mới được thanh thản sống bình an."
Quan trọng hơn họ bị đánh lừa khỏi những vấn đề thời
sự lớn lao hơn là giặc giã ngoài biên cương, biển đảo bị mất, Tây Nguyên bị xâm
nhập và vô vàn vấn nạn nhãn tiền khác.
Rồi sẽ còn vô vàn tranh luận rất mất thời gian giữa Luật và Nghị quyết. Nó
giống như cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua, dù có 3/13 phiếu thuận thì thủ tướng
vẫn bình chân như vại vì đó không phải là bỏ phiếu “bãi nhiệm”.
Nếu có như vậy thì cũng không ai có thể “bứng” ông đi được nếu tự bản thân ông
muốn trụ lại.
Sự liêm sỉ mà Đảng đang kêu gào có vẻ đang là thứ quá xa xỉ, chưa nói đến sự
đan xen nhằng nhịt quyền lợi giữa Chính phủ và Đảng, giữa Luật và Nghị quyết,
giữa những lợi ích cá nhân và phe nhóm. Điều đó cho phép hàng loạt thỏa hiệp
tiếp theo với một thời gian rất dài vì kho tài sản và những tên trộm khác vẫn
còn.
Công lý, pháp quyền và dân chủ
Cuộc đánh nhau hiện nay có thể dẫn đến kẻ thắng kẻ thua, nhưng công lý thì
không bao giờ được thực thi vì chính những kẻ trong và ngoài song sắt đều không
hướng việc hy sinh thân mình để tiêu diệt điều xấu xa, để xác quyết cùng nhau
xây dựng một xã hội pháp quyền, minh bạch và dân chủ hơn.
Thật vậy, chỉ có một nhà nước pháp quyền mới soi rọi được kẻ có tội và bảo vệ
người vô tội. Có như vậy tội phạm sợ và chùn tay làm việc ác còn người vô tội
mới được thanh thản sống bình an.
Không có pháp quyền và công lý thì Nhà nước sẽ nghiền nát nhân dân như cát sỏi,
trái lại một Nhà nước pháp quyền vì công lý thì sẽ bảo vệ mọi người.
Thật vậy, nếu có tự do báo chí thì vụ bắt “bầu Kiên” và các vụ tiếp tục sau này
phải bắt đầu bằng một cuộc họp báo.
Ở giữa là Bộ Công an, một bên là Ngân hàng Nhà nước và một bên là Viện Kiểm
sát. Tất cả hành vi tội trạng phải được nêu ra công khai và báo chí tha hồ hỏi
về tình tiết, động cơ, mục đích, thái độ và bất cứ ai đứng sau chịu trách nhiệm
về vụ việc này.
Nhưng trên tất cả chỉ có dân chủ mới có đối lập để cùng cạnh tranh chạy đua
hướng đến một kết quả tốt đẹp hơn cho nhân dân.
Nếu Đảng cộng sản vẫn tiếp tục độc quyền, cuộn trong tổ kén và tổ chức việc bắt
giữ người như những vở kịch để trẻ hóa, trong sạch hóa bề ngoài nhằm duy trì sự
lãnh đạo trên cả Nhà nước thì đất nước vẫn không thể tiến xa hơn.
[1] Dư luận cho rằng đang có sự tranh chấp quyền lợi và đấu đá giữa Ba Dũng
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ) và Tư Sang (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà
vận động dân chủ Lê Quốc Quân, hiện sống tại Hà Nội.
(VEF.VN) - Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm sau
soát xét của các doanh nghiệp (DN) niêm yết cho thấy 1 thực tế đáng buồn là
không ít các công ty đã và đang ở trong tình trạng báo động, có thể không thể
tiếp tục hoạt động.
Lỗ lũy kế vượt vốn góp
Cụm từ "nghi ngờ khả năng hoạt động liên
tục" được dùng khá phổ biến, không những thế, khái niệm hủy niêm yết được
đề cập liên tục bởi không chỉ các chuyên gia mà chính những người trong cuộc.
Vào giữa tháng 8 vừa qua, Sở Giao dịch chứng khoán
TP.HCM (HOSE) đã nhận được báo cáo tài chính (BCTC) tổng hợp soát xét bán niêm
2012 của CTCP Container Phía Nam (VSG).
Theo đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
VSG trong 6 tháng đầu năm 2012 là âm 23,45 tỉ đồng, dẫn đến lỗ luỹ kế của VSG
đến thời điểm hiện tại là 105,4 tỉ đồng so với vốn điều lệ thực góp là 110 tỉ
đồng.
VSG đã lỗ 2 năm liên tiếp 2010, 2011 và hiện đang
được giao dịch dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát. Với tình hình kinh doanh
hiện nay và khó khăn chung của ngành vận tải biển thì có nhiều khả năng công ty
sẽ tiếp tục thua lỗ trong năm 2012.
Liên tiếp hứng chịu khó khăn trông nhiều năm do chi
phí đầu vào tăng cao, chí phí vốn vay rất lớn trong khi doanh thu thì tụt giảm.
Việc thua lỗ với không ít DN vận tải biển gần như là chắc chắn và vấn đề dường
như chỉ còn là chờ đợi các con số thống kê vào cuối năm bởi đa số đang nằm trên
đống nợ khổng lồ (thường là lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều và chủ yếu vay nợ
dài hạn để mua tàu) và họ phải chi phí rất nhiều (1 phần rất lớn là chi phí tài
chính), trong khi nguồn thu lại không đảm bảo.
Không chỉ với ngành vận tải biển, rất nhiều DN lớn
và nhỏ trong nhiều lĩnh vực khác đang đối mặt với tình trạng thua lỗ triền miên
và không ít đơn vị có lỗ lũy kế vượt vốn góp.
Trường hợp khá xót xa cho các cổ đông của CTCP Chứng
khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín. Kết quả soát xét cho thấy đến 30/6/2012 lỗ
lũy kế của doanh nghiệp này lên tới 1.772 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ
đồng và DN bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, cho dù trước đây SBS từng là một
trong những CTCK hàng đầu trên TTCK Việt Nam.
Lỗ lũy kế chủ yếu phát sinh từ việc trích lập dự
phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011.
Và nguyên nhân lỗ được xác định chủ yếu do nhận định sai lầm về xu hướng phục
hồi của TTCK, cơ chế giám sát yếu kém và sự buông lỏng kiểm soát rủi ro của ban
lãnh đạo.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN), trong
khi đó, dường như đang thoi thóp và hy vọng lớn để công ty hoạt động trở lại
nằm ở chỗ doanh nghiệp phải đòi được khoản công nợ phải thu liên quan đến Beta
BQP và ông Nguyễn Anh Quân, 238 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn (329
so với 309 tỷ đồng), phải thu quá hạn lớn và lỗ lũy kế khủng (210 tỷ đồng), doanh
thu nhỏ bé (chưa đầy 9 tỷ trong 6 tháng)...
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV)
cũng rơi vào tình trạng bi đát không kém khi mà khả năng tiếp tục hoạt động phụ
thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ tiếp theo, sự trợ vốn của các tổ
chức tín dung, kế hoạch bán tài sản cũng như sự cam kết mua cổ phần khi phát
hành riêng lẻ của các cổ đông chính.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, THV rơi vào tình
trạng mất cân đối nguồn vốn khi mà 1 lượng lớn tiền vay ngắn hạn của doanh
nghiệp này trước đó đã được đầu tư cho dài hạn. Vốn cạn kiệt trong khi các dự
án không sinh ra tiền đã khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Báo cáo cho biết,
tính tới 30/6/2012 THV có nợ phải trả ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn
(hầu hết các khoản nợ ngắn hạn các tổ chức tín dụng đã quá hạn) và lỗ lũy kế là
trên 320 tỷ đồng.
Trước đó, các trường hợp lỗ liên tục hoặc ăn cụt vào
vốn như TRI, AGC, CSG, VKP, VSP... và đã bị hủy niêm yết cho tới giờ vẫn còn dư
âm nặng nề đối với nhiều nhà đầu tư, với công nhân viên công ty và TTCK. Với
những doanh nghiệp đang thua lỗ gần cụt hoặc gần như cụt hết vốn nói trên thì
tương lai cho họ sẽ là như thế nào?
Về đâu?
Trong trường hợp SBS, dựa trên Báo cáo soát xét đặc
biệt của Công ty Kiểm toán Ernst & Young về tình hình hoạt động và thực
trạng tài chính tính đến thời điểm 30/06/2012, công ty này đã lên kế hoạch tái
cấu trúc nguồn vốn để nhằm thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Theo đó, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành của SBS
đã xây dựng Đề án tái cấu trúc toàn diện hoạt động của SBS nhằm đảm bảo cho SBS
đáp ứng đủ các điều kiện về vốn và tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định hiện hành,
đảm bảo cho SBS hoạt động bình thường. Như vậy, có thể thấy, mục tiêu SBS là
phải nhanh chóng xử lý vấn đề vốn đang bị âm hiện tại và đảm bảo chỉ tiêu vốn
khả dụng để khỏi ra khỏi danh sách kiểm soát.
Ở nhiều trường hợp khác, mong muốn để "trụ
hạng" có khi không bao giờ thành hiện thực bởi theo quy định, doanh nghiệp
sẽ bị hủy niêm nếu kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục
hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính
kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét...
Điểm Tin Thứ Bảy
25.08.2012
Trung quốc đưa tàu sân bay ra Biển Đông trực chiến
(Huỳnh Ngọc Chênh) - “Việt Nam làm sao đương đầu được trước sức mạnh của hải
quân Trung cộng khi mà 37 năm qua chẳng làm được cái gì ra hồn… Hơn 20 năm tiếp
theo, mở cửa ra đôi chút cho dân làm ăn theo cơ chế thị trường cộng với chút
đỉnh vốn liếng của Việt kiều gởi về thì bị nhà nước và các quả đấm thép của nhà
nước XHCN phá cho tan hoang… Nhưng các ông làm ăn quá tệ hại, đến ngày nay, sản
xuất một chiếc xe đạp cũng không hoàn chỉnh, tiền thì cạn túi, thì lấy đâu ra
sức mạnh để đối phó với Trung cộng?”.
Lợi
ích nhóm và hệ số an toàn (Đào Tuấn) - “Những con số, dù nhỏ, đang cho
thấy một biểu hiện: Người chống tham nhũng tham nhũng của kẻ tham nhũng. Tình
trạng mà đại biểu QH Lê Như Tiến gọi là ‘Kính thưa hậu hĩnh, kính gửi đậm đà’.”
TÔI
MONG VIỆT NAM CÓ ” SÓNG THẦN “ – Bình luận (Trần Kỳ Trung) - “Tôi nghĩ,
Cũng như nước Nhật, nếu như không có sóng thần tàn phá, trong lòng nước Nhật sẽ
chẳng lộ ra bao nhiêu mặt hạn chế, để rồi người dân Nhật Bản sẽ tự ru ngủ mình
bằng những mỹ từ đẹp nhất. Rồi đến một lúc nào đó, những khiếm khuyết kia như
một khối u ung thư, phát ra đến giai đoại cuối, ra sức cứu chữa thì quá muộn”.
Lợi ích nhóm và hệ số an toàn (Đào Tuấn) - Những con
số, dù nhỏ, đang cho thấy một biểu hiện: Người chống tham nhũng tham nhũng của
kẻ tham nhũng.
CẦN TÔN TRỌNG BẠN ĐỌC MẠNG (Bùi văn Bồng) - Quan
niệm các trang mạng là “thứ lá cải”, là “lề trái” có hại, thậm chí phân biệt đối
xử, ác cảm, muốn dẹp đi là không thức thời, là sự bộc lộ trình độ kém cỏi, lạc
hậu, bảo thủ.
TỰ KIỂM ĐIỂM…CHỐNG THAM NHŨNG (Huỳnh Ngọc Chênh) -
Ông tham hò hét chống tham/Hỏi rằng ông sẽ chống làm sao đây/Phải chăng trên
thế gian này/Kịch sĩ siêu hạng, bậc thầy là ông?
Thái độ “tham chiến bừa bãi” làm suy yếu uy tín của Trung
Quốc ( SGTT) - Không chỉ đối đầu với các nước trong khu vực Biển Đông,
Trung Quốc cũng đang vướng vào nhiều tranh chấp khác, điển hình là với Nhật Bản
trên quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Cường độ các cáo buộc từ
Trung Quốc đã vượt khỏi tầm kiểm soát
Thủ
tướng Đức, Hy Lạp hội đàm tại Berlin (VOA) - Các nước chủ nợ yêu cầu Hy
Lạp cắt giảm thâm hụt để đổi lại 295 tỉ đôla tiền trợ giúp, nếu thất bại trong
nỗ lực cải cách, Hy Lạp sẽ bị coi là vỡ nợ và có thể phải ra khỏi khối Euro.
Hỏi
đáp Y học: Chứng đau mãn tính (VOA) - Trong chương trình hỏi đáp y học
kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của ông Khơi Huỳnh ở bang Maryland,
Hoa Kỳ về chứng đau mãn tính (chronic pain).
Apple,
Samsung vi phạm sáng chế của nhau (VOA) - Vụ kiện này là một phần trong
cuộc chiến toàn cầu đáng giá hàng tỉ đôla giữa 2 công ty công nghệ dẫn đầu thế
giới, và dọn đường cho phán quyết sẽ được đưa ra tại một tòa án ở Mỹ
Bão
Temblin hoành hành ở Đài Loan (VOA) - Cục khí tượng Trung ương của Đài
Loan cho hay bão Temblin thổi vào Huyện Bình Đông sáng sớm hôm nay với sức gió
lên tới 155 kilo mét giờ trước khi thổi ra biển vài giờ sau đó
Tổng
giám đốc Ngân hàng ACB bị bắt (VOA) - Cơ quan điều tra Việt Nam cho
biết ông Hải sẽ bị tạm giam bốn tháng về tội danh ‘cố ý làm trái quy định Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’
Từ
San Diego đến Harvard (4) (VOA) - Vì chỉ có 3 ngày ở Washington DC và 2
ngày ở Boston nên tôi nghĩ tốt nhất là các bạn nên tranh thủ đi chơi liền
Ai
Cập yêu cầu IMF cho vay 4,8 tỉ đôla (VOA) - Ai Cập chính thức yêu cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cung cấp một kế hoạch cứu nguy 4,8 tỉ đô la trong lúc
họ ra sức chấn hưng nền kinh tế bị suy sụp
Tổng
thư ký LHQ sắp đến thăm Iran (VOA) - Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon sẽ đến
Iran để dự một hội nghị của các nước thuộc phong trào phi liên kết, trong lúc
có sự chống đối của Hoa Kỳ và Israel
Nổ
súng chết người tại New York (BBC) - Vụ bắn súng xảy ra gần tòa nhà
Empire State nổi tiếng vào đầu giờ sáng thứ Sáu khiến hai người chết và chín
người bị thương.
Sát
thủ Na Uy 'không bị điên' (BBC) - Tòa án ở Na Uy tuyên mức án 21 năm tù
giam với Anders Behring Breivik, sau khi xác định bị cáo không bị tâm thần.
Armstrong
có thể mất danh hiệu (BBC) - Tay đua huyền thoại Lance Armstrong có
nguy cơ bị tước toàn bộ bảy danh hiệu Tour de France vì cáo buộc dùng chất kích
thích.
Tổng
giám đốc ACB bị bắt (BBC) - Cơ quan điều tra đã chính thức công bố lệnh
bắt, khám xét nơi ở, làm việc của ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân
hàng ACB.
Vượt
qua ung thư dự Paralympics (BBC) - Câu chuyện về Châu Hoàng Tuyết Loan
bị liệt hai chân, vượt qua ung thư vòm họng và sau đó một năm phá kỷ lục cử tạ
nữ hạng 52kg.
Mỹ
mở rộng tên lửa ở châu Á? (BBC) - Báo Mỹ nói Hoa Kỳ dự định mở rộng hệ
thống phòng thủ, chính thức là để ngăn ngừa Bắc Hàn nhưng cũng có thể đối chọi
Trung Quốc.
Vì
sao Bầu Kiên bị bắt? (BBC) - Nhà nghiên cứu Việt Nam Carl Thayer đưa ra
hai lý giải về vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên.
Phản
ứng về vụ bắt Bầu Kiên (BBC) - Các nhà đầu tư và quan sát kinh tế cho
biết đánh giá khác nhau quanh vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên và tác động đến thị
trường.
Food
crisis 'unlikely to repeat' (Washington Post) - The world is unlikely
to see a repeat of the food crisis of 2007-08 despite the recent rally in grain
prices, but potential risks lie ahead if countries fail to coordinate policy
and increase long-term agricultural investments..
Traffic
may cost car owners (Washington Post) - Car owners in Beijing may face
congestion fees in a move to ease traffic flow, according to a five-year plan
released by the Beijing Municipal Commission of Transport.
Consumers
turn toward imported food (Washington Post) - More Chinese consumers
have turned to imported food and brands due to rising concerns over food safety
in recent years.
Expo
aims to draw investors (Washington Post) - Guizhou province in
Southwest China is counting on the 2012 China (Guizhou) International Alcoholic
Beverage Expo to draw in even more outside investors after garnering 49.74
billion yuan ($7.8 billion) of investment in contract value at last year's
event.
Online
firefly sales light up opposition (Washington Post) - With the Qixi
Festival only two days away, online sales of fireflies, an illuminating symbol
of love, have surged to the dismay of insect experts.
300th
KFC restaurant opens in Beijing (Washington Post) - Yum! Brands Inc.
has opened its 300th Kentucky Fried Chicken franchise in Beijing, 25 years
after entering the Chinese mainland market, the company said Tuesday.
China to
make greater pest control efforts (Washington Post) - The Ministry of
Agriculture (MOA) on Monday urged local authorities to intensify efforts to
control disease and pests in order to ensure a successful autumn harvest.
Charity
begins in cowshed (Washington Post) - The idea sounds simple enough:
You buy an animal, then give it to a family, the animal makes money, then it
has a baby and the baby goes to another family. Poverty solved.
From
bubble suits to bikinis (Washington Post) - On July 16, 1976, Huang
Yang and his classmates left school and walked to the Xunbila River. They were
not just skipping school.
Love
letters are lost in digital era (Washington Post) - As surely as
instant messaging is now the language of love, snail mail is not. Many young
Chinese, though, have found ways to add romantic twists to their modern
communication methods.
Good
business (Washington Post) - A Beijing store that has become a hub for
social enterprises operates according to the motto: 'Empowering women through
ethical trade'.
Support
for brick road anxieties (Washington Post) - Zhong Lin had no idea she
was suffering from obsessive-compulsive disorder until she did one of those
psychological tests on Douban.com.
Perfectly
wrong (Washington Post) - Repeated washing of hands, an obsession with
closed doors or windows, anxiety about cleanliness.
Shanghai
exposes professional beggars (Washington Post) - Police in Shanghai
have published a list of beggars who have been caught most often on metro
trains over the past four years, sparking debates about the problem of
"professional" beggars.
12
killed in Chongqing vehicle crash (Washington Post) - Twelve people of
a family have been killed after their van crashed into a truck in a suburb of
southwest China metropolis of Chongqing on Monday.
Li Na
beats Kerber to win Cincinnati title (Washington Post) - Li Na fought
back to beat German Angelique Kerber 1-6 6-3 6-1 and win the Cincinnati Open
title, ending her 15-month title drought after French Open triumph.
Women
'assaulted' during festival (Washington Post) - Several women were
sexually assaulted on Thursday during festivities to mark a local water
festival in the island province of Hainan, according to eyewitnesses.
Leader
(Washington Post) - Vice Premier Li Keqiang has called for local authorities to
fairly distribute low-income housing units to those needy families in a
transparent way, adding that tightening measures for the country's property
market will remain in place.
Diaoyu
activists return as heroes (Washington Post) - When the fishing boat
Kai Fung No 2 drew alongside the public pier at Hong Kong's Tsim Sha Tsui on
Wednesday, a crowd of supporters erupted in cheers.
US-Japan
drill 'raises regional tension' (Washington Post) - Washington and
Tokyo kicked off a military drill, which envisioned retaking an island, in what
analysts said was a clear signal that the US was throwing its military weight
behind Japan over the Diaoyu Islands issue.
Chinese
military delegation visits US (Washington Post) - A People's Liberation
Army delegation led by the Deputy Chief of the General Staff of the PLA Cai Yingting
left Beijing on Aug 20 for an official visit to the United States.
China
eases restriction on passport issuing (Washington Post) - China will
ease a restriction covering the household registration that people must hold
when applying for passports and travel passes in six big cities.
Chinese,
Russian officials meet on security (Washington Post) - Chinese State
Councilor Dai Bingguo said Monday that China and Russia should further
strengthen their coordination and cooperation on strategic security issues.
Typhoon
Kai-Tak kills 3 in S China (Washington Post) - Typhoon Kai-Tak has left
three people dead, one person missing and forced over 111,500 people to
evacuate their homes in southwest China's Guangxi Zhuang autonomous region as
of Monday afternoon, local civil affairs authorities said.
Hiệp
Sĩ Không Chơi Đòn Thù Như Thế (VietBao) - Vladimir Putin, tổng thống
lần thứ 3 của liên bang Nga từng tự nhận mình là một hiệp sĩ, có tinh thần hiệp
sĩ, dấn thân cho sự nghiệp cao quý là cứu nhân độ thế, hy sinh cho nước mình và
cho cộng đồng nhân loại.
Đảng
CSVN Xưng Tội Với Ai? (VietBao) - Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung
ương đảng CSVN vừa hòan tất 16 ngày “kiểm điểm tự phê bình và phê bình” từ 12/7
đến 7/8/2012, nhưng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo diễn cho đòan
kịch 18 người “xưng tội” với nhau.
1
Nữ LS Gốc Việt Ứng Cử DB Texas (VietBao) - HOUSTON -- Bà Vy Nguyen,
34 tuổi, đang ra tranh cử chức Dân biểu Tiểu Bang Texas địa hạt 26, nơi bao gồm
các thị trấn Sugar Land, Richmond, Four Corners/Mission Bend trong quận Fort
Bend.
Đài
Loan Tập Trận, VN Chống (VietBao) - Việt Nam ngày 23/8 đã yêu cầu
Đài Loan hủy ngay kế hoạch diễn tập quân sự bằng đạn thật trên đảo Ba Bình mà
Đài Loan gọi là đảo Thái Bình, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển
Đông.
Tranh
Cử: Vận Động Dữ Dội Hơn (VietBao) - WASHINGTON - TT Obama vận động cử
tri tại 3 tiểu bang Iowa, Colorado và Virginia 2 ngày trong tuần tới, khi đảng
CH họp đại hội tại Tampa (Florida).
Sergio
Contreras Có Thêm Ủng Hộ Từ Hiệp Hội Cảnh Sát (VietBao) - WESTMINSTER,
CA - Hiệp Hội Cảnh Sát Westminster (Westminster Police Officer Association) đã
chính thức ủng hộ Chủ tịch Hội Đồng Giáo Dục Westminster Sergio Contreras cho
Hội đồng thành phố Westminster.
Quan
Tòa Quận Ở Texas Dọa: Obama Thắng, Sẽ Có Nội Chiến (VietBao) - LUBBOCK
COUNTY - Ông Tom Head, chánh án toà quận Lubbock (Texas) báo động "Chính
sự Hoa Kỳ sẽ biến thành nội chiến nếu ông Obama được tái cử" - tự nhận là
viên chức thẩm quyền phối hợp ứng phó khẩn cấp, ông Head nói ông phải nghĩ đến
tình huống tệ hại nhất để chuẩn bị, trong khi hy vọng và cầu nguyện cho điều
tốt đẹp.
Tù
Cải Tạo Vẫn Còn (VietBao) - Từ sự việc Toà án Nga tuyên án tù 3 năm
cải tạo cho ba ca sĩ Pussy Riot Nga đấu tranh cho tự do ngôn luận một cách ôn
hoà, báo chí Pháp vạch trần hệ thống tù cải tạo từ thời Liên xô vẫn tồn tại và
phát triển tại Nga.
Nên dừng cấp CMND mẫu mới (PLTP) - “Hôm trước thứ
trưởng Bộ Công an yêu cầu ‘tạm dừng cấp CMND ghi tên cha, mẹ’ thì hôm sau Tổng
cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội lại khẳng định ‘vẫn
cấp thí điểm’. Dư luận không biết điều gì đang và sẽ xảy ra”
Hoan hô chị nghị Nga (Nguyễn Thông) - “… nữ dân biểu
Lê Thị Nga đã cáu tiết vặc một phát, ngắn gọn nhưng hết sức đầy đủ: ‘Thanh tra
cứ thanh tra, bổ nhiệm cứ bổ nhiệm, điều tra cứ điều tra, và cuối cùng thì ông
Dũng vẫn cứ trốn thoát’.”
Kẻ
Thế Cô, Tù Lương Tâm (Tù nhân Lương tâm) - “Cân công lý buông nặng
nhọc/ Đuốc tự do vượt ngoài tầm/ Người là ai ôm mặt khóc?/ Kẻ thế cô tù lương
tâm”.
Tội gì lớn nhất? (Nguyễn Văn Thiện) - “Nguyễn Đức
Kiên sẽ bị án gì? Bao nhiêu năm? Cũng không quan trọng. Bởi vì tội phạm kinh tế,
lũng đoạn đất nước, dù có nặng đến mấy, thì cũng không thể to tội bằng một cái
tội đang treo trước mắt: Tội bán nước! Người dân mù mờ thông tin không biết gì
lắm về phe nọ phe kia, về những đấu đá nội bộ, nhưng nếu ai bán nước thì tất cả
mọi người sẽ biết, cả dân tộc sẽ biết”.
-
No comments:
Post a Comment