Sunday, 26 August 2012

TĂNG TRƯỞNG QUÁ NHANH "GÂY TAI NẠN" (Chandran Nair)




Chandran Nair
Người sáng lập Global Institute For Tomorrow
Cập nhật: 15:39 GMT - thứ năm, 22 tháng 9, 2011

Hình thái cực đoan của chủ nghĩa tư bản đã lan rộng khắp thế giới, nhất là trong khoảng 30-40 năm gần đây, hiện đang gặp phải nhiều rắc rối và bị chúng ta chối bỏ.

Điều quan trọng là hiểu được hai nguyên tắc chính của chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất việc coi con người hành xử có lý và rằng thị trường phản ứng có lý là sai; và nguyên tắc thứ hai coi thị trường định đoạt giá cả cũng sai nốt.
Điều quan trọng là hiểu được gốc rễ của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Có thể tranh luận rằng chiếm hữu nô lệ là nỗ lực đầu tiên cho việc sở hữu tài nguyên một cách rẻ mạt, vì thế khi chiếm hữu nô lệ kết thúc, chúng ta có chế độ thuộc địa, và một lần nữa, đây là nỗ lực điển hình của chủ nghĩa tư bản để sử dụng tài nguyên thật rẻ, và khi chế độ thuộc địa đổ đổ vỡ, điều này cũng trở nên khó đạt được thì chúng ta lại có cái cớ toàn cầu hóa tăng trưởng kinh tế và rồi toàn cầu hóa tài chính.

Khi tôi nói về vấn đề này ở châu Âu, họ nói rằng đã ba thập niên có tình trạng vay quá nhiều để rồi không trả nổi, nhưng tôi nói lại rằng, họ nên nhân thêm khoảng mười lần nữa và xem xét nó trong khoảng thời gian là 300 năm của thực trạng phát triển quá đà.

Điều mà chúng ta cần thừa nhận lúc này là thế giới đang ở một ngưỡng rất khác so với 100 năm trước, khi chúng ta chỉ có một tỉ người. Với dân số hiện nay đang tiến tới con số bảy tỉ, rất nhiều thứ cần phải thay đổi.

Hai vấn đề cơ bản nhất mà thế giới phải nhận biết, mà chủ nghĩa tư bản phương tây vốn vẫn lờ đi, là hàng hóa và dịch vụ mà các công ty và các nền kinh tế vẫn sản sinh, đều dựa trên tài nguyên rẻ mạt và những chi phí không hiện hữu.

Trò chơi này đến hồi kết rồi, chúng ta cần phải tái cấu trúc cơ bản – chủ yếu là để xem người dân sẽ sống như thế nào, và cần có những bước tiến vượt lên trên quan niệm đơn thuần về tăng trưởng để tham gia vào các cuộc tranh luận sâu xa hơn về bước tiến của nhân loại – mà cái đích thì rất khác so với việc hứa hẹn rằng tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại những đồ chơi công nghệ mới nhất và xe hơi cho tất cả mọi người.

Đó là điều không thể và đây chính là nơi cỗ xe chủ nghĩa tư bản đụng phải bức tường.

Và vào lúc này người ta cần phải có cách đối thoại khác.




No comments:

Post a Comment

View My Stats