Saturday 4 August 2012

OLYMPICS LONDON 2012 NGÀY 4-8-2012




NGÀY 4-8-2012

KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY 4-8-2012
(Xếp hàng theo HCV)





Xếp hạng
Quốc Gia & Vùng Lãnh Thổ
Bạc
Đồng
1
26
13
15
54
2
25
16
12
53
3
14
7
8
29
4
9
3
5
17
5
8
6
8
22
6
5
10
6
21
7
5
5
3
13
8
5
0
0
5
9
4
0
1
5
10
3
15
10
28
11
3
1
4
8
12
3
1
0
4
13
3
0
4
7
14
2
10
12
24
15
2
2
1
5
16
2
1
2
5
17
2
1
1
4
18
2
0
4
6
19
1
12
7
20
20
1
4
2
7
21
1
3
6
10
22
1
2
3
6
23
1
2
2
5
24
1
2
1
4
25
1
1
4
6
26
1
1
0
2
27
1
0
2
3
28
1
0
1
2
28
1
0
1
2
30
1
0
0
1
30
1
0
0
1
30
1
0
0
1
30
1
0
0
1
34
0
3
1
4
35
0
3
0
3
36
0
2
1
3
36
0
2
1
3
38
0
1
3
4
39
0
1
2
3
40
0
1
1
2
40
0
1
1
2
40
0
1
1
2
40
0
1
1
2
40
0
1
1
2
40
0
1
1
2
46
0
1
0
1
46
0
1
0
1
46
0
1
0
1
46
0
1
0
1
50
0
0
2
2
50
0
0
2
2
52
0
0
1
1
52
0
0
1
1
52
0
0
1
1
52
0
0
1
1
52
0
0
1
1
52
0
0
1
1
52
0
0
1
1

------------------------------------------------


BBC 

Sang ngày thứ tám, đội Anh lại vừa đoạt thêm 2 huy chương vàng ở môn bơi thuyền trong vòng 10 phút tại Eton Dorney và đưa đội Anh lên đứng thứ ba trong bảng xếp hạng huy chương.
Anh đoạt huy chương vàng ở môn bơi thuyền đồng đội bốn thành viên trước khi đôi nữ ở hạng trọng lượng nhẹ giành chiếc huy chương vàng thứ hai trong ngày trong tiếng reo hò của các cổ động viên của nước chủ nhà.
Đội Anh ở môn đua thuyền bốn thành viên (Andy Triggs Hodge, Pete Reed, Andy Gregory và Tom James) đã dẫn đầu cuộc đua ngay từ đầu. Tương tự đôi nữ Sophie Hosking và Katherine Copeland cũng nổi trội ngay từ khi xuất phát.
Đôi nam trọng lượng nhẹ của Anh đã không bảo vệ được chức vô địch của mình, chỉ giành huy chương bạc sau khi cuộc đua đã phải khởi động lại do ghế của một trong hai vận động viên Anh đã bị trục trặc.
Zak Purchase và Mark Hunter của Anh đã bị đội Đan Mạch đuổi kịp và vượt qua vào phút chót.
Trung Quốc và Mỹ vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng về số huy chương đạt được. Anh Quốc cho tới sáng nay đoạt 10 huy chương vàng, 7 bạc và 8 đồng và có nhiều hy vọng ở các cuộc thi khác trong ngày thứ Bảy được mệnh danh "Super Saturday" - Ngày thứ bảy trọng đại.
Cho tới nay, Anh đoạt bốn huy chương vàng ở môn đua thuyền, hai huy chương bạc và ba huy chương đồng - một kỷ lục mới ở một bộ môn tại Olympics.
Trên đường đua xe đạp, Jason Kenny lập kỷ lục Olympic mới trong cuộc đua ở vòng đấu loại.
Tại Sân vận động Olympic tối ngày thứ tám này, Anh Quốc đang hy vọng sẽ có thêm huy chương vàng với Jessica Ennis thi trong môn cuối của cuộc thi 7 môn phối hợp - môn chạy 800m (lúc 19:35 GMT) và vận động viên Mo Farah (20:15 GMT) sẽ chạy trong cuộc thi 10,000m.
Các tay đua xe đạp Anh đang có nhiều hy vọng sẽ đoạt huy chương vàng thứ 4 tại trường đua xe đạp London Velodrome khi Dani King, Laura Trott và Jo Rowsell sẽ tham gia thi đấu đồng đội nữ lúc 17:03 GMT. Bộ ba này đã phá kỷ lục thế giới trong vòng đấu loại.
Về bóng đá, đội bóng đá nam của Anh sẽ thi đấu với đội Nam Hàn tại sân Millennium Stadium lúc 18:30 GMT.
Nếu thắng trong trận đấu này, đội Anh sẽ gặp đội Brazil hoặc Honduras để loạt vào chung kết.



Kazakhstan bác bỏ nhận định của truyền thông Trung Quốc rằng hai vận động viên thắng huy chương của đất nước Trung Á này thực ra là người Trung Quốc.
Kazahkhstan đã giành về ba huy chương vàng trong bốn ngày đầu tiên của Thế vận hội một cách ngoạn mục, với tất cả những vận động viên thắng cuộc thuộc về cùng một dân tộc thiểu số.
Chàng trai đã chinh phục đường đua, Aleksandr Vinokourov là người mang dòng máu Nga, trong lúc hai vận động viên cử tạ nữ, Maiya Maneza và Zulfia Chinshanlo thuộc về Dungon, một dân tộc thiểu số với gốc gác xuất phát từ phía Tây Bắc Trung Quốc, nhưng đã định cư tại Kyrgyzstan và Kazakhstan.
Kazhkhstan là một đất nước với hơn 100 dân tộc khác nhau.
Chính phủ nước này thường đề cao sự tầm quan trọng của tinh thần hòa hiếu và đồng thuận giữa các dân tộc.
Đất nước giàu dầu mỏ này cũng là đất nước đầy kiêu hãnh. Tổng thống lâu năm Nursultan Nazarbayev đã theo đuổi một cuộc hành trình dài để đăng tải hình ảnh đất nước trên diễn đàn thế giới qua các cuộc quảng bá quy mô trên các kênh truyền hình.
Thế nên, khi Tân Hoa Xã nhận định rằng cả hai vận động viên cử tạ nữ thực ra là người Trung Quốc, những nhà cầm quyền đã cáo buộc người hàng xóm phía Đông này có một tinh thần thể thao nghèo nàn.
Rắc rối vì nguồn gốc
Cả hai vận động viên trên thực tế, đều đã sống ở Trung Quốc trong một giai đoạn nhất định, tuy nhiên đã rời khỏi đây vào năm 2007 để gia nhập quốc tịch Kazakhstan.
Việc các vận động viên nam lẫn nữ thi đấu cho một đất nước không phải nước mẹ đẻ không phải là chuyện hiếm.
Tuy nhiên trường hợp của các vận động viên cử tạ Kazakhstan phức tạp hơn khi họ được sinh ra ở Kyrgyzstan, đất nước với rất ít hy vọng mang về huy chương tại London 2012.
Hiệp hội cử tạ Kazakhstan đã chứng nhận rằng cả Chishanlo và Maneza đã đăng ký quê quán nơi sinh ra tại Bishkek, thủ đô của một vùng nhỏ tại miền núi Kazakhstan, phát ngôn viên Mendihan Tapsir cho biết.
Tapsir cũng nói rằng cả hai cô gái đều không thực sự xuất chúng khi họ mới gia nhập tuyên Kazakhstan.
“Tôi có thể nói rằng họ chỉ là những cô gái bình thường,” ông này nói.
“Những chuyên gia của chúng tối đã phát hiện ra tài năng của họ trong bộ môn cử tạ và từ đó bắt đầu huấn luyện.”
“Tất cả chúng tôi đều tin rằng họ sẽ chiến thắng các trận đấu tại thế vận hội London ngay cả trước khi họ bắt đầu chuyến hành trình đến với Olympics.”

   
--------------------------------------------------------------------------------
RFI 

Hôm qua 03/08/2012, các vận động viên trẻ tuổi đã ca khúc khải hoàn tại Olympic Luân Đôn, với vòng nguyệt quế dành cho vận động viên judo Pháp Teddy Riner mới 23 tuổi, và sự đăng quang của Florent Manaudou, tay bơi Pháp 21 tuổi đầy hứa hẹn đang ngự trị môn 50m bơi tự do.
Trước thế hệ trẻ mới nổi, tay bơi đàn anh Michael Phelps vẫn giữ được phong độ. Nhà vô địch bơi lội Mỹ 27 tuổi trước khi rút lui khỏi đường đua xanh đã giành được chiếc huy chương vàng 100m bướm nam, là huy chương vàng thế vận thứ 17 và là lần thứ 21 bước lên bục nhận giải.
Nhưng Michael Phelps không đơn thân độc mã tung hoành trên hồ bơi. Tay bơi đồng hương Missy Franklin sinh năm 1995 đã lập kỷ lục thế giới trong môn 200m bơi ngửa, giành chiếc huy chương vàng Olympic thứ ba, và trở thành vận động viên ba lần vô địch thế vận tại Luân Đôn, cùng với Phelps. Còn cô bé Katie Ledecky chỉ mới 15 tuổi đến từ Washington, đã chứng tỏ sự vượt trội của mình khi liên tục dẫn đầu cuộc thi đấu 800m bơi tự do và đã giành chiến thắng.
Chỉ có tay bơi Mỹ Cullen Jones để vuột chiếc huy chương vàng vào tay Florent Manaudou của Pháp trong môn 50m bơi tự do. Như vậy, noi gương chị là Laure Manaudou, người em trai của nữ vô địch Pháp cũng đã giành được huy chương vàng thế vận tám năm sau người chị.
Trước đó ngày 28/7, vận động viên 16 tuổi của Trung Quốc Diệp Thi Văn đã giành huy chương vàng đồng thời phá kỷ lục thế vận ở môn bơi hỗn hợp nữ 400m.
Có thể nói không sai là Thế vận hội Luân Đôn lần này đã chứng kiến sự vươn lên của thế hệ trẻ, và biết đâu chừng, k tích của Michael Phelps chẳng hạn, cũng sẽ bị vượt qua.
Đọ sức Mỹ - Trung : Hoa K đã qua mặt Trung Quốc về huy chương vàng
Trong cuộc đọ sức Mỹ - Trung tại Olympic Luân Đôn 2012 xem ai là cường quốc thể thao số một trên hành tinh, đến hôm qua, nhờ những chiến tích trên đường đua xanh, lần đầu tiên sau sáu ngày tranh tài, Hoa K đã qua mặt được Trung Quốc trong bảng tổng sắp tạm thời với 21 huy chương vàng. Trung Quốc bị đẩy lùi xuống hạng hai với 20 chức vô địch.
Hai cường quốc Mỹ Trung đã bỏ xa Hàn Quốc - hạng 3 và Anh Quốc hạng tư.
Riêng đoàn Pháp, dù được thêm hai huy chương vàng với Riner và Manaudou, nhưng đã bị tụt xuống hạng 5.

-----------------------------------
RFA  

Cuộc tranh tài đã bước sang ngày thứ tám, và rõ ràng từ ngày đầu tiên đến giờ đoàn vận động viên của Hoa Kỳ và Trung Quốc thay nhau dẫn đầu bảng xếp hạng những nước chiếm huy chương.
Sáng hôm qua khi mặt trời mọc ở London, Trung Quốc đứng đầu bảng xếp hạng, nhưng đến tối khi cuộc tranh tài cuối cùng kết thúc, Hoa Kỳ lại vượt lên để dẫn đầu. Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi đang có mặt ở London sẽ cùng với Thanh Quang ở Washington DC gửi đến quý thính giả câu chuyện hôm nay. Như thường lệ, xin bắt đầu với người đang ở xa là bạn Nguyễn Khanh.
Nước nào dẫn đầu nhiều huy chương
Nguyễn Khanh: Từ Olympic London 2012 tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả, chào 2 bạn Hoa Ái và Thanh Quang.
Đúng như chị Hòa Ái vừa thưa cùng quý thính giả, chỉ xem kết quả các cuộc tranh tài không thôi cũng là một cuộc thi đấu thể thao rất hào hứng. Tôi còn nhớ tối hôm qua ngồi bên cạnh các đồng nghiệp của CCTV Trung Quốc, và mỗi khi một cuộc tranh tài vừa kết thúc, tất cả chúng tôi lại nhìn vào bảng xếp hạng các nước đoạt huy chương để xem Trung Quốc và Hoa Kỳ nước nào sẽ dẫn đầu.
Đây là điều dễ hiểu vì ngay từ khi ngọn đuốc thiêng thế vận chưa cháy sáng ở bầu trời London, mọi người đã thắc mắc không biết Hoa Kỳ vả Trung Quốc nước nào sẽ giật được vị trí đầu bảng và số huy chương những vận động viên của 2 cường quốc này chiếm được là điều được chú ý tới, hay nói đúng hơn là điều mọi người phải quan tâm tới.
Anh Thanh Quang và chị Hòa Ái còn nhớ sáng hôm qua Trung Quốc đứng đầu, đến buổi chiều vẫn đứng đầu, nhưng cho tới cuối ngày khi cuộc tranh tài kết thúc thì tình hình hoàn toàn đổi khác: Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu với 21 chiếc huy chương vàng 10 bạc và 12 đồng, về nhì là trung Quốc với 20 vàng, 13 bạc và 9 đồng. Thú vị nhất là chuyện Nam Hàn đang đứng thứ 3 với 9 vàng và nước chủ nhà đứng thứ tư với 8 vàng và kế đến là Pháp cũng với 8 chiếc huy chương vàng đã lấy được.
Nói đến huy chương thì phải thưa cùng quý thính giả ngày hôm nay là ngày mưa huy chương. Tổng cộng sẽ có 25 chiếc huy chương vàng được trao cho các vận động viên của 11 bộ môn thi đấu, từ điền kinh đến bơi lội, từ bơi thuyền đến tennis hay đua xe đạp. Được chú ý đến nhiều nhất là nữ vận động viên Shelly-Ann Frasser-Pryce của Jamaica sẽ bảo vệ chiếc huy chương vàng môn chạy nước rút 100 mét mà cô lấy được ở Bắc Kinh 2008, trong lúc khán giả Anh đặt hy vọng vào Mo Farah của môn đua 10,000 mét nam, và mọi người vẫn đang thắc mắc không biết chiếc huy chương vàng của môn nhảy xa lần này sẽ thuộc về tay ai, và 5 cuộc thi tranh huy chương vàng cũng diễn ra ở bể bơi Olympic London.
Điền kinh
Thanh Quang: Cám ơn bạn Nguyễn Khanh. Nhân nói đến huy chương, tôi cũng xin tiếp lời bạn để thưa cùng quý thính giả là kình ngư Michael Phelps đang dẫn đầu danh sách những vận động viên chiếm nhiều hương nhất ở London 2012, với 3 vàng và 2 bạc. Về nhì là Ryan Lochte, một kình ngư khác của Hoa Kỳ với 2 vàng, 2 bạc và 1 đồng.
Trở lại với các cuộc tranh tài điền kinh, sáng nay các nam vận động viên dự tranh môn chạy nước rút 100 mét sẽ ra sân thi đấu 2 vòng đầu tiên, và ngày mai sẽ là vòng bán kết và chung kết. Dự đoán của anh Nguyễn Khanh về chiếc huy chương vàng cho bộ môn này như thế nào? Liệu Usain Bolt của Jamaica có bảo vệ được danh hiệu “người chạy nhanh nhất hành tinh” mà anh ta đoạt được ở Bắc Kinh 2008 không?
Nguyễn Khanh: Usain Bolt có thành công hay không là điều khó nói, cho dù các sòng cờ bạc ở London sáng nay vẫn đặt anh ta đứng đầu bảng. Tôi còn nhớ thành tích anh đạt được ở Bắc Kinh là 9,69 giây và một năm sau đó anh ta tự phá kỷ lục của mình ở cuộc thi thế giới tổ chức tại Rome với 9,58 giây, để thật sự trở thành “người chạy nhanh nhất hành tinh” như anh Thanh Quang vừa nói.
Nhưng sau cuộc thi ở Rome hồi tháng Tám năm 2009 thì tình hình đã đổi khác, phải nói là đổi khác rất nhiều. Anh Thanh Quang và quý thính giả hâm mộ điền kinh còn nhớ chỉ trong vòng 12 tháng vừa qua anh đã thua đồng đội là Yohan Blake 2 lần, thành ra Usain Bolt đến London với câu hỏi khó có thể trả lời là liệu anh ta có thành công như đã từng thành công ở Bắc Kinh 2008 hay không.
Tôi còn nhớ một nhà báo bạn làm việc cho đài truyền hình thể thao Tây Ban Nha bảo rằng anh vận động viên này vẫn chạy nhanh như sao xẹt, nhưng tình hình không sáng sủa như ở Bắc Kinh 4 năm trước đây đâu. Một bạn đồng nghiệp khác thì lại tin rằng Usain Bolt sẽ thành công, vì cả 2 lần thua Yohan Blake, anh chỉ thua có 1/100 của 1 giây đồng hồ. Có lẽ cũng vì thế mà các sòng cờ bạc Xứ Sương Mù Anh Quốc vẫn nhất định chọn Bolt là vận động viên thắng cuộc thi chạy nước rút 100 mét. Không rõ anh Thanh Quang nghĩ như thế nào?
Thanh Quang: Theo tôi thì cuộc thi này là cuộc thi giữa Jamaica và Hoa Kỳ. Lý do để tôi nói điều đó là vì trong danh sách những vận động viên sẽ có mặt trên đường đua, tôi thấy có 5 người mà chúng ta phải chú ý tới, và chiếc huy chương vàng sẽ lọt vào tay 1 trong 5 người này, đó là Usain Bolt, Yohan Blake, Asafa Powell của Jamaica, cùng với 2 vận động viên Mỹ là Tyson Gay và Justin Gatlin. Chắc chắn chiếc huy chương vàng môn nước rút 100 mét sẽ lọt vào tay 5 vận động viên mà tôi vừa nói.
Nguyễn Khanh: Hoàn toàn đồng ý với anh Thanh Quang. Danh sách các vận động viên thi môn này thì đông, nhưng tôi không thấy ai có thể qua mặt được 3 vận động viên Jamaica và 2 vận động viên Hoa Kỳ mà anh Thanh Quang vừa nêu tên đâu.
Tennis
Thanh Quang: Thỉnh thoảng tôi cũng xách vợt tennis ra sân, nên muốn hỏi anh cuộc thi lấy huy chương vàng của môn này như thế nào?
Nguyễn Khanh: Hôm nay trên sân Wimbledon, người đẹp Maria Sharapova của Liên Bang Nga sẽ gặp tay vợt Serena Williams của Hoa Kỳ trong trận chung kết tennis nữ, nhưng với khán giả Anh Quốc thì họ chú ý đến trận chung kết sẽ diễn ra vào ngày mai giữa Andy Murray và Roger Federer. Cả nước Anh sẽ đứng đàng sau ủng hộ Andy Murray, mong tay vợt con cưng của quốc gia sẽ chiến thắng, phục thù trận chung kết Wimbledon mới xảy ra cách đây đúng 4 tuần lễ. Với Federer thì tay vợt Thụy Sĩ này cũng mong thành công, vì anh đã nhiều lần đoạt cúp vô địch các giải lớn nhất thế giới nhưng chưa có huy chương vàng Olympic. Xin nhắc lại là hôm nay có cuộc thi chung kết đơn nữ, còn trận chung kết đơn nam sẽ diễn ra vào ngày mai.
Thanh Quang: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lại anh giờ này ngày mai, cũng trong chương trình thể thao đặc biệt nói về Olympic London 2012.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn anh Thanh Quang, cám ơn quý thính giả.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Tất cả 18,000 khán giả có mặt ở sân vận động đều đứng lên reo hò trước chiến thắng của võ sĩ Freddie Evans sau trận so găng.
Đối thủ của anh là Egidigus Kavaliauskas của Lithuania, từng có thời được xem là tay đấm tương lai của Âu Châu. Dường như không ai ngờ ở vòng thứ 3 của cuộc tranh tài tại Olympic London 2012, chàng võ sĩ 21 tuổi của nước chủ nhà chân nhảy nhanh như chân sáo, tay tung hoành ngang dọc khắp nơi. Kết quả: anh ghi được 8 điểm trong khi đối phương chỉ giành được 1 điểm an ủi.
Chiến thắng của Freddie Evans giúp nước chủ nhà thêm tin tưởng vào tương lai của một trong những môn thể thao truyền thống của Anh Quốc: tổng cộng có 6 tay đấm Anh vào đến tứ kết, và đây là lần đầu tiên đoàn võ sĩ Anh làm chủ sàn đấm ở cuộc tranh tài diễn ra ngay ở sân nhà. Trong hàng ngũ khán giả có cả dàn huấn luyện viên Hoa Kỳ chăm chú ngồi xem các trận đấm, không ai bảo ai tất cả đều thắc mắc không hiểu tại sao Anh Quốc thành công trong khi Hoa Kỳ lại thất bại quá nặng nề? Có gần một chục võ sĩ lên đường đi London, tới nay đã tới hơn 3 phần 4 bị loại, trong đó hơn một nửa bị đối thủ đánh gục ngay từ vòng so găng đầu tiên.
Từng có lúc boxing được xem là một trong những “mỏ vàng” của nước Mỹ. Trong khoảng thời gian từ 1968 cho đến 2000, các võ sĩ quyền Anh của Hoa Kỳ chiếm tổng cộng 50 chiếc huy chương đủ loại, trong đó có 19 huy chương vàng. Sàn đấm Olympic cũng là nơi khởi đầu cho bước đường danh vọng của nhiều võ sĩ Mỹ, những tên tuổi như Mohammad Ali, Joe Frazier, George Foreman, Sugar Ray Leonard, Holyfield, Oscar de la Hoya, Mayweather… mà những người say mê môn thể thao này “bắt buộc” phải biết đến.
Thời vàng son đó đã qua! Tại sao?
“Tôi nghĩ nước Mỹ bây giờ không có huấn luyện viên,” ông nhà báo Marco của đài truyền hình thể thao Telemundo trả lời. Hãnh diện là người “theo sát môn boxing hơn các nhà báo khác”, ông Marcos tin rằng “làng đấm Mỹ sẽ tiếp tục xuống dốc cho tới khi nào tìm được một huấn luyện viên sẵn sàng sống chết với các võ sĩ trẻ tuổi, hướng dẫn họ trước và sau khi tranh tài thế vận hội”.
Câu nói đó dẫn mọi người về với quá khứ. Cách đây chỉ chừng 2 thập niên, làng đấm tài tử của quốc gia được hướng dẫn bởi những ông huấn luyện viên hết lòng với giới trẻ, chẳng hạn như ông Pat Nappi bỏ hẳn thời gian gần 20 năm để huấn luyện cho những tay đấm được chọn trong danh sách “có triển vọng”, và đi với họ trong một quãng thời gian thật dài, nhìn thấy những cậu học trò võ sĩ của ông tiến từng bước một: khởi đầu từ những lò võ địa phương, sau đó được ông nhận huấn luyện để dự tranh giải quốc gia, lấy được vé dự Olympic và cuối cùng trở thành những võ sĩ nhà nghề. Trong số những học trò thành danh của ông có võ sĩ Michael Spinks, chiếm huy chương vàng thế vận hội và chiếm cả đai vô địch hạng nặng WBA.
Nhưng trong khoảng thời gian gần 10 năm vừa qua, hầu như không còn người để ý đến môn boxing nữa. Trên võ đài nhà nghề chẳng có võ sĩ Hoa Kỳ nào nổi tiếng, ở sàn đấm Olympic cũng chẳng có võ sĩ Mỹ nào nổi bật. Ngay chính anh Jamel Herring, thủ quân của đội võ sĩ quyền Anh Mỹ dự Olympic London 2012 cũng phải than thở với báo chí: “từ năm 2001 đến giờ chúng ta không có chương trình đào tạo tốt, vì thế làng đấm của Mỹ cứ xuống dốc, tạo cơ hội cho những tay đấm của nước khác tiến lên”. Bằng chứng được anh Herring đưa ra: “trước đây người ta còn chú ý đến những võ sĩ trẻ thắng giải Golden Gloves, xem đó là tương lai của boxing Mỹ nhưng bây giờ chẳng ai để ý đến giải này nữa, vì thế chúng ta khó có thể tiến xa như đã từng tiến”.
Không chỉ chẳng thèm để ý đến những tay đấm trẻ, Liên Đoàn Quyền Anh Hoa Kỳ (USA Boxing) còn không tìm được những huấn luyện viên vừa ý hay tìm được người đồng ý ở lại làm việc dài hạn. Một bài báo của tờ The New York Times cho biết trung bình các ông huấn luyện viên boxing “chỉ làm việc với Liên Đoàn chừng một tháng là họ hoặc bị đuổi hoặc xin nghỉ việc”. Những viên chức điều hành Liên Đoàn nói “phải sa thải các huấn luyện viên vì họ không có tầm nhìn chiến lược”, các huấn luyện viên bị nghỉ việc trả lời: “chúng tôi không thể làm việc trong những điều kiện thiếu thốn, nhất là khi chính Liên Đoàn không thật sự quan tâm đến việc đào tạo các tay đấm trẻ, sẵn sàng đưa những tay đấm thiếu kinh nghiệm ra nước ngoài tranh tài”.
Không biết Liên Đoàn USA Boxing đúng hay các huấn luyện viên đúng, chỉ thấy các tay đấm Hoa Kỳ lần lượt rơi đài ở London 2012. Khi tất cả các ngọn đèn ở vận động trường đều tắt vào tối thứ Sáu, chỉ còn có mỗi mình võ sĩ Rau’ Shee Warren còn sót lại trong danh sách các võ sĩ vào đến bán kết. Nếu anh này không thành công ở trận so găng vào cuối tuần này thì đây là lần đầu tiên đoàn võ sĩ quyền Anh đại diện cho Hoa Kỳ không chiếm được một huy chương nào ở cuộc tranh tài thế vận hội.
Giả sử Rau’ Shee Warren có chiếm được huy chương vàng đi chăng nữa thì cũng phải nhìn nhận boxing ở Hoa Kỳ đang đứng trên bờ vực thẳm. Đã tới lúc phải nhìn vào thực tế, đừng mơ tưởng sẽ thấy lại hình ảnh của Sugar Ray Seales ở Munich, thấy lại nụ cười của Sugar Ray Leonard và Howard Davis ở Montreal, cũng đừng mong sẽ thấy lại những võ sĩ tài ba như Roy Jones hay Pernell Whitaker ở Olympic Hán Thành, cũng đừng vội nghĩ đến cảnh sẽ có một võ sĩ Hoa Kỳ nhảy múa trên đài như Oscar de la Hoya khi vào chung kết ở Olympic Barcelona.
Tất cả đều là chuyện quá khứ! Đã tới lúc phải nói rằng boxing Hoa Kỳ được xây dựng bằng một quá khứ thật huy hoàng và bằng một tương lai không sáng sủa.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

--------------------------------------

Thứ Bảy, ngày thứ 8 của Olympic London là ngày vui của các tay quần vợt Mỹ.
Serena Williams giành huy chương vàng đơn nữ sau khi áp đảo Maria Sharapova của Nga trong hai ván chung kết 6-0, 6-1. Williams là phụ nữ thứ nhì vừa có danh hiệu Olympic đơn nữ, vừa chiếm 4 giải quần vợt quan trọng.
Trong bộ môn quần vợt đôi nam, anh em sinh đôi Bob và Mike Bryan giành huy chương vàng trước Jo-Wilfried Tsonga và Michael Llodra người Pháp.
Đội Mỹ đoạt giải bơi 400 mét tiếp sức tự do, giúp Michael Phelps có thêm chiếc huy chương vàng thứ 18 trong cuộc thi đua cuối cùng của anh tại London.
Đội bơi nữ của Mỹ lập kỷ lục thế giới mới, giành huy chương vàng trong bộ môn 400 mét tiếp sức tự do.
Trung Quốc nổi bật với môn cầu lông, giúp cạnh tranh ngang ngửa với Hoa Kỳ về số lượng huy chương.
Không ai nghi ngờ Lý Tuyết Khuê là tay cầu lông nữ số 1 thế giới. Cô hạ người đồng hương Vương Nghi Hàm, từng là vô địch thế giới, trong vòng chung kết gồm toàn người Hoa.
Cặp Điền Thanh và Triệu Vân Lôi giành huy chương vàng đôi nữ

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã không đề cập tới vấn đề chính trị trong diễn văn hàng tuần phát thanh hôm nay. Thay vào đó, ông nói về Olympic.
Ông cám ơn các vận động viên Mỹ tham dự Olympic và Paralympic đã “trình bày điều tốt đẹp nhất của nước Mỹ cho phần còn lại của thế giới.”
Ông nhắc tới tên của nhiều vận động viên và nói rằng ông “tràn đầy hãnh diện” khi xem cô Gabby Douglas đoạt huy chương vàng môn thể dục dụng cụ với “sự điềm đạm và nhã nhặn vô song.”
Ông Obama hôm nay mừng sinh nhật thứ 51. Ông nói rằng lòng tận tụy và sự hy sinh của các vận động viên nam nữ là niềm hứng khởi cho mọi người.

Vận động viên điền kinh Nam Phi Oscar Pistorius hôm nay đi vào lịch sử tại Olympic London. Anh trở thành người cụt hai chân đầu tiên tham gia các cuộc tranh tài của đại hội thể thao thế giới này.
Anh đã về nhì trong cuộc chạy đua 400 mét với thành tích 45,44 giây để vào vòng bán kết.
Pistorius bị tật bẩm sinh và được gắn chân giả ở phần chân chưa tới đầu gối. Anh được phép tranh tài Olympic sau cuộc tranh luận khoa học và pháp lý kéo dài nhiều năm về vấn đề là phải chăng chân giả làm bằng sợi carbon mà anh dùng giúp cho anh có được lợi thế bất công so với những vận động viên bình thường.
Trong cuộc tranh tài điền kinh khác ngày hôm nay, vận động viên Usain Bolt, người Jamaica 3 lần đoạt giải quán quân ở Olympic, đã thi chạy 100 mét và giành được phần thắng trong cuộc đua nhóm.
Trong ngày tranh tài hôm nay 4 tháng 8, vận động viên bơi lội Mỹ Michael Phelps, người đã trở thành vận động viên Olympic đoạt nhiều huy chương nhất với tổng số 21 huy chương, có thể giành huy chương thứ 22 trong cuộc tranh tài 400 mét hỗn hợp tiếp sức. Đây sẽ cuộc tranh tài chót trong sự nghiệp Olympic của Michael Phelps.

Vận động viên Thể dục Dụng cụ Gabby Douglas lúc nào cũng quyết tâm. Quyết tâm này đã đưa đẩy em từ thành phố Virginia Beach, Virginia thuộc bờ biển miền Đông nước Mỹ sang bang Iowa miền Trung Tây, và sau đó đến Thế Vận Hội London.
Vận động viên 16 tuổi đã làm nên lịch sử trong tuần này, trở thành người Mỹ gốc châu Phi đoạt huy chương vàng đầu tiên trong môn Thể dục Dụng cụ toàn năng.
Sự kiên trì của Douglas giúp thuyết phục được mẹ em cho phép em di chuyển đến Iowa, xa nhà mấy trăm kilômét để tập luyện cho Thế Vận Hội. Lúc bấy giờ Douglas chỉ có 14 tuổi.
Dù bà Natalie Hawkins lo ngại về sự di chuyển này và chỉ được gặp con 4 lần trong hai năm qua, bà hãnh diện đứng trên khán đài Thế Vận Hội chứng kiến cô con gái út của bà làm nên lịch sử vào ngày 2 tháng 8.
Douglas từ lâu đã mơ ước được tranh tài Thế Vận Hội và được gợi hứng từ Dominique Dawes, ba lần có mặt trong đoàn Thể dục Dụng cụ Hoa Kỳ tham dự Thế Vận Hội và là Vận động viên Thể dục Dụng cụ người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên đoạt được huy chương Thế Vận Hội vào năm 1996.
Douglas ghi nhận sự thành công của em nhờ vào các nhân vật gương mẫu trong đời mình, nhất là mẹ em. Em nói:
“Em có được những đức tính này từ mẹ em. Mẹ em là một người cương quyết làm cho được việc, giống như là khi bà muốn điều gì, bà tranh đấu để có được, và cuối cùng bà vượt lên hàng đầu và có được điều đó.”
Ngôi sao trẻ này bắt đầu được huấn luyện Thể dục Dụng cụ vào năm 3 tuổi khi người chị lớn, cũng là một Vận động viên Thể dục Dụng cụ dạy em nhào lộn.
Vào năm lên 8 tuổi, Douglas chiếm giải vô địch tiểu bang Virginia. Môn em thành thạo nhất là xà lệch, em bay nhanh và nhẹ nhàng qua hai xà. Sự khéo léo khiến em có biệt danh là “Sóc bay.”
Douglas là một vận động viên bình tĩnh, không bị đám đông làm xao xuyến. Em nói:
“Em thích biểu diễn trước đám đông, tung mình thật cao. Em có thể nghe được lời thán phục. Và em muốn nói với họ hãy yên tâm, em sẽ nắm được xà ngang, em sẽ làm được. Thật là tuyệt vời khi thấy phản ứng của khán giả.”
Sự nổi tiếng của Gabby Douglas chỉ mới bắt đầu. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi giành huy chương vàng, ảnh của cô đã được in trên hộp ngũ cốc ăn sáng làm bằng bắp của công ty thực phẩm Kellogg.
Bây giờ em có thể kiếm hàng triệu đô la bằng cách quảng cáo sản phẩm của các công ty.

--------------------------------------

Có rất nhiều lý do dẫn đến những thất bại của đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic lần này.
Võ sĩ Văn Ngọc Tú lĩnh ấn tiên phong cho đoàn thể thao Việt Nam mang theo kỳ vọng “mở hàng” may mắn hơn là làm được điều gì đó. Đơn giản bởi, để đi tới trận tranh huy chương, Tú sẽ phải đối đầu với rất nhiều võ sĩ hàng đầu thế giới. Thậm chí ngay từ vòng đầu tiên, Tú “dừa” đã đụng võ sĩ số một người Brazil, người sau đó đã vào tới trận chung kết. Ít người dám kỳ vọng lớn vào Tú bởi cô chỉ “bắt nạt” được các đối thủ trong khu vực, chứ ra tầm quốc tế và đặc biệt là sân chơi Olympic, chỉ có điều thần kỳ mới giúp Tú có huy chương. Xác định tâm lý “chơi đến đâu, hay đến đó”, việc Văn Ngọc Tú bị loại ngay trận ra quân không làm nhiều người bị sốc, hay tỏ thái độ tiếc nuối. Thất bại của Tú đã chỉ ra một thực tế, tầm của các VĐV Việt Nam tại sân chơi Thế vận hội, vẫn còn quá nhỏ bé.
Tiếp đến, Ánh Viên cũng được dự đoán sẽ về nước sớm và điều đó đã xảy ra. Mục tiêu duy nhất của Ánh Viên tại Thế vận hội lần này là vượt lên chính mình. Bởi vậy, có thể hiểu cảm giác vui sướng của ban huấn luyện đội tuyển bơi lội ngày hôm qua như thế nào, khi Ánh Viên xác lập kỷ lục mới của bản thân ở nội dung sở trường 200m ngửa. Phấn đấu đạt thành tích cao nhất, nhưng rõ ràng để có thể cạnh tranh một tấm huy chương ở sân chơi Olympic, Ánh Viên sẽ phải cố gắng thêm ít nhất... hai kỳ Olympic nữa. Đó không phải là một nhận định quá khắt khe bởi thành tích hiện tại của Ánh Viên, kém thành tích của VĐV đứng đầu vòng loại tới 6 giây. Trong bơi lội, nâng được phần trăm của giây đã khó, chứ kém tới 6 giây thì cũng là cả vấn đề lớn.
Hoàng Xuân Vinh một lần nữa được nhắc tới như xạ thủ kém duyên ở những đấu trường lớn. Giành được thành tích 583 điểm, một điểm số rất cao trong điều kiện thi đấu căng thẳng như Olympic. Thế nhưng, nếu Xuân Vinh cố thêm một điểm nữa, anh đã có thể lọt vào tới vòng chung kết. Với tâm lý thoải mái, chẳng ai nói trước được điều gì nếu xạ thủ này lọt vào vòng tranh huy chương. Đứng thứ 9 trên tổng số hơn 40 xạ thủ là một thành tích đáng khen ngợi của Xuân Vinh, nhưng anh vẫn thiếu một chút may mắn để có thể làm nên điều thần kỳ. Còn nhớ tại Asiad Quảng Châu, Xuân Vinh bắn trượt viên đạn cuối cùng, mất tấm HC vàng trong sự tiếc nuối vô bờ. Lần này, có lẽ cảm giác của các thành viên đội tuyển bắn súng cũng tương tự.
Nếu như thất bại của Xuân Vinh đã nguôi ngoai phần nào thì thất bại của Trần Lê Quốc Toàn, sẽ được nhiều người nhắc tới. Có người nói Toàn kém may mắn, người nói Toàn đã chủ quan, không có chiến thuật tốt hay đơn giản là vì đối thủ mạnh hơn. Dù thế nào thì Toàn cũng đã không có huy chương và thất bại của Quốc Toàn nên xem là một bài học với môn cử tạ và chính anh.
Hà Thanh chính là VĐV đáng thương nhất tại Olympic năm nay. Thương bởi cô đã không có một hành trang vững vàng để có thể tự tin cạnh tranh một tấm HC đồng, như từng làm được tại giải vô địch thế giới. Kể từ khi có vé, Hà Thanh chủ yếu tập chay. HLV người Trung Quốc về nước, Thanh phải tập ké các thầy nội. HC đồng thế giới năm 2011 là một thành tích đáng tự hào, nhưng những người làm công tác thể dục dụng cụ thừa hiểu, để có huy chương Olympic, Hà Thanh phải được đầu tư nhiều hơn nữa. Không đủ tự tin, cú tiếp đất của Hà Thanh trông thật tội nghiệp. Cô đã chia tay sân chơi Olympic với hình ảnh đáng thương như thế.
Lần thứ hai, Tiến Minh bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Nếu như 4 năm trước, thất bại của Tiến Minh là điều dễ hiểu bởi anh còn quá ít kinh nghiệm, còn lần này, lại là nỗi thất vọng vô bờ. Người trong cuộc lý giải, Tiến Minh đã có tuổi, Tiến Minh bị đối phương bắt bài... nhưng ai cũng thấy lý do lớn nhất, là anh vẫn không vượt qua điểm yếu tâm lý.
Taekwondo, vật, điền kinh là những môn sẽ tranh tài tới đây. Trong số này, nếu như điền kinh với hai gương mặt Việt Anh (nhảy cao), Thanh Phúc (đi bộ) tham dự theo kiểu “học hỏi là chính” hay lại “vượt lên chính mình” thì Nguyễn Thị Lụa (vật), Diệu Linh - Huỳnh Châu (taekwondo) có cửa tranh huy chương. Chỉ có điều, hy vọng huy chương lại phải kèm theo điều kiện là bốc thăm may mắn, tức là rơi và nhánh thi đấu gặp toàn đối thủ nhẹ ký.
Mai Hương

Sự bứt phá của đoàn thể thao Mỹ trên bảng xếp hạng huy chương Olympic 2012 ghi dấu của đội tuyển bơi lội. Họ đang chứng minh sức mạnh của mình là vô địch trong môn thể thao dưới nước này.
Michael Phelps khiến các khán giả ủng hộ anh tại trung tâm thể thao dưới nước có một phen thót tim khi chỉ về thứ 7 sau 50m bơi đầu tiên. Tuy nhiên những nỗ lực tuyệt vời của huyền thoại sống làng thể thao đã giúp anh là người cán đích đầu tiên ở nội dung sở trường này.
Về nhất với thành tích 51 giây 21, Phelps giành Huy chương vàng thứ ba tại Olympic 2012. Xếp sau anh là Chad le Clos, kình ngư người Nam Phi từng đánh bại Phelps ở nội dung 200m bơi bướm và Evgeny Korotyshkin của đoàn Nga. Cả hai cùng giành được HCB khi có thành tích ngang nhau là 51 giây 44. Đây là lần thứ ba liên tiếp tại Olympic, Phelps lên ngôi ở 100m bơi bướm nam sau các năm 2004 và 2008. Phelps sẽ có cơ hội giành tấm HCV Olympic thứ 18 khi cùng các đồng đội thi đấu nội dung 4 x 100m bơi hỗn hợp nam vào đêm nay.
Một kình ngư khác đáng chú ý không kém của đoàn Mỹ chính là tài năng 17 tuổi, Missy Franklin. Giống như Phelps, Franklin đã giành được 3 tấm HCV ở Olympic năm nay sau khi về nhất nội dung 200m bơi ngửa nữ đêm qua. Không chỉ có vậy, cô gái trẻ tuổi này còn phá kỷ lục thế giới với thành tích 2:04.06 (2 phút 4 giây 6). Về thứ hai là Anastasia Zueva của Nga và Elizabeth Beisel của Mỹ về thứ ba.
Tại nội dung 800m bơi tự do nữ, ứng cử viên vô địch của nước chủ nhà, Rebecca Adlington đã không thể bảo vệ tấm HCV mà cô giành được ở Bắc Kinh 2008 khi chỉ cán đích ở vị trí thứ ba. Người soán ngôi Adlington là một bất ngờ mới của làng bơi Mỹ, kình ngư Katie Ledecky, người năm nay mới 15 tuổi. Ledecky đạt thành tích 8:14.63 nhanh hơn Mireia Garcia về thứ hai hơn 4 giây. Như vậy, Ledecky đang là VĐV bơi nhỏ tuổi nhất giành HCV tại Olympic 2012 cho tới lúc này.
Nội dung cuối cùng và cũng là nội dung bơi ngắn nhất, 50m tự do nam, kình ngư người Pháp, Florent Manaudou đã có pha bứt tốc hoàn hảo để đăng quang chỉ sau 21 giây 34. Cullen Jones đã không thể giúp đoàn Mỹ có một đêm thi đấu hoàn hảo khi chỉ giành HCB tại nội dung này. Cesar Cielo của Brazil xếp thứ ba và nhận HCĐ.
Tính đến sau ngày thi đấu hôm qua tại môn bơi, đoàn Mỹ đã có 14 HCV bỏ xa hai đoàn xếp sau là Trung Quốc và Pháp có cùng 4 HCV.


-------------------------------------------------------------------------

Hai nữ vận động viên cầu lông Nga Valeria Sorokina Nina Vislova giành được huy chương đồng tại Thế vận hội Olympic ở London trong trong môn cầu lông đánh đôi. Trong trận đấu tranh giành vị trí thứ ba, họ đã thắng bộ đôi của Canada Alex Bruce / Michele Lee với tỷ số 21:09, 21:10. Đây là huy chương đầu tiên cho đội tuyển Nga giành được tại Thế vận hội Olympic trong môn cầu lông.


--------------------------------------------------------------

Phần lớn huy chương của Úc không phải là vàng trong khi nghi vấn đang được đặt ra về cách thức huấn luyện của các đội tuyển Úc.

Mời quý vị xem gallery kèm theo.



No comments:

Post a Comment

View My Stats