18-8-2012
Cho đến nay, cuộc hành trình về quê
hương của dân Do Thái có lẽ là chuyến hành trình dài nhất trong lịch sử của
loài người. Gọi là dài nhất bởi vì, một đứa bé vừa chào đời, được mẹ quấn trong
tấm khăn lúc rời Ai Cập, đến khi vào được miền đất hứa ở Canaan thì đã tròn 40
tuổi. Nhìn lại mà phát khiếp. Lúc đi ai cũng tưởng chỉ năm ba bữa nửa tháng là
cùng, không ngờ những 40 năm! Nếu biết trước chuyến đi dài thế, chắc là có
nhiều người chẳng muốn đi nhỉ?
1. Với người Do Thái
Chẳng nói ra thì ai cũng biết đó là
cuộc hành trình có qúa nhiều tang thương, nước mắt. Ra đi là tay trắng, mất
nhà, mất của, mất nghiệp. Trên đường đi thì mất người thân, cha mẹ anh em. Đã
thế, đời sống vật chất thì trăm bề thiếu thốn. Ấy là chưa kể đến những cuộc
chiến vật lộn với cơm ăn, áo mặc hay với nhiều sắc dân trên đường đi. Mà mỗi
cuộc chiến là hao xương, tốn máu. Trong cảnh khốn khổ ấy, có bao nhiêu tóan
người đã quay về xin làm nô lệ cho người Ai Cập? Có những tên tuổi nào luôn
theo phá rối để làm nản lòng dân? Hoặc giả, có bao nhiêu kẻ làm ăng ten cho Ai
cập? Sách không viết lại, nhưng chắc chắn không thể là con số không? Đau thương
nhi? Chuyện của một ngày về, tiếng là về quê hương, nhưng thực ra là lao thân
vào cuộc lưu đày trên sa mạc để trốn chạy kẻ bạo tàn.
2. Phần dân ta thế nào?
Chuyện kể rằng, vào hậu bán thế kỷ
20, nói toạc ra rằng, vào năm 1975, sau ngày gọi là tàn chinh chiến. Lớp sóng
đỏ như bầy qủy dữ, từ diêm phủ tràn xuống phương nam. Từ đầu đường, xó chợ cho
đến các dinh thự, từ thôn quê cho đến thị thành, hay ở bất cứ nơi đâu có ngọn
cờ đỏ phe phẩy bên tấm hình có nắm lông mồm là ở nơi ấy truyền đi bài ca chiến
thắng trên những xác người.
Mặt tinh thần còn tang thương hơn.
Chúng xô đổ mọi lề luật và phẩm giá con người. Những Tự Do, Công Bằng, Nhân
Phẩm, Nhân Quyền, Hạnh Phúc của con người, những giá trị luân lý đạo đức của xã
hội, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín là trật tự của nền Văn Hóa dân tộc, đều bị lớp sóng
đỏ vùi dập xuống tận chốn bùn đen. Những niềm tin lành thánh, những bao dung,
nhân ái, đạo hạnh của tôn giáo thì bị chúng bôi nhọ, phỉ báng. Chỉ còn trơ lại
trên mặt hồ dơ dáy những con lăng quăng nhảy múa tìm sống. Tất cả đã làm cho cả
nước rơi vào vòng nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc trong tiếng reo hò,
hoan lạc của bầy đoàn cờ đỏ không nhân tính:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút
nghỉ...
thờ mao chủ tịch, thờ sit ta lin
bất diệt” (Tố Hữu)
Phận người dân Nam, trong bối cảnh
ấy, dĩ nhiên, là gặp đen đủi. Sự nghiệp Quốc Gia thời tan nát, của từng gia
đình là trắng tay. Của thanh thiếu niên là học hành dang dở. Rồi vợ chồng, cha
mẹ, anh em, con cháu, dâu rể, người thân cho đến bạn bè là hát câu ly biệt. Kẻ
vào tù, người ngồi khám, bước vào đáy đường tuyệt vọng. Miếng ăn là bo bo,
khoai mì, nói chi đến chuyện độc lập, hạnh phúc. Toàn cảnh người dân Nam đều
mang thân phận cá nằm trên thớt hay vướng lưới, mắc câu. Tất cả chỉ còn lại
những đôi mắt trắng. Bộ vây, cái đuôi thì thỉnh thoảng đập phạch phạch... trên
cái thớt hay vũng nước đỏ!
Chẳng mấy hôm sau, khi nền luân lý
của xã hội và tôn giáo bị xô đổ. Cộng sản bắt dân đi dưới hàng biểu ngữ, “sống
theo gương Hồ đục nước”, xã hội của nước Văn Lang xưa đẹp thế, nay tràn ngập
những tội đại ác. Vợ giết chồng, con đấu tố giết cha mẹ, người tình giết người
tình, làng xóm thân thuộc chém lẫn nhau. Ra đường, vào lớp, tặng cho nhau mũi
dao chỉ vì một cái nhìn. Những con cháu của bà Trưng, bà Triệu thì được nhà
nước cấp giấy đưa đi phục vụ tình dục trên khắp năm châu. Đã thế, còn bị lột
trần truồng ra để chào mời khách làng chơi quốc tế bằng một khẩu hiệu do cháu
Triết, một trong những cháu ngoan và là đầy tớ lớn của nhân dân đề ra: “vào
đi các ông ở Việt Nam có nhiều gái!”.
Có đủ tủi nhục chưa? Chắc là đã quá
thừa rồi, nên có hàng triệu triệu người, xem ra đã chán sống trên mảng đất cuả
quê hương bị cắm cờ đỏ, nên liều ngửa mặt lên mà kêu giời. Giời phần ở xa quá,
lại tưởng rằng cái giống dân này nó kêu mình cứu nó, nên không nghe thấy. Nào
ngờ, họ gào cho trời xập xuống để chết chung với lũ giặc cho bớt nhục! Nghe đến
tội nghiệp.
Cũng trong cảnh bị thất điên, bất
đảo vì lũ giặc, người dân Việt kêu Trời. Trời không nghe, đành liều mạng phóng
mình vào dòng biển xanh. Khi mở mắt ra, họ bắt gặp câu chuyện tưởng rằng trong
chốn thiên cung:
- Thế nào, anh chị, ông bà, thấy
khoẻ chưa?
- Hả, cái gì?
- Nhà anh chị, ông bà, ở đâu, sao lại đến đây một mình hay đi với ai đây?
- Khổ lắm các ông ơi. Chồng tôi chúng bắt, cha tôi chúng giết. Nhà tôi chúng cướp... May mà tôi còn giữ lại được cái quần rách này, nên vội ôm lấy đứa con mà bơi ra biển lớn đấy!
- Oh God, brave hearts! Còn ông thế nào nhỉ?
- Tôi đã dẫn cả vợ con, bỏ chạy và trốn chúng từ 20 mươi năm trước rồi. Quê xưa thì không về được. Một hôm ngủ dậy lại thấy nó để đôi dép râu ở trước cửa là thần hồn nát thần tính. Chẳng kịp gọi vợ, chờ con, kêu cháu, liều mạng mà xuống tàu ông ạ.
- Ơ, em nhỏ, sao thế này hả em? Cha mẹ em đâu, đừng khóc nữa em?
- Cháu chả biết, khéo mà chết dọc đường rồi!
- Còn anh, có phải là người lính không?
- Phải... phải... Sỹ khả tử, bất khả nhục!
- Ôi dũng cảm, cực kỳ dũng cảm!
Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện
buồn của người anh hùng, những người ở bên kia bờ đại dương theo nhau tặng cho
những thuyền nhân tấm khăn sạch. Dặn là lau cho khô đi những dòng lệ và đau
khổ. Dặn là hãy vui lên, hãy nhìn đến tương lai mà sống. Dặn là hãy giữ lòng
sắt son, “đừng nghe những gì Việt cộng nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm”
nhá. Dặn rằng, hãy nuôi nấng lấy ý chí cho một ngày về. Nghe thế là dân tôi
nhẩy cẫng lên mà mừng rỡ. Mừng vì ta còn sống với chí nhớn thì xá gì cái hồ
nước đục kia. Có ngày ta rửa cho sạch sẽ!
Trong khi đó, sách sử của dân Do
Thái ghi là trên đường về quê thì gặp toàn những tai ương. Hết sắc dân này đuổi
đánh đến sắc dân khác ra ngáng đường đòi tiền mãi lộ. Vậy mà họ đi qua được.
Phần dân Nam ta lại khác. Sau khi vượt biển lớn thì như là đã vào “nước thiên
đàng” vậy. Mà là thiên đàng thật! Lúc đầu là cơm bưng nước rót, rồi sau đó từng
nhà, từng người được bảo lãnh đi khắp cả mọi nơi để lập nghiệp. Kế đến, trẻ thơ
vào trường học tiếng nước người, học làm người nhân bản. Thanh niên, thiếu nữ
khỏe mạnh, có sức, có khả năng thì đi làm, học nghề, học nghiệp. Ông bà già lớn
tuổi, không thể lao động thì người ta cấp nhà, cấp tiền cho cuộc sinh sống. Mưa
không đến mặt, nắng không đến đầu. Không giàu có như đại gia, nhưng tiền bạc
lúc nào cũng ấm túi. Được trợ giúp thế, có lẽ nào không có ngày về trong vinh
quang!
Mấy hôm sau, khi tiền bạc đã bắt
đầu rủng rỉnh, “tối sam banh, sáng sữa bò”, cuộc sống hết khô khan, người Việt
vẫn buồn. Mãi đến khi nhận được tin báo: Thưa ông, thưa bà, thưa em... những
người thân như vợ, chồng, con, cha mẹ, anh em của quý ngài bỏ lại sau lưng khi
lao vào dòng biển xanh, đã được chính phủ lo liệu, hoàn tất thủ tục rời Việt
Nam. Họ sẽ đến đoàn tụ vơi qúy vị vào ngày tháng... xin chúc mừng! Thế là ta
reo vui. Ôi sung sướng, đại sung sướng! Sung sướng quên cả cám ơn!
Tôi không biết những người rời Ai
Cập xưa kia có ai gởi tiền, gởi quà về cho những người không kịp ra đi không
nhỉ? Những người ra đi trong khốn khổ kia có lo sợ người thân còn ở lại sẽ bị
hành hạ và bị chết đói hay không? Sách không ghi khoản này, nhưng tôi đoán mò
là làm gì có đô la Mỹ, Úc, Canada hay Euro... mà gởi về cơ chứ! Chuyện người
dân Nam xa xứ thì hoàn toàn khác. Khác đến độ đau thương. Có anh cựu quân nhân
than rằng: chẳng có cái khổ nào hơn cái khổ hôm nay. Suốt tuần lo đi cày, cuối
tuần thì lo đi kiếm chỗ gởi tiền về cho vợ nuôi con! Người khác chêm vào,
chuyện ấy làm gì có đau thương như chuyện sáng đi biểu tình chống Việt cộng,
chiều về lại đi gởi tiền về Việt Nam. Gởi mười đồng tiền thật, chúng nuốt trọn
mười rồi in ra mớ giấy lộn để trả cho người nhà của mình. Vậy mà vẫn phải gởi!
Sau lời anh nói là những tiếng nghiến răng nghe ken két. Lũ cộng thật khó mà có
chỗ dung thân! Chờ xem!
3. Đi trong nước mắt, có về trong
hân hoan?
Vượt lên trên tất cả mọi lao nhọc
khốn cùng của 40 năm. Người Do Thái đã có được cái đích họ nhắm đến. Về lại quê
hương. Ở đó, họ đã có được một hơi thở êm đềm nhất, tuyệt vời nhất và được sống
và chết với mảnh đất được gọi là quê hương của mình! Họ có Moises, David,
Salomon, uy danh thiên hạ.Về điểm này, xem ra họ may mắn hơn nhiều sắc dân bị
lưu đày khác. Cách riêng, hơn hẳn dân ta!
Bởi lẽ, cái mốc 40 năm của người Do
Thái xưa, dân Nam ta đã gần bắt kịp rồi. Nhưng ngày về quê hương nghe sao diệu
vợi... Bao giờ mới đến đây? Trước kia, ông già năm tư bỏ Bắc, trốn cộng sản chạy
vào Nam, tưởng mươi hôm, vài ba năm rồi trở về làng xưa. Kết qủa, trăm người đi
thì có đến 97 người chết tại miền Nam. Trong đó, có một số may mắn, trút hơi
thở trong ngày còn Tự Do. Một số khác tràn nước mắt, uất hận vì khi lìa đời lại
phải nhìn thấy cái đôi dép râu, cái mũ cối phủ kín cuộc đời của chúng úp chụp
ngay trước cửa nhà.
Vài ba người khác nhanh chân, phóng
mình qua biển lớn. Chuyến đi vô định, vẫn mơ có ngày về. Kết quả, nhiều phần là
gởi nắm xương tàn nơi xứ lạ, hoặc nằm trong “bình Tiểu”. Như thế, có đi mà
không có về? Buồn không? Buồn mà người ta vẫn muốn đi qua biển lớn mới là
chuyện bất thường. Bất thường hơn nữa là, người phải trốn chạy kẻ bạo tàn, lại
trở thành người lao nhọc, vất vả nơi xứ lạ để nuôi sống kẻ bạo tàn trên quê
hương mình để cho chúng thêm tàn bạo! Xem ra người mình có lòng đại lượng, bao
dung biết mấy!
Chuyện kể rằng, sau khi mua xe, tậu
nhà, vợ chồng, con cái anh em đã đoàn tụ. Cuộc sống, dù phải trải qua bằng mồ
hôi, nước mắt trong hãng xưởng hay do đuợc cấp dưỡng, dân Nam ta nào có chịu
ngồi yên. Phải lo cho ngày “áo gấm về làng” chứ! Chờ mãi, sốt ruột, có người
lên hỏi trời. “Trời cưòi thằng bé nó ham chơi”! Giận Trời, họ đến hỏi “tội”
người bảo lãnh năm nao. Người bị hỏi ngơ ngác:
- Té ra các anh các chị, quý ông bà
chưa ai về Nam à?
- Về à?... về cả rồi, nhưng nào
thấy vinh hoa, chỉ thấy màu cờ máu. Chỉ thấy những tủi nhục của toàn dân và uất
hận thôi!
- Lạ nhỉ? Cả ông lính, ông bắc kỳ,
em bé mồ côi năm nào đều về rồi hay sao?
- Tất tần tật. Mười ngưòi đi thì đã
8, 9 người về!
- Không có vinh quang thật à?
- Làm gì có!
- Nếu vậy thì qúy ông bà chẳng nên
trách trời, cũng không thể trách chúng tôi không giúp.
- Sao lại không trách?
- Quý ông bà thấy đấy. Thời đệ nhất
cộng hòa, TT Diệm thiếu 150.000. đôla mà mất sự nghiệp. Và chỉ có 3 triệu bạc
VN họ lấy mạng của ông ta. Thời Đệ nhị Cộng Hòa, Việt Nam chỉ thiếu có 5, 7
trăm ngàn đô la tiền viện trợ, chính quyền sụp đổ, các ông thành dân mất nước.
Nay ông bà xem, hàng năm các ông, quý bà chuyển về, hoặc gánh về Việt Nam hàng
tỷ, tỷ đôla. Đã thế, trên các chuyến bay từ Úc, Mỹ, Âu Châu, Canada về Việt Nam
thì chật ních người Việt và đầy những hàng hóa ngoại. Các ông đem quần bò, váy
ngắn, hàng hiệu về có khác chi “áo gấm về làng”. Tuy không biển lọng vua ban,
nhưng xe hơi, tầu bay đưa đón, xem ra việc “vinh quy bái tổ” xưa không bằng!
Nói ra thì bảo là lắm lời. Chính dân tôi đây nom thấy cũng phải ghen tức, vì
chẳng có mấy người có đủ tiền bạc để mà holiday thay đi chợ như thế...
- .... Ơ hay....
- Nếu các ông, các bà không viện
trợ cho bọn gian ác ấy hàng tỷ tỷ đôla hàng năm thì chúng đã chết nhăn răng ra
từ cuối thế kỷ trước rồi, cần chi phải đến hôm nay!
- Ông nhầm rồi, chúng sống là do
cướp của và giết người dân tôi đấy.
- Thì cứ tin là do chúng cướp của
giết người, tham nhũng mà có.Vậy hàng tỷ tỷ đôla của các ông bà gởi về nó ở đâu
trong lúc người nhà ông vẫn khổ, dân Nam vẫn khốn cùng? Xem ra, các ông
thương... cộng hơn thương dân mình. Trời cũng cũng chẳng cứu được, nói chi đến
con người!
- ... không còn cách nào khác à?
- Có. Có một cách đây. Nếu trên
những chuyến bay từ Mỹ, Âu châu, Úc Châu vào Việt Nam, trên đó không có bất cứ
người Việt Nam nào “về” Việt Nam. Và cũng chẳng có một đồng bạc nào gởi qua các
lỗ đen, hay gởi qua ngân hàng chuyền về Việt Nam thì tôi dám cá cược cái... Tòa
Nhà Trằng với ông rằng. Chẳng cần tới 5 năm, chúng sẽ dẫy đành đạch trên thớt.
Khi ấy ông tha hồ mà lóc vẩy chúng ra!
- Ngoài ra...
- Thì ông bằng lòng vậy! Cứ cúi mặt
xuống mà đi!
No comments:
Post a Comment