Đăng
bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012
Bài Mới
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 22 tháng tám
năm 2012
Thời điểm này, bất kỳ ai "đụng" vào Quan
Làm Báo đều rất dễ bị chửi, bị ném đá, không tơi bời thì cũng sứt đầu mẻ
trán.
Tôi biết vậy nhưng vẫn cứ phải có đôi lời thưa với thiên hạ để dư luận tỏ
tường. Tôi không thù ghét gì "tờ báo" Quanấy, tuy nhiên nó có
vài thông tin liên quan đến tờ báo mà tôi đang phục vụ, tôi biết chắc không
phải như thế, nên đành "đụng" vào Quan. Cũng chả phải theo
thói xưa nay "ăn cây nào rào cây ấy" nhắm mắt nhắm mũi phát ngôn xì
xằng, mà nói với thái độ trách nhiệm trước công luận, tôn trọng sự thật khách
quan.
Chả là "tờ" Quan Làm Báo vào lúc 22h50 tối qua (21.8) có post
lên bài Vụ án bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy, trong đó
người viết chả biết căn cứ vào đâu mà khẳng định báo Thanh Niên ăn 500
triệu (năm trăm triệu) đồng để đánh bóng cho bố già Kiên. Quan còn quả
quyết "Thanh Niên bị việt vị thấy rõ khi mới đăng bài phỏng vấn để lăng xê
cho bố già Kiên lúc 03 giờ chiều thì đến tối hắn đã bị bắt. Bài phỏng vấn của
Thanh Niên chỉ là 1 trong đợt PR dự kiến sẽ "đánh tổng lực" trên toàn
bộ hệ thống truyền thông Việt Nam nhằm to son, trát phấn cho hắn. Dự kiến 10 tờ
báo tham gia, mỗi báo sẽ được trả công khai 500 triệu, còn cái phần
"mềm" đưa riêng Tổng biên tập thì chưa rõ bao nhiêu. Trong đó Thanh
Niên và VNEconomy nhanh nhảu nhất vì "đã quen làm" vụ Trầm Bê
rồi!" (hết trích).
Trong cuộc hội thảo tập thơ Thi vân Yên Tử của nhà
thơ dỏm Hoàng Quang Thuận do Tạp chí nhà văn tổ chức, người ta nhắc có đến tên
ông trung tướng công an Hữu Ước cùng với nhiều vị danh sĩ khác, như thể đảm bảo
cho cuộc hội thảo này và những lời ngợi ca của các danh sĩ cho một tác phẩm
thuộc hàng... No-ben của thế giới đến "đứt hết cả lưỡi" như lời nhà
thơ Trần Nhương đã cười nhạo trên trang trannhuong.com.
Mới đây trên trang Bà đàm xoè lại được nghe nhà thơ Trần Mạnh Hảo nhắc
lại lời tuyên bố của ông Hoàng Quang Thuận "Tôi và trung tướng công an
nhà văn Hữu Ước đã tổ chức 10 (mười) đêm thơ "Thi vân Yên tử" thu
được gần ba mươi tỉ đồng". Khiếp! Hai kẻ làm tiền bằng hai tập thơ dỏm
của Hoàng Quang Thuận thuộc hạng siêu đẳng thế giới. Hai tên đại bịp, không vì
văn chương mà chỉ vì tiền.
Ông trung tướng công an nhà văn Hữu Ước thuộc hàng
"văn sĩ" đa tài. Khoác trên mình ông nào là: hoạ sĩ, thi sĩ, văn
sĩ... Khi nhà thơ Trần Mạnh Hảo hỏi ông đã viết những tác phẩm nào, ông tự hào
khoe những tác phẩm của ông nếu xếp chồng lên nhau phải lấy thước mà đo. Khiếp
thật! Người ta có thể so sánh ông với đại thi hào Banzăc. Nhưng khốn nỗi độc
giả chẳng ai nhớ nổi tên một tác phẩm hay một câu thơ của ông ngoài cái chức
danh Tổng biên tập báo Công an nhân dân. Cũng nhờ tờ báo này mà ông đã thoả sức
kiếm tiền, mượn danh bất cứ ai nổi tiếng kể cả Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
để đánh bóng tên tuổi của mình, đưa ông lên hàng... vĩ nhân.
Xin được kể một câu chuyện "Mượn danh Phó
Thủ tướng, ủng hộ tiền...hơi" như sau: Là tổng biên tập báo Công an
nhân dân, nên nhiều doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp "có vấn
đề" rất ngại ngần và kiêng nể tờ báo này, nên trong cuộc đấu giá bức tranh
"Con cò" của Hữu Ước, Cty CP Đầu tư XNKXD và Phát triển giáo dục
Thăng Long đã mua được bức tranh này. Thời gian đó Cty này đang xin tỉnh Yên
Bái xây dựng công trình thuỷ điện ở huyện Trạm Tấu, số tiền đấu giá bức tranh
"Con cò" Hữu Ước xin trao cho trường nội trú tỉnh Yên Bái và huyện
Trạm Tấu trị giá 3 tỷ đồng thông qua Cty CP Đầu tư XNKXD và Phát triển Thăng
Long.
Trong chương trình truyền hình trực tiếp hồi 20h ngày 24/11/2007 nhân kỷ niệm
61 năm báo Công an nhân dân ra số đầu tiên phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến
dự và trao số tiền tượng trưng 3 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái. Nhưng khổ nỗi đó là
tiền...hơi. Xin xem bài "Mượn danh Phó Thủ tướng, ủng hộ tiền... hơi" .
Điều đó đủ thấy, kẻ mượn danh phó Thủ tướng để lừa bịp nhân dân cả nước và kẻ
mượn danh thần phật để lừa bịp những người yêu văn học nghệ thuật và các phật
tử. Nêu không bị Luật sư Nguyễn Minh Tâm và dư luận vạch mặt thì hai kẻ đại bịp
sau cuộc hội thảo Thi vân Yên Tử chúng còn mang hai tập thơ dỏm đó đi kiếm tiền
ở nhiều nơi. Đúng là "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Mượn danh Phó Thủ tướng, ủng hộ tiền...hơi
Bà Hoàng Thị Vĩnh nhận số tiền từ tay Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân trao đêm 24/11/2007
Thái Sinh - Tranh thủ sự
cảm tình của tỉnh Yên Bái trong việc đầu tư xây dựng công trình thủy điện Phình
Hồ, thông qua báo Công an nhân dân Cty CP Đầu tư XNKXD và Phát triển giáo dục
Thăng Long đã mượn danh Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân để "đánh
bóng" tên tuổi của mình hỗ trợ học sinh nghèo miền núi. Nhưng, sự ủng hộ
của họ chỉ là tiền…hơi.
Bà Hoàng Thị Vĩnh- Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu
cho biết: Cty Đầu tư XNKXD và Phát triển giáo dục Thăng Long (gọi tắt là Cty
Thăng Long) sau khi được tỉnh Yên Bái chấp thuận cho đầu tư xây dựng công trình
thủy điện Phình Hồ, trên dòng suối Xuân đã hứa ủng hộ 3 tỷ đồng để xây dựng
trường dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái và trường dân tộc nội trú huyện Trạm Tấu,
mỗi trường 1,5 tỷ. Lý do Cty Thăng Long ủng hộ tiền để xây dựng hai trường nội
trú, theo lời của lãnh đạo Cty: Do cuộc sống của đồng bào vùng cao còn gặp rất
nhiều khó khăn, Cty Thăng Long xin được đóng góp một phần nhỏ…
Yên Bái là một tỉnh nghèo, huyện Trạm Tấu là một
trong số 62 huyện nghèo nhất nước, việc Cty Thăng Long mượn danh báo chí, mượn
danh Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân để đánh lừa bạn xem truyền hình cả nước,
đánh lừa bà con các dân tộc huyện Trạm Tấu và người dân tỉnh Yên Bái là không
thể chấp nhận được.
Nhân kỷ niệm 61 năm Báo Công an nhân dân phát hành
số đầu tiên (11/1946- 11/2007), một năm báo này được Chủ tịch Nước phong tặng
danh hiệu "Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới" đã tổ chức chương trình
ca nhạc với chủ đề : "Vì bình yên cuộc sống" vào 20 giờ thứ Bảy ngày
24/11/2007 tại cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô và được truyền hình trực
tiếp trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam. Qua đêm biểu diễn này, Cty Thăng
Long đã chính thức công bố với người xem truyền hình cả nước Cty ủng hộ cho hai
trường dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái là 3 tỷ đồng. Người đứng ra trao số
tiền tượng trưng đó là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Thiện
Nhân, bà Hoàng Thị Vĩnh thay mặt nhân dân huyện Trạm Tấu lên sân khấu nhận số
tiền ủng hộ.
Việc trao và nhận số tiền đó không phải là chuyện
"đi đêm" của Cty Thăng Long đối với tỉnh Yên Bái, mà bạn xem truyền
hình cả nước đều biết. Thế nhưng cho đến nay đã 3 năm rồi, tỉnh Yên Bái chưa hề
nhận được một xu của Cty Thăng Long. Bà Hoàng Thị Vĩnh bức xúc: Tin tưởng vào
sự ủng hộ của Cty Thăng Long, huyện Trạm Tấu đã thuê khảo sát thiết kế hết mấy
chục triệu đồng, bà con các dân tộc huyện Trạm Tấu cũng như các cháu học sinh
rất phấn khởi và hy vọng với số tiền mà Cty Thăng Long hỗ trợ, trường Dân tộc
nội trú huyện Trạm Tấu được xây dựng khang trang hơn, điều kiện học tập của các
cháu sẽ tốt hơn. Nhưng cho đến nay, số tiền đó chưa thấy tăm hơi gì…
Còn đây là công văn do Hưu Ước ký:
Ông trùm Kiên tỏ ra khá bình tĩnh - Đó là cảm nhận
của một trong số những cán bộ chứng kiến việc CQĐT thi hành lệnh bắt, khám xét
đối với ông trùm Nguyễn Đức Kiên trong suốt buổi chiều và tối 20.8 tại Hà Nội.
Chiều 20.8, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý
kinh tế và chức vụ, Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, khám
xét nơi ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Đức Kiên, 48 tuổi, Phó Chủ tịch HĐQT
Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Việc bắt giữ, khám xét được cơ
quan điều tra tiến hành từ cuối giờ chiều đến khoảng 20h ngày 20.8.
Thử "lục" vào báo cáo tài chính của một số
ngân hàng (NH) lớn hiện nay để tìm hiểu đường đi của vốn sẽ thấy một bức tranh
rất chua chát. Đó là các NH, với chức năng cho vay nhưng thực tế, lại đi gửi
tiền với số lượng lớn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến vốn
không thể chảy vào sản xuất.
Còn nhớ đầu tháng 6, tại phiên họp Quốc hội, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình công bố, đã bơm ra thị trường một
lượng tiền "lớn khủng khiếp", lên tới 180.000 tỉ đồng. Trước đó trong
tháng 2, NHNN cũng "bơm" 60.000 tỉ đồng cho nông nghiệp, nông thôn.
Nhiều người không khỏi kinh ngạc và giật mình trước con số trên bởi bơm lúc
nào, bơm vào đâu, lãi suất bao nhiêu, lượng tiền này "chảy" đến địa
chỉ nào... hầu hết không ai biết.
Thị trường 2 được buông lỏng hoàn toàn
Ông Nguyễn Trí Hiếu phân tích: “Trong khi thị trường
1 (huy động vốn trong dân cư) bị quản lý rất chặt thì thị trường 2 (thị trường
liên NH - nơi các NH vay vốn của nhau) lại được buông lỏng hoàn toàn. Dù có quy
định về phân loại nợ theo nhóm giống như thị trường 1 nhưng không NH nào thực
hiện, không hề có số liệu về nợ xấu từ chính các khoản vay của NH. NH có tiền,
gửi vào NH thiếu thanh khoản. Tới hạn không trả được thì gia hạn, thực ra là
đảo nợ. Nên nợ trên thị trường liên NH không chỉ lớn mà còn rất xấu. Con số nợ
xấu mà NHNN công bố 202.000 tỉ đồng chỉ là nợ xấu của DN chứ chưa hề tính đến
nợ xấu của NH. Đây chính là quả bom nổ chậm mà chúng ta cần phải minh bạch để
tìm cách gỡ bom”.
Càng ngạc nhiên hơn khi tiền được bơm ra thì theo
nguyên tắc, lãi suất sẽ phải giảm, sản xuất, kinh tế phải được kích hoạt. Nhưng
thực tế cho thấy, cho đến tận lúc này, lãi suất vẫn cao, DN vẫn không tiếp cận
được vốn, hàng tồn kho tăng cao, sản xuất đình đốn...
Vốn chạy lòng vòng trong hệ thống
Theo báo cáo tài chính quý 2/2012 của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng là 105.746 tỉ
đồng; Ngân hàng TMCP Á Châu là 56.568 tỉ đồng; Ngân hàng Quân đội là 36.627 tỉ
đồng; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là 21.308 tỉ đồng....
Tiền gửi này không chỉ để đáp ứng thanh toán lẫn
nhau mà còn cả tiền gửi có kỳ hạn dài. Điều này cho thấy, các NHTM lớn không nỗ
lực đẩy tín dụng ra nền kinh tế mà chỉ chăm chăm mang tiền đi gửi ở các tổ chức
tín dụng khác để kiếm lời. Cách gửi và cho vay kiểu này thường mang danh nghĩa
cứu thanh khoản, hỗ trợ thanh khoản nhưng thực ra là để hưởng lãi suất cao. Có
nghĩa là, vốn chạy từ NH này sang NH khác, từ NH thừa vốn sang NH thiếu vốn.
Vốn chạy lòng vòng trong hệ thống NH chứ không hề chạy vào sản xuất, chạy vào
nền kinh tế như mục tiêu của Chính phủ. Đó cũng là nguyên nhân của nghịch lý,
tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm vẫn âm dù tiền bơm ra “ngập” hệ thống như
nói trên.
Con số trên cũng lý giải cho tình trạng các nhà băng
kêu ứ vốn, không cho vay được nhưng lợi nhuận vẫn tốt. Nên nhớ, với khoảng 90%
doanh thu, lợi nhuận có được từ tín dụng, nếu NH không cho vay được, lợi nhuận
phải thấp, hoặc âm. Nhưng kết quả kinh doanh của nhiều tổ chức tín dụng thì
ngược lại. Đó là nhờ "xiết" DN với lãi suất cao và như phân tích
trên, họ còn tự "xiết" nhau trên thị trường liên NH (nơi các NH có
thể vay vốn của nhau). Chẳng thế mà có lúc, lãi suất trên thị trường này “nóng
hơn lửa” khi bị đẩy lên tới 30 - 35% trong năm 2011.
Câu hỏi là tiền gửi đó lấy từ đâu? Đó có phải là
những NH được bơm vốn hay không? Nếu có, thì điều kiện, tiêu chí, giá trị tiền,
lãi suất bao nhiêu? NHNN có giám sát số vốn bơm qua các NH xem thực sự chảy đi
đâu hay không ? Dư luận cần một câu trả lời cụ thể, minh bạch.
Sao phải đi đường vòng ?
Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính,
người sáng lập NH Việt đầu tiên ở Mỹ (First Vietnamese - American Bank) thị
trường liên NH hiện nay hoàn toàn bị bỏ ngỏ, việc cho vay rất dễ dãi nên các NH
cho vay lẫn nhau rất nhiều.
Thông tin chúng tôi nhận được: Kiên và Hưởng đang
cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’- những người đã đứng ra rút tiền
ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong rằng những người vì miếng cơm manh
áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh chóng hợp tác với chúng tôi để vạch
mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự bảo vệ mình trước khi quá muộn...
Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964, ngay từ đầu với sự định hướng của bà mẹ mà y
thừa hưởng được chính đôi mắt tối tăm, không bao giờ nhìn thẳng vào mặt ai và
luôn làm người ta liên tưởng đến cặp mắt của loài rắn độc Nam Phi, đã biết tính
toán chọn cho con trai con đường ngắn nhất để tạo dựng sự nghiệp.
Mọi người ngạc nhiên khi nghe Kiên tiết lộ đã vào ‘lính’. Nhưng đó chính là con
đường ngắn nhất để Kiên được đi học nước ngoài.
Những năm đầu và giữa thập niên 80, việc đi du học chỉ là viển vông nếu không
phải là quan chức cha mẹ rất ‘to’. Với một gốc gác bình thường của một gia đình
‘’gõ đầu trẻ’ thì không thể mơ đến việc được đi du học. Do vậy, vào lính rồi
vào trường của Quân đội đều là bước đi đã được tính toán kỹ từ trước cho thằng
con trai lỳ lợm của mình. Với khả năng bén nhạy thời cuộc và vận dụng sức mạnh
của đồng tiền, bà mẹ Kiên đã chạy chọt cho Kiên được đi du học tại Hungary.
Thuở đó, ai được du học ở Liên Xô phải là nhà có gốc rễ, nhưng ai mà được sang
Hung, sang Tiệp thì vừa có thế vừa phải có tiền…
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn tại Hungari, Kiên đã bộc lộ bản chất ăn chơi,
hắn đã làm cho một cô gái trẻ Hungari có thai và sinh hạ cho hắn một cô con gái
ngoài giá thú và hậu quả hắn bị đuổi về nước. Rõ ràng con đường vào quân đội
không phải là mục đích tiến thân của Kiên.
Trở về nước, nhờ các mối quan hệ từ trong trường của Quân đội và sự năng động
không giống tính cách của một cô giáo, mẹ của Kiên đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng đỡ bước đường của con trai. Kiên ‘xông’ thẳng vào lĩnh vực xuất
khẩu hàng trả nợ cho Hungary và Đông Âu. Đây chính là bước đường đầu tiên đã
giúp Kiên tạo dựng mối quan hệ với Bộ trưởng Tài chánh Nguyễn Sinh Hùng (NSH),
Thủ Tướng Phan Văn Khải (PVK) và nhiều quan chức khi đó. Có thể nói chính NSH
và PVK đã mang đến sự giàu có cho Kiên và bản thân họ. Hàng hoá xuất khẩu trả
nợ giá cả đất gấp 2-3 lần thị trường Việt Nam mà chất lượng không ai kiểm soát
do các khoản nợ viện trợ của các nước cho Việt Nam ngầm như cho không trong
thời chiến tranh, Việt Nam trả nợ lại bằng hàng hoá bao nhiêu tốt bấy nhiêu! Do
vậy Kiên đã phất lên rất nhanh từ đây.
Khi đã có mối quan hệ với PVK đã sâu đậm, Kiên mở rộng ‘thị trường’ kinh doanh
sang môi giới đầu tư và tham gia vào các cuộc đấu thầu nhà máy điện. Kiên đã
cùng Nguyễn Văn Hưởng khi đó mới chỉ là Tổng cục Trưởng của A17 – Phụ trách an
ninh kinh tế trở thành một ê-kíp làm ăn. Hưởng đã sử dụng lực lượng an ninh của
mình để phục vụ cho Kiên dắt mối chạy thầu và bẻ cong các kết quả đấu thầu để
cho các nhà thầu nước ngoài mà Kiên môi giới thắng thầu. Nhiệt điện Phả Lại với
kết quả trúng thầu 524 triệu USD với cam kết hoàn tất trong 04 năm, nhưng mất
12 năm vẫn không đưa nhà máy vào vận hành được và giá cả tiêu tốn ngân sách nhà
nước trên 1 tỷ đô la, tuy vận thậm trí ngày khánh thành, khi các quan chức
Chính Phủ có mặt đông đủ, nhà máy cũng không thể chạy được và họ đã phải lấy vỏ
bánh xe cau su đốt trong lò để cho thấy khói toả lên!!! Đó chính là sản phẩm
của Kiên và Hưởng.
Hiện nay Kiên đang nắm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu; Chủ tịch
HĐQT Công ty may thời trang MTT; Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam; chủ tịch HĐQT
công ty Liên doanh nhựa đường Caltex; Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB; Phó
chủ tịch kiên Chủ tịch công ty liên doanh KFC Việt Nam; Phó chủ tịch HĐQT Công
ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty cổ phần du lịch Thiên
Minh….
Thực chất dự án KFC và liên doanh nhựa đường Caltex đều là dự án Kiên hưởng lợi
từ việc do Chính Phủ Việt Nam gây khó khăn về giấy phép đầu tư và Kiên đã thay
mặt PVK ‘bán’ giấy phép cho hai công ty để lấy cổ phần.
Riêng tại Ngân Hàng Á Châu (ACB), người sáng lập và linh hồn của ACB là Trần
Mộng Hùng, Kiên được mời ăn theo và đóng góp 2 tỷ đồng Việt Nam tương đương
khoảng 200.000 USD năm 1994 để nắm giữ 10% cổ phần. Vai trò của Kiên hoàn toàn
mờ nhạt và không có một đóng góp gì cho sự phát triển của ACB. Đến năm 1998,
với bản năng của một kẻ lưu manh, nhìn thấy sự lớn mạnh của ACB, Kiên đã làm
cuộc đảo chính bằng thủ đoạn bẩn thỉu. Bằng các mối quan hệ của mình với Thủ
Tướng PVK và nhiều quan chức Chính Phủ qua quan hệ Tiền & Lợi ích, Kiên đã
tạo nhiều scandal, thậm trí cho đăng báo tung tin đồn Tổng giám đốc ACB trốn ra
nước ngoài …. Sự việc gây trấn động và người dân ào ào rút tiền, Ngân hàng Nhà
nước đã phải đổ tiền để cứu nguy,…. Đây là lúc Kiên bắt đầu lật tẩy con bài của
mình, bằng thủ đoạn nắm được một số điểm yếu trong làm ăn của Trần Mộng Hùng đã
sử dụng ACB để cho các công ty của mình vay, Kiên đã buộc Nhà sáng lập Trần
Mộng Hùng phải rút khỏi ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hang ACB.
Qua giằng co, dành giật cuối cùng ACB đã thuê Nguyên Bộ trưởng Trần Xuân Giá –
Người đã có quan hệ mật thiết với Kiên qua các thương vụ đấu thầu các nhà máy
điện và các dự án đầu tư– về giữ chức Chủ tịch HĐQT. Thực chất là chức vụ bù
nhìn hợp thức hoá cho Kiên làm mưa làm gió.
Cũng bằng các thủ đoạn và mối quan hệ, không rõ từ lúc nào Kiên đã nắm trong
tay cả Kiên Long Bank, Eximbank mà thực chất Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng chỉ là
con rối trong tay Kiên.
Thời Thủ Tướng Phan Văn Khải còn trị vì, Kiên là cánh tay đắc lực cùng quý tử
Hoàn Ty làm mưa, làm gió. Thậm trí Kiên còn ngang ngược vỗ vai Phó Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng (NTD) “anh chỉ làm đến chức Phó Thủ tướng là cùng thôi…”, cũng
chính Kiên đã làm đơn tố cáo Phó thủ tướng NTD lên Bộ chính trị phục vụ theo
sai khiến của phan Văn Khải (6 Khải). Chính vì vậy khi 6 Khải phải ra về và
Nguyễn Tấn Dũng lên, Kiên đã phải nằm yên.
Tuy nhiên bản chất gian trá, xảo quyệt , y không chịu nằm yên, mà thực chất chỉ
là dấu mình cho kỹ. Cũng như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Kiên thuê Thượng Tướng
Cựu Thứ trưởng Bộ công An Nguyễn Văn Hưởng làm cố vấn cho mình! Bản chất của
Kiên và Hưởng đều có một điểm rất giống nhau, đó là: Ném đá dấu tay và đưa bàn
tay nhung ra để cứu độ bắt con mồi vào chuồng của mình! Họ rất hợp nhau bởi thủ
đoạn này.
Một điển hình của trò đóng giả ân nhân của Kiên là vụ thâu tóm Ngân hàng
Samcombank. Chính Kiên và Nguyễn Thanh Phượng đạo diễn toàn bộ kế hoạch, song
không lộ mặt mà để cho những kẻ đầy tớ làm thuê Nguyễn Hữu Dũng và Phạm Văn
Cang là Chủ tịch và Phó Tổng giám đốc làm thuê của Eximbank đứng ra. Sau đó,
chính Kiên với sự cò mồi của đám đàn em lại được Đặng văn Thành mời ra làm
trung gian hoà giải với mấy con tốt Trầm Bê, Dũng và Cang. Uốn ba tấc lưỡi,
cuối cùng Kiên từ kẻ chủ mưu đâm thọc đòn hiểm khiến ông chủ Samcombank hết
đường chống đỡ, nay lại bỗng trở thành ân nhân vì ‘uy tín của anh Kiên nên
chúng tôi đồng ý để anh Thành tiếp tục ở lại làm chủ tịch HĐQT Samcombank’ – cả
đám tôi tớ đều cùng một luận điệu làm cho Đặng Văn Thành cảm động ứa nước mắt
và mời Kiên trở thành PHÓ CHỦ TỊCH SÁNG LẬP!
Những năm qua nhóm bố già Nguyễn Đức Kiên luôn có kẻ bưng bê điếu đóm là Tướng
Nguyễn Văn Hưởng với danh nghĩa cố vấn mách nước chỉ đường, mang nghiệp vụ an
ninh được đào tạo bài bản của Nga Xô trộn với thói tàn bạo, bẩn thỉu, man rợ
của Mafia Nga - Một loại Mafia được ví như thời trung cổ đã làm lên sự thành
công của các bố già Nguyễn Đức Kiên - Nguyễn Đăng Quang & Hồ Hùng Anh đến
ngày hôm nay. Chỉ mới hai tháng trước thôi Kiên còn huyênh hoang khoác loác "...
Nằm im bao nhiêu năm, nay đã ra quân là chỉ có chiến thắng...". Quả thật y
đã thực hiện được những thành tích huy hoàng chỉ trong mấy tháng tổng tài sản
các bố già đã thâu tóm và điều khiển trong tay lên tới 20 tỷ đô la, có thể kể
ra một vài vụ:
1. Kiếm được 1.750 tỷ từ thương vụ thu xếp 5.000 tỷ đồng mà Thống đốc Nguyễn
Văn Bình chuyển cho BIDV với chỉ đạo phải chuyển cho NH Phương Nam vay. Trầm Bê
đã chuyển vào tài khoản cho Kiên đầy đủ với Memo # Chuyển tiền mua cổ phiếu mà
chẳng có cổ phiếu nào được mua bán.
2. Hoàn thành thâu tóm Ngân hàng Samcombank trị giá 7 tỷ đô la. Từ kẻ chủ mưu
đầu trò ăn cướp Samcombank dấu mặt, lại đóng vai kẻ lương thiện dàn xếp để Đặng
Văn Thành sụt sùi cảm động mời vào giữ chức PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SANG LẬP STB!
Cũng cái bài Hội đồng sáng lập như ngân hàng ACB là một loại ăn ốc cho người
khác đổ vỏ cho mình!!!
3. Lập trên 50 công ty con rút tiền của Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank,
ACB, Phương Nam Bank lên tới 70.000 tỷ đồng trong hàng chục năm qua trá hình
dưới dạng đầu tư vào công ty con, vào dự án, vào chứng khoán để không phải trả
lãi.
4. Từ chỗ không một xu chỉ bằng tiền rút từ Ngân hàng Nhà Nước từ thời Lê Đức
Thuý còn làm thống đốc đã thâu tóm được: Vietbank, Kiên Long Bank, ACB. Việc
thâu tóm ACB cách đây mười bảy năm về trước cũng là một thủ đoạn dựa vào thế
lực của NH nhà nước và báo chí phối hợp đánh hội đồng, tung tin vịt làm cho dân
rút tiền, sau đó ra tối hậu thư buộc Trần Mộng Hùng phải rút chuyển giao ngân
hàng cho y bằng cách lập lên Hội đồng sáng lập và từ đó lợi dụng ACB để vay
tiền thao túng hệ thống tài chính trong suốt nhiều năm qua. Phó Tổng giám đốc
Trần Minh Tuấn đã ấm ức công bố “Nếu để cho tôi thanh tra thì ông Kiên chết
ngay”, nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình bao che đã gạt đi không cho thanh tra.
5. Là kẻ chủ mưu cùng với Nguyễn Văn Hưởng Tham gia vào kế hoạch ám sát Chủ
tịch nước và Bộ trưởng Trần Đại Quang.
6. Nguyễn Đức Kiên đang chắp cánh cho các thế lực của giặc Tàu thông qua Trầm
Bê để thâu tóm tài chính Việt Nam. Đây là một thủ đoạn vô cùng nguy hiểm của
Trung Quốc cần phải chặn đứng sớm kẻo hậu họa sẽ khó lường.
Nếu kể xa hơn thì phải nói đến vụ môi giới mua bán chiếc Airbus của Pháp, rồi
những thương vụ môi giới mua bán vũ khí với Nga, rồi vụ thủ tiêu một đại tá
Quân đội Việt Nam.
Tội của y tày trời và giờ này y đã cao chạy xa bay và tiếp tục điều khiển đường
dây Mafia từ Nga về để thực hiện kế hoạch Tử thần Radium. Thông tin chúng tôi
nhận được: Kiên và Hưởng đang cho thủ tiêu những tay chân ‘biết quá nhiều’-
những người đã đứng ra rút tiền ngân hang chuyển cho y để xoá dấu vết. Mong
rằng những người vì miếng cơm manh áo lỡ sa vào vòng kềm toả của y hãy nhanh
chóng hợp tác với chúng tôi để vạch mặt kẻ tội phạm – Đó cũng chính là để tự
bảo vệ mình trước khi quá muộn.
Phạm Viết Đào
Nguồn: Blog PVĐ
SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM
Tác phẩm gồm 5 phần. Phần I: Không thể đi theo Chủ nghĩa cộng sản. Phần II:
Việt Nam nên đi theo con đường nào?. Phần III: Những tử huyệt của chế độ cộng
sản ở Việt Nam. Phần IV: Những thủ đoạn của đảng CSVN. Phần V: Giải pháp cho
dân tộc.
Nội dung tác phẩm đi vào những vấn đề xương sống, có đầu đuôi, có lý lẽ nhưng
không lan man, không quanh co dông dài. Tác phẩm gồm tổng cộng hơn 40 trang
(A4). Tập trung nhiều nhất vào phần giải pháp (phần chính) với 20 trang.
Nội dung cốt lõi:
Việt Nam đang đứng trước vấn nạn độc tài cộng sản và giặc Tàu xâm chiếm HS-TS.
Dân chủ là khát khao của loài người tiến bộ. Lịch sử đã chỉ ra nền dân chủ sẽ
thúc đẩy phát triển, hạn chế đói nghèo và lạc hậu. Trong thể chế dân chủ, nhân
quyền được tôn trọng. Đấu tranh đòi nhân quyền là con đường đi đến dân chủ. Sự
tồn tại chế độ độc tài ở VN gắn kết với chế độ độc tài cộng sản ở TQ. Đấu tranh
chống giặc Tàu sẽ cắt đứt được liên kết giữa hai đảng độc tài ở hai đất nước
Trung_Việt. VN là một nước nhỏ, muốn chống lại bọn giặc Phương Bắc khổng lồ, VN
phải dựa vào quốc tế. Nước nào có thể giúp chúng ta? Đó chính là ASEAN, Liên
minh Châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Úc, Hàn Quốc…nhìn vào những quốc gia
tiến bộ này, ta thấy hầu hết họ có thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng.
Hoàng Sa-Trường Sa là chủ quyền thiêng liêng, quyết định sự hùng mạnh và thịnh
vượng của đất nước Việt Nam trong tương lai. Hiện tại, HS-TS là vùng biển đảo
mà hàng triệu con tim người Việt đang hướng về. Giải cứu cho HS-TS cũng là giải
cứu cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Sự đấu tranh thúc đẩy Đảng hành động
bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng này cũng là cơ hội chắc chắn cho một nền dân
chủ tiên tiến của Việt Nam đang đến gần. Đây là sự hóa giải thần kỳ, ghi dấu
lịch sử mà những người trí thức yêu nước đang viết nên những trang sử đầu tiên
cho một thời kỳ mới của dân tộc, thời kỳ mà truyền thống yêu nước tiếp tục được
gìn giữ còn sự giả dối phải ra đi.
Giải pháp được khẳng định từ sự nhận thức của những người trí thức đấu tranh,
kéo theo phong trào đấu tranh đang trào dâng ý chí và gia tăng số lượng. Đảng
CSVN không thể tiếp tục ‘đá thùng rác về phía cuối con đường’, cũng không thể
‘đá quả bóng trách nhiệm cho người kế nhiệm’. Họ phải hành động gấp rút theo ý
chí nhân dân.
Sơ đồ cơ sở đấu tranh:
“Ý thức dân tộc chuyển biến --> Phong trào đấu tranh, biểu tình dâng cao
--> Cao trào, xung đột leo thang tại biển đông --> Quốc tế can thiệp vào
tranh chấp --> Sự thật được làm sáng tỏa tại nghị trường quốc tế --> Chân
lý được thực thi --> Sự giả dối ra đi, giặc ngoại xâm bị cô lập --> Chủ
quyền đích thực được trao trả cho người sở hữu --> Việt Nam bảo vệ được chủ
quyền HS-TS và thiết lập nền dân chủ thực sự”.
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ tư, ngày 22 tháng tám
năm 2012
Sách binh pháp xưa đã dạy: “Vào trận cần biết chịu
trận mới thắng được đối trận”. Đối trận còn được gọi là kháng cự, chống trả,
nhẹ hơn gọi là đối phó. Sau này người ta thường dùng từ “phản pháo” để chỉ ra
hành động này của đối phương trên mặt trận. “Phản pháo” trở thành một thuật ngữ
chuyên môn quân sự đặt cho một loại chiến thuật khi mặt trận có sự xuất hiện
của pháo binh. Nay, mượn thuật ngữ chuyên dùng quân sự ấy, người ta nói đến “phản
pháo” là ám chỉ sự chống trả của “đối phương” khi có người khác phê bình, chống
lại, tấn công, truy tội. Phê bình và tự phê bình hiện nay cũng có sự “phản
pháo”- đó là quy luật, đấu tranh giữa các mặt đối lập. Làm việc gì bất chính,
sợ lộ, sợ bị đưa ra ánh sáng, khi có ai đó mới nhắc đến, hoặc dính dáng liên
quan, có tật giật mình, đều có sự phản pháo. Phản pháo như cái lò xo thường
trực, đụng đến là nhảy bật trở lại, phản ứng bật lò xo, nhằm chối tội, chạy
tội, tránh bị đưa ra pháp luật, né kỷ luật.
Phải chăng, như dấu hỏi lớn đang đặt ra trong dư luận cả nước, cái sách “bài
chuồn” như một số tỉ phú bên Liên Xô (cũ) chạy ra nước ngoài trước sự kiện sụp
đổ 19-8-1991, tỉ phú Từ Minh của Bạc Hy Lai bên Tàu bỏ trốn, rồi đại gia Diệu
Hiền, Giang Kim Đạt, Hồ Ngọc Tùng,… nay lại đến Dương Chí Dũng cũng là một
chiêu thức “phản pháo” thời hiện đại. Chiêu thức này hầu như đã có sự “bài binh
bố trận”, đã có “kịch bản” từ trước, vừa trốn được trách nhiệm hình sự theo
pháp luật, vừa nghiễm nhiên thành ông chủ ở ngoại bang, sau khi đã rút ruột
ngân khố quốc gia tuồn ra nước ngoài cho cá nhân và nhóm lợi ích? (*)
Tôi có một người quen. Chỉ là dừng lại ở quen thôi, không thân nổi. Khi anh ta
nghỉ hưu được hơn hai năm, tôi hỏi: “Này, khi đó ông đương chức đương quyền, ông
biết rất rõ sai phạm của ông X. Tham nhũng mười mươi ra đó, sao ông không phê
bình?”. Ông cán bộ hưu trí ấy đã trả lời rất tỉnh queo: “Chỗ trung thực và tin
cẩn như ông, tôi nói thật, mình cũng có sai, thằng cha X. cũng biết cái sai của
mình, nếu như phê nó, nó sẽ phản pháo, cả hai cùng “chết”. Cho nên, tốt hơn hết
là “án binh bất động”, nó sai hơn mình nhiều lắm, nhưng đụng đến nó, nó phản
pháo, làm sao mà hạ cánh an toàn được!”.
Tôi cho đó là lời tâm sự rất thật, khi ông người quen đã biết vào thời điểm
này, dù có công khai những sai sót cũng chẳng sao. Một là đã hạ cánh an toàn.
Hai là chuyện đó hầu như ai cũng biết cả rồi. Ba là hiện trạng vụ việc rộ lên
ầm ĩ một thời, nay coi như đã xong, cứt trâu hóa bùn, bùn khô thành đất rồi.
Cho nên, ông người quen nọ mới thổ lộ cái ổ tò vò trên đây với tôi.
Phản pháo cũng là phản ứng tự nhiên. Anh đánh tôi, tôi đánh lại. Ông bắn tôi,
tôi xem cái “trận địa” của ông ở đâu, lập tức phản pháo ngay. Phản pháo, trước
hết là bảo vệ mình, và mục đích là buộc “địch” (đối phương) phải câm họng.
Bình thường thì không sao, nhưng khi có ai đó nói đến cái kim bọc nhiều lần
trong giẻ, nói đến những điều đang cố giấu kín, thì bật lò xo ngay. Trước khi
xuất ra các “chiêu chiến thuật” phản pháo thường là có sự phản ứng dữ dội, kèm
theo đó là các động tác tập hợp bè cánh cùng phe nhóm, cũng như mua chuộc chính
quyền, công an…Thế nên không lạ gì mấy ông quan tham, mấy nhóm lợi ích, cả cái
lũ lâu la xà bần chầu rìa theo đuôi hít hơi, đi bên dựa bóng, theo đóm ăn tàn
cũng vào cuộc phản pháo.
Có một ông Thường vụ Thành ủy ở một thành phố phía Nam nói với tôi: “Mình không
dính, nhưng đụng vào là chúng nó quây lại quật mình luôn. Cho nên, tốt hơn hết
đừng vội choảng thẳng cánh, cứ từ từ xem sao cái đã. Thành ủy viên chả là cái
gì, nhưng cũng là ‘bát ăn’ của cả nhà. Con gái mình đang làm ở thành ủy, con
trai sắp vào đại học. Họ hy sinh đời bố, củng cố đời con, mình cũng vì con nên
ráng mà ngậm miệng”.
Sự vận dụng chiến thuật gọi là “từ từ” đó, cái tâm lý ngại lên tiếng, không
xuất đầu lộ diện cũng có 1001 lý do. Có người không dính dáng (như ông Thường
vụ nọ), nhưng an toàn vẫn là thượng sách, vi ông ta còn nghĩ đến những rơ-móoc
phía sau. Hơn nữa, “chúng nó”, cả “một bộ phận không nhỏ…”, chiếm đa số, có thế
lực, mình- “thấp cổ bé họng”. Thứ nữa là một số đối tượng cũng ở diện “ông ăn
chả, bà ăn nem”, dính vào tham nhũng, lại còn mua bằng, mưa chức, còn yếu chỗ
chỗ này, khuyết nơi kia, tiêu cực này khác, cũng chẳng trong sạch gì. Vậy
thượng sách là “ta không đụng đến ngươi, người cũng đừng đụng đến ta”. Một nhóm
khác là sống nhờ ân huệ, không nên “phản trắc”, nghĩa là đã nghĩ khá chín: “Ông
ấy biết sắp xếp, có quyền bố trí cán bộ, đã lôi mình vào cái chức này, cũng êm
rồi, thôi kệ!”. Những người thuộc diện này rõ là cuộc sống “dạy khôn lõi” cho
họ phải biết “ngậm miệng ăn tiền, gây phiền hại mình trước”.
Vậy nên, từ trong chính cuộc sống thường nhật, tự phê bình đã khó. Kê khai tài
sản cũng khó mà biết đích xác. Các vị cho con, cháu, kể cả người dưng cũng bị
kéo vào “ký hợp đồng đứng tên, rồi ăn hoa hồng, được trả công”. Tên người khác
đấy, “án tại hồ sơ”, không phải của Chí Phèo, đâu dễ gì đưa Chí Phèo ra pháp
luật? Làm gì nhau? Trong sự phản pháo này có một số vụ các nhà báo, những người
đấu tranh chống tham nhũng bị hại, đảng viên chân chính, trung thực, thẳng thắn
bị kỷ luật oan, cựu chiến binh, người dân tốt bị vu khống ngược, bị xã hội đen
quấy rầy, hăm dọa, trả thù, gây hại…Điển hình như vụ mới đây các thương binh
đến quậy ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, với lý do đưa ra rất lãng xẹt, coi như một
sự rung dọa, hoặc trinh sát thăm dò để chuẩn bị cho các cuộc phản pháo khác.
Nếu chính quyền và công an vì công lý, vì công bằng, lẽ phải mà bảo vệ an toàn
tính mạng cho công dân, bảo vệ trật tự xã hội thì phải hăng hái vào cuộc để trị
“những trận địa pháo” kiểu này. Phản pháo cũng là thể hiện tự bộc lộ, sự xuất
đầu lộ diện của tội phạm, của các “ổ tò vò” sai phạm, các cơ quan có chức năng
về nội chính nên qua đó vào cuộc để sớm tìm ra bẩn chất vấn đề, vụ việc, đối
tượng…
heo ông Ðinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội (đại
biểu Quốc hội Hà Nội): “Khi có những ý kiến của công luận đưa lên về một vụ
việc nào đó mà có nghi vấn về tính minh bạch tài chính, thu nhập thì cần phải
làm rõ, bất cứ người đó là ai. Người đó có chức quyền, cán bộ, đảng viên thì
càng phải làm nhanh, làm sớm để khi công luận rõ sẽ tạo niềm tin đối với người
dân và nếu không có cũng là một cách để “minh oan” cho người bị nghi ngờ, bảo
vệ cán bộ, bảo vệ uy tín cho Ðảng, Nhà nước.
Lợi thế phản pháo nhiều lại chính là thủ phạm khôn lõi “ném đá giáu tay”. Kẻ đó
thường có quyền chức cao, ra lệnh bằng miệng hoặc điện thoại, thậm chí chỉ việc
cho “đàn em” truyền lệnh, còn bản thân không đụng đến một chữ ký nào. Khi truy
cứu trách nhiệm, sẽ khó tìm ra chứng cứ thủ phạm, để thoát kẻ chủ mưu. Vì vậy
họ có cả “kho đạn” để phản pháo. Ví dụ như Thanh tra NNNN đã có tư liệu những
kẻ đã đứng tên để rút tiền cho Bầu Kiên từ ngân hàng Eximbank, Vietbank, Kiên
Long Bank, ACB và Phương Nam Bank… lên đến trên 70.000 tỷ đồng. Khi nhận tiền
mặt từ các công ty y không hề ký một tờ giấy lộn nào cả mà chỉ những lại do các
vị như Trần Xuân Giá, Chủ tịch ACB; Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Eximbank; Trần Phát
Minh & Trương Hoàng Lương ở NH Kiên Long, Dương Ngọc Hòa & Nguyễn Duy
Hưng của Vietbank … là những con bù nhìn tham tiền do y dựng lên để ký tá hồ sơ
theo lệnh của y rồi sẽ là những kẻ phải giơ đầu chịu báng thay y mà thôi…
Kê khai tài sản ư, chuyện nhỏ. Nhưng sẽ không bao giờ có một thằng ăn cắp
chuyên nghiệp khùng điên lại bỗng dưng vào nhà mở két, mở tủ lấy đồ ăn cắp đem
trả cho người bị mất. Còn phê bình và tự phê bình, nói nhiều, xưa rồi, mà cũng
nhẹ hều đâu có nhằm nhò gì. Cứ tổ chức ít nhất một tuần chỉ có việc ăn với ngồi
phê bình nhau, cho dù lâu hơn cả tháng đi nữa, nhưng rồi chẳng đi đến đâu: Hô
hào ai đó vẫn hô hào / Ông cứ lặng thinh cũng chẳng sao…
Vì thế, cho nên, do đó, và còn bởi vậy – cuộc chỉnh đốn Đảng theo NQ Trung ương
4 lần này, mới rung chà cá đã nhảy, mới gãi ngứa đã phải nhận được rất nhiều,
và đa chiều, với đủ mọi cung bậc, nhiều cách thức phản pháo. Phát hiện cán bộ,
đảng viên sai phạm, nhất là sai phạm lớn, mất phẩm chất, cố tình vụ lợi, lấy
của công làm của tư, lấy của dân làm của mình thì không được khoan nhượng,
không bao che, mà phải xử lý nhanh và nghiêm minh theo đúng pháp luật và kỷ
luật Đảng, các quy định của Đảng và chính quyền. Nếu chỉ trông chờ tự giác, sám
hối, và chờ ý kiến phê bình mong đạt kết quả thì vô cùng khó khăn, sinh ra sức
ì, ách tắc, họ càng có điều kiện, cùng sự “bảo trợ” để đối phó, chạy tội, phản
pháo. Họ thà mất quyền lực, sẵn àng bỏ Đảng, nhưng không bao giờ chịu dễ dàng
chịu mất đi quyền lợi đã nắm giữ. Không đủ bản lĩnh, không kiên quyết, không
dám chịu đau như mổ xể ung nhọt, thêm vào đó là trình độ chiến thuật, kỹ thuật
yếu, và nếu như người đứng ra cầm cân nảy mực cũng là “có dính”, rồi ai cũng
hiểu là cho dù có hô to “quyết liệt”, là phải quyết tâm cao, nhưng xem ra với
sự chần chừ, “từ từ” kiểu này thì kết quả sẽ không đi đến đâu! Chờ hồi sau sẽ
rõ.
Bùi Văn Bồng
———————
(*) – … Ông Đỗ Đức Tiến – Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN – cho biết : “Sáng
17/5, anh Dũng vẫn làm việc tại cơ quan vì hôm đó tôi có vào báo cáo anh Dũng
trước khi tôi đi công tác”. Nhưng chiều cùng ngày thì ông Dũng không có mặt tại
cơ quan. Trong khi đó, chiều 17/5, cơ quan điều tra thực hiện tống đạt quyết
định khởi tố bị can đối với ông Dũng tại nhà riêng của ông ở phố Nguyên Hồng
(Đống Đa, Hà Nội). Tuy nhiên, thời điểm này, ông Dũng không có mặt ở nhà. Ngày
19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can
Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội – Cục trưởng Cục
Hàng hải Việt Nam)…
Bầu Kiên bị bắt. Mình biết tin đó vào nửa đêm qua
trên FB. Chỉ trong hơn một phút đã có cả 1000 bạn nhấn nút like. Gần như những
gì đọc được ở các comment là thái độ vui mừng, hân hoan. Cũng dễ hiểu khi người
ta chờ đợi quá lâu cho sự trả giá những tai ương mà đám lợi ích nhóm, nhưng
băng đảng, bố già mafia đang điều khiển mọi hoạt động của xã hội bởi sự bảo kê
của quyền lực quá lâu. Nhiều người đồn đoán về sự thay đổi đang đến (?). Những
ngột ngạt, khổ sở, bất minh, bất công…nhiều chục năm qua khiến ai cũng mong có
sự thay đổi. Thậm chí nghĩ đơn giản rằng: cứ thay đổi đã, bất kẻ sự thay thế đó
là gì, sau đó mới tính tiếp…
Tại sao rất lâu trong xã hội lấy nho giáo làm nền tảng đạo đức lại có một tình
yêu điên cuồng, khát vọng cháy bỏng đến vậy với tiền bạc khiến người ta không
còn cả liêm sỉ khi lao vào kiếm tiền? Mình đã thử hỏi chuyện nhiều cô cậu học
trò quen biết về nguyện vọng thi đại học thì hầu hết đều mong muốn thi những
ngành nghề liên quan đến tài chính, kế toán dù không thích. Chả thế mà vài
trường đại học đã không tuyển đủ số sinh viên cho các nghành nghề thuộc lĩnh
vực nhân văn như ngôn ngữ, môi trường, lịch sử…Rất ít và hãn hữu có cô, cậu nào
đó dám theo đuổi mơ ước mà họ yêu thích với cái nghề dự báo trước là sẽ nghèo,
lương ít. Đồng tiền đã chi phối ngay từ nguyện vọng, mơ ước của người ta. Và đã
lập trình cho con đường làm giàu ngay từ mơ ước thì đương nhiên họ phải đi theo
tiếng gọi của tiền bạc. Liệu có ai hy sinh mơ ước của mình để theo đuổi nghề
nghiệp kiếm tiền lại chấp nhận sống thanh đạm, biết đủ? Mình hoàn toàn không có
ý trách đám trẻ về chuyện này khi bản thân xã hội không đủ sức mạnh lôi cuốn
giới trẻ dám thực hiện mơ ước của họ. Những rõ ràng sự yếu đuối trước cuộc sống
luôn bị ám ảnh về sự no, đói; sức hấp dẫn lôi cuốn về cuộc sống xa hoa vật chất
hàng ngày chường mặt trên báo chí, hay trở thành lối sống, tín điều bám chắc
trong tư duy của người Việt hôm nay dường như là vô tận…Hầu như tất cả mọi
người đã bị cơn mê sảng về tiền bạc làm cho mụ mị, nhất là những kẻ như bố già
Kiên và các quan chức. Họ tự tin đến mức nguông cuồng khi tạo dựng đế chế bất
khả xâm phạm trong nhiều năm để kiếm tiền, thâu tóm tiền bạc, của cải của xã
hội vào một nhóm người.
Dân gian ta hay có từ kép thật tài tình: tiền bạc, tiền tệ, bổng lộc, lương
lậu…Đương nhiên những bạc, tệ, lộc, lậu…ấy khi lần bò tìm đường đi cho nó không
thể không để lại những dấu vết không khó cho người khác nhận ra. Chả khác gì
rãi rớt của con ốc sên rải theo sau vết bò của nó. Tại sao đến giờ này khi nền
kinh tế kiệt quệ, đời sống dân chúng lầm than, cơ khổ, mọi việc tồi tệ và không
thể đứng được nữa mới quyết định cho nó…đổ? Chiều nay trong phiên trả lời chất
vấn Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng nhà nước nói việc thành lập Hội đồng sáng lập
của ngân hàng ACB là không đúng với qui chế. Ô hay, giờ mới nói là nó sai khi
nó chường mặt trước bàn dân thiên hạ nhiều năm? Sức mạnh tiền bạc không lẽ đã
làm nên sức mạnh của bất tự trọng, không chùn bước trước bất cứ cản trở nào
trên con đường làm giàu?
Bỗng ghét câu tổng kết của dân gian: “Có chí làm quan, có gan làm giàu” mà
nhiều người lấy đó làm động lực cho bản thân họ…Có lẽ nên thay chữ “chí” bằng
chữ “trí” thì đúng hơn? Và cái “gan” này cũng nên được hiểu là con người nên
tiên lượng trước sự thử thách bản lĩnh của mình khi giàu có? Để có tiền và giàu
có, liệu có gan làm những việc xấu xa, bán rẻ lương tâm, chấp nhận sự vô sỉ
được không? Có gan đối diện với nhà tù và tính mạng không? Vậy nên kiếm tiền và
nhiều tiền chưa thể làm nên quyền lực của cá nhân đó. Sức mạnh cuối cùng để cá
nhân tồn tại bền vững là sự hiểu biết sâu sa về lĩnh vực tài chính, thậm chí
với tất cả cái “bạc”, “tệ” của đồng tiền. Sự hiểu biết này lại cũng không chỉ
trông chờ vào mấy thứ kiến thức sách vở, kinh nghiệm đối phó với cuộc đời, cách
giải quyết khủng hoảng, biết tận dụng cơ hội như thế nào…, mà còn tùy thuộc vào
chỉ số “cảm xúc trí tuệ” và nhân cách được hình thành nên con người đó. Mà cái
này quá thiếu ở các quan chức trong chính quyền, càng lên cao, chức vụ càng
lớn, dễ tiếp xúc với cơ hội kiếm tiền, nhân tiền hối lộ thì càng là một thử
thách không dễ vượt qua. Với các “đại gia”, nhóm lợi ích thì họ hình như không
đếm xỉa đến sự hiểu biết mang đầy cảm xúc nhân văn và hiểu đời để xây dựng giàu
có bền vững cho chính họ và gia đình. Khi không có kiến thức cơ bản làm giàu
thì không thể giữ và điều khiển được đồng tiền vốn luôn lưu chuyển trong một
thế giới đầy biến động thì tất nhiên họ sẽ bị nó điều khiển lại. Mà khi đã bị
tiền điều khiển đầy thụ động thì cái cuối cùng gặt hái được là “tệ” và “bạc”.
Đồng tiền vốn tự thân không xấu, không tốt. Nhưng nó sẽ thay màu khi con người
cầm đến và sử dụng. Nó sẽ thành “tín dụng đen”, “tiền bẩn”…Khi qua “đường hầm”
đen tối, xấu xa đó, đồng tiền lại tiếp tục hành trình tự thân của nó, không
xấu, không tốt, dù người ta có tìm cách “rửa tiền”.
Mới chỉ là màn dạo đầu cho những diễn biến tiếp theo sau đây? Có phải thực sự
cuộc chỉnh đốn Đảng CS đã phát huy tác dụng? Liệu còn bao nhiêu thế lực hắc ám
đẩy dân tộc, đất nước đến lầm than này phải ra trước vành móng ngựa? Liệu có sự
thỏa hiệp nào giữa những người mong muốn chỉnh đốn Đảng CS thực sự với những kẻ
tay trót nhúng chàm? Liệu có kẻ nào sau thời gian dài vơ vét sẽ được hạ cánh an
toàn sau cuộc chấn chỉnh này? Liệu đất nước có đòi lại của cải đã mất vào tay
các bố già, đám mafia, nhóm lợi ích? Nhiều lắm những câu hỏi cần trả lời…
Chợt nhớ, hôm qua thôi, tòa án Trung Quốc đã ra bản án tử hình cho Cốc Lan Khai
với án treo. Cái khiến chúng ta có quyền nghi ngờ vì hệ thống pháp luật, cách
xử lý khủng hoảng của hai nước có cùng sự tương đồng về ý thức hệ dường như
không có gì khác biệt. Sự nghi ngờ nằm ở từ “treo” đầy co dãn này…Bà phu nhân
họ Cốc có thể sẽ được giảm án sau 2 năm? Bà ta có thể chỉ ngồi tù tượng trưng
rồi được thả? Tài sản bất minh của bà ta vẫn được bảo tồn và đủ để bà ta sống
đầy đủ đến chết ở nước ngoài?
Và chiều nay, nghe ông Thống đốc Ngân hàng nhà nước vừa trả lời trong phiên
chất vấn thấy nhiều vấn đề đại sự quốc gia dễ như bỡn vì chắc có…”quyết tâm
chính trị” như ông Chủ tịch Quốc hội hỏi: làm thế nào để xử lý nợ xấu và từ giờ
đến cuối năm sẽ xử lý được bao nhiêu? Nếu chính quyền chỉ cần "quyết tâm
chính trị" để giải quyết các vấn nạn quốc gia thì sau việc xử lý các bố
già, đám mafia, nhóm lợi ích thao túng xã hội xong thì chắc mọi việc lại đâu
vào đấy.
Không có cái gì đi mà không thành đường. Đồng tiền cũng vậy. Con đường đó sẽ
mang lại vinh hay nhục thì con người có thể quyết định được cho bản thân mình
và gia đình họ.
Hãy chờ xem con đường mà các đại gia, bố già, nhóm lợi ích tạo dựng lâu nay là
thế nào? Không hẳn là niềm vui ở việc bắt bớ, giam cầm những con người này, mà
là nỗi phấp phỏng vì nhiều cái giá án dựng lên chỉ để…treo?
Thùy Linh
Nguồn: buudoan.com
Câu hỏi còn đọng lại sau bão, đối với khối người dân Thủ đô, chắc chắn sẽ là
câu hỏi xưa như trái đất: “Ông giời có mắt không nhỉ?”.
Câu trả lời, vừa là có vừa là không.
Nếu trời có mắt, cây xà cừ đã không sớm không muộn- đổ ập xuống chiếc taxi đang
chạy qua phố Lò Đúc làm nạn nhân 36 tuổi, có hai con nhỏ và vợ làm nghề “buôn
bán tự do” chết ngay tại chỗ.
Cây xà cừ cao hơn 30m, đường kính gần 1m bất thần đổ sụp xuống đầu người dân vì
không chịu nổi gió bão- Đúng là một quả bom trên phố. Chưa kể 105 cái cây khác
cũng đã đổ sập như những cú đánh từ trên trời rơi xuống. Nhưng xem đi xem lại
thì thực ra “cây xanh đường phố” cũng có tiêu chuẩn an toàn chứ không phải muốn
trồng cây gì thì trồng, để nó ra sao thì để. Quyết định số 01/2006 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng về “quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị”
quy định rõ: Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lí để không gây nguy hiểm cho
khách bộ hành, an toàn cho giao thông và không ảnh hưởng tới các công trình hạ
tầng đô thị. Đó là loại cây “thân thẳng, gỗ dai đề phòng bị giòn gẫy bất
thường”, “Tuổi thọ cây phải dài (50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có
sức chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết..”.
Thế mà, tất nhiên sau bão, ông Nguyễn Xuân Hưng- PGĐ Công ty TNHH một thành
viên cây xanh Hà Nội lý luận với báo chí: “Không phải chỉ cây to mà ngay cả cây
nhỏ cũng bị đổ, gãy nếu xảy ra mưa to kèm gió lớn. Chính vì vậy, chúng tôi khó
có thể đưa ra khuyến cáo cụ thể cho người dân”.
Ừ thì người ta có thể đổ lỗi cho cơn bão, quá mạnh chẳng hạn. Nhưng ngay cả
người chịu trách nhiệm chính để những cái cây không biến thành quả bom còn đổ
cho “khách quan, bất khả kháng”, là “khó có thể đưa ra khuyến cáo cụ thể” thì
liệu rằng người dân làm sao mà biết cái cây nào không phải là những quả bom mỗi
khi ông giời nổi gió.
Ông giời không có mắt, có lẽ là chỉ khi “con mắt trách nhiệm” cũng đang nhắm
nghiền.
Tử thần nấp bên đường- từ lâu đã là câu cửa miệng mà người dân Thủ đô cay đắng
nói về những hiểm họa đường phố, nơi có những chiếc hố đào không chăng dây
khiến trẻ em chết đuối trên phố, nơi nhan nhản hố ga mất nắp và dây điện như
những thòng lọng giăng ngang đường. Bây giờ thì tử thần có thể điền thêm một
nguy cơ trong vô số những gạch đầu dòng của mình: Những quả bom dưới hình hài
gốc xà cừ cổ thụ.
Nhưng dẫu sao thì ông trời cũng có mắt. Chỉ 1 trận mưa, kéo dài trong 1 tiếng,
“Đường Lê Văn Lương đứt đôi” vì “hố tử thần”, “Biển hồ” xuất hiện dưới chân tòa
nhà cao nhất Việt Nam. Đường cao tốc Thăng Long ùn tắc hơn 2km chỉ vì một…cái
cây, trong bối cảnh chung là “Giao thông thủ đô tê tiệt vì mưa lốc”, “Hà Nội
tái hiện trận lụt lịch sử” mà “Thau, bồn trở thành phương tiện giao thông”.
Theo Đào Tuấn
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân chỉ ra nguy cơ lớn nhất hiện nay
trong công tác quy hoạch cán bộ là tình trạng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích
và thứ tự tiêu chuẩn: “Hậu duệ”, “tiền tệ”, “quan hệ”, rồi mới đến “trí tuệ”.
PV: Nghị quyết TƯ 4 đã nhắc đến vấn đề “lợi ích nhóm”. Dường như đây là vấn
đề không mới và có tác động mạnh đến công tác cán bộ, thưa ông?
Ông Mai Thúc Lân: Khi tôi còn ở TƯ 7, 8, vẫn có chuyện chạy chức chạy quyền
trong công tác cán bộ, nhưng bấy giờ chưa có vấn đề nhóm lợi ích. Dường như sau
việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội và đặc biệt là vụ việc Vinashin vừa qua, vấn đề
nhóm lợi ích mới bắt đầu nổi lên. Vì sao công tác quy hoạch cán bộ của chúng ta
chưa thật “chuẩn”. Là bởi có những tác động của những nhóm lợi ích, của những
“đại gia” trong việc đề bạt và sử dụng cán bộ. Tôi rất mừng vì Nghị quyết TƯ 4
khóa XI đã nêu rất kỹ về vấn đề này. Chúng ta phải làm rõ những gì liên quan
đến lợi ích nhóm, bởi dứt khoát không được để các nhóm lợi ích chi phối công
tác bán bộ, bởi nếu để “lợi ích nhóm” dùng tiền tài, quyền lực khống chế công
tác tổ chức, cán bộ thì làm sao giữ được bản chất cách mạng trong sáng của
Đảng. Vấn đề thời sự nhất hiện nay là câu chuyện mua bán nợ xấu chẳng hạn, cần
phải đặt ra vấn đề nhóm lợi ích, phải trả lời được câu hỏi việc mua bán nợ xấu
làm lợi cho ai.
Nhưng công tác quy hoạch của chúng ta chưa “chuẩn” là còn vì vấn đề “con ông
cháu cha” đưa vào quy hoạch chưa hợp lý, gây phản cảm trong dư luận. Tôi nghe
rất nhiều dư luận rất chua sót. Người ta bảo bây giờ trong công tác cán bộ thì
“Hậu duệ”, “tiền tệ”, “quan hệ”, rồi mới đến “trí tuệ”. Chính những yếu tố này
đã dẫn tới trong thực tế tình trạng người làm được thì lại không được bố trí,
người không làm được thì lại cơ cấu.
Ngay từ ĐH 6 đã xác định “Những sai lầm và khuyết điểm trong hoạt động tư
tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên
nhân”. Kết luận trong báo cáo chính trị ĐH 6 đến giờ vẫn còn mang tính thời sự.
Vì hậu quả của nó là sự mất niềm tin.
PV: Sáng nay, phát biểu trong Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển
khai kết luận của Bộ Chính trị về đổi mới công tác cán bộ, TBT Nguyễn Phú Trọng
khẳng định quan điểm dứt khoát phải làm quy hoạch cán bộ, song song với việc
“trọng dụng mọi nhân tài”. Nhưng dường như các Bộ trưởng hiện này đều là Ủy
viên TƯ?
Ông Mai Thúc Lân: Đảng lãnh đạo thì đúng rồi, nhưng Đảng cần đổi mới phương
thức lãnh đạo của mình để sử dụng được trí tuệ nhân dân. Hiện nay, dù không có
quy định nào bắt buộc Bộ trưởng phải là đảng viên, nhưng thực tế hầu như không
có Bộ trưởng nào không phải là ủy viên TƯ.
Thời tôi là Ủy viên TƯ, có các anh Nguyễn Đình Lộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Lê
Ngọc Hoàn, Bộ trưởng Bộ GTVT đều không phải là ủy viên TƯ. Trong lịch sử, còn
có rất nhiều các vị Bộ trưởng không phải là đảng viên như Bộ trưởng Hoàng Minh
Giám, Nghiêm Xuân Yêm…Đảng cần có nghệ thuật lãnh đạo. Cụ Hồ trước đây đã làm
được thì vì sao bây giờ chúng ta lại không làm được.
Hồi Quốc hội khóa 8, tôi còn nhớ TBT Nguyễn Văn Linh đã đưa chị Nguyễn Thị
Phượng làm Phó Chủ tịch Quốc hội, hay luật gia Ngô Bá Thành làm chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội. Đảng chỉ có 3 triệu đảng viên, nhưng trong các tầng
lớp nhân dân, có rất nhiều người tài. Vấn đề là làm thế nào đề đề xuất, bồi
dưỡng, sử dụng được trí tuệ nhân dân. Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối không
có nghĩa phải là Đảng hết.
Nếu muốn trọng dụng nhân tài, theo tôi, cần chú trọng phát hiện bồi dưỡng, đề
bạt những người có đạo đức, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để họ giữ
trọng trách trong các cơ quan trung ương, các tập đoàn kinh tế nhà nước. Cần có
cơ chế thực hiện việc lấy ý kiến giới thiệu và đối tượng không nhất thiết chỉ
thu hẹp trong các cấp ủy hoặc phải là đảng viên.
PV: Thưa ông, hồi ông làm Phó Chủ tịch Quốc hội, vấn đề lấy phiếu tín nhiệm
đã được đặt ra. Về sau, có quy định 20% đại biểu tán thành sẽ tổ chức bỏ phiếu
các chức danh do Quốc hội bầu. Nhưng dường như quy định này là không khả thi?
Ông Mai Thúc Lân: Về vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm, quy định phải có 20% đại biểu
đồng ý là quá khó để thực hiện nếu như không nói là không có tính khả thi. Qua
2 khóa XI, XII, có nhiều vấn đề về nhân sự do QH phê chuẩn, nhưng cũng chưa
thực hiện được việc bỏ phiếu tín nhiệm, dù có những trường hợp chính các ĐBQH
đã đề xuất. Các ĐBQH đã nhận thấy những bất hợp lý trong quy định những cũng
chưa thể sửa đổi được. Và đây rõ ràng là một bất cập.
Theo tôi, việc xử lý cán bộ không nghiêm cũng là một căn bệnh của công tác cán
bộ. Trước đây, có những vụ xử lý khá nghiêm: Vụ đường dây 500 kw khiến một Bộ
trưởng bị xử lý hình sự. Trong vụ Năm Cam, cả những đồng chí ủy viên TƯ đều bị
xử lý hình sự. Hay vụ Lã Thị Kim Oanh, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT sau đó phải từ
chức, thứ trưởng bị xử lý hình sự. Việc xử lý nghiêm cán bộ sai phạm, dù là ai,
cấp nào cho thấy sự nghiêm minh của công tác cán bộ của Đảng. Bây giờ, bức xúc
nhất trong dư luận là vụ Vinashin, mà có đại biểu QH phát biểu nghị trường,
đánh giá nghiêm trọng gấp 100 lần vụ Lã Thị Kim Oanh. Nhưng có cán bộ có trách
nhiệm cấp cao nào bị xử lý đâu, người dân họ nói chỉ thấy “Tái cơ cấu”. Sang
đến Vinalines, lại thấy trường hợp bổ nhiệm Dương Chí Dũng. Sai phạm, sau đó
trốn mất, để lại rất nhiều điều tiếng.
Nghị quyết TƯ 4 có đặt lại vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm và gần đây, thông báo của
Bộ Chính trị có nhắc đến việc kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến
Vinashin, tôi cho đó là một tín hiệu đáng mừng bởi nếu không xem xét, dư luận
không thể đồng tình. Vừa rồi, việc kiểm điểm trong Bộ Chính trị thực ra làm rất
bài bản, và hy vọng kỳ này sẽ có nhiều chuyển biến chống những suy thoái về tư
tưởng, đạo đức, trong đó có những biến chuyển về quy hoạch cán bộ.
Xin trân trọng cảm ơn ông
Đào
Tuấn (thực hiện)
Courtesy Vietcatholic
Hàng trăm dân oan ở Hố Nai, tỉnh Đồng Nai đã kéo về
một trụ sở thanh tra chính phủ ở đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM năm 2009
(ảnh minh hoạ)
Thanh Trúc, phóng viên RFA,
Bangkok
2012-08-21
Sáng nay hơn năm chục hộ dân từ tỉnh An Giang kéo nhau lên Phòng Thanh Tra
Chính Phủ số 210 đường Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh, để khiếu kiện tập thể
về vụ đất canh tác của họ bị trưng thu từ năm 2008 mà không được giải quyết.
Huyện thì bỏ lơ, tỉnh thì không tiếp
Đó là một số hộ dân tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, có
đất bị trưng thu đã bốn năm nay.
Vì thế sáng nay các hộ dân này kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ trên
đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, gọi là để tiếp tục khiếu nại lên cấp
cao hơn.
Tuy nhiên không một ai ở phòng tiếp dân ra nhận đơn hay nói chuyện với bà con.
Ông Điền, đại diện nhóm khiếu kiện đất đai mấy chục người này, cho biết:
Dân bức xúc quá mới đem đơn đến ủy ban tỉnh thì ủy ban tỉnh cũng ngó lơ, rồi
hôm nay dân kéo lên văn phòng chính phủ tại Võ Thị Sáu nhưng mà văn phòng chính
phủ đuổi xô và không cho dân vào, biểu về tỉnh để tỉnh giải quyết. Mà về tỉnh
thì tỉnh không giải quyết. Chỉ biết đứng đây chứ đâu biết làm sao nữa giờ, đi
vô trong đó thì gác cổng đuổi, đưa lực lượng công an tới để trán áp là không
cho vô.
Vụ khiếu kiện kéo dài bốn năm mà không được giải quyết thỏa đáng vì nhiều lý do
mà dân nói là không công minh về phía chính quyền địa phương.
Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh Tiền Giang kéo
đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn, khiếu kiện
nhà đất . (ảnh minh họa)
Thay mặt bà con đứng trước đường Võ Thị Sáu, ông Điền trình bày chi tiết sự
việc là bốn năm trước, ngày 20 tháng Mười Một năm 2008, Ủy Ban huyện Chợ Mới ra
quyết định thu hồi đất của một số hộ dân ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang. Thế nhưng đến giữa năm 2009 người dân mới nhận được quyết định
thu hồi và hỗ trợ đền bù. Điều này có nghĩa là từ ngày ra quyết định cho đến
sáu tháng sau dân mới nhận được, trong lúc huyện đã áp dụng chế độ đến bù sai
trái:
Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi
dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng
bỏ lơ không giải quyết.
Ngày 1 tháng Một năm 2009 là quyết định số 45 của ủy
ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành nhưng mà huyện vẫn sử dụng quyết định số
3500 mà tính đến ngày 1 tháng Một 2009 là đã hết hiệu lực thi hành.
Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn
khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.
Đến năm 2010, khi nghị định 69 của chính phủ có hiệu lực thi hành thì chính
quyền địa phương huyện Chợ Mới lại mời các hộ dân lên để báo là sẽ đến bù và hỗ
trợ dân có đất bị trưng thu theo quyết định số 45 của tỉnh:
Mà trong khi đó nếu dân nhận tiền thì tiền đền bù hỗ trợ đó không mua được
đất mới để tái định cư và tái sản xuất. Từ năm 2008 đến nay là dân chúng tôi
khốn đốn vì không được sản xuất tại vì một hai ngày là ủy ban huyện đưa ra
thông báo là bà con không nên xuống giống không nên canh tác trên những mảnh
đất đó.
Khốn khổ vì 4 năm vườn tược bỏ không
Vì không còn đất canh tác nên nhiều hộ nông dân ở ấp Mỹ Lợi xã Mỹ An huyện Chợ
Mới bị mất kế sinh nhai, nhiều người phải đi tìm việc ở những nơi khác. Gần đây
nhất, vẫn lời ông Điền thuật lại, ủy ban huyện Chợ Mới lại loan báo là không
thu hồi đất nữa. Ngay khi đó, nông dân đề nghị là nếu không thu hồi thì phải ra
một quyết định hủy bỏ việc trưng thu đất để dân có thể canh tác trở lại:
Vườn tược thu nhập của dân mỗi một người như vậy là
vào khoảng một ngàn mét vuông đất thì thu nhập theo chuyên canh là sáu bảy mươi
triệu một năm lận. Nhưng mà bốn năm nay là dân không được canh tác trên mảnh
đất của mình thành vườn tược nó hư hết rồi
Nhưng mà đến nay thì dân cũng không nhận được quyết
định và cũng không biết hướng cái giải quyết của chính quyền ở huyện tỉnh ra
làm sao. Vườn tược thu nhập của dân mỗi một người như vậy là vào khoảng một
ngàn mét vuông đất thì thu nhập theo chuyên canh là sáu bảy mươi triệu một năm
lận. Nhưng mà bốn năm nay là dân không được canh tác trên mảnh đất của mình
thành vườn tược nó hư hết rồi. Bây giờ dân nằm trong tình trạng khốn đốn, không
biết làm sao mới đến nhờ cơ quan chính phủ mà cơ quan chính phủ đuổi xô thì
cũng không biết sao nữa.
Những người dân An Giang đi khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu hôm nay
nói rằng việc làm của họ là chính đáng và ôn hòa, thì cớ sao lại không được đáp
ứng:
Tại vì dân đâu biết chạy đi đâu, chỉ thấy là những vị lãnh đạo của chính phủ
là lên truyền hình, TV, những phương tiện thông tin đại chúng, rồi nói sẽ giải
quyết thỏa đáng cho dân. Thành ra dân thấy như vậy, tin tưởng nơi chính phủ là
đi lên chính phủ mà chính phủ vẫn xô đuổi. Thiết nghĩ không biết là có cái thế
lực gì đó để bao che cho cấp dưới để làm vậy không.
Trên đường dây viễn liên nối về xã Mỹ An, chủ tịch xã Mỹ An Nguyễn Thị Kim
Trúc, trả lời vắn tắt là muốn gì thì về xã Mỹ An gặp bà rồi lập tức cúp máy.
AFP photo
Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng
đá tại Hà Nội vào ngày 16 Tháng 2 năm 2012
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-08-21
Ông Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt lớn xếp thứ 14 danh sách những người
giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam vừa bị bắt giam chiều 20/8 ở Hà Nội về
sai phạm kinh tế.
Vụ việc gây chấn động dư luận trong nước, Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng
Doanh, một chuyên gia kinh tế ở Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh
tế Trung ương về vấn đề liên quan.
Nam Nguyên: Ông Nguyễn Đức Kiên là một nhà tài phiệt rất lớn trong hệ thống
ngân hàng thương mại và thị trường tài chính Việt Nam, việc ông bị bắt có ảnh
hưởng như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt là một tín hiệu tốt đối với
việc thực thi pháp luật ở Việt Nam, và điều ấy có thể gởi tới một tín hiệu mạnh
mẽ rằng không phải là người nào quá giàu cũng có thể thoát khỏi sự trừng phạt
của pháp luật, nếu như người ấy phạm pháp. Tôi nghĩ đấy là mặt tích cực.
Điều thứ hai là, ông Kiên bị bắt và đang được điều tra về những sai phạm trong
khi thực hiện quản lý 3 công ty của mình, trong đó có công ty đầu tư tài chính
của ACB thì tôi nghĩ rằng điều này cũng phản ánh một tình trạng phức tạp trong
giai đoạn vừa qua của khối kinh doanh tài chính và ngân hàng đã phát triển quá
nóng, đã có tăng trưởng quá nhanh và vì vậy chất lượng không được bảo đảm.
Và điều thứ ba vụ này cũng phản ánh trình độ quản lý và giám sát của nhà nước
Việt Nam đối với thị trường rất quan trọng, nhưng cũng rất mẫn cảm này chưa đáp
ứng được yêu cầu. Hiện nay phải chờ kết luận điều tra thì mới biết được rõ
ràng, tuy vậy thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của Hà Nội và TP.HCM
đã có những phản ứng hốt hoảng và các chỉ số đều đã giảm rất mạnh.
Nam Nguyên: Thưa TS, tình trạng như vừa nói chỉ là tạm thời hay có thể ảnh
hưởng lan rộng ra các lãnh vực khác nữa?
TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay tôi chưa có căn cứ gì để nói là nó có thể lan rộng.
Tuy vậy, trước mắt sự phản ứng như ngày hôm nay chắc chắn là phản ứng tâm lý.
Để có thể lan rộng còn phải có thêm các căn cứ, những chứng cứ khác mà hiện nay
chưa được công bố hay công luận chưa biết rõ, cho nên cũng chưa có thể dự báo
được rằng tình hình có thể lan rộng hay không.
Tuy vậy tin này diễn ra trong khi tình hình nợ xấu rất căng thẳng và các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có những yếu kém được dư luận trong nước và ngoài
nước chỉ rõ, thì nó càng như thêm một giọt nước tràn ly để làm cho tình hình
thêm phức tạp hơn.
Nam Nguyên: Có tin nói ông Kiên trong thời gian dài tạo được ảnh hưởng nhóm
về một mặt nào đó đối với chính sách tiền tệ ngân hàng của Việt Nam. Tin nói
ông Kiên liên kết với một số tài phiệt khác và được lợi lớn nhờ chính phủ thắt
chặt tiền tệ, tái cơ cấu sáp nhập ngân hàng, qua sáp nhập đã có sự chuyển đổi
những cổ đông lớn và khuynh loát thị trường ngân hàng. Thưa, về mặt chuyên môn
có thể có được chuyện này hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Vừa qua thì việc thâu tóm Sacombank thì có những hiện tượng
rất không bình thường. Sau đó Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam cũng đã phạt
một số công ty vì đã không có báo cáo kịp thời. Còn những dư luận hoặc thông
tin trên mạng điện tử thì có nói rất nhiều và vẽ ra một bức tranh khá phức tạp.
Tuy vậy, hiện nay tôi không có đủ căn cứ để có thể xác nhận hay là bác bỏ các
thông tin đó, bởi vì những thông tin về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
nói chung là ít được công bố so với tiêu chuẩn quốc tế.
Nam Nguyên: Thưa TS, qua việc ông Nguyễn Đức Kiên thì sắp tới Việt Nam cần
có những hành động gì để tránh những vụ bê bối như vụ của ông “Bầu” Kiên có thể
xảy ra?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, kết luận rút ra chắc chắn không phải chỉ là bản án
nào đó đối với ông Kiên mà kết luận quan trọng hơn rất nhiều tức là: Việt Nam
cần phải cải cách thể chế một cách rất là nghiêm chỉnh, cần phải có cơ chế giám
sát quyền lực. Bất kỳ quyền lực ở một cấp nào cũng phải có sự giám sát và thực
hiện công khai minh bạch, thực hiện quyền giám sát của người dân và thực hiện
xét xử một cách độc lập theo pháp luật của các cơ quan tư pháp.
Tôi nghĩ đó là những điều rất cần thiết để có thể thực hiện những cải cách khác
về hệ thống tài chính ngân hàng. Nếu không có sự độc lập, sự công minh, không
có sự minh bạch thì những cải cách có thể có được hay là người ta đang mong đợi
thực hiện sẽ chỉ có kết quả một cách hạn chế mà thôi. Nếu như chúng ta thấy hệ
thống ngân hàng ở các nước đã phát triển rồi vẫn mắc những sai lầm ghê gớm như
thế nào, thì chúng ta cần phải hết sức cảnh giác hết sức nỗ lực xem việc cải
cách thể chế nhà nước nói chung, thực hiện xây dựng một Nhà nước Pháp quyền Dân
chủ công khai minh bạch của dân do dân vì dân và giám sát hệ thống tài chính
ngân hàng.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh về thời gian dành cho đài Á châu Tự do.
20.08.2012
Theo thông báo của văn phòng trung ương đảng CS Việt Nam, trong tháng 7 và đầu
tháng 8, 2012, bộ chính trị và ban bí thư trung ương sau khi thực hiện một cuộc
phê bình và tự phê bình «thẳng thắn, nghiêm túc và chặt chẽ», vừa triệu tập một
cuộc hội nghị cán bộ toàn quốc với sự có mặt của 200 ủy viên ban chấp hành
trung ương đảng, để phổ biến kinh nghiệm nóng hổi, nhằm thực hiện một cuộc phê
bình rộng lớn hơn ở cấp tỉnh thành, noi theo gương và những kinh nghiệm của bộ
chính trị và ban bí thư trung ương. Các ủy viên trung ương sẽ tham gia kiểm
điểm với các đảng bộ tỉnh, thành và cơ quan trực thuộc.
Thông báo nói rõ vừa qua bộ chính trị đã để ra 12 ngày để phê bình và tự phê
bình, từ tập thể đến từng cá nhân, và riêng việc tự phê bình và phê bình từng
cá nhân đã làm trong 4 ngày, nghĩa là « rất kỹ lưỡng, rất cụ thể , không xuê
xoa nể nang», «mỗi người ngiêm túc tự kiểm điểm và cầu thị tiếp thu» , sau khi
ghi nhận các ý kiến, góp ý, nhận xét và chất vấn của mọi người.
Theo thông báo, cuộc kiểm điểm của bộ chính trị và ban bí thư vẫn chưa hoàn
tất. Hiện nay đã có đến 25 vấn đề được nêu lên cần đi sâu làm rõ, giải đáp,
giải quyết cho xong xuôi, để đi đến bản kết luận cuối cùng, xem xét trách nhiệm
của tập thể và cá nhân, nếu cần thì có thể có những quyết định về hình thức kỷ
luật và những thuyên chuyển , thay đổi cần thiết về nhân sự. Tất cả nội dung
cuộc phê bình và tự phê bình kỳ này khi hoàn thành sẽ được tổng hợp, trình bày
trước cuộc họp Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 6 (kỳ XI) sắp đến.
Nếu như thông báo trên đây là chân thật, thì thật là một tin vui cho đảng CS
Việt Nam, một tín hiệu đáng mừng cho đất nước, cho toàn dân, vì cơ quan lãnh
đạo cao nhất đã trải qua một cuộc tắm rửa vệ sinh tập thể và cá nhân đến nơi
đến chốn, mỗi người tự mình kỳ cọ toàn cơ thể, còn để bè bạn kỳ cọ kỹ càng hơn,
tẩy rửa cáu ghét nhơ bẩn lưu cữu lâu ngày, bôi thuốc tốt vào những ung nhọt nếu
có.
Có gì đáng mừng hơn là bộ chính trị và ban bí thư sẽ trình diện tại hội nghị 6
một tập thể hơn 20 vị sạch sẽ, trong sạch, lương thiện và tài năng, ngang tầm
với yêu cầu của lịch sử, có khả năng đương đầu với quân xâm lược bành trướng và
có khả năng xây dựng xã hội phát triển, bình đẳng, dân chủ và hạnh phúc.
Thế nhưng mọi người lại có nhiều cơ sở thực tế để hoài nghi và để thất vọng.
Những mỹ từ như «kiểm điểm nghiêm túc, công phu, chặt chẽ», chưa có gì là bằng
chứng; cũng như những mỹ từ «kiểm điểm có thực chất», «phê bình và tự phê bình
với một khối lượng nội dung lớn», «không bênh che nể nang»…chưa có dẫn chứng gì
là có sức thuyết phục.
Ngay trong nội bộ đảng, sau 2 cuộc hội nghị trung ương 4 và trung ương 5, đã có
biết bao nhiêu câu hỏi cần giải đáp minh bạch, như:
-thái độ của bộ chính trị trứớc những hành động lấn lướt, ngang ngược, bành
trướng của Trung Quốc đã đúng mức chưa? có hèn với giặc, ác với dân không? có
thật sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ ngư dân ta hay không ? việc đàn áp
người yêu nước chống xâm lược có đúng không? thái độ của bộ chính trị có rõ
ràng minh bạch không, đi với nhân dân hay nhu nhược nhân nhượng với quân thù
xâm lược.
-việc sử dụng một viên tướng bị tố cáo là hư hỏng, lộng hành trên cương vị đứng
đầu Tổng cục II , bị tố cáo là gần với Cục tình báo Hoa Nam – Trung Quốc, nay
lại là thứ trưởng Quốc Phòng nhiều quyền lực đối ngoại, có phải là khôn ngoan
sáng suốt không? Việc kỷ luật nặng nề tước quân tịch đại tá cựu chiến binh Vũ
Minh Ngọc có phải là hành động trả thù sai trái, khi ông Ngọc được hàng 20 viên
tướng QĐND ủng hộ khi ông dám lên tiếng tố cáo những hành động đen tối của Tổng
cục II dưới uy quyền của Nguyễn Chí Vịnh, được 2 ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh cũng
như ông Nông Đức Mạnh sau này hết lòng bảo vệ.
-Bản báo cáo tuyệt mật của Ủy ban kiểm tra trung ương liên ngành về Tổng Cục II
từ hồi Đại hội X có đưa ra trình bày tại hội nghị trung ương 6 sắp tới, như rất
nhiều đảng viên kỳ cựu yêu cầu, hay không? Nếu không thì còn gì là lời hứa giải
quyết cả các vấn đề còn lưu lại của các khóa trước?
-Vụ in tiền polymer ở Úc đang có những yếu tố mới, chỉ rõ viên đại tá Công an
thân tín của ông Nguyễn Tấn Dũng là Lương Ngọc Anh đã nhận 20 triệu đôla hối
lộ, còn có quan hệ tình ái với bà Elizabeth Masamune, đại diện thương mại ở Sứ
quán Úc ở Hà Nội, liên quan đến cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy, người
hiện được ông Dũng giao cho trách nhiệm Tổng thanh tra Tài chính quốc gia. Vậy
ông Nguyễn Tấn Dũng đã có trách nhiệm ra sao trong vụ án to lớn này? Cuộc họp
Trung ương 6 sắp tới có được biết hay chăng? Nếu không thì còn gì là tự phê
bình chân thật, minh bạch, không che dấu?
Trên đây là vài vết ghẻ lở tiêu biểu, chứ không còn là cáu ghét trên cơ thể bộ
chính trị hiện nay. Còn rất nhiều vết ghẻ lở khác, về tham nhũng, tài sản bất
minh, về gia đình trị, về phe nhóm ăn cánh, hay như trường hợp phó thủ tướng
người Tàu chính cống Hoàng Trung Hải, lại sửa khai sinh làm người Việt…Bộ chính
trị có dám trả lời cho dân hay không? Hay vẫn là vấn đề thâm cung bí sử, kiêng
kỵ, cơ mật riêng của đảng?
Nếu chỉ rủ nhau nhúng nước qua loa như những anh chàng chuyên ở bẩn, sợ nước,
rồi lu loa là đã kỳ cọ kỹ càng, ai nấy đã trong sạch thơm tho, thì chỉ là một
màn kịch nhạt nhẽo, làm cho toàn xã hội vừa cười mỉm vừa lắc đầu bịt mũi mà
thôi.
* Blog
của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải
với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của
Chính phủ Hoa Kỳ.
Vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên đã gây ra cú sốc
lớn trên thị trường tài chính Việt Nam
Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những tuyên bố đầu
tiên về vụ bắt giữ ‘ông trùm ngân hàng’ Nguyễn Đức Kiên giữa bối
cảnh các thị trường tài chính và chứng khoán xuất hiện dấu hiệu hỗn
loạn.
Trước đó, vào đêm thứ Hai ngày 20/8, ông Kiên, vốn từng là phó chủ
tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB), đã
bị tống đạt lệnh bắt tại nhà riêng ở Hà Nội.
Vào sáng ngày thứ Ba ngày 21/8, thị trường tài chính Việt Nam một
lần nữa xôn xao trước thông tin đăng tải trên một số trang mạng rằng
Tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải cũng bị bắt giữ.
Tuy nhiên thông tin này sau đó đã bị gỡ bỏ và báo chí trong nước đưa
tin rằng ông Hải chỉ bị thẩm tra và ‘đang hợp tác tích cực với cơ
quan điều tra’.
‘Không dính đến ACB’
Trong thông cáo được Thông tấn xã Việt Nam
dẫn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo họ bắt giữ ông
Kiên để tạm giam thực hiện điều tra về tội ‘kinh doanh trái phép’ theo
điều 159 Bộ Luật hình sự.
Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết họ cũng ra quyết định khởi tố đối
với ông Kiên.
Theo thông cáo này thì công an tiến hành điều tra ông Kiên vì có ‘đơn
thư khiếu nại tố cáo vi phạm pháp luật’ đối với ông này.
Theo đó, ông Kiên bị tố cáo có vi phạm trong phạm vi ba công ty do ông
làm chủ tịch Hội đồng quản trị là Công ty cổ phần đầu tư thương mại
B&B, Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu
tư tài chính Á Châu Hà Nội.
Do đó, Bộ Công an khẳng định rằng việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên
không có liên quan gì đến hoạt động của ông này tại Ngân hàng Á châu.
“Ông Nguyễn Đức Kiên không tham gia quản lý, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ
phần Á Châu ACB,” thông cáo của Bộ Công an cho biết.
Thông cáo cũng cho biết quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông
Kiên là hoạt động bình thường của cơ quan điều tra Bộ Công an.
Đáng chú ý ngoài việc dẫn thông cáo trấn an trên của Bộ Công an vào
trưa ngày 21/8, trước đó hãng thông tấn chính thức trực thuộc chính
phủ Việt Nam này không hề đưa tin về vụ việc bắt giữ ông Kiên vốn đang
làm chấn động nền kinh tế trong nước.
Cùng lúc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng phát đi thông cáo với nội
dung gần tương tự với Bộ Công an với nội dung chủ yếu là ông Kiên
‘không tham gia quản lý điều hành’ tại ACB.
Vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên diễn ra ngay trước khi Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Nguyễn Văn Bình có phiên điều trần trước Quốc hội về nợ
xấu và tái cơ cầu hệ thống ngân hàng Việt Nam hôm thứ Ba ngày 21/8.
“Bước đầu điều tra sai phạm chỉ liên quan đến ba công ty do ông Nguyễn
Đức Kiên làm chủ tịch Hội đồng quản trị,” Ngân hàng Nhà nước nêu rõ
trên trang mạng của mình.
Ngân hàng Nhà nước cũng trấn an khách hàng gửi tiền ACB ‘hoàn toàn
yên tâm’ và trong trường hợp cần thiết họ sẽ ‘sẵn sàng hỗ trợ thanh
khoản’ cho ACB.
Ngân hàng ACB là ngân hàng đứng đầu khu vực ngoài quốc doanh của Việt
Nam vốn số vốn điều lệ gần 9.400 tỷ động, theo trang mạng của ngân
hàng này.
Thống đốc lên tiếng
Tại nghị trường, các vị đại biểu Quốc hội
đã tung những phát pháo đầu tiên về vụ bắt giữ ông Kiên đến Thống
đốc Nguyễn Văn Bình trong phiền điều trần sáng nay.
Đại biểu Đỗ Văn Đương của thành phố Hồ Chí Minh được VnExpress dẫn
lời chất vấn ông Bình có nắm được các sai phạm của ông Kiên hay không
và sẽ xử lý như thế nào.
Tuy nhiên, người chủ trì phiên điều trần là phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu ông Bình miễn trả lời về các sai phạm
của ông Kiên vì Viện kiểm sát sẽ trả lời bằng văn bản, theo tường
thuật của báo mạng VnExpress.
Thay vào đó, bà Ngân yêu cầu ông Bình giải trình ‘các vấn đề liên
quan’.
Nội dung trả lời của ông Bình vẫn là trấn an thị trường về ACB và
lặp lại thông cáo của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Bình cũng thừa nhận rằng Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB mà ông
Kiên từng là phó chủ tịch không phù hợp với quy định của pháp luật.
"Thống đốc đã nói Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan đến ngân hàng
ACB, vì vậy người gửi tiền tại ACB yên tâm,” VnExpress dẫn lời bà Ngân tại
Quốc hội.
Thị trường chứng khoáng Việt Nam đã có một
phiên giao dịch náo loạn hôm 21/8
Trong lúc này, đại diện ngân hàng ACB cũng đã
phát biểu trên báo chí trong nước để trấn an dư luận về hoạt động
của ACB sau vụ bắt giữ ông Kiên.
Ông Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc ngân hàng ACB nói với báo Tuổi
Trẻ rằng vụ bắt giữ ông Kiên là ‘việc cá nhân’ của ông này.
Ông Toại cũng cho biết ông Kiên không còn là cổ đông lớn của ACB và
bản thân Hội đồng sáng lập của ngân hàng này mà ông Kiên là thành
viên đã bị Ngân hàng Nhà nước ra quyết định yêu cầu hủy.
Ông Huỳnh Quang Tuấn, phó tổng giám đốc ACB cũng nói với Tuổi Trẻ
là cổ phần của ông Kiên ở ngân hàng này ‘chỉ dưới 5%’.
Mất 1,8 tỷ đôla
Bất chấp những tuyên bố trấn an của chính
quyền, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm 21/8 đã phản ứng hết sức
mạnh mẽ trước việc ông Kiên bị bắt.
Cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều giảm gần
hết biên độ sau khi chứng kiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trong cơn
hoảng loạn.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số VN-Index của sàn thành phố Hồ Chí
Minh lao dốc đến 4,67% trong khi chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội mất
5,24% số điểm.
Với mức giảm này, theo tính toán của các chuyên gia chứng khoán, thì
thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất tổng cộng 35.600 tỷ đồng,
tương đương gần 1,8 tỷ đôla Mỹ, gộp cả hai sàn.
Cũng theo tính toán của chuyên gia chứng khoán, vốn hóa trên toàn bộ
thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vào khoảng 36 tỷ Mỹ kim.
Không chỉ những mã cổ phiếu các ngân hàng mà ông Kiên nắm cổ phần
như ACB và EIB bị bán tháo mà đà tháo chạy cũng lan ra trên khắp thị
trường. Tổng cộng có 380 mã chứng khoán ‘đỏ sàn’ trên cả hai thị
trường giao dịch ở Việt Nam, trong đó có hầu hết các mã chứng khoán
chủ lực của thị trường.
Mã cổ phiếu ACB trên sàn Hà Nội chạm đáy trong phiên giao dịch hôm nay
xuống còn 24.100 đồng. Tính chung toàn bộ số cổ phiếu ACB mất hơn
1.680 tỷ đồng giá trị.
Các mã chứng khoán của các ngành ngân hàng, khai khoáng, bất động
sản và xây dựng bị tác động mạnh nhất.
Điểm Tin Thứ Tư 22.08.2012
Đại bác chỉnh đốn? (Cu Làng Cát) - Nếu đồn đoán đó là đúng
thì chắc chắn tới đây sẽ còn nhiều người theo gót bầu Kiên vào quyết định khởi
tố, triệu tập. Người ta hy vọng đây thực sự là quả đại bác chỉnh đốn rõ ràng,
rành rẽ.
Tránh
tự mắc bẫy (TN) - ”Biển Đông có vẻ tạm yên lắng nhưng chắc chắn Trung Quốc
sẽ không để thời gian này kéo dài.”
Món nợ ân tình cần phải trả (Lao động) - Có thể nói một câu
không sợ hồ đồ rằng: Những thiệt thòi quá lớn và rất khó hình dung của nhiều
thế hệ hy sinh vì thủy điện Thác Bà đã lên đến đỉnh điểm. Mấy chục năm qua,
người dân, lãnh đạo xã kiến nghị trong bất cứ diễn đàn nào, từ cấp thôn bản đến
Chính phủ
Nguyễn
Thiện Nhân: RA
MẮT TÁC PHẨM: GIẢI THOÁT DÂN TỘC VIỆT (GP Dân Chủ) - “Tất cả những gì tôi
muốn cho đất nước tôi là xây dựng một môi trường mà cái tốt có điều kiện phát
huy và cái xấu phải chùn bước. Trong môi trường đó tham nhũng bị đẩy lùi; tội ác
bị kìm chân; giáo dục phải trung thực; nhân quyền được tôn trọng; nhân tài được
đãi ngộ…
Sàm
sử (Nghĩa Nhân) - “Các vị phê phán Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc cõng rắn
cắn gà nhà. Vậy các vị cõng mãng xà thả vào trại gà qua công hàm năm 1958 công
nhận Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc quyền quản lý của quí vị cho TQ để đổi lại
một điều kiện nuôi dưỡng cuộc chiến huynh đệ tương tàn của quí vị thì sao?
TƯỞNG THUẬT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TNMT VÀ BÀ CON VĂN GIANG
(Tễu) - Sáng ngày 21/08/2012 đã diễn ra cuộc đối thoại giữa đại diện những
người nông dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark – Văn Giang – Hưng
Yên với Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) tại trụ sở của Bộ TN-MT số 83
Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
SAU
TIỀN LÀ TỆ? (Thùy Linh) - Hãy chờ xem con đường mà các đại gia, bố già,
nhóm lợi ích tạo dựng lâu nay là thế nào? Không hẳn là niềm vui ở việc bắt bớ,
giam cầm những con người này, mà là nỗi phấp phỏng vì nhiều cái giá án dựng lên
chỉ để…treo?
Sáp nhập để… độc quyền (ĐĐK) - Đề án tái cấu trúc của VNPT
vừa “xuất xưởng” thì ngay lập tức dư luận xã hội cũng như các chuyên gia quản
lý lên tiếng phản đối.
Nguyễn sĩ Dũng: Bài toán trách nhiệm (TS) - Trách nhiệm
phải gắn với quyền hạn. Không thể đòi hỏi một quan chức phải chịu trách nhiệm
về những việc mà người đó không có quyền quyết định.
Vụ
Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng ? (RFI) - Lãnh vực tài
chính Việt Nam hôm nay 21/08/2012 đã rúng động sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một
trong những nhà tài phiệt mạnh mẽ nhất trong ngành ngân hàng, đã bị bắt vì kinh
doanh trái phép. Ngân hàng Trung ương đã phải công khai can thiệp để tránh tình
trạng hoảng loạn. Theo các chuyên gia, thì vụ này có thể liên quan đến đấu đá
trong nội bộ Đảng.
Vụ
án Cốc Khai Lai : Tham nhũng và mưu đồ chính trị (RFI) - Thời sự châu Á hầu
như là chủ đề chính trên các trang quốc tế các báo Pháp số ra hôm nay.Trong đó,
tâm điểm là vụ tư pháp Trung Quốc tuyên án tử hình treo bà Cốc Khai Lai, vợ ông
Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh về tội mưu sát tham vấn người Anh, ông
Neil Heywood.
Ngân
hàng ACB: Không bị ảnh hưởng vì vụ Nguyễn Đức Kiên (RFI) - Sự kiện ông
Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật nổi tiếng là nắm cổ phần tại nhiều ngân hàng bị
bắt, đồng thời ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
châu (ACB), một ngân hàng cổ phần lớn của Việt Nam, được công an mời đến làm
việc, đã gây xôn xao dư luận rất lớn.
Tòa
án Hiến pháp Rumani duy trì Tổng thống đương nhiệm (RFI) - Tòa án Hiến pháp
Rumani đã ra phán quyết hôm nay 21/08/2012 về cuộc trưng cầu dân ý nhằm truất
phế tổng thống Traian Basescu . Tòa án xác định cuộc trưng cầu không hợp lệ vì
tỷ lệ người đi bầu không đạt mức quy định 50%. Với quyêt định này ông Basescu
có thể tiếp tục giữ chức tổng thống một cách chính đáng, nhưng cuộc đọ sức của
ông với Thủ tướng thuộc phe trung tả vẫn còn ác liệt.
Hoa
Kỳ hoan nghênh Miến Điện tuyên bố bỏ kiểm duyệt báo chí (RFI) - Hôm qua
20/08/2012, ngay sau khi chính quyền Miến Điện chính thức thông báo về việc
chấm dứt chế độ kiểm duyệt đối với báo chí, Hoa Kỳ đã lên tiếng ủng hộ tuyên bố
này. Đại diện nhiều tổ chức truyền thông kêu gọi Miến Điện thực thi triệt để
chủ trương từ bỏ chế độ kiểm duyệt đối với truyền thông.
Báo
chí quốc tế tố cáo Trung Quốc hù dọa phóng viên nước ngoài (RFI) - Ba liên
hội cơ quan truyền thông quốc tế hôm nay 21/08/2012 đồng lên tiếng tố cáo « các
sự cố gần đây » mà nạn nhân là « nhiều phóng viên đi làm phóng sự tại Trung
Quốc bị công an sách nhiễu và bạo hành ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương
Du bác bỏ kết quả điều tra này và cho rằng tự do thông tin đã gia tăng tại
Trung Quôc.
Luật
sư Lê Quốc Quân xác định bị công an hành hung (RFI) - Luật sư Lê Quốc Quân,
thành viên tranh đấu bảo vệ quyền công dân tại Việt Nam và chủ quyền biển đảo
chống Trung Quốc xâm lăng đã bị công an thường phục tấn công bằng thanh sắt vào
lúc 10 giờ 30 tối Chủ nhật 19/8 tại Hà Nội. Thông tin này đã được chính nạn
nhân xác nhận với AFP trong bản tin hôm nay 21/08/2012.
Biểu
tình chống Nhật : Trung Quốc vừa muốn vừa lo (RFI) - Xung khắc Nhật -Trung
tại đảo Senkaku/Điếu Ngư đã thúc đẩy dân Hoa lục xuống đường bài Nhật. Công an
Trung Quốc để yên cho người biểu tình tự do mang biểu ngữ xuống đường, tấn công
hàng quán và đốt xe Nhật. Hôm nay, tình hình đã ngưng hẳn. Giới phân tích cho
rằng nếu biểu tình lan rộng, chính quyền sẽ trấn áp vì sợ.
"Bầu"
Kiên bị bắt vì tội "kinh doanh trái phép" (RFI) - Hôm nay,
21/08/2012, báo chí trong nước và truyền thông nước ngoài đồng loạt đưa tin ông
Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là "bầu" Kiên, một nhân vật nổi danh trong
giới tài chính - ngân hàng và thể thao Việt Nam, đã bất ngờ bị bắt vào chiều
hôm qua 20/8, để điều tra vì các tội danh kinh tế. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức
Kiên xảy ra cùng lúc với việc chứng khoán sụt giá và vàng đột ngột tăng giá.
Căng
thẳng ngoại giao Nhật-Hàn gia tăng (VOA) - Nhật Bản gửi văn kiện ngoại giao
cho Nam Triều Tiên đề nghị nên đưa vụ tranh chấp lãnh thổ liên quan đến một
nhóm đảo nhỏ ra trước cơ quan tư pháp chính của LHQ
Người
Nga nghĩ gì về vụ Pussy Riot? (VOA) - Tỷ phú Nga Alexander Lebedev tin
rằng, giống như vụ xử nhân vật bất đồng chính kiến Alexei Navalny, vụ xử ban
Pussy Riot là do điện Kremli dàn dựng
Cuộc
tắm rửa rất đáng ngờ (VOA) - Bộ chính trị và ban bí thư trung ương sau khi
thực hiện một cuộc phê bình và tự phê bình thẳng thắn...
Quê
hương xa mà gần (VOA) - Nhiều lần bạn hỏi tôi: 'Tại sao không về thăm quê
cha đất tổ và nơi chôn nhau cắt rốn một lần?'
Bà
Cốc Khai Lai bị tuyên án tử hình treo (VOA) - Tòa án Nhân dân thành phố Hợp
Phì hôm nay tuyên án tử hình bà Cốc Khai Lai về tộI ám sát doanh gia người Anh
Neil Heywood, và hoãn thi hành án trong 2 năm
ACB:
'Tình hình trong tầm kiểm soát' (BBC) - Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á
Châu nói đang thuyết phục khách hàng và đối tác về sự an toàn của ngân hàng sau
vụ Bầu Kiên bị bắt.
Lợi
nhuận của CNOOC giảm mạnh (BBC) - Tập đoàn dầu khí hải dương Trung
Quốc CNOOC cho hay lợi nhuận giảm 19% trong nửa đầu năm nay sau khi phải
đóng cửa mỏ dầu lớn nhất.
Dân
Văn Giang đối thoại với Bộ TN-MT (BBC) - Sáng 21/8, hàng nghìn dân Văn
Giang đã có buổi đối thoại với đại diện Bộ Tài nguyên môi trường về dự án
lấy đất phát triển Ecopark.
Đạo
diễn Tony Scott qua đời tại LA (BBC) - Đạo diễn điện ảnh Hollywood, nổi
danh với các phim như Top Gun và Days of Thunder, qua đời sau khi nhảy từ một
cây cầu tại Los Angeles xuống.
'Bầu
Kiên' bị bắt (BBC) - Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là
'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, vừa bị bắt hôm
20/8.
Nơi
sống lý tưởng (BBC) - Kết quả khảo sát Global Liveability Survey. Bản khảo
sát này liệt kê các thành phố tốt nhất và tệ nhất trên toàn thế giới.
Phỏng vấn bầu Kiên trước giờ bị bắt (LĐ) - Lúc hơn 18 giờ
chiều qua (20.8), phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại
với ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch VPF về vấn đề tiêu cực của V-League.
Khoảng 19 giờ 30 cùng ngày, ông Kiên bị công an bắt tạm giam, khám xét nơi ở.
Bầu Kiên – ‘ông trùm’ các ngân hàng Việt Nam (VNN) - Cho ra
đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu
tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng
đá Việt Nam trong năm qua.
Thơ đồng bóng – Trường hợp Hoàng Quang Thuận (Chu Mộng
Long) - Nếu đúng thế thì vạn lần bái phục, bái phục kẻ vô hình nào đó dàn dựng
và giật dây cả đám trí thức văn nghệ sĩ làm con rối cho cái trò chơi đồng bóng
cổ lỗ này!
No comments:
Post a Comment