Tuesday, 7 August 2012

OLYMPICS LONDON 2012 NGÀY 7-8-2012




NGÀY 7-8-2012

KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY 7-8-2012
(Xếp hạng theo HCV)





Xếp Hạng
Quốc Gia & Vùng Lãnh Thổ
Bạc
Đồng
1
34
21
18
73
2
30
19
21
70
3
22
13
13
48
4
12
5
6
23
5
10
18
20
48
6
8
9
11
28
7
7
6
4
17
8
6
14
7
27
9
6
0
1
7
10
5
3
6
14
11
4
12
9
25
12
4
3
1
8
13
4
2
3
9
14
4
0
1
5
15
3
3
1
7
16
3
2
3
8
17
3
1
5
9
18
3
1
0
4
19
3
0
6
9
20
2
13
14
29
21
2
5
2
9
22
2
4
2
8
23
2
1
5
8
23
2
1
5
8
25
2
1
1
4
26
2
1
0
3
27
2
0
2
4
28
1
4
1
6
29
1
3
7
11
30
1
3
3
7
31
1
3
1
5
32
1
2
2
5
33
1
1
2
4
34
1
1
1
3
35
1
1
0
2
35
1
1
0
2
37
1
0
1
2
38
1
0
0
1
38
1
0
0
1
38
1
0
0
1
41
0
3
2
5
42
0
3
1
4
43
0
2
0
2
44
0
1
3
4
45
0
1
2
3
45
0
1
2
3
45
0
1
2
3
45
0
1
2
3
49
0
1
1
2
49
0
1
1
2
49
0
1
1
2
49
0
1
1
2
49
0
1
1
2
49
0
1
1
2
55
0
1
0
1
55
0
1
0
1
55
0
1
0
1
55
0
1
0
1
55
0
1
0
1
55
0
1
0
1
61
0
0
2
2
61
0
0
2
2
61
0
0
2
2
61
0
0
2
2
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1
65
0
0
1
1


-------------------------------------------------------------------------------------------------
BBC 

Olympics London 2012  -  Ngày thứ 11  (7-8-2012)

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh nói với BBC về trải nghiệm thi đấu. Ngày thứ 11, Đội Anh có vượt được thành tích bốn năm trước?

Chu Hoàng Diệu Linh và Lê Huỳnh Châu đã bốc thăm đối thủ đấu vòng loại của mình.
Diệu Linh sẽ gặp Helena Fromm người Đức ở hạng cân -67kg, còn Huỳnh Châu gặp ngay đối thủ khá nặng ký người Đài Loan Ngụy Thần Dương hạng cân -58kg.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh nói với BBC trước khi rời London về Việt Nam, rằng vận động viên quốc tế thành công ở các cuộc thi lớn là nhờ 'lòng tin ở chính bản thân họ.'
Anh cũng bất ngờ với thành tích mình đạt được.
Trung Quốc và Mỹ vẫn đứng đầu bảng thành tích, trong khi Anh hy vọng sẽ phá kỷ lục huy chương ở Olympics Bắc Kinh.


Bảy vận động viên Cameroon đã bỏ trốn khi tới Olympics London, theo các quan chức.
Các vận động viên này, trong đó có năm võ sỹ quyền Anh, bị nghi là đã quyết định ở lại Châu Âu vì lý do kinh tế, hãng Reuters đưa tin.
Thủ môn dự bị cho đội tuyển bóng đá nữ, Drusille Ngako, là vận động viên đầu tiên đi mất, Reuters dẫn lời phái đoàn Olympic Cameroon cho hay.
Hồi tháng Sáu, một người rước đuốc từ Ethiopia, Natnael Yemane, 15 tuổi, cũng biến mất từ khách sạn ở Nottingham.
"Điều ban đầu là tin đồn cuối cùng đã thành sự thật," trưởng phái đoàn Olympic Cameroon, ông David Ojong viết trong thư gửi bộ thể thao của Cameroon.
Ông nói vận động viên Ngako biến mất khi cùng đồng đội rời Coventry để tập luyện cho trận gặp New Zealand.
Sau Ngako là vận động viên bơi Paul Ekane Edingue và năm võ sỹ đấm bốc thua cuộc ở Olympic.
Đó là Thomas Essomba, Christian Donfack Adjoufack, Abdon Mewoli, Blaise Yepmou Mendouo và Serge Ambomo.
Năm võ sỹ này mất dạng khỏi làng Olympic hôm Chủ Nhật, ông Ojong nói.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ qua điện thoại từ làng Olympics, vận động viên 17 tuổi nói lời cảm ơn giới hâm mộ và hy vọng sẽ cố gắng hết sức để đạt thành tích tốt nhất.
Nữ vận động viên Chu Hoàng Diệu Linh đến từ Hà Nội là một trong hai vận động viên Việt Nam thi đấu ở môn Taekwondo nữ hạng 67kg sẽ tranh tài tại London.
Ngày 10/8, lúc 09h00 (giờ London), Chu Hoàng Diệu Linh sẽ bước vào tranh tài ở vòng loại ở hạng cân 67kg nữ.
Giới quan sát cho rằng so với Huỳnh Châu, (sẽ gặp võ sĩ hạt giống số 2 Ngụy Thần Dương của Đài Loan), Diệu Linh sẽ “dễ thở” hơn một chút khi phải đối đầu với võ sĩ hạt giống số 6 người Đức Fromm Helena.
Tuy nhiên, nhóm đấu của Linh vẫn còn nhiều võ sĩ mạnh nhất như Hwang Kyung Seon (Hàn Quốc, hạt giống số 3), SerGerie Karine (Canada, hạt giống số 2) và Gulnafis Aitmukhambetova (Kazashstan, hạt giống số 7).
Diệu Linh cho BBC biết hiện đang tập luyện và nghỉ ngơi tại làng Olympics ở phía đông London.
Hoàng Diệu Linh: 'Em sẽ cố gắng hết sức'
"Ngoài lúc tập luyện thì em lên mạng Facebook để liên lạc với bạn bè và gia đình cũng như nghe nhạc".
Hành trình giành tấm vé đến London ở Thế vận hội Mùa hè 2012 của Chu Hoàng Diệu Linh, nữ võ sỹ Taekwondo Việt Nam, có thể được coi là nằm ngoài dự đoán.
Vận động viên 17 tuổi, tuy chỉ xếp hạt giống cuối cùng trong hạng cân này ở vòng loại Olympics khu vực châu Á, đã hạ đối thủ đến từ Nepal, Manita Sahi, vốn là hạt giống số 2 và xếp hạng 18 thế giới.
“Chính yếu tố trẻ, bất ngờ đã giúp Diệu Linh có được thành tích tuyệt vời này,” ông Hồ Anh Tuấn, huấn luyện viên trưởng đội tuyển Taekwondo quốc gia từng nói.
Trước đó, đội tuyển Taekwondo quốc gia đã đặt niềm hy vọng giành vé đến Olympics là hai vận động viên Lê Huỳnh Châu và Nguyễn Thị Đường.
Trong vòng loại châu Á, Chu Hoàng Diệu Linh đã hạ đối thủ hạt giống thứ hai của giải đến từ Nepal, Manita Sahi, vốn ở hạng 18 thế giới với tỷ số 5-3.
Tấm vé vào Olympics đến với Diệu Linh là phần thưởng khá bất ngờ đối với tuyển thủ còn trẻ và khá non nớt.
Nữ võ sỹ 17 tuổi Chu Hoàng Diệu Linh cảm ơn tình cảm và lời động viên của người hâm mộ.
Báo chí trong nước cho hay cha mẹ Linh đều là những người lao động, buôn bán nhỏ. Cha làm xe ôm và mẹ bán hàng nước cạnh công viên gần nhà nhưng họ luôn bên cạnh con gái trong bất cứ giải đấu nào.
Hôm giành chiến thắng ở vòng chung kết tranh huy chương vàng tại Bangkok, cha mẹ cô đã không giấu được cảm xúc vì ngay cả ước mơ đến Olympics họ cũng không dám nghĩ đến.
Linh đến với bộ môn võ thuật này ở tuổi 12 khi được giáo viên trường THCS Nhật Tân, Hà Nội giới thiệu đi học tại một câu lạc bộ ở quận.
Chính tại câu lạc bộ này, Linh được thầy giáo phát hiện năng khiếu và thi tuyển vào vận động viên Taekwondo Hà Nội.
Đến năm 15 tuổi, Linh chính thức mang áo đội tuyển Taekwondo quốc gia.
Nữ võ sỹ Diệu Linh đã giành được huy chương vàng quốc gia đầu tiên vào năm 2010, và huy chương đồng ở Sea Games 26 tại Indonesia.

Ngôi sao môn chạy vượt rào Lưu Tường của Trung Quốc bị ngã khi chạy 110 mét và phải rời thi đấu.
Tin từ Sân vận động Olympics tại Đông London cho hay Lưu Tường, niềm hy vọng lớn của đội Trung Quốc vừa bị ngã khi bước vào cuộc chạy đua, gây chấn động cho giới quan sát thể thao.
Vận động viên Anh Andy Turner, người cùng chạy với Lưu Tường, ngay lập tức đã gửi tin nhắn nói “thật đáng tiếc” cho vận động viên Trung Quốc.
Andy Turner đã vào được vòng bán kết sau cuộc đua chạy vượt rào 110 mét.
BBC Sports đưa tin lúc 10:55 giờ Anh hôm 7/8 rằng “Lưu Tường, người gánh trên vai sức nặng mong chờ của 1.3 tỷ người dân Trung Quốc, đã rút khỏi cuộc đua vì đau gót chân”.
Hình trên truyền hình chiếu cảnh Lưu Tường ngã lăn ra khi đạp phải rào chắn đầu tiên vài giây sau lúc xuất phát đã gây chấn động trong người xem.
Sau đó, các đài truyền hình chiếu cảnh anh bị đưa ra khỏi sân trên xe lăn.
“Tôi biết quá rõ đau gót chân là vấn đề thế nào, và đó chính là điều xảy ra với Lưu Tường trong bốn năm qua.”
Tôi thực sự chia sẻ với Lưu Tường vì anh ấy là vận động viên chạy vượt rào lớn nhất từ trước tới nay.”
Lưu Tường đã từng phải nghỉ thi đấu một thời gian vì đau gót chân.
Việc anh trở lại Olympics lần này cũng được mô tả là “chịu sức ép” ghê gớm để ghi điểm cho đội Trung Quốc.
Ngay sáng nay giờ châu Á, trang Sina của Trung Quốc đặt câu hỏi: "Liệu Lưu Tường có vượt qua nỗi đau hay không?"
Là nhân vật phá kỷ lục quốc tế và giành huy chương tại Thế vận hội Athens năm 2004, Lưu Tường nhanh chóng thành ngôi sao thể thao tại Trung Quốc và trên thế giới.
Sau Thế vận hội Bắc Kinh 2008, vị thế của anh trên thế giới lại còn lên cao hơn nhưng từ đó đến gần đây, Lưu Tường chỉ thi đấu một vài lần vì chấn thương gót chân.
   
--------------------------------------------------------------------------------------
RFI 

--------------------------------------------------------------------------------------
RFA  

Hôm nay là ngày thứ 11 của cuộc tranh tài, và sẽ có 21 chiếc huy chương vàng được trao cho cá nhân cũng như đội vận động viên thành công ở những bộ môn khác nhau, trong khi cuộc đua dẫn đầu bảng xếp hạng các nước chiếm huy chương vẫn là cuộc đua đầy hứng thú.
Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi hiện đang có mặt tại London sẽ cùng với Vũ Hoàng ở Washington D.C. gửi đến quý vị câu chuyện ngày thứ 11 của cuộc tranh tài thể thao lớn nhất và ấn tượng nhất thế giới.
Ngày "mưa huy chương"
Nguyễn Khanh: Tuần trước chúng ta có ngày mưa huy chương, với 25 chiếc huy chương vàng dành cho các cuộc thi thì hôm nay cũng là ngày mưa huy chương, với 21 chiếc được trao cho người thắng giải ở nhiều sân vận động khác nhau. Ở sân Velodrom, các cuộc thi dành cho môn xe đạp nước rút đã bước vào vòng chung kết, những con ngựa sắt thế giới sẽ tranh nhau 3 chiếc huy chương vàng gồm 1 nam, 2 nữ và 3 chiếc khác dành cho giải toàn đội.
Tại sân Hyde Park, cuộc đua Trathlon cũng sẽ bắt đầu, các vận động viên dự tranh môn thể thao khó khăn này phải bơi 1 cây số rưỡi, sau đó đạp xe trên đoạn dường dài 43 cây số và kết thúc với cuộc chạy bộ dài 10km. Ở sân Olympic Stadium, nữ vận động viên Sally Pearson của Australia cùng với 2 vận động viên khác của Hoa Kỳ là Kellie Wells và Lolo Jones tiếp tục nuôi hy vọng chiếm đỉnh cao của môn 100 mét nhảy rào. Cũng ở sân này, chúng ta sẽ thấy nhiều vận động viên gắng sức bảo vệ chiếc huy chương vàng họ đã lấy được ở Bắc Kinh 2008, chẳng hạn như anh Asbel Kiprop của Kenya, người đang giữ vị trí vô địch thế giới của môn chạy 1500 mét, hay anh Andrey Silnov của Liên Bang Nga, từng được xem là vận động viên không đối thủ của môn nhảy cao.
Tối hôm qua, thế giới đã biết được danh tánh 2 đội tuyển vào chung kết giải bóng đá nữ, đó là Nhật Bản và Hoa Kỳ, trong khi cuộc tranh tài môn bóng rổ vẫn diễn ra và không ai ngạc nhiên khi thấy đội tuyển Hoa Kỳ làm chủ sân. Chuyện lịch sử thể thao cho nước chủ nhà cũng vừa diễn ra tối ngày hôm qua, khi đội tuyển bóng rổ Anh Quốc thắng đội tuyển Trung Quốc với tỷ số 90-58. Tính từ năm 1948 đến giờ thì đây là lần đầu tiên các vận động viên bóng rổ của Anh thắng một trận tranh tài ở Olympic.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh cho bản tóm lược tin tức Olympic trong ngày. Về chuyện huy chương thì đến bây giờ Trung Quốc vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng, kế đến là Hoa Kỳ, nước chủ nhà đứng hạng 3 và vị trí hạng tư vẫn là Nam Hàn. Tổng cộng đã có 61 quốc gia có huy chương ở cuộc thi Olympic lần này, và điểm đáng chú ý nhất là khuya hôm qua ở cuộc đua chạy 400 mét, vận động viên Kirani James của Grenada đã đem chiếc huy chương đầu tiên cho đảo quốc nhỏ bé này với thành tích 43,94 giây.
Cuộc đua này chỉ sôi nổi ở 200 mét đầu tiên, trước anh vận động viên mới 19 tuổi bứt phá và từ đó trở đi không một đối thủ nào có thể bắt kịp anh. Về nhì là Luguelin Santos cũng 19 tuổi của Cộng Hòa Dominican, và Lalonde Gordon của Trinadad đứng thứ ba. Cũng ở cuộc đua này, Vũ Hoàng thấy vận động viên Chris Brown của Bahamas vẫn là người kém may mắn: đứng hạng tư ở Bắc Kinh 2008 và cũng đứng hạng tư ở London 2012, không có cơ hội nhận huy chương.
Trở lại với anh Nguyễn Khanh ở London, không biết liệu có quá sớm để nói đến chuyện Olympic lần tới sẽ được tổ chức ở Rio de Janeiro của Brazil hay chưa? Ý Vũ Hoàng muốn hỏi anh là anh có nghe Ủy Ban Olympic Quốc Tế IOC hay các nhà báo bạn nói chuyện về Olympic 2016 không?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời là có. Một phái đoàn hùng hậu quy tụ các thành viên của Ban Tổ Chức Olympic Rio 2016 đang có mặt tại London để học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm của cuộc tổ chức lần này.
London cũng là nơi có gần 200,000 người Brazil cư ngụ, cộng đồng này cũng háo hức chờ ngày đón ngọn đuốc thiêng thế vận hội. Nếu có mặt ở London, bạn sẽ thấy cờ Brazil ở rất nhiều nơi, nếu buổi tối đi chơi khuya, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng nhạc của Brazil vang lên ở nhiều địa điểm. Một trong những bản nhạc mà tôi được nghe nhiều nhất ở khu vực của người Brazil là bản L.O.V.E Banana với tiếng hát của Lovefoxxx. Nghe mãi cũng thành quen, nhưng bạn Vũ Hoàng đừng bắt tôi phải hát đấy nhé.
Vũ Hoàng: Vũ Hoàng không may ngày nào cũng phải nghe tiếng hát của anh Khanh rồi, nên biết rất rõ trình độ hát hò của anh ra sao, chắc chắn không bắt anh hát đâu, vì anh Khanh mà cất tiếng hát thì làm phiền lòng quý thính giả ngay. Thay vì hát, không biết anh Khanh có câu chuyện vui Olympic nào để kể cho quý thính giả và Vũ Hoàng nghe được không?
Chuyện vui bên lề
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng đã dùng giải pháp kể chuyện vui bên lề Olympic London 2012 để tôi không phải hát. Chuyện vui trong ngày thì rất nhiều, hầu như giờ nào, phút nào cũng có. Một trong những câu chuyện mà anh em cánh nhà báo chúng tôi thường nói với nhau nhất là chuyện anh vận động viên Kim Collins của xứ nhỏ bé mang tên là St. Kitts Và Nevis bị trưởng đoàn phạt không cho dự cuộc đua nước rút 100 mét tối Chủ Nhật vừa rồi. Lý do là vì đêm hôm trước anh ta trốn khỏi làng thế vận, ra hotel ngủ với vợ, và sáng hôm sau khi mò trở về làng thì nghe tin bị phạt.
Phát ngôn viên của đoàn nói với chúng tôi là trước ngày sang London, tất cả các vận động viên đều đã được dặn dò phải thuân theo luật lệ mà đoàn đặt ra, chuyện trốn khỏi làng để ra ngoài là điều không thể chấp nhận được và hình phạt là không cho dự thi. Anh vận động viên này thì cãi lại, bảo rằng ngay chính vợ của tù nhân còn được chính phủ cho phép thăm chồng, chuyện vợ chồng gặp nhau sao lại bị cấm cản. Anh cãi thế nào thì cứ cãi, đoàn vẫn giữ nguyên quyết định đã đưa ra, nhất quyết không thay đổi.
Mỗi đoàn có một quy định khác nhau, có đoàn cho phép vận động viên ra ngoài đi chơi và gia đình, có đoàn quy định chỉ được tiếp gia đình ở nhà khách của làng thế vận. Điều đáng buồn cho anh Collins là tập dượt 4 năm trời, đến ngày thi thì bị cấm chỉ vì anh đã phạm quy định mà đoàn đặt ra.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh cho câu chuyện Olympic London 2012 hôm nay. Hẹn gặp lại anh cũng giờ này, ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng và cám ơn quý thính giả.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Người đứng đầu Ủy ban Thế Vận Cameroon cho biết 7 vận động viên của nước này đã mất tích sau khi đến Thế Vận Hội.
Một nguồn tin thân cận với ban Thế vận Cameroon hôm thứ Ba cho biết trong số những người mất tích có 5 võ sĩ quyền Anh, một vận động viên bơi lội và một cầu thủ bóng đá nữ.
Tin tức truyền thông nói ông David Ojong, người đứng đầu Ủy ban Thế Vận Hội Cameroon đã gởi một bức thư cho Bộ Thể thao nước này để thông báo diễn tiến này. Trong thư, ông nói 7 vận động viên đã “biến mất” khỏi làng Thế vận.
Nguồn tin của Đài VOA yêu cầu được giấu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề, cho biết là nhóm này đã rời khỏi làng Thế vận sau khi nhận được 2,5 triệu tiền quan Trung Phi- tương đương với khoảng 4.700 đô la - do chính phủ Cameroon trao tặng vì được tham dự Thế Vận Hội.
Không một người nào trong nhóm này chiếm được bất cứ huy chương nào.
Nguồn tin cho biết là các vận động viên đã rời làng Thế Vận vào đêm 5 tháng 8 và hiện không biết họ đang ở đâu.
Ông mô tả sự ra đi của họ là “một bí mật mở ngỏ” trong cộng đồng Cameroon ở London.
Ông cũng nói rằng dường như các vận động viên trong cuộc đã quyết định ra đi để tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hơn ở nước ngoài.
Ba giới chức của chính phủ Cameroon và Ủy ban Thế Vận Hội hôm thứ Ba đã từ chối bình luận về nguồn tin này, kể cả ông Ojong, dù không người nào phủ nhận tin các vận động viên đã rời khỏi làng Thế Vận.
Ủy ban Thế Vận Hội Quốc tế hôm thứ Ba chuyển mọi nghi vấn về vấn đề này sang các giới chức Cameroon.
Đài VOA đã nói chuyện với một trong các võ sĩ quyền Anh trước cuộc thi đấu tuần trước. Lúc đó, võ sĩ siêu nặng Blaise Yepmou Mendouo nói ông chắc chắn sẽ đoạt được huy chương vàng.
Ông nói ông đã chuẩn bị tốt và vấn đề chỉ còn là tham gia cuộc thi đấu quyền Anh mà thôi.
Cameroon gởi tất cả 37 vận động viên đến Thế Vận Hội mùa hè London.

Vận động viên chạy nước rút của Jamaica Usain Bolt quay lại cuộc tranh tài Olympic hôm nay trong vòng đầu cuộc thi 200 mét tại Thế vận hội London 2012.
Usain Bolt bước vào vận động trường Olympic một ngày sau khi đoạt được huy chương vàng nhờ chiến thắng trong cuộc chạy đua 100 mét hôm chủ nhật, giành danh hiệu “Người đàn ông nhanh nhất thế giới”.
Usain Bolt hy vọng đánh bại Yohan Blake, đồng đội, đối tác huấn luyện, và cũng là đối thủ chính của anh, một lần nữa.
Blake đoạt huy chương bạc trong cuộc đua 100 mét hôm chủ nhật.
Cuộc thi 200 mét được ấn định vào tối thứ năm.
Nhưng ngày hôm nay là một ngày đau buồn cho vận động viên Lưu Tường của Trung Quốc, người đoạt huy chương vàng môn chạy đua vượt rào 100 mét Olympic 2004.
Chân của Lưu đã chạm phải rào cản trong vòng đầu tiên và té xuống đường đua. Anh đã gặp tình huống tương tự tại Olympic 2008 ở Bắc Kinh khi buộc phải rời bỏ cuộc đua trước mắt của đông đảo khán giả trong nước vì bị thương ở chân.
Vận động viên Sally Pearson cuả Australia được chọn để giành chiến thắng trong cuộc đua vượt rào 100 mét nữ, tranh tài với Dawn Harper của Mỹ, người đang bảo vệ chức vô địch Olympic, và Lolo Jones.
Hình ảnh các cuộc tranh tài ngày thứ 10

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Lần đầu tiên dự Olympic bằng những tấm vé trực tiếp, các xạ thủ Việt Nam đã để hụt cơ hội giành HC, nên đội bắn súng rời London với niềm luyến tiếc vô hạn.
Hoàng Xuân Vinh bất ngờ thi đấu vượt ngưỡng và đứng hạng tư chung cuộc nội dung 50m súng ngắn nam, Đây cũng là thành tích cao nhất của bắn súng Việt Nam trên đấu trường Olympic. Nhưng nó khiến Hoàng Xuân Vinh buồn nhiều hơn vui, bởi anh chỉ kém đối thủ Trung Quốc - người giành HC đồng _ đúng 0,1 điểm.

Sally Pearson đã mang về tấm HCV 100m nữ chạy vượt rào quý giá cho đoàn Australia sau khi vượt qua chính đối thủ đánh bại cô cách đây 4 năm.
Cô gái 25 tuổi này lập kỷ lục Olympic mới với thành tích 12 giây 35, qua đó vượt qua nhà vô địch ở Bắc Kinh 2008 là Dawn Harper của đoàn Mỹ chỉ 0,02 giây. Tại cuộc thi năm 2008, Pearson lại là người xếp thứ hai và đứng sau Harper. Đây là một màn phục thù quá ngọt ngào với ngôi sao điền kinh của xứ sở chuột túi.
"Tôi không quan tâm nếu mình chạy tới 14 giây. Tôi chỉ cần chiếc huy chương vàng này. Nó đã khiến tôi vất vả luyện tập suốt 4 năm qua và là giấc mơ 12 năm của tôi kể từ khi chứng kiến Cathy Freeman giành chiến thắng ở Olympic Sydney 2000", nhà tân vô địch nói.
Việc chỉ chênh nhau 0,02 giây khiến Pearson có phần lo lắng trước khi ban tổ chức công bố các vị trí xếp hạng cuối cùng. Chỉ khi tên cô được xướng lên ở vị trí thứ nhất, Pearson và các cổ động viên Australia mới bắt đầu ăn mừng. 
"Thật khó diễn tả khi tôi cán vạch đích và nghĩ rằng mình đã về nhất. Nhưng khi chờ đợi công bố kết quả sự lo âu khiến tôi lại nghĩ chiếc HCV đã tuột khỏi tầm tay. Cảm giác nhìn thấy tên mình xuất hiện ở vị trí số một trên bảng điện tử là rất đặc biệt", Pearson hạnh phúc chia sẻ.
Nhận HCĐ tại nội dung này đêm qua là nữ VĐV người Mỹ, Kellie Wells.
Trong ba nội dung chung kết điền kinh còn lại, đáng chú ý nhất có chức vô địch nhảy cao nam của Ivan Ukhov. VĐV này là niềm hy vọng số một của Nga ở môn điền kinh và anh đã không phụ lòng kỳ vọng các khán giả nhà khi chinh phục mức xà 2m38. Giành HCB là Erik Kynard của đoàn Mỹ. Có tới 3 VĐV giành HCĐ khi cùng vượt qua được mức 2m29 là Essa Barshim (Qatar), Derek Drouin (Canada) và Robert Grabarz (Anh).
Tại đường chạy 1500m nam, Taoufik Makhloufi xuất sắc mang về chiếc HCV đầu tiên cho đoàn Algeria. Thành tích của Taoufik là 3 phút 34 giây 08. Đứng thứ hai là Leonel Manzano của Mỹ và VĐV Ma-rốc, Abdalaati Iguider về thứ ba.
Phần thi chung kết cuối cùng là ném đĩa chứng kiến chiếc HCV điền kinh đầu tiên của đoàn Đức ở giải năm nay. Lực sỹ Robert Harting với thành tích 68,27 m đã đánh bại hai đối thủ bám sát phía sau là Ehsan Hadadi người Iran và Gerd Kanter của Estonia.

Năm võ sĩ, một cầu thủ bóng đá nữ và một VĐV bơi Cameroon đã biến mất trong thời gian diễn ra Olympic tại London, các quan chức cho biết.
David Ojong, trưởng đoàn Olympic Cameroon, cho biết nhóm nghi phạm biến mất từ cuối tuần trước. Hiện chưa rõ lý do của cuộc đào thoát, nhưng có tin cho biết các VĐV này muốn ở lại xứ sở sương mù để kiếm tiền. Visa của họ sẽ hết hạn vào tháng 11.
“Nghi ngờ ban đầu cuối cùng đã trở thành sự thật”, ông Ojong cho biết trong một bức điện gửi tới Bộ trưởng thể thao Cameroon hôm thứ ba. “7 VĐV tham dự Olympic London đã trốn khỏi làng Olympic”.
Thủ môn dự bị của đội tuyển bóng đá nữ Cameroon, Drusille Ngako, là người bỏ trốn đầu tiên. Ngako biến mất trong khi các đồng đội tới Coventry chuẩn bị cho trận gặp New Zealand ở vòng bảng.
Theo sau thủ môn đội tuyển bóng đá nữ là VĐV bơi Paul Ekane Edingue. Người này thậm chí bỏ trốn với toàn bộ đồ đạc cá nhân.
5 võ sĩ bị loại sớm khỏi các cuộc tranh tài ở London, bao gồm Thomas Essomba, Christian Donfack Adjoufack, Abdon Mewoli, Blaise Yepmou Mendouo và Serge Ambomo, cũng đã trốn khỏi làng Olympic, ông Ojong cho biết.
Theo AP, có khả năng 7 VĐV trên sẽ xin tị nạn tại Liên hiệp Anh giống trường hợp của 3 VĐV Sudan tháng trước.

Kirani James khiến tất cả mọi người phải nhớ tên mình khi về nhất cự ly chạy 400m tại Olympic và mang vinh quang về cho quốc gia nhỏ bé, Grenada.
James, 19 tuổi giành chiến thắng với thành tích 43 giây 94, hơn người về thứ hai là Luguelin Santos của Dominica chỉ nửa giây. Đây cũng là thành tích tốt nhất thế giới trong năm 2012 cho tới lúc này tại cự ly 400m.
Thành tích của James còn đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên Grenada giành được huy chương tại một kỳ Olympic. Quốc đảo ở vùng Caribe này có diện tích chỉ 344 km vuông cũng là đất nước nhỏ nhất từng giành HCV Thế vận hội.
Ngôi sao mới của môn điền kinh có biệt danh "con báo" gây ấn tượng đến mức huyền thoại Michael Johnson, người đang giữ kỷ lục thế giới ở cự ly 400m kể từ năm 1999 phải thốt lên rằng kỷ lục của ông sẽ bị James phá trong tương lai.
"Tôi tin cậu ta sẽ sớm phá kỷ lục thế giới, thành tích 43 giây 18 mà tôi từng lập ở Sevilla. Cậu ta là một tài năng lớn và còn có nhiều thời gian để tiến bộ phía trước", huyền thoại người Mỹ nói trên kênh BBC.
Kirani James thăng tiến chóng mặt trong ba năm trở lại đây. Năm 2010, tài năng 19 tuổi lên ngôi ở giải vô địch trẻ thế giới. Chỉ sau đó một năm, James vượt qua các đàn anh để chính thức là nhà vô địch thế giới tại Daegu, Hàn Quốc và bây giờ là HCV Olympic 2012 ở cự ly sở trường 400m.
Tại Grenada, chính phủ nước này đã tuyên bố ngày thứ ba hôm nay là ngày tổ chức lễ hội ăn mừng thành tích của James. Quốc gia chỉ với hơn 110 nghìn dân có quyền tự hào vì James chính là người đầu tiên không phải là VĐV Mỹ có thể chạy 400m dưới 44 giây.

---------------------------------------------------------------------------------------------


Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 6/8 theo giờ địa phương, Thế vận hội Ô-lim-pích Luân Đôn bước sang ngày thi đấu thứ 10, cùng ngày sản sinh 18 bộ Huy chương vàng, mặc dù Đoàn Trung Quốc chỉ giành được một Huy chương vàng, nhưng vẫn tiếp tục đứng đầu bảng Tổng sắp huy chương với 31 Huy chương vàng và tổng số 64 huy chương.
Trong trận chung kết đua thuyền hạng La-de nữ, tay đua Trung Quốc Từ Lợi Gia giành Huy chương vàng với thành tích 30 phút 19 giây, đây cũng là chiếc Huy chương vàng đua thuyền hạng La-de giành được đầu tiên của Đoàn Thể thao Trung Quốc.
Trong ba trận chung kết giải cá nhân thể dục dụng cụ cùng ngày, vận động viên Trung Quốc Trần Nhất Băng giành Huy chương bạc nội dung vòng treo nam, Huy chương vàng thuộc về vận động viên Bra-xin Da-nét-ti. Trong trận chung kết xà lệch nữ, vận động viên Trung Quốc Hà Khả Hân giành Huy chương bạc, vận động viên Nga Mu-xta-phi-na giành Huy chương vàng. Trong trận chung kết ngựa tay quay, vận động viên Hàn Quốc giành Huy chương vàng.
Trong các trận bán kết môn bóng bàn giải đồng đội nam và nữ, đội bóng bàn nam và nữ Trung Quốc đều lọt vào chung kết sau khi thắng đội nam của Đức và đội nữ Hàn Quốc. Và sẽ gặp đội nam Hàn Quốc và đội nữ Nhật Bản trong trận chung kết.
Trong trận bán kết bóng đá nữ cùng ngày, đội Nhật Bản vô địch Cúp Thế giới thắng đội Pháp với tỷ số 2-1, lần đầu tiên vào chung kết Ô-lim-pích. Đội Nhật Bản sẽ gặp đội Mỹ trong trận chung kết bóng đá nữ diễn ra ngày 9/8 theo giờ địa phương.
Tính đến ngày 6/8, tổng cộng có 38 đoàn giành Huy chương vàng, 70 đoàn giành huy chương. Hiện Đoàn Trung Quốc đứng đầu bảng Tổng sắp huy chương với 31 HCV, đứng thứ hai đến thứ sáu là các đoàn: Mỹ 29 HCV, Anh 18 HCV, Hàn Quốc 11 HCV, Pháp 8 HCV, Nga 7 HCV.

Theo Hãng tin Trung Quốc: Ngày 5/8, tay vợt cầu lông nam số một của Ma-lai-xi-a Lee Chong Wei một lần nữa đo ván trước tay vợt Lâm Đan của Trung Quốc trong trận chung kết cầu lông đơn nam Ô-lim-pích Luân-đôn, giành huy chương bạc liên tục trong hai kỳ Thế vận hội.
Cùng ngày, Thủ tướng Ma-lai-xi-a Na-gíp cho biết, Lee Chong Wei đã có một trận thi đấu danh dự, mặc dù thua nhưng vinh dự, là niềm kiêu hãnh của nhân dân cả nước Ma-lai-xi-a, rất đáng tự hào về ý chí và tinh thần thi đấu của Lee Chong Wei. Mặc dù không thể mang về cho Ma-lai-xi-a chiếc huy chương vàng Ô-lim-pích đầu tiên, nhưng Lee Chong Wei đã trở thành người hùng của đất nước.




No comments:

Post a Comment

View My Stats